Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học SÁU CHIẾC MŨ TƯ DUY VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ XIN VIỆC

37 1.8K 7
Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học SÁU CHIẾC MŨ TƯ DUY VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ XIN VIỆC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KHOA KHOA HỌC MÁY TÍNH __________ TIỂU LUẬN MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SÁU CHIẾC MŨ TƯ DUY VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ XIN VIỆC Giảng viên hướng dẫn : GS.TSKH HOÀNG VĂN KIẾM Học viên thực hiện: NGUYỄN THỊ DIỄM AN MSHV: CH1301075 Lớp: Cao học khóa 8 - 2013 1 GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075 2 TP. HồChí Minh, tháng 5 năm 2014 LỜI MỞ ĐẦU Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết. Tư duy để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, từ đó giúp ta tác động làm thay đổi, cải tạo thế giới, chinh phục thiên nhiên mang lại hạnh phúc cho con người. Vì vậy việc phát triển tư duy là một việc quan trọng. Vì nếu không có khả năng tư duy thì không thể học tập, không thể hiểu biết, không cải tạo được tự nhiên, xã hội và rèn luyện bản thân. Phải đặt cá nhân vào tình huống có vấn đề để kích thích tính tích cực của bản thân, độc lập sáng tạo khi giải quyết tình huống có vấn đề. Phải rèn luyện học tập nâng cao nhận thức để phát triển khả năng tư duy tốt, chính xác. Phải tăng cường khả năng trừu tượng khái quát. Phải thường xuyên quan sát tìm hiểu thực tế, rèn luyện cảm giác, tính nhạy cảm, năng lực trí nhớ, nhằm nâng cao nhận thức cảm tính để sau đó rút ra nhận thức một cách lý tính, có khoa học. Phải trau dồi vốn ngôn ngữ, vì ngôn ngữ là cái vỏ thể hiện của tư duy và thông qua đó mới biểu đạt tư duy của bản thân cũng như lĩnh hội tư duy của người khác. Tích cực trong nhiều hoạt động và các mối quan hệ giao tiếp. Có nhiều phương pháp tư duy. Vậy đâu là phương pháp tư duy hiệu quả? Trong phạm vi đề tài này, em xin trình bày về phương pháp “Sáu chiếc mũ tư duy” của tác giả Edward de Bono năm 1980, và nó được mô tả chi tiết hơn vào năm 1985. 2 GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075 3 LỜI CẢM ƠN 3 GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075 Lời đầu tiên em muốn bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc của mình tới GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm giảng viên bộ môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, trường Đại học Công Nghệ Thông Tin, ĐHQG – Tp.HCM đã hướng dẫn chúng em cũng như chia sẽ những kinh nghiệm đúc kết từ cuộc sống của thầy. Trong thời gian học, em đã tiếp thu nhiều kiến thức bổ ích để hoàn thành bài tiểu luận này. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy và các bạn để đề tài có thể hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Tp Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2014 Học viên: Nguyễn Thị Diễm An 4 NHẬN XÉT (Của giảng viên) …………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………… Giảng viên (Họ tên và chữ kí) 4 GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075 5 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SÁU CHIẾC MŨ TƯ DUY 1.1 Sự ra đời Phương pháp này là phát kiến của tiến sĩ Edward de Bono năm 1980 và năm 1985 nó đã được mô tả chi tiết trong cuốn "Six Thinking Hats" của de Bono. Đây là một phương pháp cực kỳ hiệu quả, giúp ta đánh giá sự việc từ nhiều góc nhìn khác nhau để đưa ra quyết định tốt hơn. Nhờ vậy, ta sẽ hiểu rõ hơn mọi ngóc ngách của sự việc, nhận diện được những nguy cơ và cơ hội mà bình thường ta có thể không chú ý đến. Phương pháp này đã được phát triển và giảng dạy ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiều tổ chức lớn như là IBM, Federal Express, Brtish Airways, Pepsi, Polaroid, Prudential, Dupont… cũng dùng phương pháp này. 1.2 Sáu chiếc mũ tư duy Phương pháp tư duy sáu chiếc mũ là phương pháp được tiến sỹ Edward de Bono phát triển, với mục đích tạo thuận lợi cho quá trình đưa ra quyết định chung trong hoạt động nhóm, đồng thời truyền cảm hứng tư duy sáng tạo. Là một phần của khái niệm tư duy định hướng, Edward de Bono đã phát triển một số công cụ và kỹ thuật giúp tạo ra lối tư duy khác biệt và tăng tính sáng tạo. Tư duy định hướng là khám phá vấn đề ở những góc độ khác nhau. So với lối tư duy “trực quan”, nghĩa là đào sâu vấn đề trong cùng một vị trí với một mô thức tri giác, tư 5 GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075 6 duy định hướng nghĩa là chuyển vấn đề sang một vị trí khác với cách tư duy khác. Nói một cách hoa mỹ nghĩa là bắt đầu “đào một cái lỗ mới” nhưng giúp tìm ra giải pháp cho cùng một vấn đều. Phương pháp tư duy sáu chiếc mũ là một trong những kỹ thuật mà Bono phát triển trong khuôn khổ khái niệm về tư duy định hướng. Tuy nhiên phương pháp mà ông phát triển chỉ trong một buổi chiều này giúp khắc phục những thái độ tiêu cực trong quá trình thảo luận. Thí dụ, Bono nhận thấy những lời phát ngôn như: “vô ích thôi”, “sai rồi”, “điều đó không thể nào xảy ra”… thường làm bế tắc quá trình tư duy và triệt tiêu tính sáng tạo. Có những thời điểm khi những mô hình hoài nghi về tư duy được chấp nhận, thì cách tiếp cận này giúp xác định những khó khăn tiêu cực cần khắc phục, vì không nên để những cách tư duy tiêu cực kìm hãm quá trình tư duy. Cho nên, phương pháp tư duy sáu chiếc mũ chủ yếu giúp xác định một số giai đoạn trong quá trình tư duy và đảm bảo phân phối thời gian ngang bằng cho mỗi giai đoạn. Quan niệm về phương pháp tư duy sáu chiếc mũ cho rằng ở bất cứ quá trình tư duy sáng tạo nào, chúng ta nên sử dụng nhiều cách mường tượng khác nhau để tối đa hóa các ý tưởng sáng tạo. Bằng việc khuyến khích mọi người cùng tham gia vào quá trình tư duy, chúng ta có thể phát huy hết các nguồn tư duy sáng tạo, và cũng với nó tạo ra một môi trường làm việc tích cực hơn, vì mọi người đều “cùng hội cùng thuyền”, và đều tập trung vào một vấn đề phát sinh từ một viễn cảnh nào đó. Điều này cũng giúp phân biệt giữa luận điểm và người phát triển luận điểm dễ dàng hơn rất nhiều. Trong một cuộc tranh luận, mục tiêu của chúng ta là tìm ra giải pháp cho một vấn đề nào đó. Tính cách của từng cá nhân cũng thể hiện trong các cuộc tranh luận như thế, chúng được gọi là “trò chơi quyền lực”, nghĩa là một người tranh cãi với người khác và đôi khi cuộc tranh luận có thể đẩy vấn đề đi xa mục đích ban đầu. Trong các cuộc thảo luận nhóm, mỗi người luôn muốn thu hút sự chú ý và luôn muốn thể hiện cái tôi của mình. Như thế, cùng với 6 GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075 7 việc loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực có thể hình thành lối tư duy tiêu cực cố hữu, “Phương pháp tư duy sáu chiếc mũ”, giúp tránh tình trạng bế tắc ngay từ đầu. Nếu đánh giá một vấn đề bằng phương pháp “6 chiếc mũ tư duy”, ta có thể giải quyết nó dựa trên tất cả các góc nhìn đã đề cập, sẽ kết hợp được cả tham vọng, kỹ năng thực hành, sự nhạy cảm, sáng tạo và khả năng lập kế hoạch dự phòng tốt trong việc ra quyết định và hoạch định. Kỹ thuật “6 chiếc mũ tư duy”: Hãy lần lượt “đội” 6 chiếc mũ để đánh giá vấn đề. Mỗi lần đội mũ tức là chuyển sang một cách tư duy mới. Tác giả sử dụng sáu cái mũ đại diện cho sáu dạng thức của suy nghĩ. Nó đề cập đến chiều hướng suy nghĩ hơn là tên gọi. Mỗi mũ có một màu (mỗi màu chỉ đại diện cho duy nhất một dạng thức của suy nghĩ). Các mũ không được dùng để phân loại cá nhân. Từng người sẽ sử dụng những chiếc mũ theo yêu cầu để đưa ra ý kiến. Mặc dù hành vi hay thói quen của cá nhân đó có vẻ thuộc về loại nào đó. Các đặc tính cuả sáu chiếc mũ tư duy: Mũ trắng - Objective Khi đội “Mũ trắng”, ta đánh giá vấn đề một cách khách quan, dựa trên những dữ kiện có sẵn. 7 GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075 8 Tư duy mũ trắng (internet) Tư duy mũ trắng (internet) Mũ đỏ - Intuitive Khi đội “Mũ đỏ”, ta đánh giá vấn đề dựa trên trực giác và cảm xúc. cố gắng đoán biết cảm xúc của người khác thông qua những phản ứng của họ và cố 8 GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075 9 gắng hiểu được những phản ứng tự nhiên của những người không hiểu rõ lập luận của ta. Tư duy mũ đỏ (internet) Mũ đen - Negative Khi đội “Mũ đen”, ta cần đánh giá vấn đề theo góc nhìn tiêu cực, cẩn trọng và e dè. cố gắng đoán trước những nguyên nhân có thể khiến ý tưởng và cách giải quyết vấn đề không đạt hiệu quả như mong đợi. Nhìn nhận sự việc theo cách này sẽ loại bỏ những điểm yếu trong một kế hoạch hoặc cách thức tiến hành công việc, điều chỉnh cách giải quyết vấn đề hoặc chuẩn bị kế hoạch dự phòng cho những vấn đề có thể nảy sinh ngoài dự kiến. 9 GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075 10 Tư duy mũ đen (internet) Nhiều người thành đạt đã quen với việc suy nghĩ một cách lạc quan. Do vậy, họ có thể sẽ không dự kiến hết được những vấn đề có thể phát sinh nên không có sự chuẩn bị chu đáo. Cách tư duy “Mũ đen” sẽ giúp họ tránh được điều này. Mũ vàng - Positive Khi đội “Mũ vàng”, ta sẽ suy nghĩ một cách tích cực. Sự lạc quan sẽ giúp ta thấy hết được những lợi ích và cơ hội mà quyết định của bạn mang lại. Cách tư duy “Mũ vàng” giúp ta có thêm nghị lực để tiếp tục công việc khi bạn gặp nhiều khó khăn, trở ngại. 10 GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075 [...]... để phát triển tư duy theo nhóm”, và vì vậy phương pháp tư duy sáu chiếc mũ đã được hình thành rất hiệu quả như thước đo để xây dựng nhóm Tuy nhiên, cá nhân cũng có thể sử dụng phương pháp này vì nó có thể giúp xây dựng quá trình tư duy và bảo đảm việc thu thập và đánh giá thông tin liên kết với sáu chiếc mũ Mỗi người thường thiên về một kiểu tư duy, do đó, phương pháp tư duy sáu chiếc mũ chắc chắn có... phương pháp tư duy sáu chiếc mũ thường dựa vào “cách tư duy của chiếc mũ đen” hoặc “cách tư duy của chiếc mũ đỏ”, trong cả bối cảnh trang trọng hay thân mật, kể cả khi không áp dụng phương pháp này 2.4 Ưu nhược điểm của phương pháp - Ưu điểm: Phương pháp này cho phép chúng ta đánh giá vấn đề cần giải quyết trên 6 nhãn quan khác nhau Điều này giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn vấn đề cần giải quyết. .. 3.6 Tư duy theo chiếc mũ xanh dương - Vấn đề khi tư duy theo mũ xanh dương Trong việc vận dụng các phương pháp sáng tạo cần có sự hòa quyện với nhau sẽ hiệu quả hơn nhiều Mỗi phương pháp sáng tạo chỉ thích hợp cho một số khía cạnh của vấn đề cần giải quyết Để xin việc hoặc làm điều gì đó thì ta cần phối hợp 3 phương pháp: các câu hỏi với “what, where, when, why, who, how”, sáu chiếc nón tư duy và não... HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075 26 3.3 Tư duy theo chiếc mũ vàng - Vấn đề khi tư duy theo mũ vàng Hãy lạc quan khi đi xin việc không vì mình đang không có việc làm mà nhận một mức lương không xứng đáng Hay cứ lạc quan như sau: Nếu mà không xin được việc thì vẫn còn cha mẹ lo Tư duy theo chiếc mũ vàng (internet) Nếu mà ba mẹ già yêu không lo được thì làm những việc phi chính thống như chạy xe ôm đầu... cả những chiếc mũ 14 GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075 15 CHƯƠNG 2: CÁCH TIẾN HÀNH TƯ DUY 2.1 Phương thức hoạt động Có sáu lối tư duy hay sáu chiếc mũ khác nhau, mỗi chiếc mũ được mô tả bằng những màu sắc khác nhau: xanh dương, đen, đỏ, xanh lá, vàng, và trắng Chiếc mũ đen” – lối tư duy này tư ng trưng cho xu hướng hoài nghi” chúng ta tự hỏi rằng tại sao một việc gì... phát triển hơn nữa khả năng tư duy Phương pháp này không cần điều kiện tiên quyết nào, cũng không liên quan đến tuổi tác, tầng lớp xã hội và văn hóa Phương pháp này rất đơn giản và rất dễ giải thích nên có thể được áp dụng cho trẻ chưa đến tuổi đi học hay các ủy viên ban quản trị cấp cao Về mặt lý thuyết, ai cũng có thể sử dụng được phương pháp này Phương pháp tư duy sáu chiếc mũ không dành riêng cho mục... trắng chống lại chiếc mũ đỏ (thông tin chống lại xúc cảm), chiếc mũ vàng chống lại chiếc mũ đen (sự lạc quan chống lại hiểm họa), và chiếc mũ xanh dương chống lại chiếc mũ xanh lá cây (việc định ra giới hạn, phối hợp, tổng kết, thực hiện chống lại các ý tư ng mới và các lựa chọn thay đổi) Chiếc mũ xanh dương rất thích hợp để bắt đầu và kết thúc tất cả các buổi họp qua việc xác định mục tiêu và chương trình... đội mỗi chiếc mũ khác nhau Riêng thời gian của người đội chiếc mũ đỏ thì cần được giới hạn vì mọi người nên phản ứng nhanh chóng và tự nhiên mà không bị xét đoán hoặc phân tích 2.3 Những đối tư ng sử dụng phương pháp này Lập lại một lần nữa, phương pháp tư duy sáu chiếc mũ là một phương pháp tư ng đối dễ, hầu như có thể áp dụng với bất cứ ai và tại bất cứ nơi nào Mục đích chính của phương pháp này là...11 Mũ xanh lá cây - Creative Mũ xanh lá cây tư ng trưng cho sự sáng tạo Lối tư duy tự do và cởi mở khi đội Mũ xanh” sẽ tìm ra những giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề 11 GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075 12 Tư duy mũ xanh lá cây (internet) Mũ xanh dương - Process Đây là chiếc mũ người chủ tọa đội để kiểm soát tiến trình cuộc họp Khi gặp khó khăn do bế tắc về ý tư ng,... Văn Kiếm HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075 27 dòm)… Tư duy theo chiếc mũ vàng (internet) 3.4 Tư duy theo chiếc mũ đen - Vấn đề khi tư duy theo mũ đen Nếu không nơi nào nhận thi cũng đừng nên bi quan vì không ít doanh nhân thành đạt trên thương trường có lý do khởi nghiệp là do không xin được việc làm Vì vậy, Hãy xem sự từ chối của họ trong việc xin việc làm là cơ hội để khởi nghiệp kinh doanh Tạo hóa . 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KHOA KHOA HỌC MÁY TÍNH __________ TIỂU LUẬN MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SÁU CHIẾC MŨ TƯ DUY VÀ GIẢI QUYẾT VẤN. hoạt động và các mối quan hệ giao tiếp. Có nhiều phương pháp tư duy. Vậy đâu là phương pháp tư duy hiệu quả? Trong phạm vi đề tài này, em xin trình bày về phương pháp Sáu chiếc mũ tư duy của. tiêu cực cố hữu, Phương pháp tư duy sáu chiếc mũ , giúp tránh tình trạng bế tắc ngay từ đầu. Nếu đánh giá một vấn đề bằng phương pháp “6 chiếc mũ tư duy , ta có thể giải quyết nó dựa trên tất

Ngày đăng: 22/05/2015, 00:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SÁU CHIẾC MŨ TƯ DUY

    • 1.1 Sự ra đời

    • 1.2 Sáu chiếc mũ tư duy

    • 1.3 Các cặp mũ đối lập nhau

    • 1.4 Lý do sử dụng sáu chiếc mũ tư duy

    • CHƯƠNG 2: CÁCH TIẾN HÀNH TƯ DUY

      • 2.1 Phương thức hoạt động

      • 2.2 Phương pháp sử dụng

      • 2.3 Những đối tượng sử dụng phương pháp này

      • 2.4 Ưu nhược điểm của phương pháp

      • CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

        • 3.1 Tư duy theo mũ trắng

        • 3.2 Tư duy theo mũ đỏ

        • 3.3 Tư duy theo chiếc mũ vàng

        • 3.4 Tư duy theo chiếc mũ đen

        • 3.5 Tư duy theo chiếc mũ xanh lá cây

        • 3.6 Tư duy theo chiếc mũ xanh dương

        • CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

          • 4.1 Kết luận

          • 4.2 Hướng phát triển

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan