báo cáo thực tập: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần KASATI (KST)và Công ty cổ phần Vật liệu Điện và Viễn thông Sam Cường (SMT)

46 553 1
báo cáo thực tập: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần KASATI (KST)và Công ty cổ phần Vật liệu Điện và Viễn thông Sam Cường (SMT)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp với nhau diễn ra rất gay gắt và khốc liệt. Trước tình hình đó, công tác phân tích tài chính là một việc làm hết sức quan trọng. Nó cho chúng ta cái nhìn tổng quan về một doanh nghiệp cũng như các tác động của môi trường xung quanh tới doanh nghiệp đó, từ đó có thể có những chính sách, phương hướng trong việc đưa ra chiến lược kinh doanh của công ty. Thực tế trong những năm trước đây, các doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng tới công tác phân tích tài chính, một phần có lẽ vì việc chưa thấy tính cấp thiết của các doanh nghiệp, hoặc do quy mô của công ty nhỏ hay vì chi phí phát sinh… Tuy nhiên trong những năm gần đây, việc phân tích tài chính đã được chú trọng hơn, đó như là công việc thường niên của mỗi doanh nghiệp. Thực tế thì sau khi có số liệu phân tích tài chính người đứng đầu có thể ra quyết định chính xác, đúng đắn hơn, đưa lại lợi nhuận nhiều hơn, các lợi ích liên quan khác cho công ty. 2. Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tài chính của 2 công ty thuộc lĩnh vực công nghệ, ngành: Công ty cổ phần KASATI (KST) và Công ty cổ phần Vật liệu Điện và Viễn thông Sam Cường (SMT) 3. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở hệ thống chi tiết, số liệu và phương pháp phân tích cần xác định hệ thống phân tích và chỉ tiêu phân tích phù hợp. Nhóm đã chọn phương án phân tích chủ yếu sau: - Phương pháp so sánh. - Phương pháp tỉ lệ. - Phương pháp phân tích Dupont. 4. Kết cấu bài phân tích. Chương 1: Phân tích môi trường tình hình chung Chương 2: Giới thiệu chung về hai công ty Chương 3: Phân tích báo cáo tài chính của mỗi công ty Chương 4: Phân tích các chỉ số tài chính của mỗi công ty Chương 5: Tổng hợp và đánh giá. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô Phan Hồng Mai đã tận tình giảng dạy hướng dẫn chi tiết cho nhóm làm bài phân tích này. Tuy nhiên với thời gian có hạn, môn Phân tích tài chính là một môn còn khá mới mẻ với chúng em, việc phân tích cần đòi hỏi có một trình độ chuyên môn nhất định kết hợp với kinh nghiệm 1 Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường thực tiễn trong khi chúng em còn nhiều hạn chế và thiếu kinh nghiệm trong việc thu thập số liệu, xử lý thông tin… nên bài viết không tránh khỏi thiếu sót. Chúng em mong tiếp tục được cô hướng dẫn và nhận xét để bài viết được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô ạ! 2 Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHUNG I. Môi trường vĩ mô 1. Kinh tế 1.1. Tình hình kinh tế thế giới năm 2012 Kinh tế thế giới 2012 trải nghiệm nhiều “nốt trầm”: Trong năm 2012, nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhìn chung suy trầm trên toàn thế giới trong bối cảnh châu Âu vẫn lún sâu vào cuộc khủng hoảng nợ công dằng dai suốt ba năm qua, kinh tế Mỹ và Nhật Bản tăng trưởng “ì ạch.” Các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng khá nhanh như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil cũng không đủ sức giúp kinh tế thế giới tránh khỏi đi xuống như người ta kỳ vọng khi mà chính các nước này cũng chẳng giữ được“phong độ” trong hoàn cảnh kinh tế sa sút chung. Các nhà phân tích nhận định trong bối cảnh triển vọng bị chi phối bởi không ít nguy cơ và thách thức, trong đó việc trước mắt là kịp thời đưa ra các quyết sách đưa châu Âu thoát khỏi khủng hoảng nợ và Mỹ tránh được "vách đá tài chính", bức tranh kinh tế thế giới sẽ chưa thể trở nên tươi sáng hơn đáng kể trong hai năm tới. Kinh tế thế giới năm 2012 diễn biến với nhiều “nốt trầm” và nhiều lần bị hạ mức dự báo tăng trưởng trong năm. Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới năm 2013 của Liên hợp quốc công bố trong những tuần cuối năm, dự báo kinh tế toàn cầu tăng trưởng 2,2% trong năm 2012, thấp hơn so với mức dự báo 2,5% hồi tháng 6/2012 và tiếp tục tăng trưởng "dưới tiềm năng" với mức tăng 2,4% năm 2013 và 3,2% năm 2014. Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế công bố trước đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2012 và 2013 từ 3,4% và 4,2% xuống 2,9% và 3,4%. Châu Á-Thái Bình Dương, nốt “thăng” hiếm hoi Khủng hoảng nợ công châu Âu và kinh tế toàn cầu yếu kém, nỗi lo ngại về “vách đá tài chính” ở Mỹ, đà hồi phục của kinh tế toàn cầu chậm lại, cộng thêm những thách thức về cơ cấu, đầu tư yếu đi và sản lượng dư thừa trong nước đã khiến cho các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng nhanh ở châu Á, như 3 Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường Trung Quốc và Ấn Độ, đánh mất đà tăng trưởng nhanh cũng như không thể thêm màu sắc mới cho bức tranh kinh tế thế giới trong năm 2012. Theo dự báo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), Trung Quốc năm nay chỉ tăng 7,9%, nhỉnh hơn đôi chút so với ước đoán 7,5% của Chính phủ nước này và là mức thấp nhất kể từ năm 1999, do xuất khẩu yếu và tác động của các biện pháp hạ nhiệt của thị trường nhà đất. Nhìn chung, xuất khẩu sụt giảm là lý do cơ bản khiến các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á tăng trưởng chậm lại trong năm Nhâm Thìn. Tuy nhiên, báo cáo của Liên hợp quốc nhận định rằng, xét tương quan với các khu vực khác, kinh tế châu Á-Thái Bình Dương năm 2012 vẫn khả quan với tốc độ tăng trưởng ước đạt 5,6%, dù không tránh khỏi tình trạng thấp hơn mức dự báo tăng 6,5% trước đó. Theo đánh giá của WB, khu vực Đông Á đang phát triển, không tính Trung Quốc, là điểm sáng hiếm hoi của kinh tế toàn cầu. Màn trình diễn khá ấn tượng của những “ngôi sao sáng” Indonesia, Malaysia, Philippines và Myanmar sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của khu vực này lên 5,7% năm 2013 và 5,8% năm 2014. Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương (EAP) ước đoán tăng trưởng 7,5% năm 2012 và 7,9% năm 2013, trong khi khu vực Đông Á và Nam Á (theo dự báo của Liên hợp quốc) sẽ tăng trưởng lần lượt 5,8% và 4,4% trong năm 2012 và 6,2% và 5% năm 2013. Về triển vọng tăng trưởng của kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, các nhà kinh tế lạc quan rằng nhu cầu mạnh mẽ trong khu vực sẽ bù đắp mức tăng xuất khẩu chậm lại. Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế châu Á vừa công bố, Goldman Sachs đưa ra đánh giá khá lạc quan về triển vọng kinh tế châu Á, ngoại trừ Nhật Bản. Goldman Sachs dự báo châu Á sẽ tăng trưởng trung bình 6,9% năm 2013 và tăng 7 ,3%/năm từ năm 2014 đến 2016. Eurozone vẫn là mối đe dọa lớn đối với kinh tế thế giới Tăng trưởng kinh tế giới năm Nhâm Thìn đối mặt ba nguy cơ lớn nhất là cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực đồng sử dụng đồng euro (Eurozone), “vách đá tài chính” ở Mỹ và kinh tế Trung Quốc tăng chậm lại đáng kể và đứng trướcnguy cơ “hạ cánh cứng.” 4 Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường Liên hợp quốc cho rằng mỗi mối đe dọa này đều có thể khiến sản lượng kinh tế toàn cầu mất đi khoảng 1-3%. Trong tình huống xấu nhất, một cuộc suy thoái toàn cầu có thể sẽ xảy ra với “ngòi nổ” là ba mối đe dọa nói trên và nhiều khả năng sẽ khiến nhiều nước sa chân vào vòng luẩn quẩn của các biện pháp khắc khổ và tỷ lệ thất nghiệp cao trong nhiều năm. Tình hình Eurozone năm 2012 có thể gói gọn trong ba từ “dễ đổ vỡ.” Cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài ba năm qua đã kéo lần lượt Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, Síp vào vòng xoáy, buộc những nước này phải xin cứu trợ của cộng đồng quốc tế để tránh vỡ nợ. Tây Ban Nha và Italy cũng đứng trước nguy cơ này. Nhiều nền kinh tế châu Âu đã rơi vào suy thoái và tỷ lệ thất nghiệp ở Eurozone tăng lên mức cao kỷ lục gần 12% trong năm 2012. Khủng hoảng nợ đã suýt “cuốn” Pháp vào vòng xoáy này và kéo kinh tế Đức giảm tốc đáng kể. Eurozone rốt cuộc không tránh được suy thoái trở lại trong quý 3/2012. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 6/12 nhận định kinh tế Eurozone giảm 0,5% trong năm 2012 và 0,3% năm 2013 trước khi có thể tăng 1,2% trong năm 2014. Kinh tế khu vực này được dự báo sẽ tiếp tục yếu kém trong năm 2013, nếu có phục hồi thì cũng chỉ có thể vào cuối năm, nhờ chính sách lãi suất thấp, lòng tin cải thiện và nhu cầu toàn cầu mạnh lên. Tuy nhiên, sau một năm nhiều nỗ lực, “mầm xanh hy vọng” đã trở lại vào mùa đón Giáng sinh - Năm mới khi các nhà lãnh đạo EU tại Hội nghị thượng đỉnh cuối cùng của năm 2012 đã trao hai món quà Giáng sinh ý nghĩa cho tương lai toàn châu Âu. Món quà thứ nhất là việc EU đạt được thỏa thuận trao quyền cho ECB giám sát ngân chung các ngân hàng Eurozone, mở ra cơ hội các quỹ cứu trợ của Eurozone bơm vốn trực tiếp cho những nước khó khăn và là bước đi đầu tiên tiến tới việc thành lập liên minh ngân hàng vốn được kỳ vọng sẽ là lá chắn giúp châu Âu đối phó với khủng hoảng và cũng là bước đầu của châu lục này trên con đường tiến tới Liên minh Kinh tế và Tiền tệ thực sự. Món quà thứ hai là việc Eurozone nhất trí giải ngân khoản cho vay cứu trợ tổng cộng 49,1 tỷ euro, giúp Hy Lạp tránh được nguy cơ vỡ nợ và phải rời khối. 5 Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường Các nền kinh tế phát triển - “gót chân Asin” của kinh tế toàn cầu Nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ - tăng trưởng khá “ì ạch” trong năm 2012 và dự đoán chưa có sự cải thiện đáng kể trong năm 2013 và 2014. Nếu hai đảng tại Quốc hội Mỹ không đạt được thỏa thuận ngăn chặn kế hoạch tăng thuế và cắt giảm chi tiêu trị giá 600 tỷ USD có hiệu lực từ đầu năm 2013, tức là tránh được “vách đá tài chính,” sau thời gian dài thương thảo kiểu “kéo co,” kinh tế Mỹ có nguy cơ mất đi 4% GDP và rơi vào suy thoái. Liên hợp quốc dự báo kinh tế Mỹ sẽ chỉ tăng trưởng 2,1% trong năm 2012, 1,7% năm 2013 và 2,7% năm 2014. Cho rằng kinh tế nước nhà vẫn cần sự hỗ trợ của các chương trình nới lỏng chính sách tiền tệ, Mỹ đã thực thi gói nới lỏng định lượng (QE) tới lần thứ ba, giữ lãi suất ở mức cực thấp 0-0,25%, tiến hành chương trình hoán đổi trái phiếu (OT) và giữa tháng 12/2012 triển khai chương trình mua trái phiếu mới trị giá 45 tỷ USD/tháng thay cho chương trình OT đáo hạn vào cuối năm. Mỹ vẫn kiên trì với chính sách tiền tệ này nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế mà Mỹ cho là vẫn yếu, mặc dù về cuối năm, nền kinh tế này đón nhận một số “điểm sáng” trên thị trường nhà đất, chi tiêu tiêu dùng và thị trường lao động. Đối với Nhật Bản, các khoản đầu tư lớn để tái thiết những khu vực bị tàn phá bởi thảm họa động đất, sóng thần tháng 3/2011 đã giúp nền kinh tế lớn thứ ba thế giới phục hồi, song đà phục hồi này cũng “hụt hơi” khi các khoản chi này giảm. Xét tổng thể, tình trạng giảm phát, sự tăng trưởng chậm lại của thương mại thế giới, nhu cầu trong nước yếu và xuất khẩu giảm sút, nhất là sang Trung Quốc, và lòng tin của các nhà chế tạo Nhật Bản trong quý 4/2012 xuống mức thấp nhất trong gần ba năm qua đang dọa đẩy Nhật Bản trước nguy cơ suy thoái lần thứ năm trong 15 năm trở lại đây. Đây cũng là thách thức lớn đối với Chính phủ của Thủ tướng mới của Nhật Bản, Shinzo Abe, sau khi Đảng Dân chủ Tự do (LDP) giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử Hạ viện Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản mới đây dự báo nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này trong quý 3/2012 giảm 0,9% và cả năm giảm tới 3,5%. Trong báo cáo gần đây, OECD đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm 2012 và 2013 từ 2,6% và 1,5% xuống 2% và 0,7%. 6 Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường Nhằm tiếp sức cho nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, Ngân hàng trung ương Nhật Bản ngày 20/12 đã quyết định mở rộng chương trình mua tài sản thêm 10.000 tỷ yen (110 tỷ USD) lên 101.000 tỷ yen. Mặc dù đã bốn năm trôi qua kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng phát, kinh tế thế giới vẫn đang phục hồi một cách chật vật. Trong bối cảnh kinh tế sa sút, "làn sóng kích thích tăng trưởng" đã diễn ra tại nhiều nước trên thế giới, đi đầu là các nước G3 (Nhật Bản, Mỹ và Eurozone), thông qua việc triển khai các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ, như QE, hạ lãi suất xuống mức thấp, OT và tái cấp vốn dài hạn (LTRO). Tuy nhiên, WB cảnh báo việc các nước nới lỏng chính sách tiền tệ để kích thích tăng trưởng có thể lợi bất cập hại, bởi nó sẽ dẫn tới làn sóng tăng trưởng tín dụng dư thừa và tạo ra những bong bóng tài sản ở những khu vực có triển vọng kinh tế sáng sủa hơn, như EAP. Xu hướng này sẽ trở thành nguy cơ lớn đối với những nước có tỷ lệ nợ/GDP ở mức cao và khả năng giám sát trong lĩnh vực tài chính còn yếu. Trong khi đó, thương mại thế giới tăng trưởng chậm lại đáng kể trong năm 2012 và xu hướng này dự báo sẽ tiếp diễn trong năm 2013, do nhu cầu yếu cả ở châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu giảm cùng với sự hạn chế của nhu cầu trong nước đã và sẽ làm chậm đà tăng trưởng của nhiều nước đang phát triển và nhiều nền kinh tế trong giai đoạn chuyển giao. I.2. Tình hình kinh tế Việt Nam 2012 Năm 2012 là một năm khó khăn của nền kinh tế Việt Nam.Tuy nhiên, năm 2012 cũng đã xuất hiện những chuyển động tích cực hỗ trợ và thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, chuẩn bị thế và lực cho giai đoạn phát triển tiếp theo, cao hơn, bền vững và hiệu quả hơn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp Tốc độ tăng GDP năm 2012 chỉ đạt hơn 5,03% (thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây), chỉ cao hơn so với tốc độ tăng trưởng 4,77% năm 1999 nhưng lại thấp hơn cả tốc độ tăng 5,32% năm 2009. Rõ ràng những bất ổn kinh tế vĩ mô tích tụ trong mấy năm gần đây đã buộc Việt Nam phải chuyển trọng tâm chính sách từ ưu tiên tăng trưởng kinh tế sang ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát thông qua những biện pháp nêu trong Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP và nêu lại trong Nghị quyết số 01/2012/NQ-CP. Tiếc rằng chủ trương chấp nhận giảm tốc độ tăng GDP để củng cố điều kiện kinh tế vĩ mô và triển khai cơ cấu lại toàn bộ nền kinh tế lại chưa được 7 Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường khẳng định mạnh mẽ nên mặc dù so với cùng kỳ GDP quí I chỉ tăng có 4,64%, quí II nhích lên 4,8% và quí III tăng 5,05% - đều là những quí có tốc độ tăng trưởng thấp hơn hẳn trong vòng 5 năm qua, song Việt Nam vẫn cố duy trì mục tiêu tăng trưởng ban đầu 6-6,5% và chỉ chấp nhận không thể đạt được mục tiêu này vào mấy tháng cuối năm. Biểu hiện rõ nhất của cố gắng tăng trưởng là tiếp tục đẩy mạnh đầu tư mặc dù hiệu quả đầu tư chưa được cải thiện và chương trình cơ cấu lại đầu tư, trong đó tập trung cơ cấu lại đầu tư công diễn ra chậm chạp do gặp nhiều trở ngại cả từ tư duy, quy hoạch, cơ chế quản lý cũng như kiểm tra giám sát. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội quí I-2012 đột ngột tăng lên 36,2% GDP từ mức 34,6% GDP năm 2011 trước khi giảm chút ít xuống 34,5%GDP sau 6 tháng, rồi lại tăng lên 35,8% GDP sau 9 tháng, tuy thấp hơn hẳn mức đầu tư giai đoạn 2006- 2010 nhưng vẫn tương đương giai đoạn 2001-2005. Do tốc độ tăng GDP năm 2012 thấp hơn hẳn so với giai đoạn 2001-2005 nên hiệu quả đầu tư chung đột ngột tăng vọt và ICOR chỉ hạ xuống dưới 6 khi tổng mức đầu tư toàn xã hội cả năm 2012 còn khoảng 33,5%. Đáng chú ý là tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước năm 2012 vẫn duy trì ở mức trên dưới 37% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trong đó vốn đầu tư từ NSNN vẫn chiếm khoảng 54% chứng tỏ chương trình cơ cấu lại đầu tư công chưa có chuyển biến rõ rệt. Tổng cầu và lạm phát tăng thấp Năm 2012 tổng cầu tiêu dùng tuy có cải thiện hơn so với năm 2011 nhưng vẫn tăng thấp hơn so với những năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tăng 16% so với năm 2011 (loại trừ yếu tố giá tăng 6,2%) chỉ bằng một nửa so với giai đoạn 2007-2010. Hệ quả là mặc dù sản xuất công nghiệp chững lại với chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ tăng 5,9%, song do sức mua tăng chậm với chỉ số tiêu thụ hàng công nghiệp chế biến chế tạo chỉ tăng khoảng 3,6% nên chỉ số hàng tồn kho của nhóm hàng này tăng tới hơn 20,1% so với cùng kỳ năm trước. Một số nét nổi bật khác Chính Phủ đã kiên trì mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục thực hiện chính sách tài khoá, tiền tệ chặt chẽ. Kinh tế vĩ mô có những tiến bộ trên một số tiêu chí quan trọng. Lạm phát bước đầu được kiềm chế, giá tiêu dùng 9 tháng tăng 5,13%. Trong những tháng cuối năm sẽ thực hiện các biện pháp để giữ mức lạm phát cả năm khoảng 8%. So với đầu năm, lãi suất cho vay đã giảm. Tỷ lệ tín dụng cho khu vực nông nghiệp và nông thôn tăng. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng có bước cải thiện. Huy động tiền gửi tăng 12,7%. Tỷ giá ổn định, niềm tin vào đồng tiền Việt Nam được củng cố, khắc phục một bước tình trạng sử dụng ngoại tệ, vàng 8 Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường để làm phương tiện thanh toán ở trong nước. Xuất khẩu tăng 18,9%, đạt 83,79 tỷ USD, nhập khẩu tăng 6,6%, đạt 83,76 tỷ USD. Ước xuất khẩu cả năm tăng 16,6%, nhập khẩu tăng 6,8%, nhập siêu khoảng 1 tỷ USD, bằng 0,9% kim ngạch xuất khẩu. Dự trữ ngoại hối tăng, đạt trên 11 tuần nhập khẩu; cán cân thanh toán quốc tế thặng dư trên 8 tỷ USD. Thu ngân sách đạt 67,3%, chi ngân sách đạt 71,2% dự toán. Với tín hiệu tích cực của những tháng cuối năm, ước thu ngân sách cả năm đạt kế hoạch, bảo đảm được các nhiệm vụ chi và giữ bội chi ngân sách ở mức 4,8% GDP, đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước bằng 29,5% GDP (năm 2011 là 34,6%). Nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn được thực hiện, tình hình sản xuất kinh doanh dần được cải thiện. Hàng tồn kho giảm. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể giảm dần tuy vẫn còn cao so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp đăng ký mới tăng nhưng vẫn thấp hơn năm trước. Sản xuất công nghiệp tăng dần qua từng quý . . Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng tăng 4,8%, ước cả năm tăng 5,3%. Công nghiệp khai khoáng và các ngành sản xuất gây ô nhiễm, tiêu tốn năng lượng tăng thấp hơn mức bình quân. Nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài áp dụng công nghệ cao có xuất khẩu tăng mạnh. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục phát triển, giữ vai trò rất quan trọng trong ổn định kinh tế và đời sống nông thôn. Giá trị sản xuất toàn ngành 9 tháng tăng 3,7%, ước cả năm đạt khoảng 3,9%. Sản lượng lúa cả năm ước đạt trên 43 triệu tấn, tăng khoảng 1 triệu tấn so với năm 2011, xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn gạo, đều là mức cao nhất so với các năm trước. Nuôi trồng thủy sản tăng khá, ước cả năm xuất khẩu đạt 6,5 tỷ USD trong tổng số 26,5 tỷ xuất khẩu của toàn ngành (năm 2011 là 25 tỷ). Khu vực dịch vụ tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng tăng 17,3%, nếu loại trừ yếu tố giá cũng tăng 6,7%, ước cả năm tăng 18%. Doanh thu du lịch ước cả năm tăng trên 15%, số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng trên 8%. Khối lượng vận chuyển hành khách tăng 12,1%, ước cả năm tăng 13%; bưu chính, viễn thông tiếp tục phát triển mạnh. Tăng trưởng kinh tế 9 tháng đạt 4,73%, ước cả năm đạt khoảng 5,2%, thấp hơn kế hoạch nhưng quý sau cao hơn quý trước, lạm phát được kiềm chế, kinh tế vĩ mô ổn định hơn là những dấu hiệu tích cực để phát triển bền vững trong thời gian tới. 2. Chính trị pháp luật. Trong bối cảnh kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn phức tạp do tác động bất lợi từ nên kinh tế thế giới và những hạn chế từ nội tại, trong những năm qua, Chính phủ, các Bộ, các ngành và các địa phương đều nỗ lực đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính bao gồm cả thể chế, tổ chức bộ máy, thủ tục hành chính, tài chính công. 9 Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường Tuy nhiên theo đánh giá của Chính phủ mặc dù đạt được một số kết quả song công tác cải cách vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều thủ tục hành chính còn phức tạp gây phiền phức cho người dân và doanh nghiệp; bộ máy còn chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chế độ trách nhiệm chưa rõ ràng, bất hợp lí và chậm được điều chỉnh khắc phục cả ở Trung ương và địa phương Mới đây, Ngân hàng Thế giới đã công bô báo cáo Đánh giá xếp hạng môi trường kinh doanh 2012 vào ngày 23/10. Theo kết quả đánh giá tại báo cáo này thì môi trường kinh doanh bị tụt một bậc từ 99 xuống thứ hạng 98 trong tổng số 183 nước được xếp hạng. Đây là thứ hạng thấp nhất của Việt Nam từ 2006 đến giờ. 3. Kĩ thuật – công nghệ Hiện nay công nghệ đã rất phát triển tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển tuy nhiên vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp nước ta là làm thế nào dể tiếp thu công nghệ khoa học tiên tiến trên thế giới một cách có hiệu quả và nhanh chóng nhất, và để tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến này thì đối với một nước có nền kinh tế còn kém phát triển như nước ta là điều rất khó khăn và trong con đường hội nhập nếu nền kinh tế nước ta không bắt kịp nhịp độ phát triển của khoa học và công nghệ thì dễ bị bỏ rơi và lệ thuộc vào nền kinh tế của các nước phát triển, điều đó rất nguy hiểm đối với một nước đang phát triển nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa như nước ta. Và để tránh điều đó xảy ra cho cho nước ta thì hiện nay nhà nước ta đang tích cực đổi mới công nghệ một cách nhanh chóng và có hiệu quả nhất và thành tựu bước đầu thu được cũng rát khả quan, nhờ đổi mới công nghệ đặc biệt phát triển khoa học công nghệ và thông tin mà trong những năm gần đây trình độ của con người được nâng cao hơn và thông qua mạng Internet toàn cầu chúng ta có thể mua bán trao đổi hàng hóa không chỉ trong nước mà cả trên thế giới. Cũng nhờ khoa học công nghệ thông tin mà nhà nước ta có thể giới thiệu nền kinh tế của nước ta ra thế giới một cách toàn diện và cái hiệu ứng thu lai rất lớn hàng trăm các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới đang ra sức đầu tư phát triển vào nước ta, và khi các doanh ghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới đầu tư vào nước ta thì đồng nghĩa với việc khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại cũng được các nhà đầu tư đưa vào nước ta một cách nhanh chóng và hiệu quả đó là điều kiên lớn để nước ta có thể bắt kịp sự tiến bộ của khoa học và công nghệ và có thể vươn lên sánh ngang hàng với các nước trong khu vực và trên thế giới. 4.Văn hóa – xã hội Hiện nay đời sống văn hóa xã hội của người dân Việt Nam đang từng bước được nâng cao theo hướng văn minh hiện đại, việc sử dụng các thiết bị 10 [...]... hoạt động tài chính và lợi nhuận khác 3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ Công ty KASATI Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ 2012 của KST theo phương pháp gián tiếp 26 Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường 27 Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường Qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty KASATI ta... ngành điện lực và viễn thông 19 Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1 Phân tích bảng cân đối kế toán 1.1 Quy mô hai công ty Nhìn chung quy mô hai công ty khá tương đương nhau Theo số liệu thống kê, vốn điều lệ của Công ty cổ phần Vật liệu Điện và Viễn thông Sam Cường (SMT) là 29,317,240,000đồng, còn của Công ty cổ. .. vật liệu điện và Viễn thông, hàng kim khí điện máy; o Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông: Bán buôn, xuất nhập khẩu, thiết bị viễn thông; o Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác: Xây dựng công trình công nghiệp; 16 Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường o Sản xuất dây cáp điện và điện tử khác: Sản xuất, lắp ráp các thiết bị vật liệu. .. ánh tình trạng xấu, nó có thể đưa lại cho công ty nhiều lợi ích trong tương lai - Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính năm 2012 khoảng 5,9 tỷ còn năm 2011 âm 1,4 tỷ CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH Bảng cân đối kế toán KST 30 Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường Bảng cân đối kế toán công ty SMT năm 2012 31 Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà... KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường 32 Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường 1 Nhóm tỷ số phản ánh khả năng hoạt động Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi phải đầu tư vào cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn Các tỷ số phản ánh khả năng hoạt động mô tả mối quan hệ giữa quy mô hoạt động của doanh nghiệp và tài sản... với 64 Viễn thông tỉnh thành thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và các doanh nghiệp lớn trong nghành viễn thông trong và ngoài nước như: Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty Viễn thông Hà Nội, Sài Gòn Postel, Viettel, Ericson, Harris, Huawei, NEC, Nortel, Nokia-Siemens, Motorola, ZTE, FPT 14 Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường Công ty nằm... liệu gần tương đương nhau nhưng năm 2012 thì do giá trị dư tiền đầu kì mang lại, hay nói cách khác công ty không có dòng tiền vào trong năm này Còn năm 2011 dòng tiền vào doanh nghiệp là một dòng tiền dương, công ty có thể chủ động trong hoạt động chi tiêu, thanh toán của mình 28 Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường Công ty Cổ phần Vật liệu điện và. .. không có số liệu nợ chưa thanh toán trong báo cáo tài chính 22 Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường - Trong khi đó nguồn vốn để sử dụng các mục đích trên phần lớn từ VCSH và nợ ngắn hạn, 2 khoản này có giá trị xấp xỉ 42% Đầu tư tài chính không được doanh nghiệp quan tâm nhiều Công ty cố phần KASATI Bảng diễn biến sử dụng nguồn của KST Bảng phân tích biến... số liệu 15 Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường Thiết lập và duy trì mạng lưới khách hàng và đối tác đa quốc gia trong quá trình hình thành và phát triển , công ty đã thiết lập và duy trì được những mối quan hệ với số lượng lớn như khách hàng và đối tác trong và ngoài nước Với 62 viễn thông tỉnh thành trong cả nước các công ty khai thắc dịch vụ viễn. .. tầng, mô hình quản lý bắt đầu hoạt động ổn định, đi vào hiệu quả, tạo cho CBCNV toàn Công ty một tinh thần mới, sức bật mới - Tiềm năng đầu tư xây dựng hạ tầng tại Việt nam còn rất lớn tạo cơ hội cho 18 Phân tích Công ty cổ phần KASATIvà Công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường Sam Cường tham gia cung cấp sản phẩm cho các công trình xây dựng dân dụng điện lực và viễn thông - Phần lớn khách

Ngày đăng: 25/05/2015, 14:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan