luận văn quản trị kinh doanh Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thương mại và sản xuất Lương Sơn

42 514 0
luận văn quản trị kinh doanh Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thương mại và sản xuất Lương Sơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG o0o BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đơn vị thực tập: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT GIÀY DÉP LƯƠNG SƠN Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Hồng Anh Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Mai Mã sinh viên : A17425 Chuyên ngành : Kế toán HÀ NỘI – 2013 MỤC LỤC Ban giám đốc 2 DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầu đủ CCDC Công cụ dụng cụ TGNH Tiền gửi ngân hàng TK Tài khoản TL Tiền lương TNHH Trách nhiệm hữu hạn DANH MỤC CÁC BẢNG BIẾU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC Ban giám đốc 2 LỜI MỞ ĐẦU Bước vào quá trình đổi mới và hội nhập, đất nước ta còn gặp nhiều khó khăn thách thức trong việc công nghiệp hóa hiện đại hóa. Một trong những khó khăn trước mắt là hội nhập nền kinh tế thế giới nói chung và hội nhập kinh tế khu vực nói riêng. Trong nền kinh tế thị trường sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ở bất kỳ ngành nghề nào cũng ngày càng khốc liệt, cho nên mỗi doanh nghiệp đều tự chọn cho mình một chiến lược và triết lý kinh doanh riêng với mong muốn phát triển bền vững nhưng cho dù doanh nghiệp sử dụng chiến lược và triết lý kinh doanh nào thì hạch toán kế toán luôn là một bộ phận quan trọng, một trong những công cụ quản lý đánh giá sự hiệu quả của doanh nghiệp. Gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tài chính – kế toán là công cụ quản lý kinh tế, có vai trò cung cấp thông tin có ích cho các quyết định mang tính kinh tế của doanh nghiệp. Người xưa có câu “Học đi đôi với hành”, việc học tập ở trường là tổng hợp kiến thức, tạo cơ sở nền tảng, thực tập là việc vận dụng những cơ sở lý thuyết đó vào thực tế sao cho hợp lý và hiệu quả đối với mỗi doanh nghiệp khác nhau. Được sự cho phép của nhà trường và ban lãnh đạo Công ty TNHH thương mại và sản xuất giày dép Lương Sơn, em đã có cơ hội tiếp xúc và tìm hiểu thực tế tại phòng kế toán của công ty để áp dụng những gì đã học vào thực tế và nâng cao kiến thức, nhận thức về trách nhiệm của kế toán. Sau thời gian tiếp cận với thực tế, cùng với sự giúp đỡ tận tình của các cơ chú tại phòng kế toán và đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên Nguyễn Hồng Anh, em đã thu được nhiều kiến thức và kỹ năng thực tế, giải đáp những thắc mắc khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhưng do thời gian thực tập có hạn và nhận thức của bản thân còn nhiều hạn chế nên báo cáo không tránh khỏi những thiếu xót. Vì vậy, em kính mong các thầy cô nhiệt tình đóng góp ý kiến giúp đỡ để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Ngoài lời mở đầu Báo cáo của em gồm 3 phần chính: Phần 1: Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty TNHH thương mại và sản xuất Lương Sơn Phần 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thương mại và sản xuất Lương Sơn Phần 3: Nhận xét và kết luận PHẦN 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT GIÀY DÉP LƯƠNG SƠN 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH thương mại và sản xuất giày dép Lương Sơn 1.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH thương mại và sản xuất giày dép Lương Sơn - Tân công ty: Công ty TNHH thương mại và sản xuất giày dép Lương Sơn. - Tên tiếng anh: Luong Son trading and Footwear manufacturing company limited. - Hình thức sở hữu vốn: Công ty TNHH. - Lĩnh vực kinh doanh: Thương mại và sản xuất các sản phẩm giày dép các loại. - Qui mô công ty: 141 người. - Địa chỉ trụ sở chính: Số 22 Cự Lộc – Thượng Đình – Thanh Xuân – Hà Nội. - Số điện thoại: 043 8584147 Fax: 043 8584147 - Giám đốc: Nguyễn Thị Lan - Ngày đăng ký kinh doanh: 29/03/2007. - Mã số thuế: 0102204595 - Vốn điều lệ: 8.000.000.000 VNĐ + Vốn cố định:6.000.000.000 VNĐ + Vốn lưu động: 2.000.000.000 VNĐ Công ty TNHH thương mại và sản xuất giày dép Lương Sơn được thành lập theo đăng ký kinh doanh số 0100224595 do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 29 tháng 03 năm 2007. Ngay khi thành lập, ban lãnh đạo công ty đã nhận thức được cần thiết của việc bảo vệ thương hiệu, vì vậy công ty đã đăng ký bảo vệ thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam để đảm bảo cho thương hiệu và uy tín của công ty trong tương lai, bên cạnh đó nó tạo tâm lý yên tâm kinh doanh cho chủ doanh nghiệp. 1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty Chức năng: Công ty TNHH thương mại và sản xuất Lương Sơn là đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại ngân hàng và có con dấu riêng, thực hiện một số chức năng sau: sản xuất gia công, buôn bán các phụ kiện máy móc thiết bị và thành phẩm giày dép các loại. Nhiệm vụ: - Xây dựng và tổ chức kế toán phù hợp với nhu cầu kinh doanh của công ty và nhu cầu của khách hàng. - Sử dụng hợp lý và có hiệu quả vốn đầu tư để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cấp đổi mới trang thiết bị công nghệ. 1 - Tuân thủ chính sách và pháp luật Nhà nước quy định, làm tròn nghĩa vụ kê khai và nộp thuế đối với ngân sách Nhà nước. - Thực hiện đúng điều lệ công ty và đúng những cam kết trong các hợp đồng với khách hàng. - Thực hiện tốt chính sách về lao động, đảm bảo công bằng xã hội, không ngừng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nhân viên trong công ty. - Làm tố công tác bảo hộ và an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, tài sản và an ninh chung. 1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH thương mại và sản xuất giày dép Lương Sơn Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH thương mại và sản xuất giày dép Lương Sơn (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) 1.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: 1.3.1 Ban giám đốc: Được bầu ra để quản lý và điều hành các phòng ban của công ty, bao gồm 1 giám đốc chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và 1 phó giám đốc là người trợ giúp cho giám đốc chỉ đạo một cách trực tiếp tới các bộ phận trong công ty. 1.3.2 Phòng hành chính nhân sự Là bộ phận tổ chức sắp xếp nhân sự theo từng bộ phận trong công ty, tổ chức công tác tuyển dụng lao động, quản lý hồ sơ nhân viên trong công ty, giải quyết các chế độ chính sách về bảo hiểm xã hội, y tế. 1.3.3 Phòng thiết kế và sản xuất: - Bộ phận thiết kế: + Có nhiệm vụ thường xuyên nghiên cứu, đưa ra các mẫu mã mới phù hợp với sự phát triển nói chung của ngành, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. + Hướng dẫn bộ phận sản xuất theo mẫu đã thiết kế. - Bộ phận sản xuất: 2 Ban giám đốc Phòng hành chính nhân sự Phòng thiết kế và sản xuất Phòng kinh doanh Phòng tài chính kế toán + Tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong việc quản lý vận hành máy móc, thiết bị, lĩnh vực kinh tế, kế hoạch, kỹ thuật, công tác vật tư, công tác kỹ thuật, bảo hộ lao động, thi nâng bậc, giữ bậc. + Xây dựng kế hoạch và tổng hợp kết quả thực hiện theo định kỳ của công ty để báo cáo ban lãnh đạo khi có yêu cầu. + Thực hiện và hướng dẫn nghiệp vụ về công tác kinh tế, kế hoạch, kỹ thuật trong công ty như: Văn bản, thông tư, chế độ chính sách mới để vận dụng, tiêu chuẩn, quy chuẩn thay đổi hoặc mới ban hành. + Phối hợp với các phòng, ban chức năng để tham gia quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 1.3.4 Phòng kinh doanh: - Nghiên cứu, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, kế hoạch hoạt động và kế hoạch kinh doanh hàng năm, hàng quý của công ty. - Tham mưu cho Ban Giám đốc công ty giao chỉ tiêu kinh doanh; theo dõi, thúc đẩy tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh và chương trình công tác của công ty. - Tổng hợp, phân tích và lập báo cáo tình hình hoạt động và tình hình kinh doanh tháng, quớ, 6 tháng, cả năm và theo yêu cầu của Ban Giám đốc công ty. Lập các báo cáo về tình hình hoạt động và kinh doanh theo yêu cầu của cấp trên. - Thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin thị trường, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tiếp thị, quảng cáo của công ty. - Quản lý hệ thống kỹ thuật, ứng dụng công nghệ kỹ thuật, thông tin trong công tác quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty. 1.3.5 Phòng tài chính kế toán: Theo dõi ghi chép tình hình biến động tài sản, nguồn vốn, tham mưu cho Ban giám đốc về các quyết định tài chính. Tổ chức và thực hiện các công tác từ việc hạch toán kế toán đến lập các báo cáo tài chính theo quy định và theo yêu cầu quản lý của công ty. 1.4Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán: Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH thương mại và sản xuất giày dép Lương Sơn 3 Quan hệ chỉ đạo. Quan hệ cung cấp số liệu. (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự). 1.4.1 Chức năng của từng bộ phận - Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi hoạt động của phòng kế toán cũng như các hoạt động khác thuộc lĩnh vực tài chính của công ty, tổ chức bộ máy kế toán nhằm thực hiện 2 chức năng cơ bản của kế toán là: Thông tin và kiểm tra hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán tài chính của đơn vị, thay mặt nhà nước kiểm tra việc thực hiện chế độ kế toán và các luật lệ mà nhà nước ban hành trong lĩnh vực kế toán, tài chính. Quyền hạn của Kế toán trưởng gắn liền với trách nhiệm được giao vì lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của Nhà nước. Kế toán trưởng có trách nhiệm lập các báo cáo tài chính. Kế toán trưởng chỉ đạo hướng dẫn chung công tác nghiệp vụ, tính tiền lương, theo dõi các khoản nợ vay và lập kế hoạch vay hàng năm, lập BCTC và các công việc khác liên quan đến cơ quan thuế. - Kế toán tiền mặt, TGNH, thanh toán: Theo dõi và thực hiện các công việc liên quan đến phần hành kế toán vốn bằng tiền, theo dõi và thanh lý các hợp đồng kinh tế, lập phiếu thu, chi, theo dõi các khoản công nợ với nhà cung cấp cũng như với khách hàng. - Kế toán tài sản cố định, tiêu thụ: theo dõi quản lý sử dụng tài sản cố định, tính khấu hao hàng năm, hạch toán tiêu thụ thành phẩm. - Kế toán nguyên vật liệu, CCDC: Lập chứng từ kế toán ban đầu (phiếu nhập, phiếu xuất) dựa vào chứng từ gốc hợp lệ. Cùng kế toán công nợ, kế toán thanh toán đối chiếu với các số liệu nhập xuất với các chứng từ liên quan (hoá đơn, hợp đồng, 4 Kế toán tổng hợp (Trưởng phòng) Kế toán Tiền mặt TGNH, Thanh toán Kế toán Tài sản cố định, Tiêu thụ Kế toán Nguyên vật liệu, CCDC Kế toán Tập hợp chi phí & tính giá thành Kế toán TL và các khoản trích theo lương Thủ quỹ đơn đặt hàng…). Theo dõi tình hình sử dụng vật tư theo định mức và theo quy định đã ban hành. Báo cáo tình hình sử dụng và tồn kho vật tư, phục vụ công tác kiểm kê và quyết toán tài chính. - Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: theo dõi tình hình thành phầm, hàng hoá, tập hợp các chi phí để tính giá thành xuất kho cho thành phẩm và hàng hoá. Cùng với các kế toán khác kiểm tra số liệu và liên chứng từ hợp lý. - Kế toán TL và các khoản trích theo lương: thực hiện chấm công nhân viên và tính toán lương theo quy định của công ty vào cuối tháng, tính toán các khoản trích theo lương do Nhà nước quy định. - Thủ quỹ: Quản lý lượng tiền mặt tại quỹ của công ty, theo dõi tình hình nhập- xuất - tồn quỹ tiền mặt, kiểm kê quỹ và lập báo cáo nhập, xuất, tồn quỹ tiền mặt, ghi sổ các khoản thu chi tiền mặt khi tiếp nhận chứng từ hợp lệ có đầy đủ chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng. 1.4.2 Chế độ, chính sách kế toán công ty đang áp dụng: - Chế độ kế toán công ty áp dụng: Chế độ kế toán DN vừa và nhỏ theo quyết định 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng bộ Tài chính. - Kỳ kế toán năm: bắt đầu từ 01/01, kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Ghi nhận theo giá gốc. Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp hạch toán tiền hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. -Phương pháp trích khấu hao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng theo Thông tư số 130/2008/TT-BTC và quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003. - Phương pháp tính thuế GTGT phải nộp: Phương pháp khấu trừ. - Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ. - Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phát sinh. - Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: ghi nhận doanh thu bán hàng theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”. 5 PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT GIÀY DÉP LƯƠNG SƠN. 2.1 Khái niệm về ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH thương mại và sản xuất giày dép Lương Sơn: Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty TNHH thương mại và sản xuất giày dép Lương Sơn là sản xuất giày dép, ngoài ra còn có nhận các đơn hàng gia công làm đế giày, đế dép, quai giày dép,… Trong các năm qua doanh thu chính của công ty là từ hoạt động sản xuất giày dép từ những mẫu được thiết kế bởi chính giám đốc doanh nghiệp cùng với 4 nhân viên có trình độ đại học và đã được đào tạo thêm trình độ chuyên môn. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường thích mẫu mã kiểu dáng đẹp mắt và chất lượng đảm bảo nên năm 2008 công ty đã tổ chức cho 8 nhân viên đi học nâng cao trình độ về thiết kế nhằm tạo ra những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, tăng lợi nhuận và thương hiệu cho công ty. 2.2 Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thương mại và sản xuất giày dép Lương Sơn: 2.2.1 Mô tả đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty TNHH thương mại và sản xuất giày dép Lương Sơn: Quy trình sản xuất một đôi giày hay đôi dép đóng vai trị vô cùng quan trọng. Một sản phẩm được coi là tốt và đảm bảo chất lượng đòi hỏi có sự kết hợp giữa yếu tố kỹ thuật (kích cỡ, tiêu chuẩn về chất liệu vải, da,…) và yếu tố mỹ thuật (kiểu dáng, màu sắc,…). Với mục tiêu đảm bảo chất lượng cho sản phẩm từ những bước đơn giản cho tới phức tạp, Ban lãnh đạo công ty đã xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm như sau: Sơ đồ 2.1 Quy trình sản xuất sản phẩm Giày (Nguồn: Phòng thiết kế và sản xuất). 6 Bước 1: Nghiên cứu, phác thảo giày mẫu để tách mẫu Bước 2: Cắt chi tiết Bước 3: Dãy và in Bước 4: May mũ giày Bước 5: GìBước 6: Giáp và hoàn thiện Bước 7: Trang trí và đóng hộp Bước 1: Nghiên cứu, phác thảo giầy mẫu và tách chi tiết Việc nghiên cứu và thiết kế ra mẫu giày luôn là công việc khó khăn nhất. Nó đòi hỏi người thiết kế phải có khả năng quan sát, góc nhìn không gian, và tham khảo thị trường để xác định những chi tiết thu hút khách. Việc đầu tiên là người thiết kế cần tìm được 1 đôi đế giày phù hợp với mẫu giày mình đang định hướng. Sau đó sẽ phác thảo ra bìa và cắt thành từng chi tiết tạo lên chiếc giày. Sau khi có được 1 bộ từng chi tiết giày mẫu rồi thì sẽ phải kiểm nghiệm bằng cách chế tạo thành 1 đôi giày hoàn chỉnh để có thể quan sát nhận xét, chỉnh sửa lại mẫu. Sau khi chỉnh sửa thì sẽ tạo ra 1 bộ mẫu giày để cắt các chi tiết theo như bộ mẫu đó. Tùy từng mẫu, mã giày sẽ có những phần tách chi tiết khác nhau. Mỗi chi tiết sẽ được tách nhỏ để thuận tiện trong quá trình sản xuất. Bước 2: Cắt chi tiết Công đoạn này đòi hỏi người làm việc phải làm việc trực tiếp với thuộc da. Từ những bản vẽ trên bìa giấy những người thợ phải cắt tỉa sao cho đúng kích cỡ, số đo đã có sẵn. Người thợ sẽ phải làm việc một cách tỉ mỉ để đảm bảo độ chính xác về số đo và nhằm tiết kiệm tối đa lượng da thuộc, giảm chi phí. Bước 3: Dãy và in Những chi tiết được cắt sẵn trên da sẽ được chuyển xuống bộ phận dãy để gấp chi tiết. Bộ phận này có trách nhiệm gấp các đường theo đúng kích cỡ của giày. Sau khi đã dãy xong thì bộ phận này sẽ in Mã giầy, Logo công ty lên các chi tiết cần thiết. Bước 4: May mũ giày Sau khi các chi tiết được gấp sẽ được chuyển đến bộ phận may. Ở đây, Các chi tiết được may tách biệt nhau để tạo thành những chiếc mũ giày – đây là phần quyết định việc tạo ra 1 đôi giày đẹp và hoàn hảo bởi đường kim mũi ch Bước 5: Gì Các chi tiết sau khi đã được thiết kế, cắt, gấp, may. Phần này là phần ghép các chi tiết theo bản thiết kế đã có sẵn. Kết thúc phần này việc chế biến mũ giày cũng sẽ được hoàn thiện. Như trước đây khi chưa có những máy chuyên dụng cho nghề da giày thì việc gì đế giày được thực hiện hoàn toàn bằng tay. Nhưng đến nay, khi công nghệ phát triển thì những việc này không còn phải làm thủ công nữa, người thợ chỉ việc bấm máy, trong 5 phút phần gì đế giày sẽ được hoàn thiện. Đây là loại máy được nhập khẩu từ Đài Loan chí phí kinh tế rất lớn chính vì thế mà những cơ sở nhỏ lẻ khó có được. Bước 6: Giáp đế và hoàn thiện Sau khi đế giày đã được gì xong thì sẽ tiến hành đến phần giáp đế. Công đoạn này chủ yếu được thực hiện bằng máy. Nhưng trước khi tiến hành giáp đế thì công nhân phải bôi keo lên phần đế và dựng máy sấy khô trong vòng 5 phút. Tiếp sau đó, 7 [...]... 100 hđộ lao động củ a C ông ty TNHH t ơng mại và sản xuất giày dép Lương Sơn ( Nguồn: Phòng hành chính nhân sự) Công ty TNHH thương mại và sản xuất giày dép Lương Sơn là công ty chuyên về lĩnh vực sản xuất giày dép, quy mô sản xuất kinh doanh còn nhỏ nên số lượng lao động của công ty còn ít, nhưng nhìn chung số lao động ở các cấp trình độ đều tăng, năm 2010 là 53 lao động, năm 2011 là 81 lao động, tăng... 2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thương mại và sản xuất giày dép Lương n năm 2010 và 2011 2.3.1 Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận năm 2010 và 2011 của công ty TNHH thương mại và sản xuấ 10 iày dép Lương Sơn Bảng 2.1 Báo c kết quả kinh danh Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch Tuyệt đối (A) 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2 Các khoản giảm trừ doanh thu (1)... tại Công ty TNHH thương mại và sản xuất giày dép Lương Sơn vẫn còn những khuyết điểm cần khắc phục sau: Công tác kế toán kết quả kinh doanh: Kế toán kết quả kinh doanh của công ty mới chỉ xác định kết quả tổng cho toàn bộ hoạt động của công ty mà chưa xác định kết quả riêng cho từng loại sản phẩm, từng mặt hàng Vì thế ban lãnh đạo công ty không có được thông tin thật chính xác về kết quả kinh doanh của. .. tồn kho trong công ty rất nhiều nhưng công ty không tổ chức đáng giá, kiểm tr để lập dự phòng cho giảm giá hàng tồn kho 3.3 Các giải pháp hoàn thiện kế toán tại Công ty TNHH thương mại và sản xuất giày dép Lương Sơn Qua thời gian thực tập và nghiên cứu tại bộ phận kế toán của Công ty TNHH thương mại và sản xuất giày dép Lương Sơn cùng những lý luận nghiên cứu trong chuẩn mực kế toán và chế độ kế ton... xác về kết quả kinh doanh của từng loại sản phẩm, từng mặt hàng và kết quả kinh doanh của các hoạt động chỉ được lưu hành và sử dụng tong nội bộ công ty, giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn sát thực hơn về hiệu quả kinh doanh của ng hoạt động kinh doanh ủa từng sản phẩ m trong doanh nghiệp từ đó biết nhu cầu của thị trường tiêu thụ sản phẩm để có kế hoạch sản xuất Về lập các khoản dự phò ng giảm giá... quyền thương lượng thuộc về nhà cung cấp Đó cũng là b lợi cho doanh 30 p 3.2 Những ưu điểm, tồn tại của công ty TNHH thương mại và sản xuất giày dép Lương Sơn 3.2.1 Ưu điểm: Về tiềm lực của Công ty: Công ty có một bộ máy quản lý được bố trí rất p hợp đứng đầu là Ban giám đốc Các phòng ban nghiệp vụ được bố trí hợp lý thực hiện đúng chức năng của mình Chứng từ kế toán: Hệ thống chứng từ của công ty sử... hình sản xuất kinh doanh của côngty đang có chiều hướng tích cực ( lợi nhuận sau thuế năm 2011 tăng 1.072.597 đồng so với năm 2010) Mặc dù kết quả chưa ạt được như mong đợi nhưng đây cũ ng chính là bước thành công của công ty trước thực trạng 15 y thoái kinh tế toàn cầu hiện nay 2.3.2 Tình hình tài sản – nguồn vốn năm 2011 và năm 2010 của công ty TNHH thươ mại và sản xuất giày dép Lư g Sơn Bản 2.2 Bảng... 48/2006 của Bộ i chính, việc hạch toán vào tài khoản heo đúng nguyên tắc hạch toán của các TK theo đúng chế độ kế toán hiện hành Về công tác kế toán kết quả kinh doanh : Việc lập chứng từ đúng quy định và quy trình ân chuyển, sắp xếp chứng từ khoa học nên việc vào sổ và việc kết quả kinh doanh chính xác nhanh chóng và thuận tiện Công tác kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thương mại và sản xất... phận kế toán của Công ty òn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết Emxin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm h oàn thiện công tác kế toán tại công ty như sau: Hoàn thiện công tác kế toán kết quả kinh doanh : Để công tác quản lý kinh doanh của công ty đạt hiệu qảđòi hỏi bộ phận kế toán phải tiến hành kết quả kinh doanh theo từng loại sản phẩm, mặt hàng tức là bộ phận kế toán công ty nên mở tài... trưởng này là do năm 2011 công ty mở rộng sản phẩm kinh doanh Trước đây công ty chủ yếu sản xuất giày da nhưng tới năm 2011 để đáp ứng nhu cầu thị trường tốt hơn công ty sản xuất thêm dép lê và sandal, từ đó nâng cao thu nhập cho công ty thông qua các đơn đặt hàng với khách quen mua giày để tạo thương hiệu trước trên thị trường Tăng doanh thu nhìn chung sẽ có tác động tốt cho công ty trong việc khẳng định . khác”. 5 PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT GIÀY DÉP LƯƠNG SƠN. 2.1 Khái niệm về ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH thương mại và sản xuất giày. và thương hiệu cho công ty. 2.2 Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thương mại và sản xuất giày dép Lương Sơn: 2.2.1 Mô tả đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh chung của. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thương mại và sản xuất Lương Sơn Phần 3: Nhận xét và kết luận PHẦN 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY

Ngày đăng: 18/05/2015, 20:59

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Ban giám đốc

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan