NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 6

24 1.2K 12
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  THÍ NGHIỆM  TRONG  DẠY HỌC SINH HỌC 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 6 ” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy Sinh học cấp THCS 3. Tác giả: Họ và tên: Bùi Văn Hiếu Nam (nữ): Nam Ngày tháng/năm sinh: 13/12/1981 Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Sinh Chức vụ, đơn vị công tác:Giáo viên Trường THCS Nghĩa An Điện thoại: 0904.00.55.64 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường THCS Nghĩa An 5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Các dụng cụ thí nghiệm, phòng thí nghiệm, hóa chất,… 6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2013-2014 HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN) BÙI VĂN HIẾU XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 1 TÓM TẮT SÁNG KIẾN Thí nghiệm đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy chọ nói dung và trong quá trình dạy học sinh học nói riêng, nhưng thực tế hiện nay việc sử dụng thí nghiệm vẫn là rất hạn chế và chưa thực sự đem lại hiệu quả trong dạy học. Thiếu trang thiết bị hoặc trang thiết bị không đảm bảo chất lượng cùng với sự nhận thức chưa đúng đắn của một số giáo viên đã làm cho việc sử dụng thí nghiệm Sinh học không diễn ra một cách thương xuyên. Những thí nghiệm phức tạp , tốn kém, mất nhiều thời gian cùng với năng lực khai thác, sử dụng, việc tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh còn hạn chế đã làm giảm hiệu quả sử dụng thí nghiệm. Mặt khác, do ít có trong nội dung thi cử nên các giáo viên quan tâm đến việc khai thác giá trị của thí nghiệm, chính vì thế học sinh không được tiến hành nhiều thí nghiệm nên các kiến thức lỹ thuyết lĩnh hội được xa vời thực tiễn, học sinh khó hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Do vậy để khai thác hết giá trị của thí nghiệm, phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, gắn ký thuyết với thực tiễn, và giúp học sinh hiểu rõ bản chất của các sự vật hiện tượng sinh học thì giáo viên cần thường xuyên sử dụng các thí nghiệm thực hành. Xuất phát từ những lí do trên mà tôi mạnh dạn nghiên cứu nội dung đề tài: “ Nâng cao hiệu quả sử dụng các thí nghiệm trong dạy học sinh học 6”, rất mong được sự quan tâm và đóng góp của đồng nghiệp để đề tài được thực hiện có tính khả thi. 2 Phần 2 MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. 1 Cơ sở lý luận : Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã và đang được xã hội hết sức quan tâm, các thày cô trong các nhà trường cũng đang tích cực thực hiện nhiệm vụ đổi mới để góp phần đưa nền giáo dục nước ta ngày càng hiện đại đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Nghị quyết trung ương 4 khoá VI của Đảng đã xác định “ Phải áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Tiếp đó nghị quyết trung ương 2 khoá VIII lại tiếp tục khẳng định : “ Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”. Như vậy, mục tiêu giáo dục phổ thông đã chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho Học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đã được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. Trong dạy học bộ môn Sinh học, giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp đặc thù bộ môn để góp phần thực hiện mục tiêu giáo toàn hiện cho học sinh THCS như phương pháp dạy học giải quyết vấn đề: phương pháp dạy học nhóm, phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình, phương pháp đóng vai, phương pháp trò chơi, phương pháp dự án…Một trong những phương pháp có tính khả quan, góp phần quan trọng trong việc nâng 3 cao chất lượng giờ dạy cũng như tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy học môn Sinh học mà tôi muốn đề cập tới đó là việc các thí nghiệm sinh học. Áp dụng phương pháp dạy học này trong giờ học Sinh học giáo viên có thể huy động được tối đa khả năng tư duy độc lập sáng tạo của học sinh. Dưới vai trò tổ chức điều khiển của người thầy, học sinh được làm việc nhiều hơn, được phát huy nhiều hơn khả năng tư duy, được đưa ra những chính kiến riêng của mình, hình thành các kỹ năng sống cần thiết. Vì vậy, t ôi mạnh dạn tìm hiểu đề tài : “ Nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học 6” 1.2. Cơ sở thực tiễn : 1.2.1. Đối với giáo viên: Thực tế cho thấy mặc dù đã được tập huấn nhiều về đổi mới phương pháp dạy học và cũng đã có những tài liệu đề cập đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học . Việc giúp học sinh phát triển tư duy của bộ não để vận dụng vào học tập là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của những người làm công tác giáo dục. Mặc khác, hiện nay không chỉ phần đông học sinh mà giáo viên đều cho rằng là nội dung chương trình Sinh học trung học cơ sở hiện nay khá nhiều và rộng có nhiều kiến thức sinh lí khó hiểu và phát hiện ra được, vì thế việc tiếp thu và nhớ bài của các em rất khó khăn. Trong lý luận dạy học, sự thống nhất giữa trực quan và tư duy trừu tượng là một luận điểm có tính nguyên tắc đảm báo cho quá trình dạy học đạt kết quả cao. Phương tiện trực quan là nguồn thông tin phong phú và đa dạng giúp học sinh lĩnh hội một cách cụ thể chính xác, là con đường tố giúp Học sinh tiếp cận hiện thực khách quan góp phần khắc sâu, mở rộng, củng cos tri thức, phát triển năng lực tư duy , khả năng tìm tòi, khám phá và vận dụng tri thức. Khi đó thí nghiệm có vai trò là nguồn thông tin phong phú, đa dạng giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách cụ thể, chính xác là con đường tốt nhất để học sinh tiếp cận với khoa học hiện thực khách quan. Sinh học là mộ khoa học thực nghiệm, chính vì thế mà hầu hết các khái niệm, quy luật và đặc biệt là các quá trình sinh học đều được bắnt nguồn từ thực tiễn, sừ dụng thí nghiêm trong dạy học sinh học 4 là một trong những phương pháp quan trọng để tổ chức học sinh nghiên cứ các hiện tượng sinh học nhất là các quá trình sinh lý sinh học. Nhằm hướng các em đến phương pháp học tích cực và tự chủ, nâng cao kỹ năng và khả năng phát triển kỹ năng sống cho các em giúp các em có thể làm chủ được kiến thức và các tình huống trong thực tế và nhằm mục đích trang bị kiến thức cho Học sinh những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. 1.2.2. Đối với học sinh: Các em học sinh trong trường tôi nói riêng và kể cả các trường khác trong cả nước nói chung được sinh ra trong hoàn cảnh đất nước đã đổi mới, được hưởng một nền giáo dục đã hiện đại song so với thế giới các em còn rất nhiều thiệt thòi và đặc biệt khả năng tư duy sáng tạo của các em còn hạn chế. Đặc biệt trong điều kiện các dụng cụ thí nghiệm thực hành được trang bị phụ vụ cho việc học tập còn rất hạn chế nên việc phát hiện ra các kết luận khoa học thông qua các thí nghiệm thực hành là rất hạn chế. Thực tế, các em học sinh còn rất lúng túng trong việc phát hiện các kiến thức, các kết luận khoa học về các thí nghiệm sinh lý của thực vật trong chương trình lớp 6 và nhiều học sinh chưa có nhiều kỹ năng thí nghiệm thực hành. Đối với các em học sinh thí nghiệm là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, là cơ sở xuất phát cho quá trình nhận thức của Học sinh. Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết xa vời với kiến thức thực tiễn do đó nó là phương tiện duy nhất giúp học sinh hình thành kỹ năng, kỹ xảo thực hành và tư duy kỹ thuật, không những thế nó còn rèn cho các em nhiều kỹ năng sống cần thiết. Thí nghiệm giúp các em đi sâu tìm hiểu bản chất các hiện tượng sinh học, qua các thí nghiẹm GV biểu diễn các em học được các kỹ năng thao tác và phát triển cho các em các kỹ năng nhận thức đặc biệt là kỹ năng quan sát. Qua nghiên cứu lí luận và thực nghiệm dạy học cho thấy, sử dụng thí nghiệm trong dạy học kiến thức mới giúp Học sinh học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả Học sinh tham gia xây dựng bài một cách hào hứng và còn thu hút sự tò mò ở các em học sinh. 5 1.3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 1.3.1 Mục đích: Tôi thực hiện đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu cách khai thác các thí nghiệm có hiệu quả và qua đó còn giáo dục cho các em những kỹ năng sống cần thiết nhằm góp phần vào mục tiêu giáo dục toàn diện cho các em. 1.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Thí nghiệm là gì? - Thực trạng việc sử dụng các đồ dùng thí nghiệm của giáo viên trong trường THCS. - Vai trò tầm quan trọng của thí nghiệm, thí nghiệm thực hành trong dạy học sinh học - Quy trình thiết kế một thí nghiệm. - Quy trình tổ chức thí nghiệm trên lớp. 1.4. Phạm vi đề tài : - “ Nâng cao hiệu quả sử dụng các thí nghiệm trong dạy học sinh học 6” có thể áp dụng cho việc dạy học ở tất cả các khối lớp, ở tất cả các bộ môn khoa học thực nghiệm như Vật lý, Hoá học. Song trong phạm vi đề tài này tôi xin đề cập đến một số thí nghiệm trong môn Sinh học lớp 6. Qua đó, góp phần vào việc nâng cao chất lượng và phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, là một trong những nội dung quan trọng của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ GD&ĐT đang triển khai. 1.5. Phương pháp : - Phương pháp điều tra thực tiễn. - Phương pháp khảo sát đánh giá. - Phương pháp thực nghiệm. 2. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÍ NGHIỆM 2.1.1. Khái niệm 6 2.1.1.1 Thí nghiệm. Thí nghiệm được coi là một trong những phương tiện trực quan quan trọng hàng đầu trong dạy học hiện nay nói chung và dạy học thị nghiệm thực hành nói riêng. Thí nghiệm giúp học sinh trực tiếp quan sát các hiện tượng, các quá trình, tính chất và quy luật của đối tượng nghiên cứu. Thí nghiệm được hiểu là gây ra một hiện tượng một sự biến đổi nào đó trong một điều kiện nhất định để tìm hiểu, kiểm tra hay chứng minh một hiện tượng sinh học nào đó. Thí nghiệm có thể được tiến hành trên lớp, trong phòng thí nghiệm, trong vườn trường, hay ở nhà. Thí nghiệm có thể được thực hiện bởi giáo viên biểu diễn hoặc do hoac sinh tiến hành. Hiện nay, trong phương pháp dạy học thì thí nghiệm chủ yếu được sử dụng để chứng minh hiện tượng, minh họa các hiện tượng, hay để củng cố khắc sâu kiến thức nhưng cũng có thể giáo viên sử dụng thí nghiệm để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức mới, qua thí nghiệm giáo viên có thể rèn cho học sinh những phẩm chất của một nhà nghiên cứu khoa học, và làm cho học sinh thêm yêu quý môn học. 2.1.2 Các khái niệm khác liên quan 2.1.2.1 Thí nghiệm thực hành Trước hết tan cần hiểu " Thực hành " là do học sinh trực tiếo tiến hành quan sát, tiến hành các thí nghiệm, tập triển khai các quy trình kỹ thuật nào đó về các hiện tượng sinh học nói riêng và các ngành khoa học nói chung. Thí nghiệm thực hành được hiểu là tiến hành các thí nghiệm trong các bài thực hành, được học sinh thực hiện để hiểu rõ mực đích của thí nghiệm, điều kiện thí nghiệm, qua tiến hành và quan sát thí nghiệm tại phòng thực hành để xác định được bản chất của hiện tượng hay quá trinh Sinh học nào đó. Trong dạy học nói chung và dạy học sinh học nói riêng, thí nghiệm thực hành luôn đóng vai trò quan trọng, giúp học sinh tự bản thân tìm hiểu mối quan hệ gữa cấu tạo và chức năng, giữa bản chất và hiện tượng, giữa nguyên nhân và kết quả. Do đó, Học sinh nắm cững kiến thức, phát huy tư duy sáng tạo, tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học. 7 2.1.2.2 Trực quan Khái niêm trực quanđược dùng rộng rải trong dạy học, trực quan là đặc tính đối với nhận thức của con người, trực quan phản ánh trong thực tế,mà thực tế có thể biểu hiện ở dạng hình tượng cảmtính. Trực quan trong dạy học là một nguyên tắc lí luận dạy học, mà theo nguyên tắc này thì dạy học phải dựa trên hình ảnh cụ thể, được học sinh trực tiếp tri giác. Như vậy có thể hiểu, Trực quan một khái niệm biểu thị tính chất của hoạt động nhận thức, trong đó thông tin thu nhận được về các sự vật hiện tượng của thế giới bên ngoài được cảm nhận trực tiếp từ cơ quan cảm giác của con người. 2.1.2.3 Phương tiện trực quan Phương tiện trực quan là tất cả những gì có thể lĩnh hội được nhờ hệ thống tín hiệu thứ nhất và thứ hai của con người. Tất cả các đối tượng nghiên cứu được tri giácặtc tiếp nhờ giác quan của con người được coi là phương tiện trực quan. Phương tiện trực quan là những vật, sự vật hay sự hiển thị của nó bằng hình tượng với các quy ước khác nhau. Như vậy phương tiện trực quan là phương tiện mà người thầy sử dụng trong dạy học nhằm xây dựng cho học sinh biểu tượng về sự vật hiện tượng hình thành khái niệm thông qua sự tri giác trực tiếp bằng các giác quan của người học. 2.2. THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM SINH HỌC 2.2.1 Thuận lợi: - Các trường được trang bị đồng loạt các thiết bị đồ dùng phục vụ cho công tác dạy và học theo các khối lớp, hàng năm được trang bị bổ sung những đồ dùng,dụng cụ bị thiếu và hư hỏng đảm bảo có đầy đủ đồ dùng dụng cụ thí nghiệm. - GV trong trường được sự hỗ trợ của đồng chí cán bộ thiết bị của nhà trường được đào tạo chuyện về việc xử lí và chuẩn bị các thí nghiệm phục vụ cho bài học. - Nhà trường trang bị phòng học bộ môn phù hợp với việc sử dụng các đồ dùng thiết bị thí nghiệm Sinh học, có đầy đủ hệ thống điện, nước và trang thiết bị cần thiết. 8 - Giáo viên có trình độ chuẩn hóa kiến thức, tương đối vững vàng, truyền thụ đầy đủ kiến thức theo yêu cầu SGK, sử dụng phù hợp phương pháp đặc trưng bộ môn. Có tinh thần học hỏi để nâng cao nghiệp vụ tay nghề. Giáo viên đã có nhiều cố gắng để đưa thêm các hình ảnh, ngoài hình ảnh trong sách giáo khoa vào việc minh họa cho tiết dạy. - Giáo viên sử dụng thành thạo máy vi tính, sọan giáo án điện tử, sử dụng tranh ảnh, mô hình trên máy thành thục, giáo viên biết khai thác các hình ảnh, các thí nghiệm ảo trên hệ thống mạng Internet. 2.2.2 Khó khăn: - Các hình ảnh, tranh ảnh, phim ảnh về thí nghiệm hiện nay còn rất hạn chế đối với bộ Môn Sinh 6. - Việc thu thập hình ảnh, phim ảnh về thí nghiệm trên mạng Internet gặp khá nhiều khó khăn vì không phải tất cả các máy vi tính ở trường đều được kết nối mạng Internet. - Mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị thí nghiệm cho bài học có thí nghiệm trước 2 đến 3 tuần. - Cơ sở vật chất ở trường còn hạn chế, chưa có vườn sinh học để giúp học sinh làm thí nghiệm thực hành. 2.3. NÂNG CAO HIỆU QUẢ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 6 2.3.1 Tầm quan trọng của việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học Mục đích giáo dục ở nhà trường không những chỉ đào tạo ra những con người nắm vững kiến thức khoa học mà còn cần giỏi thực hành, có bàn tay khéo léo thể hiện được những điều mà bộ óc suy nghĩ. Nếu không có điều đó thì những hiểu biết của con người chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức lí thuyết, chưa tác động vào thực tiễn để tái tạo lại thế giới và cải tạo nó. Nhận thức lí luận và việc vận dụng lí luận vào thực tiễn là hai mặt của một quá trình nhận thức nhưng giữa 9 chúng có một khoảng cách rất xa mà chúng ta không thể vượt qua được nếu không thông qua hoạt động thực hành. Khi hoạt động với công cụ, Học sinh có điều kiện đưa các vật vào nhiều hình thức tác động tương hỗ. Điều đó làm rõ mối quan hệ nội tại giữa các vật, làm xuất hiện bức tranh chân thực về thế giới. Trong quá trình Thí nghiệm, thực hành, các kiến thức lí thuyết mà Học sinh tiếp thu được trên lóp thường ở dạng hỗ trợ làm cho Thí nghiệm có thể được sử dụng ở mức độ thông báo, tái hiện và ở mức độ cao hơn là tìm tòi bộ phận, nghiên cứu. Ngoài ra, Thí nghiệm còn giúp Học sinh thêm yêu môn học có được tính cần thiết của người lao động như: cần cù, kiên trì, ý thức tổ chức kỉ luật cao Như vậy, trong quá trình dạy học sinh học, thí nghiệm được sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình dạy học. Thí nghiệm được tiến hành với nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Thí nghiệm có thể được GV biểu diễn hoặc Học sinh tự tiến hành, Thí nghiệm có thể nhằm thông báo, tái hiện, tìm tòi bộ phận hoặc cũng có thể nhằm mục đích nghiên cứu. Thí nghiệm có thể được tiến hành ở trên lớp hoặc trong phòng thí nghiệm, trong vườn, ruộng hoặc ở nhà. Việc đặt các thí nghiệm ở cuối mỗi chương cho thấy thí nghiệm được sử dụng trong chương trình Sinh học nhằm mục đích chủ yếu là củng cố kiến thức cho Học sinh. Điều này được kiểm chứng qua điều tra thực trạng sử dụng thí nghiệm của các GV trong nhà trường , kết quả cho thấy hầu hết các GV đều sử dụng Thí nghiệm trong khâu ôn tập, củng cố kiếm thức giúp cho Học sinh nắm kiến thức sâu sắc, toàn diện hơn và liên hệ giữa lí thuyết và thực tiễn. Tuy nhiên, giá trị của các Thí nghiệm không chỉ được khai thác trong khâu ôn tập, củng cố kiến thức mà còn được khai thác có hiệu quả trong tất cả các khâu của quá trình dạy học như nghiên cứu tài liệu mới, kiểm tra đánh giá. Vì vậy để nâng cao giá trị và hiệu quả sử dụng các thí nghiệm, thực hành trong dạy học Sinh học nói chung và dạy học cơ thể thực vật nói riêng, GV cần đưa thí nghiệm, thực 10 [...]... Về tổ chức hoạt động Dạy – Học Với các tiết học có thí nghiệm học sinh thì ngay đầu tiết học giáo viên phải kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về: Mẫu vật thí nghiệm, mục đích thí nghiệm, các bước thí nghiệm, chú ý các thao tác an toàn thí nghiệm - Phát dụng cụ thí nghiệm và phân công các nhóm làm thí nghiệm - Chú ý mỗi nhóm chỉ có số lượng học sinh từ 4 đến 6 em, phân đều học sinh khá giỏi ở các nhóm,... nghiệm hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm đạt hiệu quả cao, tôi thu được kết quả sau: + Tổ chức hoạt động của học sinh, phân công hợp lí + Kết hợp hợp lí các phương tiện dạy học + Chuẩn bị và hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước khi lên lớp là yếu tố quyết định thành công thí nghiệm học sinh và tiết học + Kết hợp khéo léo, linh hoạt các phương pháp dạy học trong quá trình hướng dẫn học sinh thí nghiệm. .. một số ý kiến trong giảng dạy sinh học 6 có sử dụng thí nghiệm thực hành mà cụ thể là hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm khi nghiên cứu tài liệu mới đạt hiệu quả cao Qua nghiên cứu tôi nhận thấy: để hướng dẫn học sinh thí nghiệm thực hành khi nghiên cứu tài liệu mới đạt hiệu quả cao, giáo viên cần phải năng động, sáng tạo trong quá trình giảng dạy đồng thời phát huy hoạt động của học sinh một cách... buộc học sinh phải suy nghĩ, tìm tòi, phát triển trí sáng tạo, ra tăng hoạt động độc lập trong nhận thức của học sinh Như vậy Thí nghiệm thực hành đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy học và trong dạy học sinh học cũng vậy, với Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, kết thúc lí thuyết luôn gắn liền với việc giải quyết những vấn đề của đời sông xã hội Do đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm. .. khăn trong Thí nghiệm theo hướng dẫn trong sách giáo khoa và sách giáo viên thì GV cần tiến hành các thí nghiệm lặp đi lặp lại (3 đến 5 lần) Bước 5: Đánh giá hiệu quả của Thí nghiệm Mục đích của việc đánh giá hiệu quả của thí nghiệm là làm cho thí nghiệm có hiệu quả cao đạt được độ chính xác cao nhất vì vậy sau khi đã tiến hành các thí nghiệm GV cần đối chiếu với kết quả thí nghiệm theo hướng dẫn trong. .. các vấn đề Sinh học Tự mình tiến hành các Thí nghiệm, quan sát diễn biến và kết quả Thí 11 nghiệm giúp Học sinh có cơ sở thực tiễn để giải thích bản chất của các hiện tượng đó Thí nghiệm do GV biểu diễn phải là mẫu mực về thao tác để qua đó học sinh học tập, bắt chước dần dần, khi học sinh tiến hành được thí nghiệm, họ sẽ thực hành được kĩ năng thực hành thí nghiệm Thí nghiệm có thể được sử dụng để tổ... của thí nghiệm trong các điều kiện hoàn cảnh khác nhau 15 Trong dạy học sinh học thì thí nghiệm được coi là công cụ, phương tiện hỗ trợ đắc lực cho giáo viên, do đó khi tiến hành thí nghiệm trong quá trình dạy học giáo viên phải có kỹ thuật cúng như sụ thành thục về hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tiến hành khai thác, nghiên cứu thí nghiệm Mặt khác, GV cũng cần tìm tòi để nâng cao chất lượng của thí nghiệm. .. đối với tiết học có tiến hành thí nghiệm học sinh: - Chuẩn bị đồ dùng dạy học: giáo viên cần chuẩn bị thật đầy đủ các dụng cụ thí nghiệm, mẫu vật thí nghiệm, hóa chất thí nghiệm Nhất là giáo viên cần phải tiến hành thí nghiệm trước, đối với thí nghiệm khó cần thực hiện nhiều lần Bên cạnh đó tìm ra những nguyên nhân dẫn đến thí nghiệm không thành công để tìm biện pháp khắc phuc 18 Ví dụ: thí nghiệm về... quả sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học là hết sức cần thiết, GV cần coi thí nghiệm là phương tiện để tổ chức hoạt động nhận thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận dụng kiến thức sinh học vào đời sống sản xuất thí nghiệm phải được xem là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn 2.3.2 Các thí nghiệm trong chương trình Sinh học 6 Bộ môn sinh học ở trường THCS có từ lớp 6 đến lớp 9 Một trong những kiến thức... hạt đỗ xấu, bông, thùng đá 2.3.5 Kết quả áp dụng sáng kiến: Thực trạng tại các lớp về kĩ năng thực hành - thí nghiệm qua một số bài học ở môn sinh học 6 còn rất hạn chế Qua khảo sát giảng dạy đầu năm học 2012-2013 của khối 6 tôi nhận thấy kĩ năng thực hành - thí nghiệm của học sinh như sau: Học sinh khối 6 Kết quả khảo sát đầu năm 21 Lớp 6A (43 HS) Lớp 6B (43 HS) Lớp 6C (42 HS) Tổng số Chưa đạt 28/43 . thiết kế một thí nghiệm. - Quy trình tổ chức thí nghiệm trên lớp. 1.4. Phạm vi đề tài : - “ Nâng cao hiệu quả sử dụng các thí nghiệm trong dạy học sinh học 6 có thể áp dụng cho việc dạy học ở tất. TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 6 ” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy Sinh học cấp THCS 3. Tác giả: Họ và tên: Bùi. công thí nghiệm học sinh và tiết học. + Kết hợp khéo léo, linh hoạt các phương pháp dạy học trong quá trình hướng dẫn học sinh thí nghiệm sẽ đạt hiệu quả cao, kích thích hoạt động của học sinh

Ngày đăng: 19/05/2015, 16:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan