Luận án tiến sỹ - Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

193 571 1
Luận án tiến sỹ - Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1.Tính cấp thiết của đề tài Luận án Trong nền kinh tế thị trường hiện đại và trong điều kiện hội nhập quốc tế, lĩnh vực phân phối là sự kết nối sống còn giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Nó đóng vai trò là một trong những “trung gian” để sâu chuỗi các khâu trong toàn bộ quá trình tái sản xuất mở rộng các ngành sản phẩm nông - công nghiệp, từ cung ứng đầu vào đến tiêu thụ đầu ra trên thị trường, góp phần phát triển các chuỗi giá trị của các ngành sản phẩm trong nước, kết nối với các chuỗi giá trị toàn cầu. Hoạt động phân phối mang bản chất của hoạt động dịch vụ. Theo phân loại của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), dịch vụ phân phối (DVPP) là một trong số 11 ngành dịch vụ chính, gồm 4 phân ngành : dịch vụ bán buôn (DVBB), dịch vụ bán lẻ (DVBL), dịch vụ đại lý hoa hồng và nhượng quyền kinh doanh. Trong đó, dịch vụ chính do nhà bán buôn và nhà bán lẻ thực hiện. DVBB bao gồm việc bán hàng cho những người bán lẻ, những doanh nghiệp sử dụng hàng hóa của những ngành công nghiệp, thương mại, các tổ chức đơn vị chuyên môn hoặc cho người bán buôn khác. Những người bán lẻ phục vụ mục đích tiêu dùng cá nhân hoặc hộ gia đình. Nói cách khác, bán buôn là việc bán hàng hóa (thường là các dịch vụ kèm theo) cho đối tượng người mua để sản xuất, để bán lại hoặc tiêu dùng vì mục đích sự nghiệp hoặc kinh doanh; bán lẻ là hoạt động có nghiệp vụ chủ yếu là bán hàng hóa cùng các dịch vụ kèm theo cho người tiêu dùng cuối cùng, đó là tiêu dùng cá nhân và gia đình, tiêu dùng không mang tính kinh doanh. Ngày nay dịch vụ bán lẻ đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và hướng mạnh mẽ tới người tiêu dùng. Sự phát triển của DVPPBL theo hướng hiện đại không chỉ gắn với việc cung cấp các sản phẩm ngày càng phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng, mà còn cung cấp cho người tiêu dùng một loạt các dịch vụ bổ sung là những dịch vụ giúp cho sự lựa chọn chính xác hơn và tăng thêm sự thuận tiện hơn khi mua hàng. Đồng thời, nó cũng cung cấp cho nhà sản xuất nhiều thông tin cần thiết từ phía cầu để điều chỉnh những quyết định của họ theo nhu cầu của người tiêu dùng. Do đó, sự thất bại của ngành DVPP nói chung, DVPPBL nói riêng trong việc thực hiện đầy đủ vai trò, chức năng phân phối của mình có thể dẫn tới những sai lệch lớn trong hệ thống phân bổ nguồn lực của xã hội và thiệt hại cho nền kinh tế trong cả ngắn hạn cũng như trong dài hạn. Cho nên, để tránh cho nền kinh tế vấp phải thất bại đó của thị trường, nhà nước phải can thiệp điều tiết và quản lý sự phát triển của dịch vụ phân phối bán lẻ (DVPPBL). Đồng thời phạm vi của lĩnh vực PPBL trong thương mại quốc tế đã phát triển nhanh chóng thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và việc phát triển những công nghệ mới đặc biệt là công nghệ thông tin. Trong xu thế tự do hóa thương mại toàn cầu, phần lớn các nước, trước hết là những thành viên WTO, đều phải mở cửa thị trường DVPP, thực hiện nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT), dẫn đến sự phát triển nhanh của mạng lưới phân phối toàn cầu với chủ thể chính chi phối và lãnh đạo là các tập đoàn phân phối đa quốc gia. Mặt khác, trong chuỗi giá trị toàn cầu của các ngành sản phẩm, khâu phân phối bán lẻ là khâu có giá trị gia tăng cao, tỷ suất lợi nhuận cao nên có sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt của các nhà phân phối bán lẻ trong và ngoài nước. Vì thế, sự quản lý, điều tiết của nhà nước đối với sự phát triển DVPPBL càng trở nên cần thiết để đảm bảo lợi ích quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế. Trong thời đại toàn cầu hóa, sự hình thành và phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ không chỉ luôn gắn với các dịch vụ chính khác (bán buôn, đại lý uỷ quyền, nhượng quyền ...), mà còn luôn gắn với cả các dịch vụ phụ trợ có liên quan đến hoạt động bán lẻ hàng hoá, không chỉ bao hàm hệ thống phân phối bán lẻ truyền thống mà còn bao hàm cả hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại. Đối với Việt Nam, công cuộc Đổi mới đất nước được bắt đầu sớm nhất và sâu sắc nhất trong lĩnh vực thương mại bán lẻ hàng hoá (bắt đầu tự Nghị quyết. TW6, khóa VI năm 1987). Quán triệt tư tưởng chỉ đạo trong Nghị quyết số 12/NQ-TW ngày 03/01/1996 của Bộ Chính trị (Khoá VII), thực hiện Quyết định 311/QĐ-TTg ngày 20/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 02/2003/NĐ-CP, Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg và các văn bản chỉ đạo khác của Đảng và Chính phủ về phát triển thương mại trong nước, Bộ Thương mại trước đây và hiện nay là Bộ Công Thương đã tổ chức thực hiện tốt cơ chế quản lý và các chính sách phát triển hệ thống phân phối bán lẻ hàng hoá, nhất là trong phát triển kết cấu hạ tầng cho hoạt động thương mại bán lẻ hàng hoá phát triển ... Dưới tác động của cơ chế, chính sách Đổi mới, hoạt động dịch vụ phân phối bán lẻ và thị trường bán lẻ Việt Nam đã phát triển nhanh theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Thị trường bán lẻ hàng hoá Việt Nam có tốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất thế giới từ sau năm 2001, bình quân tăng 25%/năm và có xu hướng ngày càng tăng cao (năm 2007 tăng 27,3%, năm 2008 tăng trên 30%, năm 2009 trong điều kiện suy giảm kinh tế nhưng vẫn tăng 18% và năm 2010 tăng 24,5%, nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì vẫn tăng 13% ). Việt Nam đang trở thành thị trường bán lẻ đầy tiềm năng, có sức hấp dẫn cao với các nhà đầu tư nước ngoài. Đây vừa là thời cơ vừa là nguy cơ đối với các doanh nghiệp phân phối Việt Nam trong điều kiện mở cửa thị trường dịch vụ phân phối, các tập đoàn phân phối lớn của nước ngoài đang không ngừng tăng cường thế lực để mở rộng thị phần bán lẻ ở Việt Nam, nhất là trên các đô thị lớn. Thị trường dịch vụ phân phối Việt Nam (bán buôn, bán lẻ, đại lý uỷ quyền và nhượng quyền thương mại) đã từng bước mở cửa theo các cam kết quốc tế đa phương, song phương, bắt đầu từ sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN (Tháng 7/1995). Từ khi gia nhập WTO (Tháng 11/2006), nhất là từ sau 1/1/2009, thị trường dịch vụ phân phối Việt Nam về cơ bản đã mở cửa như cam kết của Việt Nam với Hoa Kỳ trong Hiệp định thương mại song phương (BTA). Trong đó, từ 1/1/2009 cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, tương tự như BTA, Việt Nam không mở cửa thị trường phân phối xăng dầu, dược phẩm, sách báo, tạp chí, băng hình, thuốc lá, gạo, đường và kim loại quí cho nước ngoài; nhiều sản phẩm nhạy cảm như sắt thép, phân bón, xi măng ... Việt Nam chỉ mở cửa thị trường sau 3 năm gia nhập WTO, hạn chế khả năng mở điểm bán lẻ của các doanh nghiệp FDI; nhà phân phối nước ngoài chỉ được thành lập liên doanh góp vốn nước ngoài không quá 49% ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO ... Tuy nhiên, mức cam kết đó thấp hơn hiện trạng của Việt Nam ở thời điểm gia nhập WTO. Vì trên thực tế, Việt Nam đã cho phép một số tập đoàn phân phối lớn nước ngoài thành lập siêu thị 100% vốn nước ngoài mở hàng loạt các siêu thị tại các thành phố và một số tỉnh ở Việt Nam. Thế nhưng, đến nay, hàng hoá sản xuất tại Việt Nam và hệ thống phân phối hàng hoá của các doanh nghiệp trong nước vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng. Trong các siêu thị, hàng hoá sản xuất trong nước vẫn chiếm hơn 70% và hệ thống phân phối bán lẻ của các doanh nghiệp trong nước vẫn chiếm trên 90% tổng mức lưu chuyển hàng hoá. Sau trên 15 năm từng bước mở cửa thị trường dịch vụ phân phối, hệ thống phân phối bán lẻ hàng hoá ở Việt Nam đã từng bước phát triển theo hướng hiện đại, kết nối giữa hệ thống trong nước với các kênh xuất, nhập khẩu hàng hoá, giữa các trung tâm phân phối lớn với các cửa hàng tiện lợi, bám sát khu dân cư, giữa các hình thức phân phối truyền thống với các hình thức mới hiện đại, đáp ứng nhu cầu hàng hoá ngày càng đa dạng của các tầng lớp dân cư. Tính đến 31/12/2008, cả nước đã có 8.413 chợ các loại, 439 siêu thị, 181 trung tâm thương mại, 139 cửa hàng tiện lợi và trên 0,9 triệu cửa hàng kinh doanh bán lẻ truyền thống. Cơ cấu bán lẻ đã chuyển dần qua hệ thống thương mại hiện đại : Tỷ trọng bán lẻ qua hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại đã tăng từ 4% năm 2001 lên khoảng 16% năm 2008 và khoảng 18% năm 2010, qua hệ thống chợ giảm từ 45% xuống 38% và 36% trong thời gian tương ứng, qua cửa hàng bán lẻ giảm từ 50% năm 2001 xuống 42% năm 2010 , còn lại là do các nhà sản xuất trực tiếp bán ra thị trường chiếm 4 - 6%. Tuy qui mô chưa lớn, trình độ quản lý, công nghệ, thiết bị kỹ thuật và phương thức kinh doanh chưa bắt kịp chuẩn mực quốc tế, nhưng đây là cơ sở nền tảng quan trọng để Việt Nam phát triển thương mại trong nước, giữ ổn định thị trường trong quá trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Theo xu thế hội nhập, các doanh nghiệp thương mại Việt Nam đã từng bước mở rộng áp dụng các phương thức và hình thức kinh doanh hiện đại, như : Thương mại điện tử, bán hàng qua mạng và sắp tới là “chợ ảo”, “siêu thị ảo” ... Đến nay, đã có trên 20 nhà phân phối bán lẻ lớn có thương hiệu Việt mạnh, có mạng lưới kinh doanh rộng, bước đầu đảm đương được vai trò dẫn dắt sự phát triển kênh phân phối một số ngành hàng quan trọng, nhạy cảm, ổn định thị trường theo từng ngành hàng. Đồng thời, với sự xuất hiện ngày càng nhiều các kênh phân phối bán lẻ của các nhà đầu tư nước ngoài đã mang đến cách làm mới trong liên kết giữa nhà sản xuất và hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của các tầng lớp dân cư (Metro, BigC, KFC ...) Trong 15 năm qua, do nền kinh tế tăng trưởng ở mức cao (bình quân khoảng 7%/năm, tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người cũng ngày một cao (bình quân khoảng 15%/năm), tạo điều kiện tăng quỹ mua và sức mua của toàn xã hội (tỷ lệ tiêu dùng trong tổng thu nhập của người Việt Nam thuộc loại cao nhất Đông Nam Á khoảng 70% thu nhập hàng tháng), nên quy mô thị trường bán lẻ ngày càng lớn. Năm 2010 tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ xã hội (LCHHBL&DTDVXH) đạt trên 1.561,6 ngàn tỷ đồng, gấp khoảng 6 lần năm 2001, nâng mức bình quân đầu người từ 2,54 triệu đồng năm 2001 lên 17,7 triệu đồng năm 2010. Trong giai đoạn 2006-2010 quy mô thị trường bán lẻ đã bằng khoảng 65% GDP trong cùng giai đoạn, phản ánh DVPPBL có vai trò rất lớn trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Mặc dù đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng thị trường bán lẻ và hệ thống phân phối bán lẻ hàng hoá trên thị trường trong nước đang bộc lộ những yếu kém không nhỏ. Thị trường phát triển không bền vững, các hệ thống phân phối còn mỏng manh dễ bị tổn thương trước các tác động giá cả thị trường thế giới và quan hệ cung – cầu trong nước. Kết cấu hạ tầng thương mại tuy đã có bước cải thiện đáng kể nhưng xét về tổng thể vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ ... nên chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nhanh của thương mại trong nước. Cơ sở hậu cần phân phối logistics (cảng, kho, vận chuyển ...) vừa ít, vừa yếu và thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo hỗ trợ và phục vụ tốt cho khâu bán buôn, bán lẻ. Các phương thức kinh doanh tiến bộ, hiện đại như liên kết “chuỗi”, trung tâm mua sắm, chuỗi siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, bán hàng qua mạng, chợ “ảo” ... chỉ mới manh nha hình thành, chưa nhiều và chứa mạnh. Cơ cấu kênh phân phối hàng hoá nói chung và các mặt hàng quan trọng, đặc thù nói riêng còn mang nặng tính tự phát, thiếu tính chuyên nghiệp. Lực lượng thương nhân trên thị trường bán lẻ Việt Nam tuy tăng nhanh về số lượng và biến đổi mạnh về cơ cấu trong quá trình hội nhập, nhưng thiếu những doanh nghiệp lớn, có thương hiệu mạnh, có tính chuyên nghiệp cao; quá trình tích tụ và tập trung nguồn lực của doanh nghiệp bán lẻ nhìn chung diễn ra chậm. Xu hướng chung là các doanh nghiệp thương mại có vốn cổ phần của Nhà nước là tập trung bán buôn một số mặt hàng trọng yếu tại những thị trường trọng điểm và thu hẹp dần qui mô bán lẻ, ngược lại các chủ thể thuộc thành phần kinh tế ngoài Nhà nước, khu vực FDI ngày một phát triển chiếm tỷ trọng cao trong khâu bán lẻ. Trong giai đoạn 1996 - 2008, tốc độ tăng trưởng bán lẻ của khu vực FDI đã tăng nhanh nhất từ 17,9%/năm trong giai đoạn 1996 - 2000 lên 46%/năm trong giai đoạn 2002 - 2005 và khoảng 60%/năm trong giai đoạn 2006 - 2008. Thị phần bán lẻ của khu vực FDI cũng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng đáng kể trên thị trường bán lẻ Việt Nam (năm 1996 chiếm 1,2%, năm 2000 chiếm 1,6%, năm 2005 chiếm 3,7% và năm 2009 chiếm 5%). Đến nay, có khoảng 10 hệ thống phân phối đa quốc gia đang hoạt động trên địa bàn toàn quốc (trong đó có những tập đoàn lớn như : BourBon, Parkson, Metro Cash&Carry, Lotteria, Medicare ...), chỉ chiếm 10% tổng số siêu thị và trung tâm thương mại nhưng lại chiếm tới 50% lượng hàng hoá lưu thông bán lẻ qua hệ thống (siêu thị và trung tâm thương mại). Một trong những điểm yếu quan trọng của hệ thống phân phối trong nước là chưa có những mối liên hệ chặt chẽ về cả hàng ngang và hàng dọc. Lực lượng thương nhân bán lẻ trong nước đông nhưng chưa mạnh, thiếu tính chuyên nghiệp, đang tự thu hẹp thị phần ở các đô thị lớn có sức mua cao. Ngoài khoảng 20 nhà phân phối lớn đã phát huy được vài trò nòng cốt của mình trong phát triển hệ thống phân phối, có mạng rộng và mức lưu chuyển hàng hoá mỗi năm trên 50 tỷ đồng (như Tổng công ty thương mại Sài Gòn, Tổng công ty thương mại Hà Nội, Tập đoàn Phú Thái, Công ty cà phê Trung Nguyên, Công ty Bình Tiên ...), còn lại tuyệt đại đa số là các doanh nghiệp thương mại nhỏ và siêu nhỏ, vốn ít, hoạt động manh mún, thiếu tính chuyên nghiệp (năm 2004 bình quân 18 lao động và 6 tỷ đồng/doanh nghiệp thương mại). Trong số các doanh nghiệp sản xuất tham gia hoạt động thương mại và phân phối bán lẻ hàng hoá, tuy đã có một số tập đoàn và Tổng công ty Nhà nước bước đầu chú ý xây dựng hệ thống phân phối bán lẻ riêng của mình, nhưng mới chỉ có một số có mạng lưới đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa, còn lại đa số chỉ tập trung ở các thành phố, thị xã, phát triển chưa rộng khắp, thiếu qui hoạch tổng thể và đầu tư còn dàn trải. Nhìn chung, các nhà phân phối bán lẻ Việt Nam vẫn chưa tạo được các “khớp nối” linh hoạt giữa các khâu sản xuất – phân phối – tiêu dùng, giữa các kênh lưu thông hàng hoá trong nước với các kênh xuất khẩu, nhập khẩu, chưa đóng vai trò là “trung gian” để sâu chuỗi các khâu trong toàn bộ chu trình tái sản xuất mở rộng các ngành sản phẩm công – nông nghiệp, từ cung ứng đầu vào đến sản xuất và tiêu thụ đầu ra trên thị trường trong và ngoài nước nhằm phát triển các chuỗi giá trị của các ngành sản phẩm trong nước, kết nối với các chuỗi giá trị toàn cầu. Có nhiều nguyên nhân của tình trạng nêu trên, trong đó có nguyên nhân quan trọng là những tồn tại, yếu kém về quản lý vĩ mô lĩnh vực phân phối bán lẻ của Nhà nước, một số yếu kém chậm được khắc phục. Trong khi các chiến lược có tầm nhìn xa về phát triển dịch vụ phân phối trong điều kiện hội nhập quốc tế của Việt Nam chậm được xây dựng, thì chất lượng và hiệu lực của các qui hoạch phát triển hệ thống phân phối bán lẻ (chợ, siêu thị, trung tâm thương mại ...) cũng như các qui hoạch phát triển thương mại nói chung còn thấp. Vừa qua Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến 2020, nhưng đó chỉ là chiến lược khung để làm khung khổ định hướng phát triển cho toàn bộ khu vực dịch vụ, làm cơ sở cho các ngành dịch vụ riêng biệt xây dựng hoặc điều chỉnh chiến lược phát triển từng ngành. Đến nay Bộ Công Thương cũng chưa triển khai xây dựng chiến lược phát triển DVPP đến năm 2020. Các văn bản pháp luật hiện có mới chỉ điều chỉnh những khía cạnh riêng lẻ, thiếu đồng bộ, chưa có tính hệ thống, ý nghĩa và giá trị pháp lý thấp. Đến nay nước ta cũng chưa xây dựng được Luật phân phối để điều tiết sự phát triển của DVPP trên thị trường trong nước, điều tiết sự phát triển của Thương nhân trên thị trường DVPPBL. Các chính sách hỗ trợ, khuyến khích để củng cố và phát triển kết cấu hạ tầng cho phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ còn rất ít, thiếu tính liên tục, nhất quán và đồng bộ. Hầu như chưa có chính sách ưu đãi (thuế, đất đai, tín dụng ...) cho đầu tư dịch vụ phân phối bán lẻ. Phân công và qui định chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về thị trường bán lẻ còn có những bất hợp lý, thiếu rành mạch, chồng chéo giữa các cơ quan, đơn vị, trong khi lại chưa có người “nhạc trưởng” …v...v... Bối cảnh, đặc điểm và xu hướng nêu trên đặt ra những yêu cầu mới trong công tác quản lý Nhà nước đối với quá trình hình thành, phát triển DVPPBL trên thị trường trong nước, trước hết là trong xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách. Trong đó, đối tượng và phạm vi tác động của cơ chế quản lý, chính sách phát triển DVPPBL không chỉ gồm dịch vụ chính là hoạt động bán lẻ, được gắn kết với các dịch vụ phân phối chính khác (bán buôn, đại lý uỷ quyền, nhượng quyền thương mại) mà còn bao gồm cả các dịch vụ phụ trợ có liên quan đến hoạt động bán lẻ hàng hoá. Đại hội XI của Đảng đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (sửa đổi, bổ sung 2011), trong đó đã xác định rõ :”Nhà nước quản lý nền kinh tế, định hướng, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất…”. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 vừa được Đại hội XI của Đảng thông qua cũng đã đề ra định hướng “Phát triển khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn các khu vực sản xuất và tăng mức độ cao hơn GDP…; phải tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô”….”Thực hiện hệ thống cơ chế và chính sách phù hợp, đặc biệt là cơ chế, chính sách tài chính tiền tệ nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của nền kinh tế”. Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 09/01/2011 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và dự toàn ngân sách nhà nước năm 2011. Trong đó, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ngành, địa phương : “Đẩy mạnh phát triển Thương mại cơ sở, nông thôn, hệ thống các Chợ, HTX mua bán, cửa hàng và hộ bán lẻ. Xây dựng cơ chế, chính sách và áp dụng các biện pháp thích hợp tạo lập mối liên kết giữa người sản xuất với nhà phân phối và người tiêu dùng để hình thành những kênh lưu thông hàng hóa ổn định, gắn với quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm”…”Kịp thời áp dụng các biện pháp điều tiết cung – cầu và bình ổn thị trường, nhất là những mặt hàng thuộc dạng bình ổn giá, hàng hóa thiết yếu cho sản xuất và đời sống, không để xảy ra thiếu hàng, sốt giá”…. Và “Phải ban hành cơ chế, chính sách thích hợp để từng bước điều chỉnh giá theo cơ chế thị trường”…”Hoàn thiện hệ thống phân phối, lưu thông các mặt hàng lương thực, xăng dầu, sắt thép, xi măng, phân bón.” Như thế, để phát triển DVPPBL ở Việt Nam theo hướng hiện đại, hiệu quả, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có năng lực cạnh tranh cao với các Tập đoàn phân phối bán lẻ nước ngoài trên thị trường bán lẻ Việt Nam trong điều kiện tự do hoá thương mại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tạo khớp nối linh hoạt giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng ... thì yêu cầu bức thiết đang đặt ra là phải tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ phân phối bán lẻ. Trong đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển DVPPBL ở thị trường trong nước. Với cách đặt vấn đề và lý do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu : “Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập” làm đề tài Luận án Tiến sĩ kinh tế.

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong Luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của Luận án không trùng với các công trình khoa học khác đã công bố. Nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Bình i MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT - DVPPBL : Dịch vụ phân phối bán lẻ - DVPP : Dịch vụ phân phối - FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài - NT : Đãi ngộ quốc gia - ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - BTA : Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ - HTPPBLHH : Hệ thống phân phối bán lẻ hàng hóa - HTPP : Hệ thống phân phối - HTPPBL : Hệ thống phân phối bán lẻ - XHCN : Xã hội chủ nghĩa - TPP : Đối tác xuyên Thái Bình Dương - CPC : Bảng phân loại sản phẩm trung tâm - DNTMNN : Doanh nghiệp thương mại Nhà nước - DNTMTN : Doanh nghiệp thương mại tư nhân - DNTM : Doanh nghiệp thương mại - BRIC : Braxin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc - FTA : Khu vực thương mại tự do iii DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU iv MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án Trong nền kinh tế thị trường hiện đại và trong điều kiện hội nhập quốc tế, lĩnh vực phân phối là sự kết nối sống còn giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Nó đóng vai trò là một trong những “trung gian” để sâu chuỗi các khâu trong toàn bộ quá trình tái sản xuất mở rộng các ngành sản phẩm nông - công nghiệp, từ cung ứng đầu vào đến tiêu thụ đầu ra trên thị trường, góp phần phát triển các chuỗi giá trị của các ngành sản phẩm trong nước, kết nối với các chuỗi giá trị toàn cầu. Hoạt động phân phối mang bản chất của hoạt động dịch vụ. Theo phân loại của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), dịch vụ phân phối (DVPP) là một trong số 11 ngành dịch vụ chính, gồm 4 phân ngành : dịch vụ bán buôn (DVBB), dịch vụ bán lẻ (DVBL), dịch vụ đại lý hoa hồng và nhượng quyền kinh doanh. Trong đó, dịch vụ chính do nhà bán buôn và nhà bán lẻ thực hiện. DVBB bao gồm việc bán hàng cho những người bán lẻ, những doanh nghiệp sử dụng hàng hóa của những ngành công nghiệp, thương mại, các tổ chức đơn vị chuyên môn hoặc cho người bán buôn khác. Những người bán lẻ phục vụ mục đích tiêu dùng cá nhân hoặc hộ gia đình. Nói cách khác, bán buôn là việc bán hàng hóa (thường là các dịch vụ kèm theo) cho đối tượng người mua để sản xuất, để bán lại hoặc tiêu dùng vì mục đích sự nghiệp hoặc kinh doanh; bán lẻ là hoạt động có nghiệp vụ chủ yếu là bán hàng hóa cùng các dịch vụ kèm theo cho người tiêu dùng cuối cùng, đó là tiêu dùng cá nhân và gia đình, tiêu dùng không mang tính kinh doanh. Ngày nay dịch vụ bán lẻ đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và hướng mạnh mẽ tới người tiêu dùng. Sự phát triển của DVPPBL theo hướng hiện đại không chỉ gắn với việc cung cấp các sản phẩm ngày càng phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng, mà còn cung cấp cho người tiêu dùng một loạt các dịch vụ bổ sung là những dịch vụ giúp cho sự lựa chọn chính xác hơn và tăng thêm sự thuận tiện hơn khi mua hàng. Đồng thời, nó cũng cung cấp cho nhà sản xuất nhiều thông tin cần thiết từ phía cầu để điều chỉnh những quyết định 1 của họ theo nhu cầu của người tiêu dùng. Do đó, sự thất bại của ngành DVPP nói chung, DVPPBL nói riêng trong việc thực hiện đầy đủ vai trò, chức năng phân phối của mình có thể dẫn tới những sai lệch lớn trong hệ thống phân bổ nguồn lực của xã hội và thiệt hại cho nền kinh tế trong cả ngắn hạn cũng như trong dài hạn. Cho nên, để tránh cho nền kinh tế vấp phải thất bại đó của thị trường, nhà nước phải can thiệp điều tiết và quản lý sự phát triển của dịch vụ phân phối bán lẻ (DVPPBL). Đồng thời phạm vi của lĩnh vực PPBL trong thương mại quốc tế đã phát triển nhanh chóng thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và việc phát triển những công nghệ mới đặc biệt là công nghệ thông tin. Trong xu thế tự do hóa thương mại toàn cầu, phần lớn các nước, trước hết là những thành viên WTO, đều phải mở cửa thị trường DVPP, thực hiện nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT), dẫn đến sự phát triển nhanh của mạng lưới phân phối toàn cầu với chủ thể chính chi phối và lãnh đạo là các tập đoàn phân phối đa quốc gia. Mặt khác, trong chuỗi giá trị toàn cầu của các ngành sản phẩm, khâu phân phối bán lẻ là khâu có giá trị gia tăng cao, tỷ suất lợi nhuận cao nên có sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt của các nhà phân phối bán lẻ trong và ngoài nước. Vì thế, sự quản lý, điều tiết của nhà nước đối với sự phát triển DVPPBL càng trở nên cần thiết để đảm bảo lợi ích quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế. Trong thời đại toàn cầu hóa, sự hình thành và phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ không chỉ luôn gắn với các dịch vụ chính khác (bán buôn, đại lý uỷ quyền, nhượng quyền ), mà còn luôn gắn với cả các dịch vụ phụ trợ có liên quan đến hoạt động bán lẻ hàng hoá, không chỉ bao hàm hệ thống phân phối bán lẻ truyền thống mà còn bao hàm cả hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại. Đối với Việt Nam, công cuộc Đổi mới đất nước được bắt đầu sớm nhất và sâu sắc nhất trong lĩnh vực thương mại bán lẻ hàng hoá (bắt đầu tự Nghị quyết. TW6, khóa VI năm 1987). Quán triệt tư tưởng chỉ đạo trong Nghị quyết số 12/NQ-TW ngày 03/01/1996 của Bộ Chính trị (Khoá VII), thực hiện Quyết định 311/QĐ-TTg ngày 20/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 02/2003/NĐ-CP, Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg và các văn bản chỉ đạo khác của Đảng và Chính phủ về phát triển thương mại trong nước, Bộ 2 Thương mại trước đây và hiện nay là Bộ Công Thương đã tổ chức thực hiện tốt cơ chế quản lý và các chính sách phát triển hệ thống phân phối bán lẻ hàng hoá, nhất là trong phát triển kết cấu hạ tầng cho hoạt động thương mại bán lẻ hàng hoá phát triển Dưới tác động của cơ chế, chính sách Đổi mới, hoạt động dịch vụ phân phối bán lẻ và thị trường bán lẻ Việt Nam đã phát triển nhanh theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Thị trường bán lẻ hàng hoá Việt Nam có tốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất thế giới từ sau năm 2001, bình quân tăng 25%/năm và có xu hướng ngày càng tăng cao (năm 2007 tăng 27,3%, năm 2008 tăng trên 30%, năm 2009 trong điều kiện suy giảm kinh tế nhưng vẫn tăng 18% và năm 2010 tăng 24,5%, nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì vẫn tăng 13% ). Việt Nam đang trở thành thị trường bán lẻ đầy tiềm năng, có sức hấp dẫn cao với các nhà đầu tư nước ngoài. Đây vừa là thời cơ vừa là nguy cơ đối với các doanh nghiệp phân phối Việt Nam trong điều kiện mở cửa thị trường dịch vụ phân phối, các tập đoàn phân phối lớn của nước ngoài đang không ngừng tăng cường thế lực để mở rộng thị phần bán lẻ ở Việt Nam, nhất là trên các đô thị lớn. Thị trường dịch vụ phân phối Việt Nam (bán buôn, bán lẻ, đại lý uỷ quyền và nhượng quyền thương mại) đã từng bước mở cửa theo các cam kết quốc tế đa phương, song phương, bắt đầu từ sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN (Tháng 7/1995). Từ khi gia nhập WTO (Tháng 11/2006), nhất là từ sau 1/1/2009, thị trường dịch vụ phân phối Việt Nam về cơ bản đã mở cửa như cam kết của Việt Nam với Hoa Kỳ trong Hiệp định thương mại song phương (BTA). Trong đó, từ 1/1/2009 cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, tương tự như BTA, Việt Nam không mở cửa thị trường phân phối xăng dầu, dược phẩm, sách báo, tạp chí, băng hình, thuốc lá, gạo, đường và kim loại quí cho nước ngoài; nhiều sản phẩm nhạy cảm như sắt thép, phân bón, xi măng Việt Nam chỉ mở cửa thị trường sau 3 năm gia nhập WTO, hạn chế khả năng mở điểm bán lẻ của các doanh nghiệp FDI; nhà phân phối nước ngoài chỉ được thành lập liên doanh góp vốn nước ngoài không quá 49% ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO Tuy nhiên, mức cam kết đó thấp hơn hiện trạng của Việt Nam ở thời điểm gia nhập WTO. Vì 3 trên thực tế, Việt Nam đã cho phép một số tập đoàn phân phối lớn nước ngoài thành lập siêu thị 100% vốn nước ngoài mở hàng loạt các siêu thị tại các thành phố và một số tỉnh ở Việt Nam. Thế nhưng, đến nay, hàng hoá sản xuất tại Việt Nam và hệ thống phân phối hàng hoá của các doanh nghiệp trong nước vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng. Trong các siêu thị, hàng hoá sản xuất trong nước vẫn chiếm hơn 70% và hệ thống phân phối bán lẻ của các doanh nghiệp trong nước vẫn chiếm trên 90% tổng mức lưu chuyển hàng hoá. Sau trên 15 năm từng bước mở cửa thị trường dịch vụ phân phối, hệ thống phân phối bán lẻ hàng hoá ở Việt Nam đã từng bước phát triển theo hướng hiện đại, kết nối giữa hệ thống trong nước với các kênh xuất, nhập khẩu hàng hoá, giữa các trung tâm phân phối lớn với các cửa hàng tiện lợi, bám sát khu dân cư, giữa các hình thức phân phối truyền thống với các hình thức mới hiện đại, đáp ứng nhu cầu hàng hoá ngày càng đa dạng của các tầng lớp dân cư. Tính đến 31/12/2008, cả nước đã có 8.413 chợ các loại, 439 siêu thị, 181 trung tâm thương mại, 139 cửa hàng tiện lợi và trên 0,9 triệu cửa hàng kinh doanh bán lẻ truyền thống. Cơ cấu bán lẻ đã chuyển dần qua hệ thống thương mại hiện đại : Tỷ trọng bán lẻ qua hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại đã tăng từ 4% năm 2001 lên khoảng 16% năm 2008 và khoảng 18% năm 2010, qua hệ thống chợ giảm từ 45% xuống 38% và 36% trong thời gian tương ứng, qua cửa hàng bán lẻ giảm từ 50% năm 2001 xuống 42% năm 2010 , còn lại là do các nhà sản xuất trực tiếp bán ra thị trường chiếm 4 - 6%. Tuy qui mô chưa lớn, trình độ quản lý, công nghệ, thiết bị kỹ thuật và phương thức kinh doanh chưa bắt kịp chuẩn mực quốc tế, nhưng đây là cơ sở nền tảng quan trọng để Việt Nam phát triển thương mại trong nước, giữ ổn định thị trường trong quá trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Theo xu thế hội nhập, các doanh nghiệp thương mại Việt Nam đã từng bước mở rộng áp dụng các phương thức và hình thức kinh doanh hiện đại, như : Thương mại điện tử, bán hàng qua mạng và sắp tới là “chợ ảo”, “siêu thị ảo” Đến nay, đã có trên 20 nhà phân phối bán lẻ lớn có thương hiệu Việt mạnh, có mạng lưới kinh doanh rộng, bước đầu đảm đương được vai trò dẫn dắt sự phát triển kênh phân phối 4 một số ngành hàng quan trọng, nhạy cảm, ổn định thị trường theo từng ngành hàng. Đồng thời, với sự xuất hiện ngày càng nhiều các kênh phân phối bán lẻ của các nhà đầu tư nước ngoài đã mang đến cách làm mới trong liên kết giữa nhà sản xuất và hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của các tầng lớp dân cư (Metro, BigC, KFC ) Trong 15 năm qua, do nền kinh tế tăng trưởng ở mức cao (bình quân khoảng 7%/năm, tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người cũng ngày một cao (bình quân khoảng 15%/năm), tạo điều kiện tăng quỹ mua và sức mua của toàn xã hội (tỷ lệ tiêu dùng trong tổng thu nhập của người Việt Nam thuộc loại cao nhất Đông Nam Á khoảng 70% thu nhập hàng tháng), nên quy mô thị trường bán lẻ ngày càng lớn. Năm 2010 tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ xã hội (LCHHBL&DTDVXH) đạt trên 1.561,6 ngàn tỷ đồng, gấp khoảng 6 lần năm 2001, nâng mức bình quân đầu người từ 2,54 triệu đồng năm 2001 lên 17,7 triệu đồng năm 2010. Trong giai đoạn 2006- 2010 quy mô thị trường bán lẻ đã bằng khoảng 65% GDP trong cùng giai đoạn, phản ánh DVPPBL có vai trò rất lớn trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Mặc dù đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng thị trường bán lẻ và hệ thống phân phối bán lẻ hàng hoá trên thị trường trong nước đang bộc lộ những yếu kém không nhỏ. Thị trường phát triển không bền vững, các hệ thống phân phối còn mỏng manh dễ bị tổn thương trước các tác động giá cả thị trường thế giới và quan hệ cung – cầu trong nước. Kết cấu hạ tầng thương mại tuy đã có bước cải thiện đáng kể nhưng xét về tổng thể vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ nên chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nhanh của thương mại trong nước. Cơ sở hậu cần phân phối logistics (cảng, kho, vận chuyển ) vừa ít, vừa yếu và thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo hỗ trợ và phục vụ tốt cho khâu bán buôn, bán lẻ. Các phương thức kinh doanh tiến bộ, hiện đại như liên kết “chuỗi”, trung tâm mua sắm, chuỗi siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, bán hàng qua mạng, chợ “ảo” chỉ mới manh nha hình thành, chưa nhiều và chứa mạnh. Cơ cấu kênh phân phối hàng hoá nói chung và các mặt hàng quan trọng, đặc thù nói riêng còn mang nặng tính tự phát, thiếu tính chuyên nghiệp. 5 Lực lượng thương nhân trên thị trường bán lẻ Việt Nam tuy tăng nhanh về số lượng và biến đổi mạnh về cơ cấu trong quá trình hội nhập, nhưng thiếu những doanh nghiệp lớn, có thương hiệu mạnh, có tính chuyên nghiệp cao; quá trình tích tụ và tập trung nguồn lực của doanh nghiệp bán lẻ nhìn chung diễn ra chậm. Xu hướng chung là các doanh nghiệp thương mại có vốn cổ phần của Nhà nước là tập trung bán buôn một số mặt hàng trọng yếu tại những thị trường trọng điểm và thu hẹp dần qui mô bán lẻ, ngược lại các chủ thể thuộc thành phần kinh tế ngoài Nhà nước, khu vực FDI ngày một phát triển chiếm tỷ trọng cao trong khâu bán lẻ. Trong giai đoạn 1996 - 2008, tốc độ tăng trưởng bán lẻ của khu vực FDI đã tăng nhanh nhất từ 17,9%/năm trong giai đoạn 1996 - 2000 lên 46%/năm trong giai đoạn 2002 - 2005 và khoảng 60%/năm trong giai đoạn 2006 - 2008. Thị phần bán lẻ của khu vực FDI cũng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng đáng kể trên thị trường bán lẻ Việt Nam (năm 1996 chiếm 1,2%, năm 2000 chiếm 1,6%, năm 2005 chiếm 3,7% và năm 2009 chiếm 5%). Đến nay, có khoảng 10 hệ thống phân phối đa quốc gia đang hoạt động trên địa bàn toàn quốc (trong đó có những tập đoàn lớn như : BourBon, Parkson, Metro Cash&Carry, Lotteria, Medicare ), chỉ chiếm 10% tổng số siêu thị và trung tâm thương mại nhưng lại chiếm tới 50% lượng hàng hoá lưu thông bán lẻ qua hệ thống (siêu thị và trung tâm thương mại). Một trong những điểm yếu quan trọng của hệ thống phân phối trong nước là chưa có những mối liên hệ chặt chẽ về cả hàng ngang và hàng dọc. Lực lượng thương nhân bán lẻ trong nước đông nhưng chưa mạnh, thiếu tính chuyên nghiệp, đang tự thu hẹp thị phần ở các đô thị lớn có sức mua cao. Ngoài khoảng 20 nhà phân phối lớn đã phát huy được vài trò nòng cốt của mình trong phát triển hệ thống phân phối, có mạng rộng và mức lưu chuyển hàng hoá mỗi năm trên 50 tỷ đồng (như Tổng công ty thương mại Sài Gòn, Tổng công ty thương mại Hà Nội, Tập đoàn Phú Thái, Công ty cà phê Trung Nguyên, Công ty Bình Tiên ), còn lại tuyệt đại đa số là các doanh nghiệp thương mại nhỏ và siêu nhỏ, vốn ít, hoạt động manh mún, thiếu tính chuyên nghiệp (năm 2004 bình quân 18 lao động và 6 tỷ đồng/doanh nghiệp thương mại). Trong số các doanh nghiệp sản xuất tham gia hoạt động thương mại và 6 [...]... cứu của đề tài Luận án - Hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa và cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ trong bối cảnh hội nhập quốc tế - Đánh giá đúng thực trạng cơ chế quản lý và chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế - Đề xuất quan... phương hướng hoàn thiện cơ chế quản lý và chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa phù hợp với các cam kết hội nhập quốc tế tới năm 2020 4 Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài Luận án 4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là lĩnh vực dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam và cơ chế, chính sách đối với sự phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam 4.2 Giới... sang phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của Việt Nam Chương 3 : Phương hướng, giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam thời kỳ tới năm 2020 24 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHÂN PHỐI BÁN LẺ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ 1.1 Khái quát đặc điểm và các xu hướng phát triển dịch vụ phân. .. phải tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ phân phối bán lẻ Trong đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển DVPPBL ở thị trường trong nước Với cách đặt vấn đề và lý do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu : Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập làm đề tài Luận án Tiến sĩ kinh tế 2 Tổng quan tình... thống về cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa, về đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển DVPPBL trong điều kiện hội nhập quốc tế Một số công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án này gồm : 10 - Một số công trình nghiên cứu về hệ thống phân phối, lưu thông hàng hóa, về dịch vụ bán buôn, bán lẻ, về các loại hình tổ chức hoạt động phân phối bán lẻ : • Đề... tài Luận án - Về nội dung : Nghiên cứu đối tượng ở tầm vĩ mô toàn nền kinh tế bao gồm cả các loại hình kinh doanh dịch vụ phân phối bán lẻ truyền thống và hiện đại nhưng không nghiên cứu đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách từng 21 loại hình Chỉ nghiên cứu cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ ở thị trường trong nước, không nghiên cứu dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa của Việt Nam ở. .. cho thời kỳ tới - Đề xuất được khung khổ tổng thể về hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam thời kỳ đến năm 2020, từ quan điểm, phương hướng đến các cấu phần cụ thể của cơ chế quản lý, các chính sách cụ thể như chính sách thương nhân, chính sách mặt hàng, chính sách đầu tư, chính sách tài chính – tín dụng, chính sách đất đai, chính sách phát triển nhân... động phân phối trong đó có dịch vụ phân phối bán lẻ ở Việt Nam, chưa đi sâu nghiên cứu về cơ chế, chính sách quản lý sự phát triển DVPPBL ở Việt nam • Đề án Nghiên cứu “Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020” do Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì thực hiện Trong đó, có đề cập đến phát triển dịch vụ phân phối ở góc độ chiến lược khung chưa có cơ chế chính sách cụ thể 16 -. .. chính sách của Nhà nước ta đối với phân phối bán lẻ hàng hóa từ khi tiến hành đổi mới và hội nhập quốc tế đến nay; phát hiện những khiếm khuyết cần điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện để phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa của Việt Nam trong thời kỳ tới Phương pháp Logích-lịch sử và quy nạp cũng được sử dụng để định vị tư tưởng, quan điểm và phương hướng hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dịch. .. động của cơ chế, chính sách quản lý vĩ mô đối với sự phát triển của dịch vụ phân phối bán lẻ nói chung, các loại hình kinh doanh dịch vụ phân phối bán lẻ hiện đại trong tương quan với các loại hình bán lẻ truyền thống, các hệ thống phân phối của các nhà bán lẻ nước ngoài với hệ thống phân phối của các nhà bán lẻ Việt Nam trên thị trường trong nước 23 6 Những đóng góp mới về khoa học của Luận án - Xác . lựa chọn đề tài nghiên cứu : Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập làm đề tài Luận án Tiến sĩ kinh tế. 2. Tổng quan tình. diện, có tính hệ thống về cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa, về đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển DVPPBL trong điều kiện hội nhập quốc tế. Một số. mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ - HTPPBLHH : Hệ thống phân phối bán lẻ hàng hóa - HTPP : Hệ thống phân phối - HTPPBL : Hệ thống phân phối bán lẻ - XHCN : Xã hội chủ nghĩa - TPP : Đối tác xuyên

Ngày đăng: 25/05/2015, 16:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan