THUYẾT MINH BÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI

32 1.8K 12
THUYẾT MINH BÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –Hạnh phúc    THUYẾT MINH BÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI ĐỊA ĐIỂM : XÓM 4, XÃ IA KÊNH, TP.PLEIKU, TỈNH GIA LAI CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY TNHH VẬN TẢI Ô TÔ GIA LAI 1 Gia Lai - Tháng 07 năm 2013 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –Hạnh phúc    THUYẾT MINH BÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY TNHH VẬN TẢI Ô TÔ GIA LAI (Giám đốc) ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH (Phó Tổng Giám đốc) ĐOÀN ĐỨC LẬP NGUYỄN BÌNH MINH Gia Lai - Tháng 7 năm 2013 MỤC LỤC CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN 1 II.1.1. Môi trường vĩ mô 3 II.1.2. Thị trường bột giấy 5 II.1.3. Nguồn cung và nhu cầu tiêu thụ giấy trên thị trường Việt Nam 6 II.2.1. Chính sách phát triển của Chính phủ 7 II.2.2. Điều kiện của khu vực thực hiện dự án 8 II.3. Kết luận sự cần thiết đầu tư 9 III.1. Lựa chọn công suất 11 III.2. Lựa chọn địa điểm 11 III.2.1. Những yêu cầu cơ bản 11 III.2.2. Phương án lựa chọn địa điểm 11 III.2.3. Kết luận 12 IV.1. Công nghệ 13 IV.1.1. Mô tả qui trình công nghệ 13 IV.1.2. Quy trình sản xuất 15 IV.1.3. Nguyên liệu và thiết bị sản xuất bột giấy tẩy trắng 16 IV.1.4. So sánh công nghệ sản xuất truyền thống và công nghệ FPMS 17 IV.2. Chương trình sản xuất 18 IV.2.1. Phương án sản phẩm 18 IV.2.2. Chương trình sản xuất 18 IV.2.3. Công xuất sản xuất 18 IV.3. Các yếu tố đáp ứng và giải pháp thực hiện 18 IV.3.1. Nhu cầu về nguyên liệu 18 IV.3.2. Các giải pháp kết cấu hạ tầng đảm bảo phục vụ sản xuất 18 V.1. Các hạng mục công trình 20 V.2. Giải pháp thiết kế 22 V.3. Quy hoạch tổng mặt bằng 22 VI.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 23 VI.2.1. Giai đoạn xây dựng dự án 24 VII.1. Mô hình hệ thống tổ chức của nhà máy 27 VII.2. Nhu cầu lao động 27 VII.3. Hình thức quản lý dự án 27 VII.4. Tiến độ thực hiện dự án 28 VII.5. Mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan đếnn dự án 28 VII.5.1. Mối quan hệ với Công ty 28 VII.5.2. Mối quan hệ với các cơ quan nhà nước 28 XII.1. Kết luận 29 XII.2. Cam kết của chủ đầu tư 29 DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư  Chủ đầu tư : Công ty TNHH Vận tải Ô tô Gia Lai  Mã số thuế : 5900187977  Địa chỉ : 31 Chu Văn An, Phường Trà Bá, Tp. Pleiku, Tỉnh Gia Lai  Đại diện pháp luật : Đoàn Đức Lập Chức vụ: Giám đốc I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án  Tên dự án : Nhà máy sản xuất bột giấy Gia Lai  Địa điểm xây dựng : Xóm 4, Xã Ia Kênh, Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai  Diện tích : 2 ha  Mục tiêu đầu tư : Nhà máy sản xuất bột giấy công suất 25,500 tấn/năm  Mục đích đầu tư : + Đáp ứng nhu cầu thị trường về bột giấy. + Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương, góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh Gia Lai. + Đạt được mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp.  Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới  Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập.  Tổng mức đầu tư :  Nguồn vốn đầu tư : - Vốn chủ sở hữu - Vốn vay  Tiến độ dự án : 1 Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI I.3. Căn cứ pháp lý  Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12/11/1996;  Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu nhập doanh nghiệp;  Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng;  Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;  Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;  Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;  Căn cứ các pháp lý khác có liên quan; 2 Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI CHƯƠNG II: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁN II.1. Căn cứ xác định sự cần thiết và tính cấp thiết của dự án II.1.1. Môi trường vĩ mô 1/Kinh tế thế giới: Trong quý I năm 2013, giá nhiều loại hàng hóa trên thị trường thế giới có xu hướng tăng nhẹ trước những thông tin lạc quan hơn về sự phục hồi của một số nền kinh tế lớn. Tuy nhiên, từ cuối tháng 3 trở lại đây, thị trường hàng hóa chủ yếu biến động theo chiều hướng giảm do những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực châu Âu và tăng trưởng kinh tế thế giới có xu hướng chậm lại. Sáu tháng cuối năm 2013 kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi, tuy nhiên mức tăng không cao, một số nền kinh tế lớn ở khu vực Eurozone vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích cực. Lo ngại cầu yếu khi kinh tế thế giới có nguy cơ tăng trưởng chậm khiến giá cả nhiều hàng hóa nguyên nhiên vật liệu thiết yếu chỉ biến động nhẹ. 2/Kinh tế trong nước Kinh tế-xã hội Việt Nam những tháng đầu năm 2013 tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Mặc dù các điều kiện về tài chính toàn cầu đã và đang được cải thiện; những rủi ro ngắn hạn đang có dấu hiệu giảm bớt; một số nền kinh tế lớn đang áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ và tài chính nhằm tăng cầu trong nước nhưng nhìn chung, kinh tế thế giới chưa hoàn toàn phục hồi, tăng trưởng chậm và vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất lợi. Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) sáu tháng đầu năm 2013 ước tính tăng 4.90% so với cùng kỳ năm 2012 (quý I tăng 4.76%; quý II tăng 5.00%), trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.07%, đóng góp 0.40 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5.18%, đóng góp 1.99 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5.92%, đóng góp 2.51 điểm phần trăm. Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2013 - Nguồn: Tổng cục Thống kê Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp sáu tháng đầu năm ước tính tăng 5.2% so với cùng kỳ năm 2012 (quý II cao hơn 1.5 điểm phần trăm so với quý I, trong khi quý II năm 3 Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI 2012 chỉ tăng 0.4 điểm phần trăm). Trong mức tăng chung 5.2% của toàn ngành sáu tháng đầu năm, ngành khai khoáng đóng góp 0.4 điểm phần trăm; ngành chế biến, chế tạo đóng góp 4.1 điểm phần trăm; sản xuất và phân phối điện đóng góp 0.6 điểm phần trăm và ngành cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải đóng góp 0.1 điểm phần trăm Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp khai khoáng sáu tháng tăng 1.9%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 4.2% cùng kỳ năm trước, chủ yếu do sản lượng than và dầu thô giảm. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo sáu tháng tăng 5.7% (cùng kỳ năm trước tăng 5.9%), đây là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn ngành công nghiệp, tuy chưa đạt mức tăng như cùng kỳ năm trước nhưng mức tăng quý II cao hơn 2.3 điểm phần trăm so với mức tăng quý I (mức tăng quý II/2012 thấp hơn 1.0 điểm phần trăm so với quý I/2012). Chỉ số sản xuất của ngành sản xuất và phân phối điện sáu tháng đầu năm tăng 8.7%, thấp hơn nhiều mức tăng 14.7% của cùng kỳ năm trước. Trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo, một số ngành có chỉ số sản xuất tăng cao là: Sản xuất da tăng 16.8%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 14.7%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc thiết bị) tăng 14.6%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 11.1%; sản xuất đồ uống tăng 10.5%; khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 10.1%; sản xuất xe có động cơ tăng 9%. Một số ngành có chỉ số sản xuất tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước là: Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 5.5%; sản xuất thiết bị điện tăng 5.2%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 5%; sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 4.4%; sản xuất thuốc lá tăng 4.1%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính và sản phẩm quang học giảm 1.8%; sản xuất kim loại giảm 3.9%. Mức tăng sản lượng sáu tháng đầu năm của một số sản phẩm đóng góp nhiều trong công nghiệp chế biến, chế tạo như sau: Thủy hải sản chế biến tăng 5.8% so với cùng kỳ năm 2012; đường kính tăng 13.9%; phân urê tăng 34.9%; xi măng tăng 7.2%; thép cán tăng 22.3%; ô tô lắp ráp tăng 5.4%. Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm tháng đầu năm tăng 7.5% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/6/2013 của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9.7%. Một số ngành có chỉ số sản xuất, chỉ số tiêu thụ và chỉ số tồn kho tương đối tốt là: Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan với các chỉ số tương ứng là 116.8%, 129.0% và 74.3%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy với các chỉ số: 11.7%, 105.2% và 102.4%; sản xuất đồ uống: 110.5%, 113.4% và 105.4%; sản xuất xe có động cơ: 109,0%, 122.2% và 78.4%; sản xuất trang phục: 108.7%, 107.1% và 102.5%; dệt với 107.3%, 108.7% và 103.0%. Một số ngành có chỉ số sản xuất, chỉ số tiêu thụ và chỉ số tồn kho chưa an toàn là: Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất với các chỉ số tương ứng là: 111,1%, 104,6% và 132.3%; sản xuất thiết bị điện: 105.2%, 118.6% và 117.7%; sản xuất thuốc lá: 104.1%, 106.2% và 118.6%; sản xuất kim loại: 96.1%, 95.2% và 112.3%. Tỷ lệ tồn kho tháng Năm năm nay là 71%, tỷ lệ tồn kho năm tháng đầu năm là 75.4%. Một số ngành có tỷ lệ tồn kho năm tháng cao hơn tỷ lệ tồn kho chung của ngành chế biến, chế tạo là: Sản xuất xe có động cơ 120.4%; sản xuất hóa chất và sản phẩm từ hóa chất 117.9%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu 112.5%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế 100.2%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn 93,4%. Một số ngành có tỷ lệ tồn kho năm tháng thấp hơn tỷ lệ chung là: Sản xuất thuốc lá 64.1%; sản xuất đồ uống 61.2%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy 48.2%. Chỉ số sử dụng lao động tháng Sáu của các doanh nghiệp công nghiệp tăng 0.8% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, chỉ số sử dụng lao động tháng 6/2013 tăng 2.8%, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 0.1%; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 4 Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI 1.5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 6.6%. Chỉ số sử dụng lao động tháng Sáu trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 1.5%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3.2%; sản xuất và phân phối điện tăng 2.3%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 3.3%. II.1.2. Thị trường bột giấy Theo số liệu tổng hợp từ Foex tuần 25 năm 2013, giá bột kraft gỗ mềm tẩy trắng miền Bắc (NBSK) tăng 1.5 USD/tấn trong khi bột kraft gỗ cứng tẩy trắng (BHK) giảm 0.17 USD/tấn. Đối với giấy tái chế, giá OCC xuống 0.28 euro/tấn còn chỉ số ONP/OMG giảm 0.77 Euro/tấn. Về giấy đồ họa, giá giấy in báo và giấy tráng định lượng thấp giảm tuy nhiên giấy woodfree tráng và giấy photo A4 B lại tăng. Riêng mặt hàng bao bì, giá các loại đồng loạt đi xuống so với tuần 24. Riêng mặt hàng bao bì, giá các loại đồng loạt đi xuống so với tuần 24. Giá/tấn Châu Âu 25/06/2013 18/06/2013 11/06/2013 04/06/2013 Bột NBSK (dollars) 860.59 859.09 858.26 857.02 NBSK (euros) 652.95 645.79 647.25 658.94 BHK (euros) 622.72 617.09 617.58 629.76 BHK (dollars) 820.74 820.91 818.91 819.07 Giấy In báo (euros) 465.90 465.92 465.92 465.83 LWC (euros) 665.51 666.86 665.85 664.93 Coated woodfree reels (euros) 679.93 678.75 682.66 680.60 A4 B-grade copy paper (euros) 849.95 849.27 849.46 849.59 Giấy bao bì Kraftliner (euros) 594.18 594.97 592.67 592.58 White-top kraftliner (euros) 767.81 769.06 768.94 769.38 Testliner 2 (euros) 443.82 444.66 444.66 444.60 Testliner 3 (euros) 419.53 421.01 421.61 421.47 Recycled fluting (euros) 405.01 406.46 406.94 407.47 Giấy tái chế OCC (euros) 112.49 112.77 114.01 114.46 ONP/OMG (euros) 124.02 124.79 124.73 124.97 Mỹ 25/06/2013 18/06/2013 11/06/2013 04/06/2013 Bột NBSK (dollars) 940.37 938.21 937.42 930.00 Giấy In báo định lượng 30 lb (dollars) 592.85 592.85 592.85 599.60 In báo định lượng 27 lb (dollars) 634.70 634.70 634.70 639.01 Trung Quốc 25/06/2013 18/06/2013 11/06/2013 04/06/2013 Bột BHK (dollars) 695.44 700.39 702.55 701.41 BHK (renminbi) 4,265.08 4,293.95 4,308.97 4,303.00 NBSK (dollars) 688.03 688.05 687.63 688.05 5 Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI NBSK (renminbi) 4,219.64 4,218.30 4,217.46 4,221.04 Chú thích: Giấy in báo = Giá châu Âu cho loại 45 g LWC = 60 g offset cuộn Coated woodfree = 100 g cuộn A4 B-grade copy paper = 80 g tờ Kraftliner = 175 g White-top kraftliner = 135-140 g Testliner 2 = 140-150 g Testliner 3 = 140-150 g Recycled fluting = 100-105 g OCC = 1.04 ONP/OMG = 1.11 II.1.3. Nguồn cung và nhu cầu tiêu thụ giấy trên thị trường Việt Nam Theo thống kê, trong 2,075 triệu tấn giấy được tiêu dùng trong nước mỗi năm thì có tới 48.2% là nhập khẩu từ nước ngoài. Ngành giấy Việt Nam trong 20 năm qua đã đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm 15% - 16%, sản lượng từ 80,000 tấn/năm đã tăng lên tới 824,000 tấn/năm. Nhưng chủng loại giấy sản xuất trong nước vẫn rất nghèo nàn, chỉ có giấy in báo, giấy in và viết, giấy bao gói (không tráng), giấy lụa. Đối với bột giấy, dù năng lực sản xuất đạt trên dưới 437,600 tấn nhưng lại chủ yếu cũng được bù đắp nhờ nhập khẩu, trong khi các doanh nghiệp cũng chỉ hoạt động ở công suất tối thiểu (khoảng 20 – 25%), sản xuất bột giấy trong nước hiện chỉ đáp ứng được 37% nhu cầu, còn lại vẫn phải nhập khẩu. Nguồn cung giấy từ thị trường nội địa Theo Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, đến nay ngành công nghiệp giấy và bột giấy Việt Nam hầu như không có doanh nghiệp sản xuất bột giấy thương phẩm công suất lớn. Các doanh nghiệp sản xuất bột chủ yếu để phục vụ nhu cầu sản xuất giấy của chính doanh nghiệp. Hiện cả nước có 500 doanh nghiệp hoạt động trong ngành giấy, với tổng năng lực sản xuất 2.075 triệu tấn giấy và 437,600 tấn bột giấy mỗi năm. Công suất bột giấy mới chỉ đạt khoảng 21.8%, sản xuất bột giấy mới đáp ứng được 37% nhu cầu, số bột giấy còn lại được đảm bảo bởi bột giấy nhập khẩu, giấy loại thu gom nội địa và giấy loại nhập khẩu. Trong 10 năm qua, đã có một số dự án nhà máy bột giấy được đưa vào kế hoạch đầu tư, trong đó có Nhà máy bột giấy An Hòa (Tuyên Quang) công suất thiết kế 130,000 tấn/năm, Nhà máy bột giấy Phương Nam (Long An) 100,000 tấn/năm, Nhà máy bột giấy Thanh Hóa, 2 nhà máy bột giấy của Tập đoàn Tân Mai tại Quảng Ngãi và Kon Tum song cho tới nay, tất cả dự án bột giấy này hoặc chưa đầu tư xong, hoặc gặp khó về nguồn nguyên liệu Ngành giấy Việt Nam hiện nay có tốc độ tăng trưởng hàng năm vào khoảng 15-16%. Giấy đã qua sử dụng hiện là nguyên liệu chính để sản xuất, chiếm tới 70% tổng số nguyên liệu đưa vào sử dụng để sản xuất giấy. Điều này cho thấy, giấy đã qua sử dụng là nguyên liệu chính và quan trọng hơn cả bột giấy được sản xuất từ gỗ. Song, hiện ở nước ta, tỉ lệ thu gom và tận dụng nguồn nguyên liệu này còn rất hạn chế, hiện Việt Nam chưa có chiến lược cụ thể về thu hồi giấy loại. Ước tính, hiện trên cả nước chỉ có khoảng 7% là giấy thu hồi và Việt Nam bị xếp vào danh sách các nước thu hồi, tái chế giấy thấp nhất thế giới. Bình thường, 6 Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI giấy có thể sử dụng và tái chế lại khoảng 6 lần. Việc tái chế giấy giúp giảm khí thải độc hại ra môi trường, tránh phải chặt cây, chi phí chôn lấp do đó cần phải coi thu hồi giấy là một chiến lược của ngành công nghiệp giấy. Nhu cầu tiêu thụ giấy trên thị trường Việt Nam Theo Bộ Công Thương, nhu cầu tiêu dùng giấy của cả nước năm 2012 ước đạt khoảng 2.9 triệu tấn giấy các loại, trong đó nhập khẩu khoảng 1.23 triệu tấn. Như vậy, so với năm 2011, lượng giấy nhập khẩu của nước tăng sẽ tăng hơn 230,000 tấn. Đối với bột giấy, dù năng lực sản xuất đạt trên dưới 438,000 tấn nhưng lại chủ yếu cũng được bù đắp nhờ nhập khẩu, trong khi các doanh nghiệp cũng chỉ hoạt động ở công suất tối thiểu (khoảng 20 – 25%). Không những thế, việc phải nhập hầu hết công nghệ sản xuất giấy của nước ngoài đã cho thấy những bí bách của các doanh nghiệp sản xuất trong nước trước xu hướng buộc phải tái cấu trúc để hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Tiêu dùng giấy (các loại) bình quân đầu người Việt Nam là khoảng 14 - 20kg, trong khi của Singapore khoảng 144kg/người/năm. Tiêu dùng bình quân tissue của Việt Nam là dưới 1kg/người/năm, trong khi Trung Quốc với 1 tỷ người là 3kg/người/năm, thế giới hiện khoảng trên 4kg/người/năm. Dự báo giai đoạn 2011 – 2015, mức tiêu dùng nội địa sẽ tăng bình quân 41% năm, trong đó sản xuất giấy tissue trong nước đáp ứng 70% cho tiêu dùng nội địa và 30% cho xuất khẩu. Theo đà phát triển này, một tầm nhìn tươi sáng cho ngành giấy tissue - ước tính đến năm 2015 đã được phác thảo, tổng năng lực sản xuất sẽ đạt ngưỡng 80% với khoảng 150,000 tấn giấy tissue, tăng hơn gấp đôi so với giai đoạn 2005-2010 và nâng mức tiêu dùng bình quân đầu người đạt 1.1kg. 20%/năm cũng là mức tăng trưởng dự kiến hằng năm của ngành hàng giấy tissue Việt Nam. Dù vậy, con số này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu của ngành sản xuất tissue. Với nguồn tài nguyên phong phú, dồi dào, ngành công nghiệp giấy nước ta có điều kiện phát triển. Tuy nhiên việc nhập khẩu bột giấy còn nhiều, công nghệ sản xuất vẫn phụ thuộc nước ngoài, việc thu hồi giấy chưa cao…đã làm sản xuất gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi cần có chiến lược cụ thể để tiếp tục phát triển ngành công nghiệp giấy hiện nay. II.2. Các điều kiện và cơ sở của dự án II.2.1. Chính sách phát triển của Chính phủ - Đầu tư mạnh hơn và nhanh chóng hoàn thiện để sớm đi vào hoạt động các dự án sản xuất bột giấy đang triển khai, đặc biệt là bột hóa tẩy trắng nhằm đáp ứng 100% nhu cầu trong nước tiến tới sẽ xuất khẩu bột giấy trong tương lai gần, tạo động lực để phát triển rừng cây nguyên liệu giấy và giảm thiểu xuất khẩu dăm mảnh. - Tìm mọi biện pháp để tăng tỉ lệ thu hồi giấy đã qua sử dụng tại Việt Nam, tiếp tục vận động nhà nước có chính sách hỗ trợ. - Có nhiều dự án đầu tư nhà máy sản xuất giấy bao bì các tông công suất từ 50,000tấn/năm trở lên và sẽ sản xuất giấy định lượng thấp hơn nhưng có chất lượng cao hơn giúp tiết kiệm chi phí xã hội. - Sản xuất giấy làm túi và gia công túi đựng hàng thay thế cho túi nilon hiện nay. - Xuất khẩu giấy vàng mã hoàn thiện là chủ yếu, làm tăng hiệu quả và giá trị sản phẩm xuất khẩu. 7 Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh [...]... tải Ô tô Gia Lai Dự án này cần thiết được sự chỉ đạo của UBND tỉnh Gia Lai, Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Gia Lai, Sở Công Thương tỉnh Gia Lai, Sở NN & PTNT tỉnh Gia Lai, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Gia Lai 28 -Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI CHƯƠNG XII: KẾT LUẬN XII.1 Kết luận Báo cáo thuyết minh Nhà máy sản xuất bột giấy Gia Lai là căn... tại Gia Lai, chúng tôi tin rằng dự án Nhà máy sản xuất bột giấy Gia Lai là sự đầu tư cần thiết trong giai đoạn hiện nay 10 -Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI CHƯƠNG III: LỰA CHỌN CÔNG SUẤT VÀ ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ MÁY III.1 Lựa chọn công suất - Căn cứ vào khả năng cung cấp nguyên liệu (gỗ keo lá tràm, gỗ bạch đàn) của địa phương - Dự án. .. lượng môi trường tại nhà máy và môi trường xung quanh trong vùng dự án được lành mạnh, thông thoáng và khẳng định dự án mang tính khả thi về môi trường 26 -Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI CHƯƠNG VII: NHÂN SỰ VÀ TỔ CHỨC DỰ ÁN VII.1 Mô hình hệ thống tổ chức của nhà máy Nhà máy sản xuất bột giấy Gia Lai là một đơn vị sản xuất kinh doanh trực... -Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG V.1 Các hạng mục công trình Nhà máy sản xuất bột giấy Gia Lai có tổng diện tích 2ha, bao gồm các hạng mục công trình sau: Hạng mục Khối lượng Đơn vị Khu điều hành Nhà điều hành 454 m2 Nhà bảo vệ 25 m2 Nhà ở công nhân + nhà ăn + nhà bếp 484 m2 Khu sản xuất m2 Nhà xưởng sản xuất 1020 m2 Kho nguyên liệu... nhà máy - Giao thông phải thuận lợi - Khả năng cung cấp điện, nước thuận lợi - Không gây ô nhiễm môi trường III.2.2 Phương án lựa chọn địa điểm Căn cứ vào những yêu cầu nêu trên, dự án lựa chọn địa điểm xây dựng Nhà máy sản xuất bột giấy Gia Lai tại Xóm 4, Xã Ia Kênh, Tp Pleiku, tỉnh Gia Lai Hình: Vị trí xây dựng nhà máy 11 -Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT... dụng cán bộ, hướng dẫn nghiệp vụ, Kỹ thuật cho cán bộ Công nhân viên của nhà máy Sau khi dự án được phê duyệt, Công ty sẽ xây dựng quy chế hoạt động và Bộ máy quản lý sản xuất Kinh doanh của nhà máy Bộ máy tổ chức của nhà máy chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Ban giám đốc Công ty VII.5.2 Mối quan hệ với các cơ quan nhà nước Dự án Nhà máy sản xuất bột giấy Gia Lai nằm trong khuôn khổ dự án tổng... diện tích khu đất xây dựng là 2ha 22 -Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG SƠ BỘ VI.1 Đánh giá tác động môi trường VI.1.1 Giới thiệu chung Công ty TNHH Vận tải Ô tô Gia Lai đầu tư nhà máy sản xuất bột giấy Gia Lai tại xóm 4, xã Ia Kênh, Tp Pleiku, tỉnh Gia Lai Mục đích của công tác đánh giá tác động môi... lựa chọn mô hình đầu tư công suất dây chuyền sản xuất bột giấy là 25,500 tấn sản phẩm/năm là mô hình đầu tư thích hợp ở địa phương III.2 Lựa chọn địa điểm III.2.1 Những yêu cầu cơ bản Vấn đề lựa chọn và xác định địa điểm xây dựng Nhà máy sản xuất bột giấy Gia Lai có vị trí quan trọng đặc biệt đối với chi phí đầu tư và hiệu quả kinh doanh của nhà máy Bởi vậy, địa điểm xây dựng nhà máy cần phải thỏa... -Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI CHƯƠNG IV: CÔNG NGHỆ VÀ CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT BỘT GIẤY IV.1 Công nghệ Nhà máy sản xuất bột giấy Gia Lai sẽ sử dụng công nghệ FPMS của ZHUCHENG XURIDONG MACHINERY CO., LTD - Trung Quốc Đây là một trong những công nghệ cao đang được phát triển trong lĩnh vực sản xuất bột giấy tại Trung Quốc Từ năm 2004, công nghệ này... MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI Nhà máy sản xuất bột giấy Gia Lai nằm giữa hệ thống giao thông huyết mạch của tỉnh Gia Lai, thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu sản xuất đến nhà máy III.2.3 Kết luận + Thuận lợi Địa hình bằng phẳng, diện tích đảm bảo đủ để xây dựng nhà máy và phát triển mở rộng sau này khi có nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm Nằm ở trung tâm vùng nguyên liệu được quy hoạch, bán kính vận . CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI CHƯƠNG IV: CÔNG NGHỆ VÀ CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT BỘT GIẤY IV.1. Công nghệ Nhà máy sản xuất bột giấy Gia Lai sẽ sử dụng công nghệ FPMS. Nhà máy sản xuất bột giấy Gia Lai tại Xóm 4, Xã Ia Kênh, Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai. Hình: Vị trí xây dựng nhà máy 11 Công ty CPTVĐT Thảo Nguyên Xanh DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI Nhà. đầu tư dự án “Nhà máy sản xuất bột giấy Gia Lai tại xóm 4, xã Ia Kênh, Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai. Mục tiêu của dự án là xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy lớn nhất tỉnh Gia Lai với công suất

Ngày đăng: 23/05/2015, 17:17

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

    • II.1.1. Môi trường vĩ mô

    • II.1.2. Thị trường bột giấy

    • II.1.3. Nguồn cung và nhu cầu tiêu thụ giấy trên thị trường Việt Nam

    • II.2.1. Chính sách phát triển của Chính phủ

    • II.2.2. Điều kiện của khu vực thực hiện dự án

    • II.3. Kết luận sự cần thiết đầu tư

    • III.1. Lựa chọn công suất

    • III.2. Lựa chọn địa điểm

      • III.2.1. Những yêu cầu cơ bản

      • III.2.2. Phương án lựa chọn địa điểm

      • III.2.3. Kết luận

    • IV.1. Công nghệ

      • IV.1.1. Mô tả qui trình công nghệ

      • IV.1.2. Quy trình sản xuất

      • IV.1.3. Nguyên liệu và thiết bị sản xuất bột giấy tẩy trắng

      • IV.1.4. So sánh công nghệ sản xuất truyền thống và công nghệ FPMS

    • IV.2. Chương trình sản xuất

      • IV.2.1. Phương án sản phẩm

      • IV.2.2. Chương trình sản xuất

      • IV.2.3. Công xuất sản xuất

    • IV.3. Các yếu tố đáp ứng và giải pháp thực hiện

      • IV.3.1. Nhu cầu về nguyên liệu

      • IV.3.2. Các giải pháp kết cấu hạ tầng đảm bảo phục vụ sản xuất

    • V.1. Các hạng mục công trình

    • V.2. Giải pháp thiết kế

    • V.3. Quy hoạch tổng mặt bằng

      • VI.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường

      • VI.2.1. Giai đoạn xây dựng dự án

    • VII.1. Mô hình hệ thống tổ chức của nhà máy

    • VII.2. Nhu cầu lao động

    • VII.3. Hình thức quản lý dự án

    • VII.4. Tiến độ thực hiện dự án

    • VII.5. Mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan đếnn dự án

      • VII.5.1. Mối quan hệ với Công ty

      • VII.5.2. Mối quan hệ với các cơ quan nhà nước

    • XII.1. Kết luận

    • XII.2. Cam kết của chủ đầu tư

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan