Nghiên cứu thực trạng sống thử của sinh viên thuộc các trường Đại học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

19 15K 56
Nghiên cứu thực trạng sống thử của sinh viên thuộc các trường Đại học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Xã hội ngày càng hiện đại, văn hóa nhiều nước du nhập vào nước ta, đặc biệt là nền văn hóa phương Tây. Phong cách và lối sống của con người cũng ngày càng thay đổi hiện đại hơn. Giới trẻ là những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất và tiếp thu nhanh nhất những gì mới lạ, hiện đại. Trong đó có quan niệm tình yêu theo lối sống của người châu Âu, một hiện trạng mà ngày nay chúng ta không khó bắt gặp đó chính là việc sống thử. “Sống thử” đang là vấn đề cấp bách và nhức nhối nhất hiện nay mà hầu hết tất cả các bạn trẻ đều quan tâm và có những nhìn nhận, đánh giá khác nhau. Trào lưu đó như là “mốt” được các bạn trẻ đua theo, học đòi chứ chưa định hướng được chắc chắn tương lai là sẽ có cưới nhau không. Ở Việt Nam, thì vấn đề này xem là đi ngược với đạo lý, không phù hợp thuần phong mỹ tục mang lại tai tiếng cũng như dị nghị đến những người này, điều đó là không thể chấp nhận cho lối sống buông thả và thực dụng của các bạn trẻ. Sống thử cũng trở thành một lối sống quen thuộc đối với thế hệ trẻ mặc cho những ý kiến phản đối từ người lớn. Tác động từ môi trường sống không tốt, gia đình không hạnh phúc và không quan tâm con cái, bạn bè rủ rê, lôi kéo, ăn chơi sa lầy…đã kéo theo những suy nghĩ lệch lạc và muốn “nổi loạn”, thể hiện bản thân và thích gây sự chú ý. Từ đó mà hậu quả những người này phải gánh chịu: xã hội không công nhận; mâu thuẫn dẫn đến ảnh hưởng tâm lý; dễ dẫn đến nhàm chán và không muốn cùng ở với nhau nữa; có thai và cuộc sống mơ mộng kết thúc, hậu quả là tan rã và người nữ sẽ chịu nhiều điều tiếng nhất, con cái thiếu vắng tình thương hoặc thậm chí là cha mẹ ruồng bỏ bằng cách phá thai và từ đó họ sẽ phải trả giá cho sự nhìn nhận sai lệch, không những đau khổ về tinh thần mà bản thân cũng phải chịu, di chứng đó sẽ kéo dài làm ảnh hưởng tương lai vì những bồng bột thiếu suy nghĩ đó cơ hội hạnh phúc thật sự sẽ biến mất. Vì vậy, sự tỉnh táo, tìm hiểu đúng đắn về luật pháp cũng như bài học về giáo dục giới tính giúp bản thân của mỗi người có sự nhìn nhận chính xác nhất, để cuộc sống luôn trọn vẹn. Bộ phận sinh viên, những bạn trẻ sống xa nhà chính là những bạn chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ cách sống ấy. Vậy việc sống thử trong bộ phận sinh viên xuất hiện do nguyên nhân nào? Tại sao các bạn chấp nhận và muốn sống thử?Sống thử đem đến lợi ích gì và những tác hại như thế nào? Để trả lởi cho những câu hỏi đó, đã những 2 cuộc nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu về vấn đề trên, lối sống theo trào lưu phương Tây đã du nhập vào nước ta kể tử khi nền kinh tế chuyển từ bao cấp sang kinh tế thị trường. Là những sinh viên, nhóm chúng em nhận thấy được hiện trạng này khá phổ biến, có không ít bạn chịu những hậu quả ngoài ý muốn.Vì vậy, nhóm chúng em đã quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên cứu thực trạng sống thử của sinh viên thuộc các trường Đại học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương” làm đề tài cho bài nghiên cứu khoa học của nhóm. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: - Tìm hiểu thực trạng sống thử của sinh viên các trường Đại học trên thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. - Đánh giá tình trạng sống thử hiện nay của sinh viên có những ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống và việc học của các bạn. - Tìm hiểu nguyên nhân, những lợi ích, tác hại và kết thúc của việc sống thử trước hôn nhân của sinh viên. Mục tiêu cụ thể: - Tỷ lệ sinh viên sống thử thuộc các trường Đại học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một. - Tỷ lệ sinh viên chấp nhận sống thử. - Mối quan hệ giữa giới tính và việc chấp nhận sống thử của sinh viên. - Sống thử có những lợi ích và tác hại nào. - Lý do các bạn sinh viên sống thử. 1.3. Giả thuyết nghiên cứu - H1: Sinh viên ở trọ có tỷ lệ sống thử cao hơn sinh viên ở cùng với gia đình. - H2: Sinh viên nam đồng ý sống thử nhiều hơn sinh viên nữ. - H3: Nam chịu ảnh hưởng về tài chính nhiều hơn nữ. - H4: Giới tính và việc chấp nhận sống thử có mối quan hệ với nhau. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên các trường đại học ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương (Hệ chính quy, bậc Đại học). Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại các khu vực thuộc Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 3 1.5. Thiết kế nghiên cứu  Vấn đề nghiên cứu: Thực trạng sống thử của sinh viên các trường Đại học trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một.  Tiến hành nghiên cứu bằng các phương pháp: Đề tài được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu các dữ liệu định tính, nghiên cứu tại hiện trường thông qua bảng câu hỏi khảo sát chi tiết (Phụ lục), cụ thể là: - Nghiên cứu mô tảthực trạng, nguyên nhân, những điểm lợi và có hại của việc sống thử của sinh viên. - Phương pháp phân tích thống kê, trắc nghiệm để tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viên các trường Đại học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.  Nội dung nghiên cứu: - Tổng quan về thực trạng sống thử trong giới sinh viên ngày nay. Nhóm sẽ thực hiện việc tìm tài liệu trên các trang web, tổng hợp và đưa ra những cái chung nhất của hiện trạng này. - Thực trạng sống thử của sinh viên các trường Đại học ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Nhóm sẽ tiến hành khảo sát trực tiếp thông qua bảng câu hỏi định tính nhằm thu thập ý kiến, quan điểm của các bạn. Sau đó tiến hành phân tích bằng các phương pháp thống kê mô tả của phần mềm SPSS. - Nguyên nhân các bạn sinh viên chọn sống thử trước hôn nhân. Những lợi ích – hậu quả và kết quả sau khi các bạn sống thử. Nhóm sẽ thực hiện phương pháp có sự tham gia nhóm, nghiên cứu sâu thông qua bảng câu hỏi định tính nhằm khai thác sâu hơn suy nghĩ của các bạn về thực trạng sống thử của sinh viên. - Đề xuất một số giải pháp hạn chế tình trạng cũng như ý kiến của nhóm về việc sống thử của sinh viên. Nhóm sẽ tiến hành thảo luận nhóm và đưa ra những suy nghĩ, quan điểm của mình về vấn đề này.  Phương pháp và công cụ phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương thông qua bảng câu hỏi khảo sát chi tiết đã được thiết kế sẵn và kiểm định. Tất cả thành viên trực tiếp tham gia đi phỏng vấn và kiểm tra bảng câu hỏi sau khi phỏng vấn kết thúc.  Thiết kế mẫu: Tổng thể: Sinh viên các trường Đại học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 4 Số lượng mẫu: 50 mẫu. Tuy nhiên, sau quá trình khảo sát thực tế, nhóm chọn được 34 mẫu tham gia. Phương pháp chọn mẫu phi xác suất: Chọn mẫu thuận tiên. Vì chúng em là sinh viên và vấn đề nghiên cứu là nhạy cảm, thuộc sự riêng tư của từng bạn nên việc chọn mẫu thuận tiên sẽ dễ dàng hơn. Các bạn nào không chấp nhận khảo sát thì chúng em có thể linh hoat thay đổi các bạn khác để đáp ứng yêu cầu mẫu khảo sát.  Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu: Sử dụng phần mềm SPSS. Một bạn xử lý và các thành viên cùng phân tích kết quả.  Tiến độ thực hiện đề tài: Bảng 1.1 Khung thời gian thực hiện đề tài (Tính theo tuần) Nội dung thực hiện Tháng 11/2014 Tháng 12/2014 Tuần 3 (17-23) Tuần 4 (24- 30) Tuần 1 (1-7) Tuần 2 (8-14) Tuần 3 (15-21) Chuẩn bị 1. Thảo luận nhóm, đề 5 xuất ý tưởng và phân công 2. Tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp 3. Viết đề cương nghiên cứu 4. Bảo vệ đề cương 5. Thiết lập, điều chỉnh bảng câu hỏi Khảo sát 1. Tiến hành khảo sát, quan sát mẫu 2. Nhập và xử lý số liệu Báo cáo 1. Phân tích kết quả 2. Viết bài nghiên cứu hoàn chỉnh 3. Bảo vệ bài nghiên cứu 1.6. Ý nghĩa của đề tài Kết quả bài nghiên cứu sẽ giúp mọi người hiểu thêm về việc sống thử trong giới sinh viên hiện nay nói chung và trên đia bàn Thành phố Thủ Dầu Một nói riêng. Qua đó cũng giúp nhóm hiểu hơn về thực trạng sống thử hiện nay của sinh viên, những cái nhiều mới với nhiều khía cạnh như sống thử không chỉ có hại mà còn có ích. Đồng thởi cũng giúp nhóm hiểu rõ hơn vể việc có sự khác nhau hay không giữa nam và nữ khi nhìn nhận về vấn đề sống thử và chấp nhận sống trước hôn nhân. 1.7. Kết cấu của đề tài Nội dung bài nghiên cứu bao gồm các phần chính như sau: - Tóm tắt. - Lời cảm ơn. - Chương 1. Phần mở đầu. - Chương 2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. 6 - Chương 3. Tổng quan tài liệu nghiên cứu. - Chương 4. Kết quả nghiên cứu. - Chương 5. Đề xuất kiến nghị và giải pháp. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các định nghĩa và thực trạng liên quan đến vấn đề sống thử ở sinh viên 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của sống thử “Sống thử” hay còn gọi là “chung sống phi hôn nhân; chung sống trước hôn nhân”, nghĩa là hai người khác giới chưa chính thức kết hôn hay đăng ký hôn nhân mà đã sống chung với nhau như vợ chồng, không được xã hội, pháp luật và gia đình chấp nhận. Đặc điểm: Đối tượng sống thử thưởng là giới sinh viên, công nhân sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm. Những bạn trẻ không được giáo dục về giới tính đúng đắn, chưa trưởng thành hoặc chịu ảnh hưởng từ bạo lực gia đình, đua đòi và muốn khẳng định bản thân, tò mò, giải quyết nhu cầu kinh tế hay tâm sinh lý, tìm hiểu nhau trước khi kết hôn. Sống thử hay còn gọi là sống trước hôn nhân, là một hiện tượng phổ biến ở phương Tây và được du nhập vào nước ta khoảng cuối thế kỷ 20 – đầu thế kỷ 21. Việc 7 sống thử ở phương Tây thực chất là sống thật, sống nghiêm túc để tìm hiểu lẫn nhau và có trách nhiệm với nhau.Họ có lối sống thoáng và tự lập hơn các bạn trẻ Việt Nam hiện nay.Ở Việt Nam, hiện tượng sống thử vẫn chưa được nhiều người lớn tuổi ủng hộ và có cái nhìn khách quan. Sống thử không nhất thiết đi đôi với tình dục, tuy nhiên đa số các cặp bạn trẻ sống thử luôn có hiện tượng tình yêu đi đôi với tình dục. 2.1.2. Thực trạng hiện nay liên quan đến vấn đề sống thử ở sinh viên Tình trạng sống thử diễn ra ngày càng phổ biến, đặc biệt là các bạn trẻ ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều bạn cho rằng sống thử không đáng phải lên án gay gắt vì khi sống với nhau như vậy là có thể tìm hiểu nhau để sau này cưới nhau về không gặp vấn đề gì khi nói là không là hợp nhau; họ nghĩ mình đã đủ lớn và có thể gánh vác được mọi trách nhiệm khi bỏ qua định kiến của gia đình và xã hội, cảm thấy rằng yêu nhau và cảm thấy hợp nhau thì sống thôi sao lại lo chi về nhiều chuyện, các cặp đôi hứa hẹn sau khi ra trường hay có công việc ổn định sẽ kết hôn,…nhưng thực chất việc đó có xảy ra ở tất cả các cặp đôi được hay không? Nếu sau khi sống thử và kết hôn thì kết thúc tốt đẹp là chuyện không bàn cãi, nhưng ngược lại đa số các bạn sau thời gian sống chung cảm thấy không chịu nổi áp lực hay cảm thấy không còn yêu nhau và tin tưởng nhau được nữa thì “đường ai nấy đi” là điều hiển nhiên. Ở các dãy nhà trọ đa số là các sinh viên đã cùng góp gạo thổi cơm chung, họ xem đây là việc bình thường vì như vậy có thể tìm hiểu nhau, bớt gánh nặng về kinh tế, thỏa mãn nhu cầu,…chỉ biết nghĩ cho hôm nay mà không lo cho hậu quả sau này. Những ngày đầu sống chung về chắc chắn là cảm thấy hạnh phúc, cùng nhau làm tất cả mọi thứ nhưng khi hậu quả xảy ra là có thai ngoài ý muốn, học hành sa sút, gia đình phát hiện, bạn bè xa lánh,…thì lúc đó bi kịch xảy ra và người chịu hậu quả nặng nề nhất là các bạn nữ, tổn thương tâm lý, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và điều tiếng không hay cho bản thân. Tương lai không xác định được, không có tiền và chỉ sống nhờ vào ba mẹ, cuộc sống đó chẳng tốt đẹp cho mấy khi mà ngay bản thân mình còn phải trông chờ vào người khác.Sự việc chưa bao giờ ngừng lại, chỉ có thể tuyên truyền về hậu quả để mọi người cùng biết và nhận ra mình đã có đủ trách nhiệm, bản lĩnh để gánh vác mọi việc. 8 Sự du nhập của văn hóa phương Tây vào Việt Nam là điều rất tốt, mình có thể hòa nhập chung và hiểu nhau hơn, nhưng chọn lựa hình thức nào là tốt để học hỏi, để thăng tiến và phù hợp với thuần phong mỹ tục chứ không ăn theo hay đua đòi, “áo mặc sao qua khỏi đầu” rồi dẫn đến biết bao hệ lụy, không phải cổ súy những giá trị đang có mà bảo vệ tập tục để giữ gìn nét văn hóa thuần túy, mang đậm nét phương Đông và con người giản dị Việt Nam. 2.2. Phương pháp luận nghiên cứu 2.2.1. Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu a) Nguồn dữ liệu: - Nguồn dữ liệu thứ cấp: Các thông tin, khái niệm cho cơ sở lý thuyết trên các website và diễn đàn. Các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu trên các sách báo.Thực hiện việc thu thập tài liệu về vấn đề sống thử của giới trẻ nói chung cũng như sinh viên nói riêng trên các trang web, các sách báo điện tử. - Nguồn dữ liệu sơ cấp: Các thông tin, dữ liệu thu thập được sau quá trình thực hiện khảo sát thực tế các bạn sinh viên đại học ở Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương thông qua công cụ thu thập dữ liệu như bảng câu hỏi khảo sát chi tiết. b) Phương pháp thu thập dữ liệu: - Nhóm chúng em dựa trên các tiêu chí: thời gian, chi phí, tính dễ tiếp cận và tính linh hoạt, nhóm quyết định lựa chọn phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi. Công cụ thu thập là bảng câu hỏi đóng được thiết kế ngắn gọn, lịch sự và dễ trả lời. - Vì hạn chế về thời gian, chuyên môn và chi phí nên nhóm đã gặp chút khó khăn khi chọn đúng đối tượng vào mẫu. Tuy nhiên, nhóm đã thực hiện kiểm tra và loại những mẫu không thích hợp. Tuy nhiên, do vấn đề nghiên cứu khá nhạy cảm đối với các bạn sinh viên nên nhóm đã gặp khó khan trong việc thu thập được nhiều mẫu và thông tin chính xác từ những bạn đang sống thử. 2.2.2. Thiết kế và kiểm định bảng câu hỏi Sau khi xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu, nhóm thực hiện lựa chọn nội dung cho bảng câu hỏi, đặt ra những câu hỏi có liên quan đến các thông tin mà nhóm muốn thu thập, chủ yếu thuộc dạng câu hỏi định tính. Nhóm chúng em sử dụngthang 9 đo định danh và mã hóa chúng thành dữ liệu định lượng để chạy phần mềm phân tích SPSS. 2.2.3. Quy trình chọn mẫu - Xác định tổng thể nghiên cứu: Sinh viên đang theo học tại các trường Đại học ở Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. - Xác định phương pháp chọn mẫu: Dựa trên tiêu chí là sự thuận tiện và dễ tiếp cận, nhóm chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện (chọn mẫu phi xác suất). Vì chúng em là sinh viên và vấn đề nghiên cứu tế nhị, liên quan đến chuyện riêng tư của các bạn nên chúng em tiếp cận và tìm bạn sẵn sàng tham gia trả lởi câu hỏi để nhờ các bạn giúp đỡ điền vào phiếu khảo sát. - Xác định kích thước mẫu: 50 người. Tuy nhiên, sau quá trình khảo sát, nhóm chọn được 34 mẫu. 2.2.4. Tổ chức thu thập dữ liệu Nhóm tiến hành tự thu thập dữ liệu từ các bạn sinh viên bằng cách gặp trực tiếp, gọi điện, nhắn tin facebook. 2.2.5. Phương pháp phân tích dữ liệu Nhóm chúng em sử dụng phần mềm excel để nhập và biên tập dữ liệu. Sử dụng phần mềm thống kê SPSS để phân tích, cho ra kết quả nhanh và chính xác. Tất cả quá trình nghiên cứu từ việc tổ chức, thu thập và xử lý số liệu đều có sự tham gia của các thành viên trong nhóm với các công việc khác nhau. Các phương pháp phân tích là phân tích thống kê mô tả thực trạng, nguyên nhân, các lợi ích cũng như tác hại của việc sống thử.Phân tích thống kê mô tả về việc các bạn chấp nhận sống thử.Phương pháp có sự tham gia nhóm và phỏng vấn sâu để tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viên các trường Đại học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 2.2.6. Phương pháp kiểm định: Nhóm sẽ sử dụng kiểm định Chi – bình phương cho dữ liệu định tính để kiểm định giữa nam và nữ có sự khác nhau hay không trong việc chấp nhận sống thử. Giới tính nào sẽ sẵn sàng chấp nhận sống thử nhiều hơn. 10 CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU Theo tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa (2000) “Hôn nhân - gia đình trong xã hội hiện đại” đã nói lên vấn đề nổi trội của xã hội về tình trạng sống thử đã và sẽ phát triển mạnh trong giới trẻ. Tác giả đã chỉ ra một thực trạng về lối sống của các bạn trẻ trong thời kỳ tiếp thu nền văn hóa phương Tây. Khi nước ta chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, tiếp thu văn hóa phương Tây, thực hiện bình đẳng nam nữ thì bộ phận giới trẻ cũng ngày càng có lối sống thoáng hơn về tình dục. Cuộc sống hiện đại kéo theo con người cũng tất bật hơn, các bậc cha mẹ không có nhiều thời gian dành cho con cái và giáo dục theo truyền thống gia đình xưa. Thay vào đó là các giáo dục công nghệ, lỏng lẻo và thiếu sự quan tâm. Ngược lại giới trẻ lại có cái nhìn về lối sống hôn nhân khác thế hệ trước, có lối sống mà theo tác giả là hôn nhân thử như phương Tây. Chính điều đó đã kéo theo hàng loạt hệ lụy như hiện tượng những cha – mẹ đơn chiếc nuôi con, nạo phá thai, ly hôn, ngoại tình,… và đó cũng là dự đoán cho [...]... SÁT NGHIÊN CỨU VIỆC SỐNG THỬ CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT Xin chào các bạn! Nhóm chúng mình đến từ sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một, nhóm đang thực hiện một cuộc nghiên cứu khoa học về thực trạng, những lợi ích sống thử trong giới sinh viên Những thông tin các bạn đóng góp rất có giá trị cho kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu Vì đây là đề tài khá nhạy cảm đối với sinh. .. của mình CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 4.2 Mô tả mẫu khảo sát Phân tích nguyên nhân, lợi ích và tác hại về việc sống thử của sinh 4.3 Phân tích cách nhìn nhận của sinh viên về một số yếu tố liên quan viên đến sống thử 4.4 Phân tích thống kê mô tả việc chấp nhận sống thử của sinh viên 4.5 Kiểm định các giả thuyết CHƯƠNG 5 ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 5.1 Đề xuất kiến nghị về việc lựa chọn sống thử. .. đông sinh viên ở trọ của trường mình - KẾT LUẬN Sinh viên ở trọ, sống xa gia đình có tỉ lệ sống thử cao hơn vì họ không bị gia đình kiểm soát, quản lý Cuộc sống của họ phải tự túc lo liệu cho bản thân, bên cạnh đó họ còn bị lôi kéo bởi bạn bè Bạn mình sống thử được thì mình cũng sống được có thể gọi đây là hiện tượng theo trào lưu xu hướng, thử cho biết Sinh viên nam đồng ý sống thử nhiều hơn sinh viên. .. đối với sinh viên nên nhóm nghiên cứu cam đoan mọi thông tin về bài khảo sát đều được giữ bí mật, chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học Nhóm nghiên cứu mong nhận được sự đóng góp câu trả lời nhiệt tình của các bạn đề giúp nhóm hoàn thành cuộc nghiên cứu khoa học này Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn sự hợp tác nhiệt tình của các bạn 18 CÂU HỎI KHẢO SÁT Câu 1: Bạn hiện nay là sinh viên năm mấy?...11 tương lai của xã hội Việt Nam khi du nhập văn hóa và lối sống của phương Tây không chọn lọc, cũng như cái nhìn và suy nghĩ lệch lạc của tuổi trẻ Theo một bài viết ở Anh của The Mezzanine (2000) nói về những ảnh hưởng của việc sống thử “The Facts Behind Cohabitation” đã chỉ ra những nghiên cứu về các ảnh hưởng của lối sống trước hôn nhân Tỷ lệ những đứa trẻ sinh ra từ các cặp sống thử ở Anh năm... nhau về tính cách và chuẩn bị kết hôn Tuy nhiên 12 những bạn sống thử lại thiếu những cam kết bền vững là sẽ kết hôn sau khi cưới, kết quả nhiều cặp sống thử đã phải chia tay hoặc đối mặt với những đứa con ngoài mong muốn  Từ những nghiên cứu trên và việc nhìn nhận, quan sát thực tế tình trạng sống thử của giới trẻ Việt Nam, nhóm đưa ra những quan điểm đút kết liên quan đến đề tài nghiên cứu của mình... một nghiên cứu của David H Olson và Amy Olson – Sigg (2007) “Overview of Cohabitation Research” về tình trạng sống thử ở Mỹ, có hơn 5.1 triêu người sống thử trước hôn nhân, trong đó 70% là giới trẻ Tỷ lệ sống thử sẽ ngày càng gia tăng, có 66% nam sinh và 61% nữ sinh phổ thông đồng ý với quan niệm sống thử trước khi kết hôn (Bachman, Johnston & O’Malley, 2011) Những lý do mà giới trẻ chọn lối sống thử. .. theo xu hướng của thời đại, đặc biệt là sự ảnh hưởng lối sống phương Tây của các bạn trẻ Vì vậy cần có biện pháp như thế nào để các bạn có thể hiểu, có thể tuyên truyền hậu quả của việc sống thử, có các lớp dạy sức khỏe tâm sinh lý, cha mẹ quan tâm và lắng nghe con cái hơn, nhà trường và nơi khu phố cũng nên tổ chức sân chơi dành cho các bạn trẻ, các nhà trọ cần quản lý chặt chẽ khách hàng của mình: nếu... khi sống thử Một cuộc nghiên cứu khác của Glenn T.Stanton (2006) “What’s the Deal with Cohabitation? A survey of This Decade’s Leading Research” nói về việc sống thử là gia tăng sự thất bại trong hôn nhân sau khi sống thử, ly hôn, có con ngoài giá thú Nguyên nhân của hiện trạng trên là do thiếu sự quan tâm từ người lớn, những kỹ năng giáo dục sức khỏe,… Những người sống thử thường không chung thủy,... trạng này? Giảm bớt tình trạng sống thử theo trào lưu, những suy nghĩ lệch lạc về chuyện sống thử, chưa có kiến thức, sự sẵn sàng, yêu thương và tự bảo vệ mình Tất cả những bạn sinh viên đang theo lối sống thử như một hiện tượng khá phổ biến ở nước ngoài thì ngược lại đang gây ra 14 cho chính bản thân mình những hậu quả, những kết quả phản lại những điều tốt đẹp của việc sống thử Nhìn nhận chuyện sống . Nghiên cứu thực trạng sống thử của sinh viên thuộc các trường Đại học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương làm đề tài cho bài nghiên cứu khoa học của nhóm. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục. vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại các khu vực thuộc Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 3 1.5. Thiết kế nghiên cứu  Vấn đề nghiên cứu: Thực trạng sống thử của sinh viên các. tổng quát: - Tìm hiểu thực trạng sống thử của sinh viên các trường Đại học trên thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. - Đánh giá tình trạng sống thử hiện nay của sinh viên có những ảnh hưởng

Ngày đăng: 19/05/2015, 00:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan