BÁO CÁO THỰC TẬP-KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TRÒ CHƠI MÔN TOÁN LỚP 3

5 463 2
BÁO CÁO THỰC TẬP-KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TRÒ CHƠI MÔN TOÁN LỚP 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

A/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Bác Hồ vĩ đại của chúng ta từng nói : “ Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” Các em học ở lứa tuổi nhi đồng do tâm sinh lý còn thích ăn ngủ, chơi rồi mới học. ví vậy để các emmthật sự có ý thức và tâm lí thoải mái trong học tập, tiếp thu tri thức một cách chủ động thì người giáo viên cần có hiểu biết về tâm lí học, đối với các em ở lứa tuổi tiểu học. Đồng thời cần tổ chức giờ học sao cho trẻ thích thú “ Học mà chơi, chơi mà học, vui để học”. Như thế việc giáo dục mới đạt hiệu quả. Tổ chức một giờ học với không khí học tập sôi động , đạt kết quả cao là cả một nghệ thuật. Qua nhiều năm giảng dạy ở lớp 2,3 tôi thấy Trò chơi học tập có tác dụng rất lớn nhất là đối với môn Toán. Khi sử dụng trò chơi trong tiết học sẽ làm cho học sinh hứng thú hơn, tiếp thu tri thức một cách chủ động , mà không bị ức chế, áp đặt; ngoài ra sử dụng trò chơi còn giúp nâng cao chất lượng trong giờ học, làm lớp sinh động đồng thời hạn chế được sự khô khan vốn có của các môn học tự nhiên. Sử dụng trò chơi thích hợp sẽ lôi cuốn các em vào bài học dẫn đến giờ học đạt hiệu quả cao hơn. Chính vì những tác dụng và hiệu quả cao của trò chơi đối với giờ học Toán tôi đã áp dụng đề tài : “ Một số kinh nghiệm áp dụng trò chơi học tập vào môn Toán lớp 3”. B/ NỘI DUNG I/ Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứ đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học, tìm hiểu xem nếu các em chơi trò chơi trong học tập thì các emmhứng thú học hơn hay không? CVác em sẽ tiếp thu bài học như thế nào ? Các em có thích chơi trò chơi học tập và việc áp dụng trò chơi học tập có đảm bảo một giờ dạy tốt hay không ? - Đổi mới phương pháp giáo dục là mục tiêu quan trọng trong sự nghiệp giáo dục hiện nay. Người giáo viên cần tổ chức giờ học như thế nào để học sinh tiếp thu tri thức một cách chủ đônỵ, sáng tạo. bởi vì học toán các em có nhiều ý kiến khác nhau. Phát biểu cảm tưởng trong giờ học táo tại lớp tôi : “ Học toán em rất mệt mỏi” Minh Thư “ Học toán em thấy khó quá, phải tính toán nhiều” “ Học toán khó nhớ và lắt léo quá” Được nghe nhiều ý kiến khác nhau của các em là người giáo viên tôi cần phải làm như thế nàođể tạo được tâm lí thoải mái, thích thú học toán cho các em. Tôi thấy rằng việc áp dụng trò chơi học tập vào giờ học táon sẽ mang lại hiệu quả học tập cao. Vì thế việc thiết kế trò chơi học tập sẽ làm phong phú hơn nhiều hình thức “ “vui để học” các em năng động hơn, tự chủ hơn, tự tin, mạnh dạn, đoàn kết trong học tập. các em bỏ được tính nhút nhát, tự ti. II/ Cách giải quyết 1/ Làm rõ một số khái niệm liên quan đến đề tài. a/ Trò chơi là một hoạt động không thể thiếu được đối với học sinh ở mọi lứa tuổi. trò chơi giúp trẻ phát triển toàn diện. tổ chưcf1 trò chơi cvần chú ý đến các đặc tính “ Vui - khoẻ - an toàn- bổ ích” . trong đó vui bao gồm cả giỉ trí , thư giãn … được xem là yếu tố cơ bản nhất của một trò chơi. Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung tri thức gắn với hoạt động của học sinh và g8án với nội dung kiến thức bài học, giúp học sinh khai thác vốn kiến thức của bản thân để chơi và học. trò chơi học tập cả về tri thức, trí tuệ lẫn về thể chất và các phẩm chất đạo đực. b/ Luật chơi : Chính những qui định bắt buộc trẻ thực hiện những hành động chơi nhằm đạt được mục đích trò chơi. c/ Cách chơi : là những hoạt động theo qui định của luật chơi nhằm đạt được mục đích của trò chơi. d/ Thưởng phát : thưởng - phạt phải công minh, đúng luật sao cho người chơi chấp nhận một cách thoải mái và tự giác, làm cho trò chơi càng thêm hấp dẫn, kích thích hứng thú học tập. Thưởng những học sinh nhóm, học sinh cá nhân chơi nhịêt tình, đúng luật và thắng trong cuộc chơi. Hình thức thưởng có thể bắng hiện vật, bằng lời khen ngợi, khích lệ bằng tràng pháo tay. Phạt ( học sinh phạm luật chơi ) bằng hình thức đơn giản như chào các bạn thắng cuộc, kể chuyện vui, hát một bài hoặc nhảy lò cò… Học sinh thua cuộc động viên các em lần sau cố gắng hơn để dành thắng lợi về mình. 2/ Thực hiện Muốn vận dụng trò chơi học tập giáo viên phải nắm rõ đặc điểm riêng của lớp. học sinh lớp tôi đang chủ nhiệm có tổng số 36/17 nữ. để nắm bắt được việc học toán của lớp như thế nào tôi đã điều tra bằng một số câu hỏi qua một tháng đầu năm. Câu hỏi 1 : Học toán các em thấy dễ hay khó ? Kết quả trả lời như sau : Lớp TSHS Dễ Khó 3A 36 HSTL % HSTL % 20 16 Câu hỏi 2 : Các em có thích trò chơi trong giờ học toán hay không? Kết quả trả lời như sau : Lớp TSHS Có Không 3A 36 HSTL % HSTL % 36 100 0 Qua kết quả điều tra tôi nghĩ trò chơi học tập là món ăn tinh thần trong giờ học toán để các em có tâm lý thoải mái tiếp thu tri thức một cách chủ động nên tôi đã thường xuyên áp dụng trò chơi học tập trong giờ học toán và nhận thấy rằng các em hứng thú học tập hơn nhiều, tiết học đạt kết quả cao hơn. Tuy nhiên các em luôn đòi hỏi trò chơi phải mới lạ, muốn các em hứng thú hơn đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị tốt nội dung trò chơi và hướng dẫn các em chơi tốt, nếu không sẽ mất nhiều thời gian, giảm hiệu quả giờ dạy. Các em học sinh tiểu học thích thi đua, thích hoạt động, thích được khen thưởng qua trò chơi học tập. trò chơi học tập thường được tổ chức vào phần củng cố bài trong giờ học toán. Tuy nhiên muốn tổ chức trò chơi thành công người giáo viên phải chú trọng từ việc chuẩn bị thiết kế trò chơi đến việc áp dụng trò chơi vào tiết học. phải tổ chức linh hoạt nhiều hình thức chơi khác nhau phù hợp với từng bài để các em không nhàm chán mà luôn say mê ham thích chơi trò chơi. • Tôi xin giới thiệu một số trò chơi khác nhau và cách thực hiện trò chơi : 1/ Trò chơi “Đố bạn”. Trò chơi này được áp dụng khi dạy các bài bảng nhân 6 đến 10; bảng chia 6 đến 10. • Mục tiêu : Nhằm củng có cho học sinh thuộc lòng và khắc sâu các bảng nhân 6 đến 10, chia 6 đến 10 từ đó vận dụng tốt vào phần luyện tập thực hành. • Cách chơi : Học sinh ngồi tại chỗ, cử một bạn làm trọng tài ( lớp trưởng hoặc lớp phó). Lần đầu người làm trọng tài nêu câu đố, chỉ một bạn trả lời, sau khi bạn đó trả lời xong lại nêu câu đố và mời một bạn khác trả lời. Trò chơi được thực hiện trong 3 đến 4 phút. • Luật chơi : Khi trả lời mà bạn nào trả lời đúng thì được đố bạn khác và ngồi xuống, nếu bạn nào trả lời sai sẽ được trọng tài mời lên trước lớp phạt hát một bài. - Thưởng : Giáo viên khen và nêu gương trước lớp những học sinh trả lời nhanh, đúng - Phạt : phạt những học sinh phạm luật. * Ví dụ : Sau khi dạy bài “Bảng nhân 6”. Giáo viên hướng dẫn lớp chơi như sau : Cử một bạn lớp trưởng làm trọng tài. Trọng tài đố bạn Nam : 6 x 9 bằng mấy? Nam trả lời ngay 6 x 9 bằng 54. Nam lại nêu câu đố chẳng hạn như đố bạn Quí : 6 x 4 bằng mấy ? Quí trả lời ngay 6 x 4 bằng 24. Và lại nêu câu đố cho các bạn tiếp theo…. Trò chơi được thực hiện trong khoảng 3 phút. 2/ Trò chơi “Đoán hình” Được áp dụng khi dạy các bài hình chữ nhật, hình vuông. • Mục tiêu : Nhằm giúp học sinh nhận biết và khắc sâu về đặc điểm của các hình chữ nhật, hình vuông, có khả năng suy luận, đặt câu hỏi có hệ thống, lôgích. • Cách chơi : Giáo viên cho một học sinh làm người đo9án hình và gắn sau lưng học sinh đó. học sinh quay lưng về phía lớp và nêu 5 câu hỏi để lớp trả lời “sai” hoặc “đúng” sau đó học sinh làm người đoán là hình gì? • Luật chơi : Học sinh phải nêu được 5 câu hỏi và đáon được hình. nếu không nêu được 5 câu hỏi và đoán được hình thì sẽ bị phạt hát hoặc múa một bài . câu hỏi không được hỏi dạng mà có câu trả lời là “không” hoặc”phải” mà câu hỏi phải ở dạng câu trả lời chỉ là “sai” hoặc “đúng”. IV/ T ỔNG K ẾT V À KI ẾN NGH Ị . tập. trò chơi học tập thường được tổ chức vào phần củng cố bài trong giờ học toán. Tuy nhiên muốn tổ chức trò chơi thành công người giáo viên phải chú trọng từ việc chuẩn bị thiết kế trò chơi. vì những tác dụng và hiệu quả cao của trò chơi đối với giờ học Toán tôi đã áp dụng đề tài : “ Một số kinh nghiệm áp dụng trò chơi học tập vào môn Toán lớp 3 . B/ NỘI DUNG I/ Nhiệm vụ nghiên cứu. mình. 2/ Thực hiện Muốn vận dụng trò chơi học tập giáo viên phải nắm rõ đặc điểm riêng của lớp. học sinh lớp tôi đang chủ nhiệm có tổng số 36 /17 nữ. để nắm bắt được việc học toán của lớp như

Ngày đăng: 23/05/2015, 17:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan