Tiểu luận môn điện toán lưới và đám mây TÌM HIỂU XÂY DỰNG DỊCH VỤ TRÒ CHUYỆN TRÊN NỀN TẢNG ĐÁM MÂY

28 418 1
Tiểu luận môn điện toán lưới và đám mây TÌM HIỂU XÂY DỰNG DỊCH VỤ TRÒ CHUYỆN TRÊN NỀN TẢNG ĐÁM MÂY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đại học Công Nghệ Thông Tin Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh  BÁO CÁO: TÌM HIỂU XÂY DỰNG DỊCH VỤ TRÒ CHUYỆN TRÊN NỀN TẢNG ĐÁM MÂY Môn học: ĐIỆN TOÁN LƯỚI VÀ ĐÁM MÂY GVHD : PGS.TSKH. Nguyễn Phi Khứ Học viên: Hồ Duy Nhật Linh – CH1301028 TP.HCM, tháng 6 năm 2014 2 Mục lục 3 I. Mở đầu: Điện toán đám mây còn gọi là điện toán máy chủ ảo, là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ "đám mây" ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa vào cách được bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như một liên tưởng về độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó. Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các "dịch vụ", cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó "trong đám mây" mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó. Theo tổ chức xã hội máy tính IEEE "Nó là hình mẫu trong đó thông tin được lưu trữ thường trực tại các máy chủ trên Internet và chỉ được được lưu trữ tạm thời ở các máy khách, bao gồm máy tính cá nhân, trung tâm giải trí, máy tính trong doanh nghiệp, các phương tiện máy tính cầm tay, ". Điện toán đám mây là khái niệm tổng thể bao gồm cả các khái niệm như phần mềm dịch vụ, Web 2.0 và các vấn đề khác xuất hiện gần đây, các xu hướng công nghệ nổi bật, trong đó đề tài chủ yếu của nó là vấn đề dựa vào Internet để đáp ứng những nhu cầu điện toán của người dùng. Ngày nay, đối với các công ty, doanh nghiệp, việc quản lý tốt, hiệu quả dữ liệu của riêng công ty cũng như dữ liệu khách hàng, đối tác là một trong những bài toán được ưu tiên hàng đầu và đang không ngừng gây khó khăn cho họ. Để có thể quản lý được nguồn dữ liệu đó, ban đầu các doanh nghiệp phải đầu tư, tính toán rất nhiều loại chi phí như chi phí cho phần cứng, phần mềm, mạng, chi phí cho quản trị viên, chi phí bảo trì, sửa chữa, … Ngoài ra họ còn phải tính toán khả năng mở rộng, nâng cấp thiết bị; phải kiểm soát việc bảo mật dữ liệu cũng như tính sẵn sàng cao của dữ liệu. Từ một bài toán điển hình như vậy, chúng ta thấy được rằng nếu có một nơi tin cậy giúp các doanh nghiệp quản lý tốt nguồn dữ liệu đó, các doanh nghiệp sẽ không còn quan tâm đến cơ sở hạ tầng, công nghệ mà chỉ tập trung chính vào công việc kinh doanh của họ thì sẽ mang lại cho họ hiệu quả và lợi nhuận ngày càng cao hơn. Do đó, mô hình điện toán đám mây được sử dụng để đáp ứng nhu cầu lớn này. 4 II. Điện toán đám mây: A. Khái niệm: Thuật ngữ “cloud” được sử dụng như một phép ẩn dụ cho mạng Internet, dựa trên cách vẽ đám mây thể hiện cho một mạng lưới nào đó. Còn thuật ngữ “computing” là các hoạt động hướng mục tiêu từ việc sử dụng công nghệ thông tin, bao gồm các hệ thống phần cứng và phần mềm được sử dụng cho một phạm vi mục đích rộng như: xử lý, cấu trúc, và quản lý nhiều dạng thông tin khác nhau.Theo Viện Tiêu Chuẩn và Công Nghệ Mỹ (NIST):“Điện toán đám mây là một mô hình cho phép truy cập mạng theo nhu cầu, thuận tiện, sẵn có tới một luồng dùng chung các tài nguyên máy tính có thể cấu hình được (như mạng lưới, máy chủ, kho lưu trữ, ứng dụng, dịch vụ) mà có thể nhanh chóng cung cấp và giải phóng với nỗ lực quản lý hay tương tác nhà cung cấp dịch vụ tối thiểu.” A. Tính chất của điện toán đám mây: • Tính linh động: Người dùng có thể lựa chọn dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình: o Thêm dịch vụ nếu cần thiết o Bớt dịch vụ không cần thiết 5 VD: Thay vì phải bỏ ra hàng trăm USD cho 1 bộ MS Office, ta có thể mua riêng lẻ từng phần hoặc chỉ trả 1 khoản phí rất nhỏ mỗi khi sử dụng 1 phần nào đó của nó • Giảm bớt phí: Người dùng không chỉ giảm bớt chi phí bản quyền mà còn giảm phần lớn chi phí cho việc mua và bảo dưỡng máy chủ. Việc tập hợp ứng dụng của nhiều tổ chức lại 1 chỗ sẽ giúp giảm chi phí đầu tư ban đầu, cũng như tăng hiệu năng sử dụng các thiết bị này một cách tối đa. • Tạo nên sự độc lập: Người dùng sẽ không còn bị bó hẹp với 1 thiết bị hay 1 vị trí cụ thể nào nữa. Với điện toán đám mây, phần mềm, dữ liệu có thể được truy cập và sử dụng từ bất kì đâu, trên bất kì thiết bị nào mà không cần phải quan tâm đến giới hạn phần cứng cũng như địa lý. VD: Người dùng có thể truy cập bản đồ Google Map trên bất cứ phương tiện nào để có thể xem tình trạng giao thông cũng như hướng dẫn đường đi. • Tăng cường độ tin cậy: Dữ liệu trong mô hình điện toán đám mây được lưu trữ 1 cách phân tán tại nhiều cụm máy chủ tại nhiều vị trí khác nhau. Điều này giúp tăng độ tin cậy, độ an toàn của dữ liệu mỗi khi có sự cố hoặc thảm họa xảy ra. VD: Các dữ liệu được phân tán trên nền tảng đám mây; do đó, dữ liệu an toàn không bị ảnh hưởng bởi các thiệt hại vật lí như hỏng hóc server • Bảo mật: Việc tập trung dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau sẽ giúp các chuyên gia bảo mật tăng cường khả năng bảo vệ dữ liệu của người dùng, cũng như giảm thiểu rủi ro bị ăn cắp toàn bộ dữ liệu. VD: Dữ liệu thông tin tài khoản được phân tán trên nhiều máy chủ khác nhau. Do đó, thông tin tài khoản người dùng khi bị tấn công sẽ được giảm thiệt hại, hacker chỉ lấy được một phần nhỏ dữ liệu • Bảo trì dễ dàng: Mọi phần mềm đều nằm trên server, lúc này, người dùng sẽ không cần lo lắng cập nhật hay sửa lỗi phần mềm nữa. Và các lập trình viên cũng dễ dàng hơn trong việc cài đặt, nâng cấp ững dụng của mình. B. Các mô hình điện toán đám mây: Mô hình điện toán đám mây được phân lớp thành 2 mô hình chính. Sự phân lớp này tùy thuộc vào quá trình triển khai và hình thức sử dụng dịch vụ. 6 1. Mô hình dịch vụ a) Infrastructure as a Service – IaaS ( Hạ tầng như một dịch vụ): Là mô hình cung cấp dịch vụ mà khách hàng sử dụng việc xử lý, kho lưu trữ, mạng lưới, và các tài nguyên máy tính khác. IaaS có khả năng cung cấp nhanh và đàn hồi, cùng với việc kiểm soát tài nguyên. Trong mô hình này khách hàng có thể triển khai, thực thi phần mềm và các dịch vụ mà không cần quản lý hay điều khiển các tài nguyên cơ sở (máy chủ, mạng, kho lưu trữ). Dịch vụ IBM Research Compute Cloud (RC2), Amazon EC2 là những ví dụ điển hình về loại hình dịch vụ này. b) Platform as a Service – PaaS (Nền tảng như một dịch vụ): Là mô hình cung cấp dịch vụ mà khách hàng có thể sử dụng ngôn ngữ lập trình, công cụ, nền tảng để phát triển và triển khai ứng dụng trên nền tảng dùng chung với khả năng kiểm soát môi trường và ứng dụng đã triển khai. IBM Workload Deployer, Google App Engine, Windows Azure, Force.com từ Salesforce là những ví dụ về PaaS 7 Một số dịch vụ PaaS có thể kể đến bao gồm: • Google App Engine của Google: http://code.google.com/appengine/ • Windows Azure của Microsoft: http://www.microsoft.com/windowsazure/windowsazure/ • Nền tảng điện toán đám mây ra đời đầu tiên: Amazone Webservice của Amazon.com • Sun Cloud của Sun http://www.sun.com/solutions/cloudcomputing/ • Facebook c) Software as a Service – SaaS (Phần mềm như một dịch vụ ): Là mô hình phổ biến mà khách hàng sử dụng các ứng dụng chuyên môn từ các thiết bị khác khác nhau qua một trình duyệt Web trên nền tảng dùng chung mà không cần quản lý hay kiểm soát tài nguyên cơ sở. Một số dịch vụ SaaS có thể kể đến như: • Google: Gmail, Google Docs, Drive • Microsoft: OneDrive 8 d) Business Process as a Service-BPaaS (Quy trình nghiệp vụ như một dịch vụ ): Là một mô hình mới nổi mà khách hàng có thể sử dụng các kết quả kinh doanh bằng cách truy cập các dịch vụ nghiệp vụ qua giao hiện trung tâm Web trên nền tảng dùng chung. Ví dụ nghiệp vụ quản lý phúc lợi nhân viên, dịch vụ du lịch, dịch vụ đấu thầu, vân vân. Một số dịch vụ BPaas bao gồm: • Quản lý nhân sự ERP • Quản lý trường học sfoPro • Dịch vụ bán hàng trực tuyến Magento Go 2. Mô hình triển khai a) Đám mây tư nhân (Private Cloud) Là hệ thống CNTT được sở hữu và quản lý trong mạng nội bộ của một doanh nghiệp phía sau tường lửa. Truy cập vào đám mây tư nhân được giới hạn đối với người dùng. Đám mây tư nhân điều khiển sự hiệu quả, sự chuẩn hoá và các thực hành tốt nhất trong khi vẫn duy trì sự tuỳ biến và kiểm soát cùng với tổ chức. Trong môi trường đám mây tư nhân, tất cả tài nguyên, nguồn lực là thuộc nội bộ doanh nghiệp. Việc quản lý đám mây cũng thuộc nội bộ doanh nghiệp. 9 b) Đám mây công cộng(public cloud): Là hệ thống CNTT được cung cấp trên mạng Internet, được sở hữu và quản lý bởi nhà cung cấp dịch vụ. Người dùng cần đăng ký để được cấp quyền truy cập vào đám mây công cộng. Đám mây công cộng cung cấp một tập hợp các quy trình thương mại, ứng dụng, dịch vụ hạ tầng được chuẩn hoá theo mức giá linh hoạt dựa trên việc sử dụng. Mô hình đa người thuê là đặc điểm chính của dịch vụ đám mây công cộng. c) Đám mây lai: Là sự kết hợp những đặc điểm của cả đám mây công cộng và đám mây tư nhân, mà ở đó các phương thức cung cấp dịch vụ trong và ngoài được kết hợp. Ví dụ trong trường hợp đám mây tư nhân ngoài mặt bằng doanh nghiệp, tài nguyên thì được dành riêng, nhưng nó lại không phải là tài sản của doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp quản lý danh mục dịch vụ và các quy tắc, còn nhà cung cấp dịch vụ đám mây vận hành và quản lý hạ tầng đám mây và luồng tài nguyên. d) Các đám mây cộng đồng (Community cloud) 10 [...]... chuyển lượng lớn dữ liệu và các biện pháp bảo trì khác 19 IV Xây dựng ứng dụng demo: A - Mục tiêu: Xây dựng ứng dụng trò chuyện trên nền tảng đám mây Mỗi người dủng có thể tùy nghi tạo nhóm trò chuyện với nhau B Phân tích bài toán: Ứng dụng cần được thực thi trên nền tảng đám mây với mục đích: - Giảm chi phí thuê server, hosting Các vấn đề về bảo mật hạ tầng sẽ được dịch vụ đám mây cung cấp Có thể tùy... ích của điện toán đám mâyTùy chọn này là tốn kém hơn nhưng có thể đáp ứng về sự riêng tư, an ninh hoặc tuân thủ các chính sách tốt hơn B Xu hướng phát triển điện toán đám mây: 3 Đối với thị trường thế giới Điện toán đám mây (Cloud computing) không còn là điều gì mới mẻ Bắt nguồn từ điện toán lưới (grid computing) từ những năm 80, điện toán theo nhu cầu (Utility computing) và phần mềm dịch vụ (SaaS),... hơn và đảm bảo hơn 7 Các dịch vụ (services) Dịch vụ chính là mối quan hệ giữa datastore với môi trường thực thi GAE bao gồm một số các dịch vụ hữu ích cho các ứng dụng web Dịch vụ memcache là dịch vụ lưu trữ theo khóa - giá trị Thuận lợi chính của dịch vụ này trên datastore là tốc độ nhanh, rất nhanh so với việc lưu trữ và lấy dữ liệu một cách bình thường trên datastore Memcache lưu trữ dữ liệu trên. .. tăng hiệu suất làm việc ở mức tối đa.Về thực trạng ứng dụng điện toán đám mây ở các doanh nghiệp Việt Nam, có thể rút ra kết luận như sau: Hiện nay đã có một vài doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đưa điện toán đám mây vào ứng dụng và hiệu suất kinh doanh được cải thiện đáng kể Tuy nhiên số lượng là khá ít Phần lớn vẫn chỉ dừng ở mức quan tâm và tìm hiểu Nhưng tình hình đang được cải thiện rõ rệt Theo khảo... có khoảng 46% doanh nghiệp và tổ chức Việt Nam đang triển khai ứng dụng công nghệ điện toán đám mây và các dự án ảo hóa khác Hãng bảo mật Symantec cũng cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam có mối quan tâm đặc biệt đến việc ứng dụng điện toán đám mây và cơ hội mà công nghệ mới này đem tới Kết quả từ cuộc khảo sát cho thấy 39% doanh nghiệp trong nước hiện đang sử dụng dịch vụ phần mềm ảo tư nhân (VPS),... cấp trên điện toán mây luôn sẵn sàng hay không? Nếu xảy ra sự cố, thời gian khôi phục dịch vụ mất bao nhiêu thời gian? Nhà cung cấp dịch vụ có đủ tài chính để cung cấp lâu dài cho khách hàng? Chế độ bảo hiểmdữ liệu ra sao nếu nhà cung cấp ngừng dịch vụ vì lý do tài chính? • Tính an ninh (Security): Ngoài các vấn đề, phòng chống tấn công, nhà cung cấp dịch vụ có minh bạch cung cấp hiện trạng phục vụ. .. ứng dụng doanh nghiệp ảo hóa và điện toán đám mây để giúp công ty họ bớt lo lắng về quản lý cơ sở hạ tầng thông tin, tập trung vào việc chèo lái quá trình phát triển của công ty hơn Cũng theo đánh giá, tính đến năm 2012, 80% doanh nghiệp trong danh sách 1.000 công ty hàng đầu (theo đánh giá của tạp trí Fortune - Mỹ) sẽ sử dụng ít nhất một vài loại hình dịch vụ đám mây và khoảng 20% doanh nghiệp sẽ... mây cung cấp Có thể tùy nghi nâng cấp mở rộng dịch vụ khi có lưu lượng truy cập, sử dụng tài nguyên lớn Ứng dụng cần được xây dựng trên nền tảng web với các mục đích sau: - C Tăng tính di động, người dùng có thể truy cập tại bất cứ vị trí nào có thể truy cập Internet Tăng tính tiện nghi , người dùng có thể truy cập trên bất cứ nền tảng nào PC, mobile, … Xây dựng chương trình: 1 Cài đặt Google App Engine:... sử dụng tính năng deploy được hỗ trợ 4 Xem kết quả: Truy cập vào site: zprosmo.appspot.com 26 V Kết quả: Tiểu luận hoàn thành đã đạt được một số mục tiêu nhất định.: • • • Nghiên cứu sử dụng ứng dụng trên nền tảng đám mây Giảm tối đa chi phí như thuê máy chủ , tên miền Tạo sự thuận tiện từ tính chất của đám mây mang lại như tính di động và tính mở 27 VI Tài liệu tham khảo [1] Anthony T Velte, Toby... trường gắn với công nghệ Nhà cung cấp Công nghệ Điện toán đám mây ở Việt Nam làm tốt cả 3 điều trên, thì thị trường Việt Nam sẽ không chỉ còn là thị trường tiềm năng nữa Có nhiều ông lớn tham gia vào thị trường Công nghệ này, đi cùng là những nhà cung cấp nhỏ hơn, mang lại cho người dùng nhiều lựa chọn để phù hợp với doanh nghiệp mình Công nghệ Điện toán đám mây là xu thế chung của thời đại, việc đưa ra . học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh  BÁO CÁO: TÌM HIỂU XÂY DỰNG DỊCH VỤ TRÒ CHUYỆN TRÊN NỀN TẢNG ĐÁM MÂY Môn học: ĐIỆN TOÁN LƯỚI VÀ ĐÁM MÂY GVHD : PGS.TSKH. Nguyễn Phi Khứ Học viên: Hồ Duy. lý danh mục dịch vụ và các quy tắc, còn nhà cung cấp dịch vụ đám mây vận hành và quản lý hạ tầng đám mây và luồng tài nguyên. d) Các đám mây cộng đồng (Community cloud) 10 Các đám mây cộng đồng. hình điện toán đám mây: Mô hình điện toán đám mây được phân lớp thành 2 mô hình chính. Sự phân lớp này tùy thuộc vào quá trình triển khai và hình thức sử dụng dịch vụ. 6 1. Mô hình dịch vụ a)

Ngày đăng: 19/05/2015, 22:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. Mở đầu:

  • II. Điện toán đám mây:

    • A. Khái niệm:

    • B. Xu hướng phát triển điện toán đám mây:

    • C. Khó khăn, thách thức:

    • III. Google App Engine

      • A. Khái niệm:

      • B. Các thành phần chính và dịch vụ:

      • IV. Xây dựng ứng dụng demo:

        • A. Mục tiêu:

        • B. Phân tích bài toán:

        • C. Xây dựng chương trình:

        • V. Kết quả:

        • VI. Tài liệu tham khảo

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan