BÁO CÁO THỰC TẬP-BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

18 1.4K 22
BÁO CÁO THỰC TẬP-BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ *** TIỂU LUẬN BẢO HIỂM TRONG KINH DOANH ĐỀ TÀI: BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hà Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Anh – 1111110169 Đặng Thị Hương Giang – 1111110376 Nguyễn Thị Hà Anh – 1111150172 Nguyễn Thị Mai Anh - 1111110140 Lê Thị Quỳnh – 1111110860 Lê Thị Lý - 1111110321 Hà Nội, Tháng 12, 2014 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế - xã hội mà hầu hết các nước trên thế giới phải đối mặt.Thất nghiệp gia tăng làm cho tình hình chính trị xã hội bất ổn, các tệ nạn xã hội và tội phạm tăng dần.Để giải quyết vấn nạn này, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đã ra đời. Mục đích của chính sách bảo hiểm thất nghiệp là trợ giúp về mặt tài chính cho người lao động thất nghiệp để họ ổn đinh cuộc sống cá nhân và gia đình trong một chừng mực nhất định, từ đó tạo điều kiện cho họ tham gia vào thị trường lao động, có những cơ hội mới về việc làm. Chính sách Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được thực hiện bắt đầu từ ngày 01/01/2009.Qua năm năm thực hiện, mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu nhưng chính sách vẫn còn những bất cấp và gặp khó khăn trong quá trình thực hiện.Vì vậy, việc nghiên cứu, hoàn thiện chính sách BHTN ở Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.Vì vậy nhóm chúng em chọn đề tài “Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam – Thực trạng & một số đề xuất” để nghiên cứu với mong muốn tìm hiểu thực trạng áp dụng chính sách BHTN hiện nay và những giải pháp, đề xuất được rút ra. Bài nghiên cứu gồm 3 phần: PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP PHẦN II: THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP VÀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI VIỆT NAM PHẦN III: GIẢI PHÁPVÀĐỀ XUẤT Mặc dù nhóm chúng em đã cố gắng hoàn thành bài tiểu luận nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự hướng dẫn chỉ bảo và góp ý của cô giáo. Chúng em xin chân thành cảm ơn Nhóm nghiên cứu 4 NỘI DUNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 1.Khái niệm BHTN là quá trình tổ chức và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung - quỹ bảo hiểm thất nghiệp - được hình thành do sự đóng góp của các bên tham gia (người lao động, người sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước) nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ khi gặp rủi ro về việc làm. Mặt khác, trợ cấp thất nghiệp của Nhà nước và trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm khác với việc hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp là một quá trình thường xuyên, liên tục, và có sự tham gia đóng góp của cả người lao động, người sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước. BHTN không những là sự đóng góp chung rủi ro mất việc làm cùng tham gia đóng góp vào quỹ và từ quỹ đó hỗ trợ tài chính cho một bộ phận nhỏ những người không may rơi vào tình trạng thất nghiệp mà còn là sự góp chung rủi ro giữa các doanh nghiệp với nhau. 2.Đối tượng và phạm vi bảo hiểm. Là một bộ phận của bảo hiểm xã hội (BHXH), BHTN là bảo hiểm bổi thường cho người lao động bị thiệt hạivề thu nhập do bị mất việc làm để họ ổn định cuộc sống và có điều kiện tham gia vào thi truờng lao động. Như vậy, mục đích của BHTN là trợ giúp về mặt tài chính cho người thất nghiệp để họ ổn định cuộc sống cá nhân và gia đình trong một chừng mực nhất định, từ đó tạo điều kiện cho họ tham gia vào thị trường lao động để có những cơ hội mới về việc làm. Vì thế, một số nhà kinh tế học còn cho rằng BHTN là hạt nhân của thị trường lao động và nằm trong chính sách kinh tế - xã hội của quốc gia. Chính sách này trước hết vì lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động sau nữa là vì lợi ích xã hội. 5 Mặc dù nhiều nước triển khai BHTN độc lập với BHXH, song đối tượng của BHTN cũng giống đối tượng của BHXH, đó là thu nhập của người lao động.Còn đối tượng tham gia BHTN cũng là người lao động và người sử dụng lao động, song đối tượng này rộng hay hẹp còn tùy thuộc vào điều kiện cụ thể và quy định của từng nước.Đại đa số các nước đều quy định đối tượng tham gia BHTN là những người lao động trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động. Bao gồm: - Những người làm công ăn lương trong các doanh nghiệp có sử dụng một số lượng lao động nhất định. - Những người làm việc theo hợp đồng lao động với một thời gian nhất định (thường là một năm trở lên) trong các doanh nghiệp, các cơ quan đoàn thể, các đơn vị hành chính sự nghiệp (nhưng không phải là viên chức và công chức). - Những công chức, viên chức Nhà nước; những người lao động độc lập không có chủ; những người làm thuê theo mùa vụ thường không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Bởi vì, hoặc là họ được Nhà nước tuyển dụng, bổ nhiệm lâu dài nên khả năng thất nghiệp thấp, hoặc là những người khó xác định thu nhập để xác định phí bảo hiểm, thời gian làm việc ngắn, công việc không ổn định, thời gian đóng phí bảo hiểm không đủ. Về phía người sử dụng lao động, họ cũng có trách nhiệm đóng góp BHTN cho người lao động mà họ sử dụng. Như vậy, đối tượng tham gia BHTN hẹp hơn rất nhiều so với BHXH. - Rủi ro thuộc phạm vi BHTN là rủi ro nghề nghiệp, rủi ro việc làm. Người lao động tham gia BHTN bị mất việc làm họ sẽ được hưởng trợ cấp BHTN. Điều kiện để được hưởng trợ cấp BHTN khá chặt chẽ: 6 • Người tham gia bảo hiểm phải nộp phí bảo hiểm trong một thời gian nhất định • Thất nghiệp không phải do lỗi của người lao động; sẵn sàng làm việc • Phải đăng ký thất nghiệp, đăng ký tìm kiếm việc làm tại Cơ quan lao động có thẩm quyền do Nhà nước quy định; • Có sổ BHTN để chứng nhận có tham gia đóng phí BHTN đủ thời hạn quy định. II. THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP VÀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM 1.Thực trạng thất nghiệp Việt Nam Trong 6 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp chung của Việt Nam tăng nhẹ từ 1,71% trong 6 tháng đầu năm 2012 lên mức 2,01%. 7 Theo báo cáo của tổng cục thống kê tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam năm 2008 là 4.65% tăng 0.01% so với năm 2007. Trong khi đó, tỷ lệ lao động thiếu việc làm năm 2008 là 5.1% tăng 0.2% so với năm 2007. Đáng chú ý, tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn lên tới 6,1%. Tỷ lệ thất nghiệp Việt Nam được Tổng cục Thống kê thực ra chỉ được tính cho khu vực thành thị, cho những người trong độ tuổi từ 15-60 đối với nam và 15-55 đối với nữ. Ngoài ra, để đánh giá về tình hình lao động và việc làm trong nền kinh tế, chúng ta cần biết thêm một tiêu chí khác đó là tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động. Đây là tiêu chí quan trọng được tính cho cả lao động ở khu vực nông thôn và thành thị nhưng chưa được công bố từ trước đến nay. Ở Việt Nam, tỷ lệ này ở nông thôn thường cao hơn thành thị. Lý do cho hiện tượng này là do diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp dần trong khi lao động nông thôn lại chưa được đào tạo nghề phù hợp để thích nghi với sự biến đổi quá nhanh như hiện nay. Tuy nhiên, môt báo cáo gần đây nhất của BHXH Việt Nam, giai đoạn 2010-2013 chỉ ra rằng khu vực thành thị ngày càng gia tăng nhiều hơn những vấn đề liên quan đến thất nghiệp. Bản báo cáo nhấn mạnh quan ngại về xu hướng tăng lên của thất nghiệp thanh niên thành thị đi cùng với xu hướng tăng lên của tỷ lệ thanh niên không hoạt động đối với không chỉ thị 8 trường lao động Việt Nam nói riêng mà còn tạo ra một áp lực đáng kể đến những vấn đề xã hội. Dựa vào những con số trên, chúng ta có thể rút ra được một số dự báo về vấn đề thất nghiệp trong những năm tới như sau: Theo dự báo của Trung tâm Giới thiệu việc làm TP HCM, năm 2013, kinh tế tiếp tục khó khăn, thêm nhiều doanh nghiệp không trụ được phải rời bỏ thị trường nên lượng người thất nghiệp sẽ tiếp tục gia tăng.Dự kiến, có khoảng 150.000 người thất nghiệp trong những năm tới, và chiếm phần lớn vẫn nằm ở độ tuổi thanh niên. Đặc biệt giai đoạn 2013-2020, tỷ lệ thất nghiệp cả nước dự kiến sẽ tăng từ 2,5% năm 2015 lên 2,9% năm 2020. Quá trình dịch chuyển lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp diễn ra nhanh khiến cho tỷ lệ thất nghiệp nông thôn tăng nhẹ, từ 1,8% năm 2015 lên 2,2% năm 2020. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị sẽ tăng lên 4.0% năm 2015 nhưng nhờ sự phục hổi của các ngành công nghiệp và dịch vụ nên tỷ lệ này còn được dự báo sẽ giảm còn 3,9% vào năm 2020. 2. Thực trạng bảo hiểm thất nghiệp Việt Nam 2.1 Các nội dung cơ bản của chính sách BHTN 2014 Những căn cứ pháp luật: - Luật Bảo hiểm Xã hội 2006; - Nghị định 127/2008/NĐ-CP; 9 - Nghị định 100/2012/NĐ-CP; - Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH; - Thông tư 04/2013/TT-BLĐTBXH. Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp: - Đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi thất nghiệp; - Đã đăng ký thất nghiệp với Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động, Thương binh & Xã hội; và nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (phải hoàn thành trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi đăng ký thất nghiệp); - Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp. Mức trợ cấp thất nghiệp 60% mức bình quân tiền lương, tiền công của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp - 3 tháng nếu đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng. - 6 tháng nếu đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng. - 9 tháng nếu đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 72 tháng đến dưới 144 tháng. - 12 tháng nếu đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 144 tháng trở lên. Tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp - Không thông báo về kết quả tìm việc làm hàng tháng với Trung tâm giới thiệu việc làm; - Bị tạm giam. Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp - Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp; - Có việc làm (được nhận trợ cấp 1 lần cho số tháng còn lại); - Thực hiện nghĩa vụ quân sự (được nhận trợ cấp 1 lần cho số tháng còn lại); - Hưởng lương hưu; - Sau 2 lần từ chối nhận việc làm mà không có lý do chính đáng; - Không thông báo về việc tìm kiếm việc làm 3 tháng liên tục; - Ra nước ngoài định cư; - Chết; - Bị áp dụng xử lý hành chính tại các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, chữa bệnh hoặc chấp hành hình phạt tù không được hưởng án treo. 10 [...]... bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp; - Người lao động bị thất nghiệp phải nộp đủ hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp Người lao động thất nghiệp có nhu cầu chuyển tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương khác để hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp : Phải làm đơn đề nghị gửi nơi đăng ký bảo hiểm thất nghiệp. .. tâm, cơ sở dạy nghề Bên cạnh đó cần có sự hợp tác và đóng góp của nhiều thành phần kinh tế: các doanh nghiệp hay tổ chức chính phủ, các doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức phi chính phủ, hợp tác xã nông nghiệp, vv Các tổ chức này có bổn phận tham gia đóng góp vào các quỹ, thu gom tiền đóng vào quỹ thất nghiệp của lao động và nộp và báo cáo cho các quỹ bảo hiểm thất nghiệp của chính phủ trung ương và địa... gian thất nghiệp Qua thực tế, chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã chứng tỏ tính đúng đắn và ưu việt của nó, nhưng khi thực hiện vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, đặc biệt là từ góc độ người lao động, những người trực tiếp đóng góp và kỳ vọng vào chỗ dựa này khi họ gặp hoàn cảnh khó khăn Thực tế cho thấy, cần phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về chính sách bảo hiểm thất nghiệp để nâng cao hiệu lực và hiệu... thụ hưởng chế độ BHTN Qua thực tế, chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã chứng tỏ tính đúng đắn và ưu việt của nó, nhưng khi thực hiện vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, đặc biệt là từ góc độ người lao động, những người trực tiếp đóng góp và kỳ vọng vào chỗ dựa này khi họ gặp hoàn cảnh khó khăn Thực tế điều tra, khảo sát cho thấy, cần phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về chính sách bảo hiểm thất nghiệp. .. bảo hiểm thất nghiệp phát triển khi kinh tế thị trường phát triển Khi đó, thị trường lao động phát triển mạnh thì khả năng rủi ro thất nghiệp lớn Bảo hiểm thất nghiệp chỉ có ý nghĩa trợ cấp cho người lao động mang tính ngắn hạn Đối tượng của bảo hiểm thất nghiệp tương đối hẹp, là những người đã có việc làm, có quan hệ lao động (có hợp đồng lao động với người sử dụng lao động) và đóng bảo hiểm thất nghiệp. .. hiểm thất nghiệp để được giới thiệu về nơi cư trú để hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo đề nghị của người lao động 2.2 Công tác tổ chức thực hiện Hiện nay, bộ máy tổ chức thực hiện chính sách BHTN đang do hai ngành là Lao động- Thương binh và Xã hội và BHXH Việt Nam thực hiện Mô hình cụ như sau: 11 thể 2.3 Kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp từ năm 2009 đến nay 2.3.1 Về thu BHTN Có thể thấy,... hiểm thất nghiệp sẽ không kham nổi Không chỉ có nhà nước bản thân chi phí đầu vào của các doanh nghiệp hiện nay cũng tăng do giá hàng hóa trên thi trường đã hình thành một mặt bằng giá 15 cao.Trong khi đó, trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập thì cần phải có giải pháp giảm chi phí đầu vào nên nhiều doanh nghiệp vẫn lo ngại nếu áp dụng chính sách bảo hiêm thất nghiệp, đây là bài toán của bảo hiểm thất. .. sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp - Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo mẫu do Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội quy định (được phát tại nơi đến đăng ký bảo hiểm thất nghiệp) ; - Bản sao hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật; - Sổ bảo hiểm xã hội... hoàn thiện pháp luật về chính sách bảo hiểm thất nghiệp để nâng cao hiệu lực và hiệu quả thực hiện, bảo đảm tối đa người lao động làm công ăn lương đều có quyền tham gia bảo hiểm thất nghiệp và hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp 2 Định hướng phát triển BHTN trong thời gian tới Bảo hiểm thất nghiệp là một loại hình bảo hiểm tiến bộ không chỉ có ý nghĩa hỗ trợ người lao động khi mất việc làm mà còn... thất nghiệp mà hiện chưa có bài giải nào thấu đáo.Vì thế, các cơ quan hữu quan nên đặc biệt chú trọng vào mảng đào tạo nghề và giới thiệu việc làm mới cho người thất nghiệp hơn là tính toán đến số tiền đóng và hưởng Vì vậy, để BHTN thật sự mang ý nghĩa xã hội của nó, và làm công cụ đắc lực cho nền kinh tế.Đảng và Nhà nước cần chú trọng vào đào tạo nghề, tập trung nâng cao cả về cơ sở vật chất và chất . thời hạn quy định. II. THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP VÀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM 1 .Thực trạng thất nghiệp Việt Nam Trong 6 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp chung của Việt Nam tăng nhẹ từ. hiện nay và những giải pháp, đề xuất được rút ra. Bài nghiên cứu gồm 3 phần: PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP PHẦN II: THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP VÀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI VIỆT NAM PHẦN. vào quỹ thất nghiệp của lao động và nộp và báo cáo cho các quỹ bảo hiểm thất nghiệp của chính phủ trung ương và địa phương. Các báo cáo chính xác sẽ giúp người bị mất việc được hưởng tiền thất

Ngày đăng: 23/05/2015, 17:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • NỘI DUNG

    • I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

      • 1. Khái niệm

      • 2. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm.

      • II. THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP VÀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM

        • 1. Thực trạng thất nghiệp Việt Nam

        • 2. Thực trạng bảo hiểm thất nghiệp Việt Nam

          • 2.1 Các nội dung cơ bản của chính sách BHTN 2014

            • Những căn cứ pháp luật:

            • Mức trợ cấp thất nghiệp

            • Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp

            • Tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp

            • Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

            • Thủ tục, hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp

            • Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

            • 2.2 Công tác tổ chức thực hiện

              • 2.3 Kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp từ năm 2009 đến nay

                • 2.3.1 Về thu BHTN

                • 3. Một số đánh giá chung về thực trạng BHTN Việt Nam

                  • Một số kết quả đạt được:

                  • III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

                    • 1. Giải pháp đề xuất cho Việt Nam trong thời gian tới

                    • 2. Định hướng phát triển BHTN trong thời gian tới

                    • KẾT LUẬN

                    • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan