luận văn kinh tế phát triển Đề án phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thành giai đoạn 2012-2015

31 604 1
luận văn  kinh tế phát triển Đề án phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thành giai đoạn 2012-2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thành giai đoạn 2012 - 2015 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết lập đề án Chăn nuôi có vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp, tạo ra nguồn thực phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống con người, cung cấp nguồn sức kéo và nguồn phân bón dồi dào cho sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt đối với các huyện miền núi đất đai sản xuất nông nghiệp còn thiếu, điều kiện tự nhiên gặp nhiều khó khăn thì chăn nuôi là nguồn thu nhập chính của người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Trong những năm qua, chăn nuôi của huyện có bước chuyển biến tích cực. Tổng giá trị sản phẩm chăn nuôi, thủy sản trong ngành nông nghiệp từ 26,4% năm 2006 tăng lên 37% năm 2010; tạo được một bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, tốc độ phát triển chăn nuôi còn chậm ứq, chưa tương xứng tiềm năng phát triển của huyện. Việc xây dựng “Đề án phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thành giai đoạn 2012-2015” là yêu cầu bức thiết, nhằm tìm các giải pháp để khai thác có hiệu quả hơn các lợi thế tiềm năng, tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển mạnh hơn trong những năm tới. 2. Căn cứ pháp lý - Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Yên Thành lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2010 -2015. - Căn cứ Nghị quyết số 10/2011/NQ- HĐND ngày 21/12 /2010 của Hội đồng nhân dân huyện Yên Thành về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015. - Căn cứ Nghị số 11/2010/NQ- HĐND ngày 21/12 /2010 của Hội đồng nhân dân huyện Yên Thành về phê chuẩn cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Thành giai đoạn 2011-2015. - Căn cứ nghị quyết đại hội XVII tỉnh Đảng bộ Nghệ An, và chiến lược phát triển kinh tế xã hội Nghệ An giai đoạn 2010-2015. - Căn cứ Nghị quyết số: 02- NQ/TU ngày 8 tháng 5 năm 2006 của Ban Thường Vụ Tỉnh Uỷ về phát triển chăn nuôi đại gia súc giai đoạn 2006 - 2015. Hồ Thị Hòa – Kế hoạch 51B Page 1 Phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thành giai đoạn 2012 - 2015 - Căn cứ Đề án quy hoạch phát triển chăn nuôi lợn tỉnh Nghệ An đến năm 2015 có tình đến năm 2020. - Căn cứ Đề án quy hoạch phát triển chăn nuôi trâu bò Tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008-2015. - Căn cứ Chương trình phát triển giống thủy sản Nghệ An đến năm 2020. PHẦN MỘT THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 I. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội 1. Điều kiện tự nhiên Hồ Thị Hòa – Kế hoạch 51B Page 2 Phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thành giai đoạn 2012 - 2015 1.1. Vị trí địa lý, địa hình Yên Thành là huyện đồng bằng bán sơn địa nằm về phía Bắc tỉnh Nghệ An, Toàn bộ vùng đồng bằng nằm trọn trong lưu vực sông Bùng, phần lớn diện tích tưới nằm trong hệ thống thuỷ lợi Bắc. Vị trí địa lý cụ thể: - Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Lưu; - Phía Nam giáp huyện Nghi Lộc; - Phía Đông giáp huyện Diễn Châu; - Phía Tây giáp huyện Đô Lương và Tân Kỳ. Hiện nay Yên Thành có tổng diện tích tự nhiên là 54.571,71 ha, trong đó: nhóm đất nông nghiệp là 42.254,79 ha (đất sản xuất nông nghiệp là 20.030,55 ha, đất lâm nghiệp là 21.993,87 ha), đất phi nông nghiệp là 9.605,09 ha, đất chưa sử dụng là 2.711,79 ha. Về địa hình, huyện Yên Thành tựa hình lòng chảo, ba phía bắc, tây, nam là rừng núi và đồi thấp, ở giữa và phía đông là vùng trũng tiếp giáp với huyện Diễn Châu; với chiều dài gần 40 km kéo dài từ bắc xuống nam, chiều rộng gần 35 km từ đông sang tây. Nơi gần bờ biển nhất là xã Đô Thành( cách 6 km). Đỉnh Vàng Tâm với độ cao 544 m, là đỉnh núi cao nhất huyện nằm ở xã Lăng Thành. Nơi thấp nhất là cánh đồng trũng dọc kênh Biên Hòa, xã Biên Thành, cao 0,2 m so với mực nước biển. Phía bắc huyện là dãy núi Bồ Bồ, phía tây và phía nam là đồi núi có các thung lũng, hang động tạo nên nhiều cảnh quan đẹp. Vị trí địa lý còn xa các trung tâm kinh tế lớn của tỉnh nên khả năng giao lưu với khu vực ngoài huyện và mở mang thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp của huyện còn gặp nhiều khó khăn. 1.2. Khí hậu thời tiết Yên Thành nằm trong vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An, chịu chung những đặc điểm của khí hậu miền Trung nhiệt đới ẩm, gió mùa. Nhiệt độ trung bình 23 – 24 0 C. Lượng mưa bình quân là 1.587 mm/năm, lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng, các mùa trong năm. 2. Kinh tế - xã hội Hồ Thị Hòa – Kế hoạch 51B Page 3 Phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thành giai đoạn 2012 - 2015 2.1. Về kinh tế Nền kinh tế của huyện những năm gần đây đã có bước chuyển biến đáng kể. Tổng giá trị sản xuất năm 2007 đạt 1.651,143 tỷ đồng, năm 2008 đạt 1.875,203 tỷ đồng, tăng 13,57%. Cơ cấu kinh tế của huyện những năm qua có bước chuyển dịch đúng hướng và tăng đáng kể trong cơ cấu ngành theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp – thương mại và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. 2.2. Về văn hóa xã hội Dân số Yên Thành có hơn 27,8 vạn người, trong đó giáo dân chiếm 12%; Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm khoảng 1.0% ; Tổng số lao động 130.393 người, cơ cấu lao động theo ngành: Nông nghiệp 71,90%, Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp 11,62%, Dịch vụ - Thương mại 16,48%. Lao động thường xuyên không có việc làm khoảng 1.803 người, lao động dư thừa theo thời vụ( đa số là lao động trong ngành nông nghiệp) khoảng 20.000 người. Các công tác nâng cao đời sống xã hội năm 2011đạt được những kết quả: - Văn hóa – Thông tin – Thề dục, thể thao phát triển sâu rộng. Cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa’’ đi vào chiều sâu. 50% số làng, 85% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa. - Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, công tác dân số, gia đình, trẻ em được đẩy mạnh. 90% số xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ lệ phát triển dân số 0,8%; người sinh con thứ ba trở lên 16,5 %; trẻ em suy dinh dưỡng dưới 20%. - Lao động, việc làm, giảm nghèo và chính sách xã hội được quan tâm, đảm bảo an sinh xã hội. Mỗi năm có từ 3.600 đến 4000 người được đào tạo nghề. Xuất khẩu lao động được 4.800 người. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9,4%. II. Kết quả phát triển chăn nuôi 1. Số lượng tổng đàn chăn nuôi Theo số liệu thống kê, tổng đàn gia súc gia cầm từ năm 2006 - 2010 như sau: Hồ Thị Hòa – Kế hoạch 51B Page 4 Phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thành giai đoạn 2012 - 2015 Năm Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Trâu Con 21.815 23.215 22.078 22.127 21.410 Bò Con 20.617 22.069 20.412 20.483 19.499 Trong đó bò lai sind Con 4.027 4.038 3.278 8.132 10.294 Lợn Con 153.894 152.717 161.961 173.594 142.251 Gia cầm Con 916.626 1.084.776 1.337.955 1.902.62 7 1.803.100 Sản lượng thịt hơi xuất chuồng Tấn 21.050 20.152 22.560 24.890 25.590 Thủy sản Ha 2118,2 2150,1 2016,74 2005,41 2085,95 Sản lượng nuôi trồng thủy sản Tấn 1896,4 2275 2513,1 2668,9 2641,3 Sản lượng khai thác tự nhiên Tấn 343,6 605 895 1374,1 1700,8 Diện tích trồng cỏ ha 64,9 79,1 106,6 137,9 148,1 Đàn hươu con 121 177 239 238 294 Đàn dê con 1440 2117 3337 3042 3969 Đàn ong Tổ 2942 4084 3657 4492 4661 Chim các loại 1000co n 3.23 2.9 3.5 4.2 9.56 Tình hình cụ thể: 1.1. Về chăn nuôi trâu bò Hồ Thị Hòa – Kế hoạch 51B Page 5 Phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thành giai đoạn 2012 - 2015 Sau 5 năm thực hiện đề án phát triển chăn nuôi tổng đàn gia súc từ năm 2006 đến nay giảm không đáng kể và phát triển theo hướng chăn nuôi hàng hoá, các giống bò lai thay thế dần giống bò vàng địa phương, vì vậy chất lượng đàn tăng lên song tổng đàn giảm: Tổng đàn trâu bò năm 2010: 40.909 con đạt 96,4% so với năm 2006. Số lượng đàn bò lai tăng nhanh từ 4.027 con năm 2006 tăng lên 10.294 con năm 2010. Một số xã chăn nuôi trâu bò đạt tỷ lệ cao như: Lăng thành: 2535 con; Kim thành: 2505 con; Phúc thành: 2375 con; Mỹ thành: 2032 con; Minh thành: 1984 con; Quang thành: 1662con … 1.2. Về chăn nuôi lợn Tổng đàn lợn năm 2010: 142.251con đạt 92.4% so với năm 2006. Chăn nuôi lợn đã có bước chuyển biến về cả số lượng và chất lượng: chăn nuôi thâm canh có đầu tư lớn với quy mô gia trại, trang trại, thay thế dần chăn nuôi hộ gia đình. Mô hình công nghệ chăn nuôi tiên tiến, như hệ thống chuồng lồng, chuồng kín; hệ thống làm mát; máng ăn, máng uống tự động; quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, công nghệ cai sữa sớm cho lợn con, đang từng bước áp dụng vào sản xuất. - Đàn lợn tăng trưởng nhanh vào giai đoạn 2006-2009, chất lượng lợn giống đã được cải thiện một bước. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2010 vượt 21% so với năm 2006. - Đã xuất hiện một số mô hình tổ chức sản xuất chăn nuôi trang trại có hiệu quả như: Trang trại ông Nguyễn Văn Thành, xã Tiến Thành; Nguyễn Đình Hoài, xã Mỹ Thành; Lê Công Chất, xã Khánh Thành; Doãn Văn Chung, xã Đồng thành, 1.3. Về chăn nuôi gia cầm Chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh vào giai đoạn 2006-2010, năm 2010 vượt 96% so với năm 2006. Chăn nuôi gia cầm đã chuyển đổi hình thức chăn nuôi tận dụng sang chăn nuôi tập trung với quy mô vừa và lớn. Một số mô hình điễn hình như: Trang trại ông Nguyễn Hữu Thao, xã Nam Thành; Phạm Xuân Tuấn, xã Hồ Thị Hòa – Kế hoạch 51B Page 6 Phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thành giai đoạn 2012 - 2015 Công Thành; Nguyễn Hữu Nhỏ, xã Bảo Thành; Hoàng Trọng Lực, xã Long Thành, 1.4. Về thủy sản Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2010: 2.085,95ha đạt 98,4% so với năm 2006. Sản lượng năm 2010: 2.641,3 tấn vượt 39,2% so với năm 2006. Từ năm 2006-2010 việc nuôi cá nước ngọt đã có nhiều chuyển biến tích cực và đúng hướng, diện tích nuôi cá ngày càng mở rộng, các hình thức nuôi đa dạng, năng suất, chất lượng, nhiều trang trại, gia trại nuôi cá kết hợp chăn nuôi có thu nhập cao góp phần làm tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích; giá trị sản xuất ngày một tăng góp phần tăng trưởng kinh tế. - Các hình thức nuôi ngày càng mở rộng đặc biệt nuôi cá ruộng lúa (cá xen lúa, cá vụ 3, 1vụ lúa 1 vụ cá ); diện tích cá ao, cá hồ đập, sông cụt đều phát triển, năng suất sản lượng đều tăng năm sau cao hơn năm trước. 1.5. Về chăn nuôi một số con khác Trong những năm qua chăn nuôi các loại con khác(dê, hươu, nhím, lợn rừng, thỏ, ong, chim cút, ba ba, ếch ) phát triển mạnh đặc biệt là hươu, dê, ong và chim cút, tạo đa dạng. 2. Về chất lượng đàn gia súc, gia cầm 2.1. Chất lượng đàn bò - Giống bò vàng: Hiện nay tỷ lệ bò vàng chiếm 47,3% so với tổng đàn bò hiện có. Giống bò này có ưu điểm: Tính thích nghi cao, chống chịu bệnh tốt, dễ nuôi, chịu kham khổ và khả năng sinh sản tốt, song có nhược điểm: Tầm vóc nhỏ, trọng lượng trưởng thành trung bình đạt thấp 170-180kg/con, tỷ lệ thịt xẻ 35-38%. - Giống bò lai: Là con lai giữa đực giống nhóm bò zêbu ( Red Sind, Bramhman, ) lai với cái nền bò vàng bằng nhảy trực tiếp và thụ tinh nhân tạo. Bò lai cho năng suất cao hơn giống bò vàng. Trọng lượng trưởng thành bình quân 230-250 kg/con, tỷ lệ thịt xẻ 40-42%. 2.2. Chất lượng đàn trâu Bên cạnh tổng đàn trâu giảm thì chất lượng giống ngày càng thoái hoá, xuống cấp nghiêm trọng, do công tác giống chưa được chú trọng nên trâu sinh sản phối giống tự do xảy ra hiện tượng đồng huyết và cận huyết nên tầm vóc nhỏ. 2.3. Chất lượng đàn lợn Hồ Thị Hòa – Kế hoạch 51B Page 7 Phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thành giai đoạn 2012 - 2015 Trong thời gian qua chất lượng đàn lợn trên địa cơ bản đã được cải tiến, trọng lượng xuất chuồng bình quân đạt 80-90 kg. Tuy nhiên công tác quản lý lợn đực giống, lợn nái hậu bị chưa được chú trọng; quy trình khai thác lợn đực giống chưa được quản lý chặt chẽ tại các địa phương nên ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi. 2.4. Chất lượng đàn gia cầm Ngoài giống cá truyền thống như cá trắm, mè hoa, mè trắng, chép, trôi, rô phi, một số giống cá mới đã được nhập vào địa bàn cho năng suất, chất lượng cao như cá diêu hồng, cá quả, cá tra 2.5. Chất lượng giống cá Ngoài giống cá truyền thống như cá trắm, mè hoa, mè trắng, chép, trôi, rô phi, một số giống cá mới đã được nhập vào địa bàn cho năng suất, chất lượng cao như cá diêu hồng, cá quả, cá tra 3. Phương thức, tập quán chăn nuôi 3.1. Chăn nuôi truyền thống Đặc trưng của phương thức chăn nuôi truyền thống đó là chăn nuôi nông hộ: tận dụng, quảng canh, chăn nuôi phân tán nhỏ lẻ trong các nông hộ và chiếm khoảng 80-85 % về đầu con; Quy mô 1-10 con lợn; 1-5 con trâu bò; diện tích ao 100 – 500m 2 . Chăn nuôi nông hộ trong những năm qua đã có bước tiến triển đáng kể cả về năng suất và quy mô. Các tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng trong chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các nông hộ. Sản xuất chăn nuôi nông hộ đã mang lại hơn 50% thu nhập cho các hộ nông dân. Do vậy chăn nuôi truyền thống còn những mặt hạn chế đó là: Số lượng ít, chuồng trại không đảm bảo, công tác thú y, môi trường, thị trường tiêu thụ sản phẩm, do đó hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi nông hộ chưa cao. 3.2. Chăn nuôi gia trại Trên địa bàn huyện có khoảng 200 gia trại chăn nuôi và thủy sản: Quy mô chăn nuôi phổ biến từ 10-15 nái hoặc 10-50 lợn thịt; 5- 10 con trâu bò sinh sản hoặc 20- 30 trâu bò thịt; 500- 1500 con gia cầm; Diện tích nuôi trồng thủy sản: 1 -1,5 ha Thức ăn: ngoài các phế phụ phẩm nông nghiệp thì có khoảng 40% thức ăn công Hồ Thị Hòa – Kế hoạch 51B Page 8 Phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thành giai đoạn 2012 - 2015 nghiệp được sử sụng trong chăn nuôi. Công tác thú y và chuồng trại chăn nuôi đã được coi trọng hơn chăn nuôi nông hộ, năng suất chăn nuôi có hiệu quả hơn. 3.3. Chăn nuôi trang trại Đến nay đã có 99 trang trại, trong đó: 29 trang trại chăn nuôi, 1 trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại gần 600con, 19 trang trại tổng hợp, 13 trang trại thủy sản. Tổng thu nhập của trang trại khoảng 20.588,2 triệu đồng/ năm trong đó: Trang trại chăn nuôi: 10.581 triệu đồng, Trang trại nuôi trồng thuỷ sản: 1.731 triệu đồng, Trang trại tổng hợp: 4.146 triệu đồng. Kinh tế trang trại, gia trại đã có bước phát triển khá về số lượng và chất lượng; đa dạng quy mô, phát triển nhiều loại hình, đúng định hướng; góp phần khai thác diện tích mặt nước, đất hoang hóa, đất trống đồi trọc đưa vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất; nhiều trang trại đã áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi như: chuồng lồng, chuồng có hệ thống làm mát và sưởi ấm cho lợn con, hệ thống máng ăn, máng uống vú tự động, hệ thống xử lý chất thải ; Bước đầu nâng cao hiệu quả trong ngành chăn nuôi. Tuy nhiên phát triển kinh tế trang trại còn một số hạn chế như: trang trại phát triển chủ yếu còn mang tính tự phát, chưa theo đúng quy hoạch chung của địa phương; trình độ quản lý, kiến thức về thị trường của các chủ trang trại và tay nghề của người lao động còn nhiều hạn chế. Một số chính sách của nhà nước về đất đai chưa đồng bộ như: hạn mức giao đất, thời hạn sử dụng đất; chính sách quản lý, sử dụng đất đai; vay vốn (mức vay còn hạn chế) nên chưa tạo được động lực chăn nuôi phát triển. III. Về thức ăn trong chăn nuôi - Thức ăn thô xanh: Các loại cỏ có chất lượng cao đã được chú trọng đưa vào sản xuất như: cỏ voi, cỏ VA06. Diện tích trồng cỏ tăng dần lên từ 64.9 ha năm 2006 lên 148.1 ha năm 2010. - Thức ăn thô và nguồn phế phụ phẩm trong nông nghiệp: Yên Thành có nguồn phế phụ phẩm phong phú, nhưng chưa được quan tâm thu gom dự trữ và chế biến theo các quy trình công nghệ, nên còn lãng phí, chất lượng chưa được nâng cao. Hồ Thị Hòa – Kế hoạch 51B Page 9 Phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thành giai đoạn 2012 - 2015 - Thức ăn tinh: Sử dụng phối chế tại chỗ theo kiểu tận dụng là chính, được sử dụng chủ yếu trong chăn nuôi lợn và gia cầm còn trong chăn nuôi trâu, bò ít được sử dụng. IV. Công tác thú y và môi trường 1. Công tác thú y Tuy tỷ lệ tiêm phòng vắc xin các bệnh bắt buộc năm sau cao hơn năm trước nhưng còn rất thấp so với tổng đàn hiện có. Phần lớn các hộ chăn nuôi đã nhận thức đúng và thực hiện nghiêm túc công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi. Nhưng còn một bộ phận không nhỏ những hộ chăn nuôi nhỏ lẽ chưa ý thức được vấn đề, còn coi nhẹ việc tiêm phòng cũng như công tác phòng chống dịch bệnh, do vậy hàng năm dịch bệnh vẫn xảy ra gây thiệt hại lớn đến kinh tế ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Trên địa bàn có 17 lò giết mổ nhưng còn một số gia súc đang được giết mổ mổ tự do trong khu dân cư nên khó kiểm soát được vệ sinh an toàn thực phẩm. Đa phần các lò giết mổ gia súc tập trung cách xa khu dân cư, nhưng còn một số lò giết mổ do nằm gần khu dân cư cần phải di dờ đến địa điểm khác để tránh tiếng ồn. 2. Công tác môi trường Trong những năm qua ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi đã được cải tiến do nhận thức của người dân về vấn đề ô nhiễm môi trường chăn nuôi gây ra. Đến nay toàn huyện đã xây dụng gần 1000 bể Bioga để xử lý chất thải và tạo nguồn khí đốt cho người dân. Tuy nhiên còn một số hộ chăn nuôi đang thải chất thải chăn nuôi trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. V. Đánh giá chung 1. Kết quả đạt được - Đã từng bước chuyển từ chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi gia trại và trang trại quy mô vừa và lớn. - Các tiến bộ về giống, thức ăn, quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng được áp dụng trong chăn nuôi, vì vậy năng suất, chất lượng giống và hiệu quả chăn nuôi được cải thiện. - Đã ý thức được phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường. Hồ Thị Hòa – Kế hoạch 51B Page 10 [...]... hội viên phát triển chăn nuôi tăng thu nhập kinh tế gia đình cho các hội viên KẾT LUẬN Đề án phát triển chăn nuôi giai đoạn 2012-2015 được xây dựng trên cơ sở thực trạng ngành; tiềm năng của địa phương; các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để đưa chăn nuôi của huyện Yên Thành phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá có hiệu quả kinh tế xã hội cao, đảm bảo môi trường sinh thái và phát triển bền... địa bàn huyện Yên Thành giai đoạn 2012 - 2015 - Tập trung đẩy mạnh công tác quy hoạch, khuyến khích đầu tư phát triển và hình thành các vùng chăn nuôi hàng hoá nhằm đảm bảo tiêu thụ trên địa bàn huyện và các vùng lân cận - Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng chăn nuôi tập trung, phát triển trang trại chăn nuôi, xây dựng chuồng trại kiên cố, áp dụng chăn nuôi theo hướng thâm canh, chăn nuôi công nghiệp,... đã phát huy hiệu quả - Đã hình thành các chi hội, hiệp hội chăn nuôi trên địa bàn như: chi hội chăn nuôi vịt đẻ, chi hội chăn nuôi lợn, chi hội chăn nuôi gà và các câu lạc bộ chăn nuôi con đặc sản như: câu lạc bộ chăn nuôi thỏ, câu lạc bộ chăn nuôi hươu 2 Tồn tại - Chăn nuôi nhỏ lẻ nên năng suất, chất lượng vật nuôi còn hạn chế Sản phẩm, hiệu quả chăn nuôi còn thấp, chưa hình thành các vùng chăn nuôi. . .Phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thành giai đoạn 2012 - 2015 - Đã từng bước chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi - Đã có cơ chế chính sách hỗ trợ kịp thời cho người chăn nuôi khi có dịch bệnh và thiên tai xảy ra để người chăn nuôi ổn định tái sản xuất - Chăn nuôi gia trại, trang trại ngày càng phát triển - Hình thành trang trại chăn nuôi lợn... xã miền núi: Quy hoạch phát triển chăn nuôi trâu bò hàng hóa, dê, hươu, ong Hồ Thị Hòa – Kế hoạch 51B Page 15 Phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thành giai đoạn 2012 - 2015 + Các xã đồng bằng: Quy hoạch phát triển chăn nuôi lợn + gia cầm + thủy sản + Các xã vùng trũng: Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản + gia cầm + thủy sản 2 Các biện pháp kĩ thuật 2.1 Công tác tuyên truyền, tập huấn -... dõi, đánh giá chất lượng, hiệu quả kinh tế mới khuyến cáo nông dân áp dụng vào sản xuất đại trà 2.2.6 Bảo tồn và phát triển các quỹ gen quý hiếm Hỗ trợ bảo tồn và phát triển giống bò vàng, lợn nái sinh sản Móng cái 2.2.7 Chăn nuôi một số con đặc sản Hồ Thị Hòa – Kế hoạch 51B Page 18 Phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thành giai đoạn 2012 - 2015 Khuyến khích mở rộng đầu tư chăn nuôi các con nuôi. .. chưa trở thành tập quán, thói quen của người chăn nuôi - Vốn vay để đầu tư vào chăn nuôi: tuy có chủ trương của Nhà Nước nhưng các Ngân hàng không mặn mà để cho nông dân vay vốn vì thời gian vay ngắn và lãi suất thấp Hồ Thị Hòa – Kế hoạch 51B Page 12 Phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thành giai đoạn 2012 - 2015 PHẦN HAI PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIAI ĐOẠN 2012... của Huyện - Thực hiện quyết định số 08/2010/QĐ – UBND ngày 30/12/2010 của UBND huyện Yên Thành về cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội huyện Yên Thành giai đoạn 2011-2015 - Thực hiện Quyết định số: 06/2011/QĐ –UBND ngày 22/8/2011 của UBND huyện Yên Thành về việc bổ sung cơ chế chính sách hỗ trợ chương trình theo đề án, kế hoạch phát triển xã hội an ninh trật tự giai đoạn 2011 -2015 huyện. .. vay vốn phát triển chăn nuôi, sản xuất thức ăn, xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung cả nguồn vốn tín dụng Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng chính sách, vốn vay giải quyết việc làm và vốn vay phát triển sản xuất cho các hộ nghèo Chỉ đạo ngân hàng chú trọng cho vay để Hồ Thị Hòa – Kế hoạch 51B Page 26 Phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thành giai đoạn 2012 - 2015 phát triển chăn nuôi ;... dịch bệnh tại xã Hợp Thành và Hoa Thành, năm 2012-2015 tiếp tục nhân ra diện rộng; Đầu tư các trang thiệt bị hiện đại cho 2 lò giết mổ gia súc tập trung tại xã Hợp Thành và Hoa Thành 5 Từng bước hình thành hiệp hội chăn nuôi trên địa bàn Khuyến khích thành lập các hiệp hội chăn nuôi trên địa bàn để tạo mối liên kết giữa các hộ chăn nuôi học tập kinh nghiệm, ứng dụng KHKT trong chăn nuôi, tiêu thụ đầu . Page 1 Phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thành giai đoạn 2012 - 2015 - Căn cứ Đề án quy hoạch phát triển chăn nuôi lợn tỉnh Nghệ An đến năm 2015 có tình đến năm 2020. - Căn cứ Đề án quy. đều giữa các tháng, các mùa trong năm. 2. Kinh tế - xã hội Hồ Thị Hòa – Kế hoạch 51B Page 3 Phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thành giai đoạn 2012 - 2015 2.1. Về kinh tế Nền kinh tế. thể: 1.1. Về chăn nuôi trâu bò Hồ Thị Hòa – Kế hoạch 51B Page 5 Phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thành giai đoạn 2012 - 2015 Sau 5 năm thực hiện đề án phát triển chăn nuôi tổng đàn

Ngày đăng: 21/05/2015, 12:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan