luận văn quản trị kinh doanh Nâng cao sức cạnh tranh cuả các dòng sản phẩm xe máy tại các doanh nghiệp lắp ráp xe máy ở Việt Nam hiện nay.

33 492 1
luận văn quản trị kinh doanh  Nâng cao sức cạnh tranh cuả các dòng sản phẩm xe máy tại các doanh nghiệp lắp ráp xe máy ở Việt Nam hiện nay.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay trên thị trường tồn tại rất nhiều phương tiện khác nhau để đáp ứng nhu cầu đi lại của người tiêu dùng. Và chúng ta không thể không kể đến một phương tiện phổ biến đó chính là xe máy. Đối với mọi người nói chung cũng như sinh viên nói riêng, xe máy là một phương tiện đi lại được xem là thuận tiện nhất, tương đối phù hợp về giá cả cũng như về hình thức. Trong những năm gần đây,thị trường xe máy Việt Nam đã có sự thay đổi rất lớn. Cụ thể là: sau khi công ty liên doanh Honda Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động thì người tiêu dùng Việt Nam giờ đây đã thể sử dụng những chiếc xe máy được sản xuất ngay tên lãnh thổ Việt Nam. Nhận thấy nhu cầu sử dụng xe máy của người dân Việt Nam là rất lớn, một số hãng sản xuất xe máy khác cũng đã tiến hành liên doanh với Việt Nam để thành lập công ty liên doanh sản xuất xe máy như: Việt Nam Suzuki, Yamaha Motor Việt Nam,… Bên cạnh đó, trong 5 năm trở lại đây, thị trường xe máy Việt Nam thêm đa dạng bởi những chiếc xe máy Trung Quốc được nhập khẩu cũng như được sản xuất ồ ạt tại Việt Nam mà chất lượng của nó thì không kiểm soát được. Trong khi đó, hàng loạt cơ sở lắp ráp xe gắn máy tại Việt Nam ra đời và đến nay không ít trong số đó đã phải tạm đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng. Chúng ta gặp phải tình trạng như trên là do đâu? Phải chăng đây là câu hỏi lớn đối với những cử nhân kinh tế trong tương lai. Đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài: “ Nâng cao sức cạnh tranh cuả các dòng sản phẩm xe máy tại các doanh nghiệp lắp ráp xe máy ở Việt Nam hiện nay”. 1 Để tiện cho quá trình nghiên cứu và theo dõi đề án của em có kết cấu như sau: Chương I: Lí luận chung về sức cạnh tranh của sản phẩm. Chương II: Thực trạng về sức cạnh tranh của các dòng sản phẩm xe máy tại các doanh nghiệp lắp ráp xe máy ở Việt Nam hiện nay. Chương III: Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của các dòng sản phẩm tại các doanh nghiệp lắp ráp xe máy ở Việt Nam hiện nay. Trong quá trình thực hiện đề án này em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa quản trị kinh doanh, đặc biệt là thầy giáo Th.s Vũ Trọng Nghĩa đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn thầy vì những ý kiến đóng góp quý giá đã giúp em hoàn thành đề án này. 2 CHƯƠNG I LÍ LUẬN CHUNG VỀ SỨC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM I.Khái niệm cạnh tranh Khái niệm về cạnh tranh đã được đề cập từ rất lâu, theo các học giả trường phái tư sản cổ điển: “ cạnh tranh là một quá trình bao gồm các hành vi phản ứng. Quá trình này tạo ra cho mỗi thành viên trong thị trường một dư địa hoạt động nhất định và mang lại cho mỗi thành viên một phần xứng đáng so với khả năng của mình” Qua thời gian và không gian, quan niệm về cạnh tranh cũng khác nhau. Theo từ điển kinh doanh Anh( Xuất bản năm 1992) thì cạnh tranh được xem như là “ sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hay cùng một loại khách hàng về phái mình”. Ở Việt Nam, đề cập đến cạnh tranh, một số nhà khao học cho rằng cạnh tranh là một vấn đề dành lợi thế chi phí, giá cả hàng hóa, dịch vụ và đó là phương thức để giành lợi nhuận cao nhất cho các chủ thể kinh tế. Nói khác đi là giành lợi thế để hạ thấp các yếu tố “ đầu vào” của chu trình sản xuất kinh doanh và nâng cao giá của “đầu ra” sao cho mức chi phí thấp nhất. Như vậy , trên quy mô toàn xã hội,cạnh tranh là phương thức phân bổ các nguồn lực 1 các tối ưu và do đó trở thành động lực bên trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Mặt khác,đồng thời với tối đa hóa lợi nhuận của các chủ thể kinh doanh,cạnh tranh là 1 quá trình tích lũy và tập trung tư bản không đồng đều ở các doanh nghiệp. Và từ đó, cạnh tranh còn làm môi trường phát triển mạnh mẽ cho các chủ thể kinh doanh thích nghi với điều kiện môi trường. II. Sức cạnh tranh,năng lực cạnh tranh, cấp độ của năng lực cạnh tranh.  Sức cạnh tranh: nhìn chung, từ khi xác định sức cạnh tranh của doanh nghiệp phải xem xét đến năng lực và tiềm năng sản xuất kinh doanh. Một doanh nghiệp được coi là có sức cạnh tranh khi các sản phẩm thay thế hoặc các sản phẩm tương tự được đưa ra với mức giá thấp hơn sản phẩm cùng loại hoặc cung cấp các sản phẩm tương tự với các đặc tính 3 về chất lượng và dịch vụ ngang bằng hoặc cao hơn. Theo diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho rằng: “ cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”. Khái niệm này được coi là phù hợp nhất vì nó đã sử dụng kết hợp cho cả ngành, doanh nghiệp, quốc gia. Phản ánh được mối liên hệ giữa cạnh tranh quốc gia với cạnh tranh của các doanh nghiệp tạo việc làm, tăng thu nhập và mức sống nhân dân.  Năng lực cạnh tranh: khả năng giành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại thị phần hay toàn bộ thị phần của đối thủ.  Các cấp độ năng lực cạnh tranh: năng lực cạnh tranh có thể phân biệt thành 4 cấp độ.  Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia.  Năng lực cạnh tranh cấp ngành.  Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.  Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa. Chúng có mối tương quan mật thiết với nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bị hạn chế khi năng lực cạnh tranh cấp quốc gia và sản phẩm của doanh nghiệp đó đều thấp. Tuy nhiên, trong đề tài của mình em xin được đề cập sơ lược đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm còn năng lực cạnh tranh cấp ngành có mối quan hệ và chịu ảnh hưởng của năng lực cạnh tranh cấp quốc gia và của sản phẩm tương tự như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 1. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa. Một sản phẩm hàng hóa được coi là có năng lực cạnh tranh khi nó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo…hay là sự khác biệt thương hiệu, bao bì hơn hẳn so với các sản phẩm hàng hóa cùng loại. Nhưng năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa lại được định đoạt bởi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sẽ không có năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa cao khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm đó thấp. Ở đây cũng cần phải phân biệt năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đó là 2 phạm trù khác nhau nhưng có mối quan hệ 4 hữu cơ với nhau. Năng lực cạnh tranh của hàng hóa có được là do năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tao ra nhưng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ do năng lực cạnh tranh của hàng hóa quyết định mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên năng lực cạnh tranh của hàng hóa có ảnh hưởng rất lớn và thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 2.Phân biệt khả năng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Nói một cách vắn tắt, khả năng cạnh tranh của sản phẩm là "cái chưa có nhưng được giả định (dự báo) là sẽ có", chủ yếu dựa trên các tiêu chí về sản phẩm, nhu cầu và tình hình thị trường. Còn năng lực cạnh tranh của sản phẩm là cái hiện hữu,chủ yếu dựa trên tiêu chí về thị phần, sự thoả mãn của khách hàng và "chiến lược đối phó" của các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm cùng loại. Việc phân tích, đánh giá khả năng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của sản phẩm thường được tiến hành đồng thời bằng 3 phương pháp: (1) đánh giá trực tiếp trên sản phẩm (tính năng, chất lượng, giá cả, sự tiện ích, mẫu mã ); (2) đánh giá trực tiếp thị trường (doanh số bán, thị phần, hệ thống phân phối ); (3) điều tra xã hội học - chủ yếu qua phiếu thăm dò khách hàng (sự thoả mãn nhu cầu, sự nhận biết tên sản phẩm, sự trung thành với nhãn hiệu ). 3. Đánh giá trực tiếp sản phẩm. 3.1.Tính độc đáo. Đây là tiêu chí thể hiện rõ nhất năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Trong một xã hội tiêu dùng, khi vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn lại, khi sự cạnh tranh về chất lượng và giá cả được đẩy tới mức "kẻ tám lạng, người nửa cân" thì sự độc đáo là yếu tố mà người tiêu dùng thường lựa chọn. Sự độc đáo có thể là kiểu dáng sản phẩm. Sự độc đáo tạo ra một giá trị mới mà khách hàng muốn thông qua đó để thể hiện giá trị của bản thân mình. Sự độc đáo về kiểu dáng ngày càng có "đất" phát triển hơn khi sản phẩm gắn với một không gian nhất định như nhà hàng, khách sạn, hội trường, hộ gia đình Các sản phẩm điện tử dân dụng, đồ gỗ nội thất thường được thiết kế trên cơ sở nghiên cứu các không gian này. Sự độc đáo có thể là công nghệ mới, và thường gắn với những tiện ích mới. Điều này thể hiện rõ ở các sản phẩm phương tiện giao thông (máy bay, ôtô, xe máy ), sản phẩm điện tử dân dụng (ti vi, tủ lạnh, máy giặt, máy bơm ), dụng cụ quang học (máy ảnh, máy quay phim, phương tiện trắc địa ). Ở thị trường Việt Nam, nổi bật nhất là các sản phẩm ti vi, máy giặt, điều hoà, máy ảnh, máy quay phim được các nhà sản xuất liên tục đưa ra những tính năng, tiện ích mới rất thấp dẫn người tiêu dùng. 3.2.Chất lượng. 5 Thể hiện ở giá trị sử dụng và thời gian sử dụng. Chất lượng sản phẩm ngày nay được hiểu một cách linh hoạt hơn, không chỉ có các chỉ tiêu kỹ thuật thuần tuý mà gắn với từng đối tượng tiêu dùng. Nhà sản xuất thường chủ động nhằm vào một phân khúc thị trường nào đó (có thể hiểu là một đối tượng khách hàng nhất định) để đề ra chiến lược chất lượng của mình. Nhà sản xuất lớn thường chọn toàn bộ các phân khúc thị trường, do đó có nhiều chiến lược chất lượng cho mỗi dòng sản phẩm nhằm vào một phân khúc thị trường cụ thể. Chất lượng còn gắn với vòng đời sản phẩm. Thí dụ sản phẩm máy ảnh tiêu thụ ở thị trường Việt Nam thường có vòng đời từ 3 - 5 năm, hoặc từ 5 - 10 năm tuỳ theo đối tượng sử dụng (chơi ảnh hay làm nghiệp vụ). 3.3. Giá. Việc định giá cho sản phẩm gắn với giá trị sử dụng, thời gian sử dụng nhu cầu thị trường. Nhưng xét theo tính "động" của thị trường thì không phải với một sản phẩm cùng loại, chất lượng tương đương, sản phẩm nào có giá thấp hơn sẽ có tính cạnh tranh hơn. Vì người ta có thể dùng các công cụ khác hỗ trợ như tặng quà khuyến mãi, làm tốt công tác bảo hành thay vì hạ giá. Tính độc đáo, chất lượng, giá là 3 mặt cạnh tranh của sản phẩm. Tuỳ từng phân khúc thị trường, có thể nhấn mạnh hơn đến một mặt cạnh tranh nào đó nhưng không thể bỏ 2 mặt cạnh tranh còn lại. 3.4.Đánh giá trực tiếp thị trường . Hai thông số phổ biến nhất thể hiện năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường là thông số tuyệt đối (doanh số bán ra) và thông số tương đối (thị phần). Tuỳ từng trường hợp mà các thông số này có ý nghĩa khác nhau phần lớn các trường hợp, thông số tuyệt đối quan trọng hơn thông số tương đối. Ví dụ: Một Công ty kinh doanh (1) giấy than có doanh số 90 triệu đồng, chiếm 90% thị phần. Một công ty kinh doanh (2) máy điều hoà, thị phần chiếm 3%, doanh số bán 15 tỷ đồng, trong khi đối thủ cạnh tranh mạnh nhất chiếm 5% ta có thể kết luận sản phẩm của công ty (2) có năng lực cạnh tranh vì doanh số bán lớn, đủ bù đắp chi phí hoạt động và khoảng cách với đối thủ mạnh nhất không quá xa còn sản phẩm của công ty (1) không có năng lực cạnh tranh. Vì doanh số bán ra nhỏ, không đủ bù đắp chi phí hoạt động của công ty. Trong trường hợp doanh số tuyệt đối lớn, thị phần tương đương với các đối thủ cạnh tranh người ta phân tích thêm các yếu tố hệ thống phân phối, khả năng cung ứng hàng nhanh 6 4. Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa: 4.1. Sản phẩm chủ lực. Xác định các sản phẩm công nghiệp chủ lực thực chất là cơ cấu lại các ngành công nghiệp nhằm xây dựng một cơ cấu công nghiệp hợp lý. Để xác định sản phẩm chủ lực thường dựa vào các tiêu chuẩn sau: - Tỷ trọng của sản phẩm đó được tạo ra trong GDP phải cao. - Đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách. - Phải gây được hiệu quả tốt theo phản ứng dây chuyền đến sự phát triển các ngành công nghiệp khác hoặc có tác động lôi kéo các ngành khác phát triển theo. - Góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu. - Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. - Khả năng cạnh tranh cao. - Tiềm năng thị trường tương đối lớn. - Hiệu quả kinh tế cao. Có nhiều nhân tố tác động đến phát triển sản phẩm chủ lực: ° Nhân tố thị trường, một sản phẩm sở dĩ phát triển được trong cơ chế thị trường là do sản phẩm ấy đáp ứng được các nhu cầu của thị trường nội địa và thị trường nước ngoài, đồng thời với yêu cầu sản phẩm của ngành phải có chất lượng cao, giá thành hạ, giá bán cạnh tranh được với những sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực và trên thế giới. ° Nhân tố tiến bộ kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tác động rất mạnh mẽ đến việc phát triển các sản phẩm và nâng cao năng suất lao động, do đó hàng hoá có chất lượng cao nhưng chi phí sản xuất thấp đáp ứng nhu cầu cạnh tranh, từ đó sản phẩm công nghiệp được thị trường tín nhiệm. ° Hiệu quả kinh tế - xã hội, hiệu quả kinh tế thể hiện trong việc sử dụng tài nguyên, lao động, vốn hợp lý và có hiệu quả trong phát triển sản phẩm. Hiệu quả xã hội thể hiện cụ thể trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Kinh nghiệm của một số nước đang phát triển như An Độ trước đây hay Trung Quốc hiện nay cho thấy nếu quá chú trọng đến hiệu quả xã hội, rốt cuộc lại không đạt được hiệu quả xã hội. Ví dụ, việc duy trì quá lâu những ngành sử dụng nhiều lao động nhưng đã mất tính cạnh tranh trên thị trường sẽ dẫn đến sự thua lỗ và phá sản của các xí nghiệp, hậu quả là công nhân mất việc làm. 7 4.2.Sản phẩm có khả năng cạnh tranh. Một sản phẩm được coi là có sức cạnh tranh và có thể đứng vững khi có mức giá thấp hơn hoặc khi cung cấp các sản phẩm tương tự với chất lượng hay dịch vụ ngang bằng hay cao hơn. Theo lý thuyết thương mại truyền thống, năng lực cạnh tranh được xem xét qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất lao động. Theo M. Porter, năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào khả năng khai thác các năng lực độc đáo của mình để tạo sản phẩm có giá phí thấp và sự dị biệt của sản phẩm. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải xác định lợi thế cạnh tranh của mình. Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm được hiểu là những thế mạnh mà sản phẩm có hoặc có thể huy động để đạt thắng lợi trong canh tranh. Có hai nhóm lợi thế cạnh tranh: - Lợi thế về chi phí: tạo ra sản phẩm có chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Các nhân tố sản xuất như đất đai, vốn và lao động thường được xem là nguồn lực để tạo lợi thế cạnh tranh. - Lợi thế về sự khác biệt hóa: dựa vào sự khác biệt của sản phẩm làm tăng giá trị cho người tiêu dùng hoặc giảm chi phí sử dụng sản phẩm hoặc nâng cao tính hoàn thiện khi sử dụng sản phẩm. Lợi thế này cho phép thị trường chấp nhận mức giá thậm chí cao hơn đối thủ. Thông thường việc xác định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dựa vào 4 tiêu chí: - Tính cạnh tranh về chất lượng và mức độ đa dạng hóa sản phẩm. - Tính cạnh tranh về giá cả. - Khả năng thâm nhập thị trường mới. - Khả năng khuyến mãi, lôi kéo khách hàng và phương thức kinh doanh ngày càng phong phú hơn. Nhìn chung đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm phải xem xét các mặt: chất lượng sản phẩm, chủng loại sản phẩm, tính đa dạng, mẫu mã, bao bì của sản phẩm, uy tín thương hiệu của sản phẩm, nguồn hàng cung cấp ổn định, giá cả sản phẩm và công tác Marketing sản phẩm. Những sản phẩm có khả năng cạnh tranh là những sản phẩm có mức thuế nhập khẩu thấp hoặc gần bằng không mà vẫn tồn tại và phát triển thì đó là những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh. 8 Có nhiều nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm:  Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô, bao gồm: - Tăng trưởng kinh tế là nhân tố tác động trực tiếp đến sức mua của xã hội, tạo điều kiện để sản phẩm mở rộng quy mô sản xuất. - Tài chính-tín dụng có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và khả năng cạnh tranh của một sản phẩm, tăng trưởng nhanh phu thuộc vào khả năng của khu vực tài chính trong việc huy động và phân bố có hiệu quả tín dụng vào sản xuất các sản phẩm. Ngoài ra lãi suất tín dụng ảnh hưởng đến khả năng vay mượn của các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm. - Đầu tư mang lại động lực chủ yếu cho nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm. Đầu tư là yếu tố rất quan trọng có tính quyết định đến việc đẩy nhanh tốc độ tăng sản xuất sản phẩm chủ lực. - Mở cửa thương mại đòi hỏi nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tăng xuất khẩu và tiến hành dỡ bỏ hàng rào nhập khẩu. - Tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ ảnh hưởng mạnh mẽ đến phát triển các sản phẩm chủ lực. Tiến bộ kỹ thuật tác động quan trọng đến chi phí sản xuất và chất lượng sản phẩm hàng hóa. - Các chính sách vĩ mô trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và huy động nguồn vốn tài chính cần thiết cho nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển các sản phẩm chủ lực. - Vị trí địa lý đóng vai trò quan trọng trong nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường của các sản phẩm do giảm chi phí vận chuyển, tăng giao lưu với bên ngoài. - Phát triển nguồn nhân lực tạo ra những điều kiện thuận lợi cho nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm. - Bối cảnh quốc tế như xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa đang gia tăng trở thành đặc điểm mới nổi bật của nền kinh tế thế giới sẽ đưa đến các mặt thuận lợi, những cơ hội cũng như những thách thức cho cạnh tranh của các sản phẩm.  Các nhân tố thuộc môi trường vi mô: - Các nhà cạnh tranh tiềm tàng với quy mô sản xuất, sự khác biệt của sản phẩm, quy mô vốn, chi phí, khả năng tiếp cận thị trường là nguy cơ cạnh tranh cần xét tới. 9 - Mức độ cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh hiện tại phụ thuộc vào số lượng đối thủ, quy mô đối thủ, tốc độ tăng trưởng sản phẩm, tính khác biệt sản phẩm. - Áp lực từ sản phẩm thay thế có cùng công năng phụ thuộc vào mức giá, nếu giá cả sản phẩm cao khách hàng sẽ chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế. - Áp lực từ nguồn cung cho ra đời nhiều loại nguyên vật liệu mới có tính ưu việt, cung cấp cho sản xuất với mục đích tạo ra sản phẩm mới có nhiều ưu điểm hơn sẽ giành được ưu thế cạnh tranh - Áp lực từ phía khách hàng buộc tập trung thỏa mãn khách hàng với chất lượng sản phẩm tốt, mới lạ và chất lượng phục vụ khách hàng cao. 4.3 Chọn lựa các sản phẩm chủ lực có khả năng cạnh tranh. Để hình thành và phát triển các sản phẩm chủ lực có khả năng cạnh tranh một cách cơ bản các sản phẩm này phải đạt được những tiêu chuẩn đặt ra. - Sử dụng tốt nhất những lợi thế hiện có. - Có chỉ số giá thành thấp, chi phí sản xuất thấp. - Chất lượng sản phẩm cao. - Hiệu quả kinh tế cao. - Năng lực sản xuất lớn. - Góp phần quan trọng trong việc phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế. - Có khả năng góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tác động dây chuyền đến sự phát triển các ngành kinh tế khác. - Gia tăng doanh số cho xuất khẩu. - Tạo thêm công ăn việc làm. 10 [...]... kinh doanh hiện nay12 II.Khả năng cạnh tranh của các dòng sản phẩm tại các doanh nghiệp lắp ráp xe máy ở Việt Nam hiện nay .14 1 .Cạnh tranh bằng công nghệ 14 2 Cạnh tranh bằng chất lượng, mẫu mã sản phẩm 14 3 .Cạnh tranh bằng các dịch vụ sau bán 17 III.Thực trạng về khả năng cạnh tranh của các dòng sản phẩm xe máy tại các doanh nghiệp lắp ráp hiện nay 20 1.Công ty TNHH... trường và nâng cao sức cạnh tranh của các dòng sản phẩm xe máy 2 Cạnh tranh bằng giá cả sản phẩm Cạnh tranh bằng giá cả sản phẩm được xem như là công cụ cạnh tranh quan trọng nhất của các doanh nghiệp hiện nay, vì giá cả được xem như là một trong những nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả tiêu thụ sản phẩm hàng hóa Do đó có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lắp ráp xe máy hiện nay.. . tranh của sản phẩm hàng hóa 7 4.1 Sản phẩm chủ lực 7 4.2 .Sản phẩm có khả năng cạnh tranh 8 4.3 Chọn lựa các sản phẩm chủ lực có khả năng cạnh tranh .10 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ SỨC CẠNH TRANH CỦA CÁC DÒNG XE MÁY HIỆN NAY 11 I.Khái quát về thị trường xe máy ở Việt Nam 11 1.Khát quát chung 11 2.Vị thế của dòng sản phẩm xe máy trong hoạt động kinh doanh hiện nay12... cùng tồn tại Việc phát triển ồ ạt các cơ sở lắp ráp trong giai đoạn 1998-2002 đã đưa công suất của ngành này vọt lên trên 3,2 triệu sản phẩm/ năm Tình trạng cung vượt cầu quá xa làm cho cạnh tranh trên thị trường xe máy ngày càng trở II nên quyết liệt hơn Khả năng cạnh tranh của các dòng sản phẩm tại các doanh nghiệp lắp ráp xe máy ở Việt Nam hiện nay 1 Cạnh tranh bằng công nghệ Theo phân tích của các gia,ngành... cụ cạnh tranh không kém phần quan trọng mà các doanh nghiệp đang áp dụng vì mục tiêu lâu dài của công ty là nâng cao chất lượng sản phẩm xe máy lắp ráp để có thể cạnh trganh được với các đối thủ cạnh tranh lớn Các doanh nghiệp không phân cấp chất lượng sản phẩm ra làm loại I, II mà chỉ có sản phẩm đạt yêu cầu hay không đạt.những sản phẩm nào không đạt yêu càu sẽ được sửu chữa ngay tại xưởng Cuộc cạnh. .. xe • Thực hiện phân công hợp tác quốc tế và “xuất khẩu sản xuất” Hiện ngành công nghiệp Việt Nam đang ở đầu giai đoạn 3 của quá trình phát triển Do mới phát triển lại trong quá trình hội nhập nên các doanh nghiệp lắp ráp xe máy chịu sức ép gay gắt từ phía các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là các dòng xe máy của các hãng nước ngoài như Honda, Yamaha, Suzuki, Lifan, VMEP… được lắp ráp ở Việt Nam Công nghệ... tiên tiến,có kinh nghiệm trên thị trường quốc tế 26 - Công tác nghiên cứu thị trường chưa được thực hiện theo đúng nghĩa của nó - Uy tín, tên tuổi của các doanh nghiệp chưa có và ít người biết đến CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA CÁC DÒNG SẢN PHẨM XE MÁY 1 Giải pháp về sản phẩm Các doanh nghiệp sản xuất động cơ xe gắn máy phải có bản quyền về thiết kế động cơ xe máy (do doanh nghiệp nghiên... điểm Cac doanh nghiệp lắp Chủng loại sản phẩm Chất lượng trung bình, ráp xe máy trong phong phú, đa dạng, giá màu sắc chưa hấp dẫn, nước rẻ Marketing kém Các doanh nghiệp có Uy tín, chất lượng sản Giá bán còn cao vốn đầu tư tứ nước phẩm ngoài (FDI) cao, mẫu mã đẹp,quảng cáo tốt, sản phẩm phong phú Các doanh nghiệp liên Giá rẻ, kênh phân phối Chưa có sản phẩm cao doanh rộng, chất lượng khá cấp, quảng cáo... kiện Trong 10 năm trở lại đây, các DN xe máy Việt Nam đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, tăng rất cao so với đầu tư vào các ngành công nghiệp khác Các DN lắp ráp xe máy Việt như T&T, Sufat, Duy Thịnh, Phương Đông đã có hệ thống nhà xưởng, cơ sở hạ tầng sản xuất và hệ thống quản lý chất lượng tiêu 15 chuẩn quốc tế, đáp ứng được sản xuất qui mô công nghiệp để ngành công nghiệp xe máy Việt Nam có thể đứng vững... giá bán của sản phẩm bằng cách hạ giá thành - Hạ giá bán của sản phẩm bằng cách giảm mức lợi nhuận/ đơn vị sản phẩm 3 Các giải pháp về phân, bán hàng và các dịch vụ hậu mãi Bên cạnh các giải pháp về hạ giá bán, các giải pháp nâng cao tính an toàn của sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm Các doanh nghiệp cần mở rộng hệ thống phân phối và nâng cao hiệu quả của hệ thống phân phối Đưa ra các giải pháp đa . Chương I: Lí luận chung về sức cạnh tranh của sản phẩm. Chương II: Thực trạng về sức cạnh tranh của các dòng sản phẩm xe máy tại các doanh nghiệp lắp ráp xe máy ở Việt Nam hiện nay. Chương. những cử nhân kinh tế trong tương lai. Đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài: “ Nâng cao sức cạnh tranh cuả các dòng sản phẩm xe máy tại các doanh nghiệp lắp ráp xe máy ở Việt Nam hiện nay . 1 Để. pháp nâng cao sức cạnh tranh của các dòng sản phẩm tại các doanh nghiệp lắp ráp xe máy ở Việt Nam hiện nay. Trong quá trình thực hiện đề án này em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy

Ngày đăng: 21/05/2015, 08:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan