luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

93 570 1
luận văn thạc sĩ  Giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê Thị Thanh Mai MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMNN : Ngân hàng thương mại nhà nước NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTW : Ngân hàng trung ương BIDV, NHĐT&PTVN : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam VND : Đồng Việt Nam USD : Đồng Đô la Mỹ POS : Điểm chấp nhận thẻ ATM : Máy rút tiền tự động DANH MỤC CÁC BẢNG LỜI CAM ĐOAN 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Những cam kết quốc tế của Việt Nam trong việc mở cửa thị trường tài chính – ngân hàng đòi hỏi các Ngân hàng thương mại Việt Nam phải nhanh chóng chuyển mình, hội nhập, đổi mới phương thức kinh doanh. Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng diễn ra ngày càng mạnh mẽ thể hiện không chỉ ở những nghiệp vụ ngân hàng truyền thống mà còn ở những dịch vụ thanh toán mới cho khách hàng. Tổ chức thanh toán nhanh chóng, kịp thời, chính xác, an toàn, thuận tiện sẽ làm cho vốn của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế quay vòng nhanh, đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh, giảm được lượng tiền mặt lưu thông ngoài ngân hàng, góp phần ổn định tiền tệ, thúc đẩy sản xuất phát triển. Những năm qua, hoạt động thanh toán của các Ngân hàng thương mại Việt Nam đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, các phương tiện thanh toán mới ra đời từng bước đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Trong đó, phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đã thực sự được các cấp quản lý vĩ mô quan tâm bằng chương trình, định hướng cụ thể, được Chính phủ đưa vào Nghị quyết. Hiện nay, các ngân hàng thương mại đang trong quá trình đẩy mạnh việc hiện đại hoá hoạt động, áp dụng những công nghệ kỹ thuật tiên tiến, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Trong xu thế đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đang cố gắng tìm giải pháp hữu hiệu để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là sản phẩm dịch vụ thanh toán. Bởi vì, dịch vụ thanh toán là một trong những sản phẩm dịch vụ cơ bản của ngành ngân hàng và một nền kinh tế phát triển nhanh và mạnh không thể thiếu một hệ thống thanh toán hiện đại. Do vậy, đề tài: “Giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” được lựa chọn nghiên cứu là cần 1 thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 2. Mục đích nghiên cứu của Luận văn - Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ thanh toán của Ngân hàng thương mại. - Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chỉ rõ kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Trong thời gian cho phép, luận văn đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ thanh toán tại ngân hàng thương mại. Đồng thời đi vào phân tích tình hình thực tế phát triển và nâng cao hiệu quả dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và đề xuất các giải pháp. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích - tổng hợp - thống kê, kế thừa một số nghiên cứu đã có, đồng thời khảo sát thực nghiệm thu thập thông tin, tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu. 5. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, Luận văn được kết cấu theo 3 chương: Chương 1: Tổng quan về dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng thương mại Chương 2: Tình hình phát triển và nâng cao hiệu quả dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hiện nay Chương 3: Giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam Ngoài ra, Luận văn còn sử dụng 10 bảng và 9 biểu đồ để minh hoạ cho nội dung liên quan. 2 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Tiền tệ được coi là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ hoặc trong việc trả các món nợ. Các-Mác cho rằng: “ Tiền là một vật được kết tinh, hình thành một cách tự nhiên trong trao đổi”. Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện trao đổi khi nó xuất hiện trong lưu thông với tư cách là tiền mặt. Ngày nay, hầu hết các giao dịch trên thị trường trong nền kinh tế của chúng ta, tiền trong dạng tiền mặt hoặc séc là phương tiện trao đổi, có nghĩa là nó được dùng thanh toán hàng hóa dịch vụ trong đời sống kinh tế xã hội. Các chức năng và các dạng của tiền được thể hiện rõ nét qua sự tiến triển của hệ thống thanh toán hay nói cách khác đi là của phương thức hướng dẫn các giao dịch trong nền kinh tế. Thanh toán đơn giản là một thuật ngữ ngắn gọn mô tả việc chuyển giao các phương tiện tài chính từ chủ thể này sang chủ thể khác. Chủ thể phải thanh toán có thể sử dụng các quỹ (dưới hình thức tiền mặt, một tài khoản tiền gửi, một hạn mức tín dụng hay các hình thức khác) là tiền đề cho việc thực hiện thanh toán. Hơn nữa, khi nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ, lưu thông không ngừng gia tăng về khối lượng, mở rộng về phạm vi và đa dạng hóa về mối quan hệ. Ngoài quan hệ hai bên mua bán còn xuất hiện bên thứ ba trung gian là các ngân hàng và các tổ chức được phép cung cấp dịch vụ thanh toán. Trong đó, thanh toán qua ngân hàng bao gồm hai bộ phận: Thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt. 1.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN BẰNG TIỀN MẶT 1.1.1. Thanh toán bằng tiền mặt tại các chi nhánh ngân hàng Tại các ngân hàng cơ sở, hoạt động thu chi tiền mặt đối với khách hàng diễn ra thường xuyên. 3 Thông thường, các doanh nghiệp và cá nhân chỉ giữ một lượng tiền mặt đủ để chi dùng theo nhu cầu của họ, số còn lại họ gửi vào ngân hàng và khi phát sinh nhu cầu tiền mặt họ lại đến ngân hàng rút tiền. Các doanh nghiệp, cá nhân có thể thanh toán công nợ cho nhau bằng cách mang tiền mặt tới ngân hàng nộp vào tài khoản của người bán. 1.1.2. Thanh toán tiền mặt trong hệ thống ngân hàng Các chi nhánh ngân hàng trong cùng một hệ thống ngân hàng, khi có nhu cầu tiền mặt phải thông qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng trung ương (NHTW). Ngân hàng nào có tiền mặt tạm thời thừa thì gửi vào tài khoản tiền gửi tại NHTW. Khi có nhu cầu tiền mặt thì làm thủ tục để rút tiền mặt tại NHTW hoặc xin vay NHTW bằng tiền mặt nếu tài khoản tiền gửi không đủ số dư. Thanh toán bằng tiền mặt qua ngân hàng là hình thức thanh toán phải qua quy trình thu- chi trong đó, thủ quỹ và khách hàng phải phân loại, lập bảng kê và kiểm đếm số lượng và chất lượng tiền mặt của khách hàng nộp hoặc rút ra. Có thể thấy dịch vụ thanh toán bằng tiền mặt tốn nhiều thời gian và công sức cho việc kiểm đếm, đóng bó tiền mặt. Với những giao dịch với giá trị thanh toán lớn mà thanh toán bằng tiền mặt sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức, khó chính xác, hiệu quả kinh tế không cao Mặt khác, thanh toán bằng tiền mặt bị hạn chế không những về mặt thời gian mà cả về không gian. Ngoài ra, thanh toán bằng tiền mặt còn tạo điều kiện cho nạn tiền giả, buôn gian bán lận, trốn lậu thuế, tham nhũng, rửa tiền Khi thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ chưa phát triển, dịch vụ thanh toán chưa tiên tiến, nhiều tiện ích hấp dẫn khách hàng, thói quen tiêu dùng tiền mặt còn phổ biến thì bộ máy thực hiện dịch vụ thanh toán bằng tiền mặt của ngân hàng còn lớn và chi phí còn cao. Xu thế hội nhập kinh tế đòi hỏi việc ra đời các phương tiện thanh toán 4 hiện đại với nhiều tiện ích đáp ứng nhu cầu giao dịch một cách “chính xác – nhanh chóng – an toàn” ngày càng mang tính cấp thiết. Do đó, thanh toán bằng tiền mặt sẽ ít được sử dụng và hạn chế tối đa. Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt – gọi chung là sản phẩm dịch vụ thanh toán sẽ ngày càng phát triển là tất yếu. 1.2. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 1.2.1. Khái niệm Thanh toán không dùng tiền mặt (viết tắt là TTKDTM) là cách thức thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ không có sự xuất hiện của tiền mặt mà được tiến hành bằng cách trích tiền từ tài khoản của người phải trả chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của Ngân hàng thương mại. Xét về bản chất, TTKDTM phản ánh sự vận động của vât tư hàng hóa, dịch vụ trong lưu thông. Do nền kinh tế phát triển mạnh, khối lượng lưu thông hàng hóa ngày càng lớn và rộng khắp thì TTKDTM là yêu cầu tất yếu. Sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế hàng hóa tất yếu phải có cách thức trả tiền thuận tiện, an toàn và tiết kiệm. Bên cạnh đó, TTKDTM còn gắn liền với sự phát triển của hệ thống kênh phân phối dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và cá nhân mở tài khoản tiền gửi và thanh toán tiền hàng dịch vụ thông qua việc trích chuyển tài khoản trong hệ thống này. Tóm lại, TTKDTM ra đời là một đòi hỏi tất yếu khách quan của sản xuất và lưu thông hàng hóa; của các mối quan hệ kinh tế diễn ra thường xuyên phức tạp. Nó đã đáp ứng được những yêu cầu của nền kinh tế hiện đại. 1.2.2. Đặc điểm Thứ nhất, thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng tiền chuyển khoản (còn gọi là tiền ghi sổ, bút tệ) Đây là đặc điểm cơ bản nhất của TTKDTM, việc thanh toán được thực hiện bằng cách trích từ tài khoản của người trả tiền vào tài khoản của người thụ hưởng tại ngân hàng thương mại, Kho bạc Nhà nước dựa trên cơ sở các 5 chứng từ hợp lệ hay bằng cách bù trừ lẫn nhau. Thứ hai, trong TTKDTM, mỗi tài khoản thanh toán ít nhất có 3 bên tham gia, đó là: người trả tiền, người thụ hưởng và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. - Người trả tiền có thể là người mua hàng, nhận dịch vụ, người nộp thuế, trả nợ hoặc là người chuyển nhượng một khoản tiền nào đó cho người khác do thiện chí hay do luật định. Người trả tiền đóng vai trò quyết định trong quá trình thanh toán. Có thể họ là người mở đầu hoặc tiếp nối trong quá trình thanh toán đã được người thụ hưởng khởi xướng trước. Người trả tiền có nhiệm vụ phải trả đúng hạn số tiền phải trả và phải tôn trọng những thủ tục cần thiết như lập và nộp chứng từ theo mẫu quy định và theo những thời hạn quy định hoặc được thỏa thuận trước. Người trả tiền có quyền từ chối thanh toán nếu các chủ thể khác vi phạm những cam kết hay những quy định đã thỏa thuận giữa hai bên. - Người thụ hưởng là người được một khoản tiền nào đó do đã giao hàng, cung ứng dịch vụ hay do luật định hoặc do thiện chí của người khác. Đối với người thụ hưởng là người bán hàng hay cung ứng dịch vụ cơ sở để nhận tiền là các chứng từ hay hóa đơn giao hàng. Trong trường hợp người thụ hưởng với tư cách là tổ chức tài chính, cơ sở nhận tiền là những quy định, lệnh điều chuyển của cấp trên. Trường hợp người thụ hưởng là chủ nợ thì cơ sở để nhận tiền là các hợp đồng hay khế ước vay nợ. - Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán là Ngân hàng Trung Ương, Ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức khác được làm dịch vụ thanh toán. Thứ ba, Chứng từ thanh toán Chứng từ thanh toán là các phương tiện chuyển tải những điều kiện thanh toán và được sử dụng làm căn cứ thực hiện việc chi trả. Chứng từ thanh toán gồm lệnh thu, lệnh chi do chính người thụ hưởng hay người trả tiền lập ra. Tuy theo từng hình thức thanh toán cụ thể mà các chứng từ trả tiền lập ra. 6 [...]... phát triển hệ thống thanh toán của một số nước sẽ rút ra những bài học trong việc phát triển hệ thống thanh toán của Việt Nam và đưa ra các giải pháp xử lý trong chương 3 Chương 2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DỊCH VỤ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 27 2.1 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. .. mực và trình độ ngang tầm với các ngân hàng hiện đại trong khu vực Đông Nam Á 2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.2.1 Tình hình hoạt động dịch vụ thanh toán qua ngân hàng tại Việt Nam Hiện nay người dân Việt Nam đã biết nhiều đến dịch vụ thanh toán tại các Ngân hàng thương mại Thanh toán qua ngân hàng giúp các tổ chức, cá nhân tiết kiệm thời gian và. .. nghệ thanh toán cho rất nhiều ngân 24 hàng lớn trong khu vực Tại Việt Nam, Silverlake là một trong số ít nhà thầu được chỉ định để hiện đại hoá công nghệ thanh toán cho các NHTM theo Dự án Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán do World Bank tài trợ Một số ngân hàng tại Việt Nam sử dụng công nghệ của Silverlake như: Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng. .. các ngân hàng rất đa dạng và phong phú ngoài thanh toán nội bộ của từng ngân hàng còn có hệ thống thanh toán liên 12 ngân hàng để giải quyết quan hệ thanh toán vốn giữa các đơn vị ngân hàng khác hệ thống 1.2.4.1 Thanh toán nội bộ của từng hệ thống ngân hàng Thanh toán nội bộ ngân hàng là phương thức thanh toán vốn giữa các chi nhánh ngân hàng trong cùng một hệ thống ngân hàng Thực chất của thanh toán. .. chức hoạt động thanh toán Trình độ của đội ngũ tác nghiệp đảm bảo việc vận hành đúng và hiệu quả các chương trình mang tính công nghệ cao, đảm bảo việc tư vấn chính xác cho khách hàng 1.6 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DỊCH VỤ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM 1.6.1.Hệ thống thanh toán tại Thụy Điển Thụy Điển là một nước phát triển có lịch... hiện thanh toán với ngân hàng thanh toán, trên cơ sở đó ngân hàng thanh toán sẽ truyền thông tin cuối cùng về ngân hàng phát hành để hạch toán Ưu điểm của thẻ thanh toán là nhanh chóng, thuận tiện, quá trình thanh toán diễn ra dễ dàng Khách hàng có thể sử dụng được rộng rãi tại mọi nơi chấp nhận thanh toán thẻ hoặc có máy ATM mà không nhất thiết phải đến Ngân hàng Về phía ngân hàng, phương thức thanh toán. .. trong nền kinh tế của cá nhân và tổ chức, làm tiền đề cho ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay đầu tư và kinh doanh có hiệu quả Khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng giúp ngân hàng giảm bớt chi phí kiểm đếm, bảo quản tiền mặt, giảm bớt rủi ro về tiền giả trong giao dịch Đồng thời, dịch vụ thanh toán qua ngân hàng tạo điều kiện mở rộng và tăng cường cho ngân hàng kiểm soát được một phần... trong khâu thanh toán của ngân hàng Nếu sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng thì khách hàng chỉ cần yêu cầu ngân hàng trích tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng mình mở tài khoản trả cho khách hàng khác Trong quá trình thanh toán đó thì nguồn vốn được luân chuyển từ tài khoản này sang tài khoản khác, từ ngân hàng này sang ngân hàng khác và tạo ra bội số tiền gửi 1.3.3 Đối với khách hàng Các... CHUẨN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THANH TOÁN NGÂN HÀNG 1.4.1 Độ chính xác Tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá hiệu quả của dịch vụ thanh toán Ngân hàng là độ chính xác Đây là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động thanh toán 1.4.2 Thời gian thanh toán Thời gian thanh toán được tính từ khi chủ thể trả tiền đưa ra chỉ định thanh toán đến khi chủ thể thụ hưởng nhận đủ tiền Thời gian thanh toán càng ngắn... khoản thanh toán với nhau và chỉ phải thực hiện quyết toán tại một thời điểm nhất định (thường là cuối ngày hoặc một số lần trong ngày) 1.2.4.3 Thanh toán liên ngân hàng Thanh toán liên ngân hàng là phương thức thanh toán giữa các ngân hàng tham gia mạng thanh toán quốc gia do NHTW sở hữu, trực tiếp tổ chức thanh toán Các đối tác tham gia vào mạng thanh toán liên ngân hàng là NHTM, tổ chức tài chính và . thanh toán tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hiện nay Chương 3: Giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam Ngoài ra, Luận văn. thực tế phát triển và nâng cao hiệu quả dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và đề xuất các giải pháp. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp duy. đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đang cố gắng tìm giải pháp hữu hiệu để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là sản phẩm dịch vụ thanh toán. Bởi vì, dịch vụ thanh

Ngày đăng: 19/05/2015, 18:11

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CAM ĐOAN

    • MỤC LỤC

    • DANH MỤC CÁC BẢNG

    • 1.3. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan