Tên đề tài: Di chuyển vốn quốc tế các nguồn lực

48 1.5K 13
Tên đề tài: Di chuyển vốn quốc tế các nguồn lực

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tên đề tài: Di chuyển vốn quốc tế các nguồn lực Giới thiệu Các chương trước, chúng ta mới chỉ nghiên cứu sự trao đổi quốc tế các hàng hóa dịch vụ. Các lí thuyết thương mại cổ điển đã cho rằng các nhân tố sản xuất không di chuyển giữa các nước là đặc điểm cơ bản của trao đổi quốc tế. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy: một trong những đặc trưng nổi bật trong nền kinh tế thế giới hiện đại lại chính là ngày càng xuất hiện nhiều dòng chảy đan xen giữa các quốc gia về các yếu tố sản xuất, bao gồm vốn, công nghệ và lao động. Đó là những hiện tượng sống động và ngày càng gia tăng của nền kinh tế thế giới hiện đại. Trong chương này, chúng ta sẽ nghiên cứu các khái niệm, đặc trưng và các xu hướng di chuyển quốc tế về vốn, lao động và công nghệ trong nền kinh tế toàn cầu. I. Khái niệm và đặc trưng của di chuyển quốc tế các nguồn lực 1. Khái niệm Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường… ở cả trong nước và nước ngoài có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định. Ta xem xét nguồn lực qua 2 khía cạnh đơn giản là:nguồn lực có thể di chuyển và nguồn lực không thể di chuyển. Nguồn lực khồng thể di chuyển như: khí hậu, khoáng sản, tự nhiên… Nguồn lực như vốn, lao động, công nghệ ngày càng di chuyển mạnh mẽ về cả quy mô và tốc độ. 1 Di chuyển quốc tế các nguồn lực là việc các nguồn lực có thể di chuyển được từ quốc gia này sang quốc gia khác tạo thành các dòng chảy của vốn, lao động, công nghệ. Trong nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay, khi yêu cầu hội nhập càng lớn thì các nguồn lực sẽ di chuyển càng mạnh từ quốc gia này sang quốc gia kia. Mỗi giai đoạn di chuyển của các nguồn lực này lại có các đặc trưng riêng. 2. Các đặc trưng cơ bản của việc di chuyển quốc tế nguồn lực: • Di chuyển đa hướng với phạm vi ngày một rộng và với tốc độ nhanh. • Có sự đan xen và xâm nhập lẫn nhau của các dòng chảy các nguồn lực giữa các quốc gia. • Các nguồn lực thường chảy từ quốc gia dồi dào sang quốc gia khan hiếm nguồn lực và tiếp tục lan tỏa đi khắp nơi trong nền kinh tế thế giới. • Công ty đa quốc gia là những công ty hay doanh nghiệp mà việc sở hữu, điều hành, quản lý bởi doanh nghiệp có nhiều thành viên của nhiều quốc gia tham gia. Công ty đa quốc gia đóng vai trò trung tâm trong quá trình di chuyển các nguồn lực trên phạm vi quốc tế. Hầu hết việc đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ đều được thực hiện bởi các công ty đa quốc gia. Các công ty mẹ thường cung cấp cho các công ty con ở nước ngoài những kinh nghiệm quản lý, kĩ thuật, thiết bị và tổ chức Marketing. 3.Vai trò của các công ty đa quốc gia a. Những lợi thế: Hai đặc điểm đặc trưng của công ty đa quốc gia là: • Qui mô lớn và hoạt động trên khắp thế giới nhưng vẫn nằm trong sự kiểm soát tập trung của các công ty mẹ. 2 • Qui mô lớn đẵ đem lại quyền lực kinh tế ( và đôi khi cả chính trị ) to lớn cho các công ty này so với các nước nơi họ hoạt động. Quyền lực này được củng cố mạnh mẽ bởi vị trí phần lớn là “độc quyền nhóm” ( thị trường do một số ít người bán chi phối, trong đó có ít nhất một số người bán có sức mạnh đủ lớn so với toàn bộ thị trường để tác động đến giá thị trường ) của họ trên thị trường => nghĩa là họ có xu hướng hoạt động trên các thị trường sản phẩm có một ít người bán và người mua. Tình hình này tạo cho họ khả năng khống chế giá cả và lợi nhuận, câu kết với các công ty khác trong việc quyết định các khu vực kiểm soát, để hạn chế sự tham gia vào cạnh tranh trong tương lai bằng ảnh hưởng ưu thế của mình về công nghệ mới, kỹ thuật đặc biệt, thị hiếu người tiêu dùng thông qua việc phân hóa sản phẩm cùng loại và quảng cáo sản phẩm tạo nên danh tiếng cho sản phẩm. - “Lợi thế so sánh cơ bản” của các công ty đa quốc gia là mạng lưới sản xuất và phân phối toàn cầu. Lợi thế này được tăng lên nhiều thông qua các liên kết ngang (mối liên kết giữa các công ty con) và liên kết dọc (mối liên kết giữa công ty mẹ với các công ty con), hầu hết các công ty đa quốc gia có thể nắm được chắc chắn việc cung cấp nguyên liệu và các sản phẩm trung gian cần thiết từ nước ngoài và khắc phục được những khuyết điểm thường thấy ở thị trường nước ngoài. + Mối liên kết ngang của các công ty con làm cho việc cung cấp cho các công ty đa quốc gia mạng lưới dịch vụ và phân phối sản phẩm được tốt hơn, các công ty đa quốc gia được độc quyền khai thác năng lượng, họ có thể làm cho sản phẩm của mình sản xuất ra thích nghi với điều kiện, thị hiếu của từng địa phương và ổn định chất lượng sản phẩm. + Mối liên kết dọc của công ty mẹ với các công ty con đem lại lợi ích kinh tế nhất định liên quan đến hoạt động của công ty con, công ty mẹ cũng chi phối đối với các quyết định liên quan đến hoạt động công ty con. 3 - “Lợi thế so sánh” của các công ty đa quốc gia cũng dựa trên hệ thống cơ cấu tổ chức sản xuất, tài chính, nghiên cứu và phát triển, thu thập thông tin thị trường. + Những nguồn thu nhập to lớn của các công ty đa quốc gia cho phép họ giành thắng lợi trong việc phân công chuyên môn hóa sản xuất tốt hơn các công ty của mỗi quốc gia. Các sản phẩm đòi hỏi các lao động không cần chuyên môn cao thường có thể sản xuất tại các quốc gia có mức lương thấp hoặc có thể thuê các nơi khác lắp ráp. + Mặt khác, các công ty đa quốc gia có điều kiện trong việc mở rộng thị trường đầu tư quốc tế hơn so với các công ty quốc gia thuần túy. Vì lẽ các công ty con đặt ra ở nước ngoài có thể thu thập thông tin khắp nơi trên thế giới về cho các công ty mẹ giúp cho các công ty này có thể ước lượng, biết trước các tình huống kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi để thay đổi giá cả hàng hóa cho phù hợp với từng thời điểm, hay biết rõ thị hiếu của khách hàng để có các kế hoạch sản xuất cụ thể. Các công ty đa quốc gia có nhiều thuận lợi trong việc điều khiển hoặc thay đổi môi trường đầu tư cho thích hợp mà trong môi trường đó, họ hoạt động tốt hơn các công ty quốc gia thuần túy. Để xác định điểm sản xuất có lợi, các công ty đa quốc gia thường đi thăm dò thực tế ở các nước có giá lao động thấp (thường là các nước này khuyến khích đầu tư nước ngoài bằng những ưu đãi về thuế suất và các quyền lợi thương mại khác). Hầu hết, các công ty đa quốc gia đều có quan hệ tốt đối với nước nhận đầu tư, nên có điều kiện thuận lợi hơn trong việc thúc đẩy các chính sách ở địa phương và do vậy mà có thể thu được nhiều lợi ích hơn các công ty địa phương, tránh được cạnh tranh trong tương lai và giữ trước được khách hàng, làm cho lợi nhuận của các công ty đa quốc gia có thể được tăng thêm. Công ty đa quốc gia có nhiều thuận 4 lợi trong việc phân tán các rủi ro và nhờ đó mà thu được nhiều lợi nhuận hơn các công ty nội địa. Sự kết hợp tất cả các công ty con ở khắp nơi đã mang lại cho các công ty đa quốc gia một lợi thế so sánh cao hơn hẳn các công ty quốc gia thuần túy. b. Những bất lợi Bên cạnh việc có thể làm tăng thu nhập và phúc lợi thế giới, các công ty đa quốc gia có thể gây ra nhiều bất lợi cho nước chủ nhà và nước sở tại.  Đối với nước chủ nhà • Thứ nhất, với nước chủ nhà (nước đi đầu tư): làm giảm việc làm trong nước do kết quả của việc đầu tư ra nước ngoài. Một số công việc trong nước bị mất lợi thế so sánh vì ở nước ngoài giá nhân công rẻ hơn. Đây là một trong những nguyên nhân thúc đẩy các nước có công ty đa quốc gia chống lại việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. • Thứ hai, kỹ thuật tiên tiến của nước chủ nhà có thể bị hao mòn, do việc xuất khẩu công nghệ qua các chi nhánh, các doanh nghiệp ở nước ngoài để tối đa hóa lợi nhuận. Để chống lại bất lợi này, các công ty đa quốc gia hiện nay thường tập trung nghiên cứu và phát triển ngay trong nước, vì vậy mà có thể nắm giữ được kỹ thuật hàng đầu của công ty đa quốc gia chủ nhà. • Thứ ba, các công ty đa quốc gia thường chuyển các hoạt động sang các quốc gia có thuế quan thấp hơn, các công ty đa quốc gia sẽ nộp thuế ít hơn và việc này có thể làm thay đổi chính sách thuế của nước chủ nhà. • Thứ tư, việc gia tăng các công ty đa quốc gia trên thị trường quốc tế có thể phá vỡ chính sách tiền tệ trong nước và làm cho việc quản lý nền kinh tế của chính phủ nước chủ nhà thêm khó khăn. Nước chủ nhà phải gánh chịu nhiều khó khăn trong cán cân thanh toán và việc làm do hoạt động của các công ty đa quốc gia. 5 • Thứ năm, các công ty đa quốc gia không chỉ đem theo vốn mà còn cả công nghệ sản xuất, thị hiếu và lối sống, dịch vụ quản lý và các thông lệ kinh doanh phong phú, bao gồm các thỏa thuận hợp tác, hạn chế Marketing, quảng cáo gây khó khăn tương ứng cho nước chủ nhà.  Đối với nước sở tại (nước tiếp nhận đầu tư) • Thứ nhất, nước sở tại có thể chịu sự thống trị của các công ty đa quốc gia nếu như có nhiều công ty này hoạt động. Chẳng hạn: Canada, có hơn 60% tổng số vốn trong ngành chế tạo của Canada là sở hữu hoặc điều hành của người nước ngoài (trong đó 40% là của Hoa Kỳ). Điều này cũng xảy ra ở vài nước phát triển nhỏ hơn. • Thứ hai, các công ty đa quốc gia có ảnh hưởng mạnh đến nước chủ nhà trên nhiều lĩnh vực: - Chính trị:các công ty con của các công ty đa quốc gia đôi khi không muốn hoặc rất miễn cưỡng khi xuất khẩu sang một quốc gia không thân thiện với chính phủ của nước mình, bất chấp quyền lợi của nước tiếp nhận đầu tư tạo ra cho công ty con của công ty đa quốc gia.Trong một số trường hợp, các công ty đa quốc gia còn cấm các công ty con xuất khẩu sang nước mà họ coi là thù địch. - Tài chính: khi lãi suất trong nước quá thấp, các công ty đa quốc gia sẽ cho nước ngoài vay tiền làm thất thoát vốn và phá vỡ các điều kiện tín dụng chặn chẽ của nước sở tại. - Thị hiếu: việc quảng cáo rầm rộ các sản phẩm của nước ngoài như Cocacola, quần jean làm thay đổi thị hiếu của dân chúng có thể dẫn đến sự thay đổi về cầu hàng hóa. • Thứ ba, có thể gây cho nước sở tại sự lệ thuộc về kỹ thuật, đặc biệt là các nước đang phát triển. 6 • Thứ tư, các công ty đa quốc gia có thể thu hút các nhà quản lý và các chuyên gia giỏi của nước sở tại gây ra hiện tượng “chảy máu chất xám” và hạn chế thành lập các công ty quốc gia. Điều này hạn chế sự phát triển và tăng trưởng của các quốc gia. • Thứ năm, các công ty đa quốc gia có thể bòn rút từ nước sở tại nhiều lợi nhuận. Các khoản lợi nhuận từ đầu tư, từ ưu đãi hoặc miễn giảm thuế, từ trốn thuế bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, gây ra sự thất thoát cho nước sở tại. • Thứ sáu, việc khai thác khoáng sản quá mức có thể dẫn đến sự kiệt quệ về tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế trong nước. Tóm lại, sự hoạt động của các công ty đa quốc gia đã tác động nhiều mặt ( cả tích cực và tiêu cực) đến nền kinh tế nước chủ nhà và nước sở tại. Ngay cả Hoa Kỳ, quốc gia có nhiều công ty đa quốc gia lớn nhất thế giới cũng đã bắt đầu có những lo lắng về những ảnh hưởng của nước ngoài thông qua việc đầu tư trực tiếp. Những cố gắng của EU (European Union – Liên minh châu Âu), UN ( United Nation – Liên Hiệp Quốc, UNCTAD ( United Nation Conference on Trade and Development – Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển), OECD ( Organization for Economic Co-operation and Development - Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế) nhằm đề ra những qui định quốc tế về việc quản lý công ty đa quốc gia, song cho đến nay vẫn chưa có một hứa hẹn thành công trong việc hạn chế sự lộng hành của các công ty đa quốc gia và những vấn đề mà nó gây ra ở cả hai nước. Một trong các nguồn lực di chuyển mạnh nhất giữa các quốc gia là vốn. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu sự di chuyển vốn quốc tế. 7 II. Khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân, vai trò của đầu tư quốc tế 1. Khái niệm Di chuyển vốn quốc tế là hình thức quan hệ kinh tế quốc tế trong đó vốn được di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm đầu tư và đem lại lợi ích cho các bên tham gia. - Trao đổi quốc tế về vốn xét về bản chất là hoạt động xuất nhập khẩu về vốn, là hình thức ra đời sau xuất nhập khẩu hàng hóa. Xuất nhập khẩu vốn và hàng hóa là hai hình thức xuất nhập khẩu bổ sung và hỗ trợ nhau trong chiến lược chiếm lĩnh thị trường ở các công ty hiện nay. Xuất nhập khẩu hàng hóa là quá trình mua sắm quyền sở hữu và quyền sử dụng hàng hóa, xuất nhập khẩu vốn chỉ là quá trình mua bán quyền sử dụng vốn. Quyền sở hữu luôn thuộc về chủ đầu tư, lợi ích của một quá trình chỉ được tính toán sau một quá trình đầu tư. Bên cạnh lợi ích kinh tế, trao đổi quốc tế về vốn hiện nay còn gắn với mục đích chính trị- xã hội. 2. Đặc điểm trao đổi quốc tế về vốn - Vốn trao đổi quốc gia có thể là tiền tệ, tài sản hữu hình( thiết bị vật tư) hoặc tài sản vô hình (bằng sáng chế, nhãn hiệu…). Dù ở dạng nào cũng được tính ra giá trị để xác định tổng giá trị đầu tư của chủ đầu tư. Qua đó xác định giá trị pháp lý, lợi ích chủ đầu tư khi vốn được sử dụng. - Chủ thể tham gia quá trình sử dụng vốn: chính phủ, tổ chức quốc tế, công ty hoặc tập đoàn kinh tế. Mỗi chủ thể đều căn cứ vào mục tiêu và điều kiện cụ thể để tính toán và lựa chọn hình thức đầu tư nhằm đạt lợi ích cao nhất. - Quá trình đầu tư luôn có hai bên khác quốc gia: bên đầu tư vốn( còn gọi là bên chủ đầu tư) và bên nhận vốn( bên nhận đầu tư). Nước có dòng vốn đi ra gọi là nước đầu tư( nước xuất khẩu vốn). Nước có dòng vốn đi vào gọi là nước nhận đầu 8 tư( nhập khẩu vốn). Trong quá trình đầu tư, quyến sở hữu vốn luôn thuộc về chủ đầu tư của nước đầu tư, vốn được sử dụng tại nước nhận đầu tư. - Mục đích trao đổi nhằm đem lại nhằm đem lại lợi ích kinh tế, nhằm thực hiện mục tiêu chính tri- xã hội. Mỗi quá trình trao đổi đều được đánh giá trên mức độ rộng hay hẹp, tác động đến kinh tế thế giới, từng quốc gia, lợi ích của bên chủ sở hữu, lợi ích của bên nhận vốn. 3. Nguyên nhân hình thành đầu tư quốc tế. - Có sự khác nhau lợi thế của các yếu tố sản xuất của từng nước. Chủ đầu tư di chuyển vốn ra nước ngoài để khai thác lợi thế của các nước nhận đầu tư để có lợi suất lợi nhuận cao hơn trong nước( đây là nguyên nhân quan trọng). - Có sự phù hợp về lợi ích các bên tham gia trao đổi vốn: + Bên đầu tư: tìm kiếm môi trường đầu tư có lợi, tránh hàng rào bảo hộ thương maijvaf bên nhạn đầu tư khuếch trương sản phẩm, nâng cao uy tín , tăng cường uy tín, mở rộng quy mô thị trường. Phân tán rủi ro, bảo toàn vốn. + Bên nhận đầu tư: đáp ứng quá trình phát triển kinh tế- xã hội, tạo việc làm cho người lao động, đồng thời thu hút công nghệ mới, học tập kinh nghiệm quản lý thông qua đầu tư trực tiếp của các nước chủ đầu tư có trình độ cao hơn. - Thực hiện các nghĩa vụ kinh tế, chính trị, xã hội của các tổ chức kinh tế ( khu vực hoặc toàn cầu). Vốn được huy động từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm mục tiêu xây dựng công trình tầm cỡ quốc tế, giúp bảo vệ môi trường, giúp nước nghèo vượt qua khó khăn… - Sự ra đời và hoạt động của công ty quốc tế để các hoạt động đầu tư quốc tế thêm sôi động. 4. Vai trò đầu tư quốc tế. 9 Nước đầu tư - Tích cực: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.Tăng nguồn lực thực tế, cải thiện cán cân thanh toán Thị trường cung cấp nguyên liệu ổn định , phải chăng. Bành trướng nhờ sức mạnh kinh tế. Phân tán rủi do, thay đổi cơ cấu theo hướng hiệu quả. Phát triển khả năng cạnh tranh lớn dần từ đầu tư, công nghệ tiên tiến. Chuyên nghiên cứu vào nước khác. - Tiêu cực: Chảy nguồn lực quốc gia ra bên ngoài do dó tăng trưởng ít. Không tạo việc làm gây ra thất nghiệp trong nước. Ảnh hưởng cán cân thanh toán quốc tế vì mất thị trường xuất khẩu. Các nước nhận đầu tư • Đối với nước phát triển. - Tác động tích cực: giải quyết khó khăn kinh tế, xã hội: thất nghiệp, lạm phát. Tạo công ăn việc làm, cải thiện cán cân thanh toán. Tăng thu ngân sách qua việc đánh thuế. Tạo môi trường cạnh tranh thúc đẩy kinh tế phát triển. Học tập trao đổi kinh nghiệm quản lý tiên tiến nước ngoài. - Tác động tiêu cực: doanh nghiệp trong nước không cải cách có thể dẫn đến phá sản. Dễ xáo trộn thị trường nhất là thị trường chứng khoán qua hoạt động đầu tư gián tiếp. • Nước chậm và đang phát triển - Tích cực: Thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế qua xây dựng công ty nước ngoài, tạo công ăn việc làm.( Ví dụ:Việt Nam vào năm 2005 qua đầu tư quốc tế đã tạo 700 ngàn lao động trực tiếp và gián tiếp trong hoạt động sản xuất và dịch vụ). Tạo môi trường cạnh tranh thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Nước chậm và đang phát triển giảm một phần nợ nước ngoài. Tiếp nhận công nghệ, kinh nghiệm quản lý. 10 [...]... tư quốc tế với cac xu hướng chủ yếu: • Đầu tư quốc tế tiếp tục gia tăng và trở thành hình thức quan hệ quốc tế quan trọng với nhiều quốc gia trên thế giới • Có sự di chuyển về dòng di chuyển vốn quốc tế: thay đổi cả về hình thức và lĩnh vực đầu tư - Dòng đầu tư ra thị trường chứng khoán tăng nhanh nhất, dòng vốn viện trợ không hoàn lại giảm - Dòng vốn FDI toàn cầu đạt mức cao nhất 1,4 nghìn tỷ USD... nhu cầu vốn trong nước, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trong nước, tạo ra thể và lực mới cho phát triển kinh tế Tỷ trọng vốn FDI trong tổng vốn đầu tư của toàn xã hội tăng nhanh qua các năm đang đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và là nguồn bù đắp quan trọng cho thâm hụt cán cân vãng lai, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế - Tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng... tiếp( FPI) là một loại hình di chuyển vốn giữa các quốc gia, trong đó người sở hữu vốn không trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn • Thực chất: FPI là loại hình đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư không trực tiếp chịu trách nhiệm đầu tư Chủ đầu tư chỉ hưởng lãi suất theo tỷ lệ công bố trước của vốn mà họ đầu tư thông qua một đối tác nhất định ở các nước khác Các hình thức của FPI thường... không chỉ là các nước đang phát triển mà các nước phát triển cũng là nước nhận vốn đầu tư quốc tế. ( trong năm 2003 tại các nước công nghiệp phát triển, dòng FDI đạt 367 tỷ USD; FDI ra đạt 570 tỷ USD) Chủ đầu tư quốc tế hiện nay không chỉ là các nước phát triển mà các nước đang phát triển cũng có xu hướng đầu tư vào lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh • Khu vực châu Á Thái Bình Dương hấp dẫn FDI nhất thế... châu Âu, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức tài chính quốc tế 13 - Các hệ thống Liên Hợp Quốc, xét về mặt hỗ trợ phát triển, quan trọng nhất là: Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP), quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICF), chương trình Lương thực thế giới(WFP), quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), tổ chức y tế thế giới(WHO) Hầu hết viện trợ của các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hiệp Quốc đều... chuyển giao từ các nước đi đầu tư các công nghệ không phù hợp với nền kinh tế trong nước gây ô nhiễm môi trường - Việc chủ động trong bố trí cơ cấu đầu tư bị hạn chế - Giảm số lượng doanh nghiệp trong nước, ảnh hưởng tới cán cân thanh toán của nước nhận - Bị thua thiệt do vấn đề giá chuyển nhượng nội bộ từ các công ty quốc tế (công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia) 2.4 Số thông tin khác • Dòng vốn FDI... gắn chuyển vốn cao hơn nhiều so với FDI liền với hoạt động của dự án Giúp tăng tính linh hoạt của nền kinh tế Tuy nhiên trong thời kỳ suy thoái, gây nên tính mất cân bằng, ảnh hướng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh 25 - Bên cạnh di chuyển vốn còn kèm - Cần một hệ thống tài chính hoạt theo hoạt động chuyển giao công động hiệu quả Thường là nguồn vốn nghệ, chuyển giao kiến thức và kinh luân chuyển. .. giai đoạn “xế chiều” Nguồn tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt, bừa bãi, ô nhiễm môi trường, các mặt về chính trị xã hội 5 Xu hướng trao đổi quốc tế về vốn: Cùng với sự phát triển của thị trường vốn, hoạt động trao đổi vốn ngày càng tăng về sản lượng và đa dạng về hình thức, đóng góp cho sự phát triển kinh tế thế giới nói chung và kinh tế quốc gia nói riêng Sự phát triển của đầu tư quốc tế với cac xu hướng... vực tương đối nhiều vốn của thế giới Ngày nay, 80% tổng số vốn FDI hướng vào các nước tư bản phất triển VD: Mỹ là quốc gia nhập khẩu tư bản lớn nhất thế giới và cũng trở thành con nợ lớn nhất giới (1991, tổng số nợ nước ngoài là 670 tỷ USD) 23 • Dòng vốn FDI chảy nhiều nhất trong nội bộ khu vực do những ưu thế về khoảng cách địa lý và các điều kiện tương đồng VD: các nước NIC S là các chủ đầu tư lớn... điểm của đầu tư gián tiếp là: • Nhà đầu tư không kiểm soát các hoạt động kinh doanh • Nếu là vốn của các tổ chức quốc tế thì thường đi kèm với các điều kiện ưu đãi và gắn với thái độ chính trị của chính phủ và tổ chức quốc tế khác Nếu là vốn 18 của tư nhân thì bị hạn chế tỷ lệ góp vốn theo luật đầu tư của nước sở tại, thông thường từ 10%-25% vốn pháp định • Chủ đầu tư nước ngoài kiếm lời qua lãi suất . cứu các khái niệm, đặc trưng và các xu hướng di chuyển quốc tế về vốn, lao động và công nghệ trong nền kinh tế toàn cầu. I. Khái niệm và đặc trưng của di chuyển quốc tế các nguồn lực 1. Khái niệm Nguồn. quốc gia này sang quốc gia kia. Mỗi giai đoạn di chuyển của các nguồn lực này lại có các đặc trưng riêng. 2. Các đặc trưng cơ bản của việc di chuyển quốc tế nguồn lực: • Di chuyển đa hướng với. tự nhiên… Nguồn lực như vốn, lao động, công nghệ ngày càng di chuyển mạnh mẽ về cả quy mô và tốc độ. 1 Di chuyển quốc tế các nguồn lực là việc các nguồn lực có thể di chuyển được từ quốc gia

Ngày đăng: 25/05/2015, 23:44

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • VD: Đầu tư vào các huyện trong tỉnh Quảng Bình hoặc đầu tư vào thành phố Đồng Hới mà dự án đầu tư thuộc danh mục các dự án khuyến khích đầu tư hoặc đặc biệt khuyến khích đầu tư ban hành theo Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 04 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 04 năm tiếp theo.

  • Dự án đầu tư dưới hình thức BOT, BTO, BT; doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao; các dự án trồng rừng và các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng tại các huyện trong tỉnh; các dự án có quy mô lớn và có tác động lớn đối với kinh tế - xã hội thuộc danh mục các dự án đặc biệt khuyến khích được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 8 năm.

  • Đầu tư vào địa bàn các huyện trong tỉnh Quảng Bình được hưởng mức thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài là 3%.  

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan