chương trình trung thu-mời ban tham khảo

4 423 1
chương trình trung thu-mời ban tham khảo

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG TRÌNH TRUNG THU ===================== 1. Ổn định t/c: - Hát tập thể: + Trái đất này là của chúng mình. + Rước đèn ông sao. RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO Rước đèn ông sao sao năm cánh tươi màu, cán đây rất dài cán cao qua đầu. Em cầm đèn sao em hát vang vang, ánh sao tươi màu của đêm dằm trung thu. Tùng rinh rinh tùng tùng rinh rinh đây ánh sao vui ánh sao sáng ngời. Tùng rinh rinh rinh rinh tùng rinh rinh ánh sao Bác Hồ toả sáng nơi nơi. 2. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu: Kính thưa các bậc phụ huynh. Thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh yêu quý. Trong mỗi chúng ta, ai cũng có tuổi thơ với bao niềm vui, kỷ niệm và nhất là khi được tắm mình dưới ánh trăng vàng của chị Hàng Nga ban tặng,được ngắm hình ảnh “Chú Cuội ngồi gốc cây đa, để trâu ăn lúa gọi cha ời ời!”. Đó là hình ảnh đẹp luôn khắc sâu trong tâm trí của mỗi các em. Và trong lúc này đây, tôi cũng đã cảm nhận được niềm vui háo hức, chờ đón tết trung thu trên mỗi gương mặt hớn hở của các em. Niềm vui của các em cũng chính là niềm vui của các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo. Hôm nay, được sự nhất trí của BGH, Liên đội trường THCS Tô Hiệu tổ chức tết trung thu cho các em. Tới dự tết trung thu của chúng ta hôm nay, tôi xin trân trọng giới thiệu có: Trong ngày tết trung thu hôm nay còn có các thầy cô giáo, các em học sinh cũng có mặt đông đủ. 3. Nguồn gốc, Ý nghĩa của tết trung thu. * Nguồn gốc của tết trung thu: ? Tết trung thu có từ bao giờ? 1 - Theo sử sách, tết trung thu đã có cách đây ít nhất 2.000 năm. Từ thời cổ xưa, các vị vua chúa có tục lệ tế mặt trời vào mùa xuân, tế mặt trăng vào mùa thu. Theo âm lịch, ngày 15 tháng 8 là chính giữa mùa thu, được coi là ngày “lành” để làm lễ tế thần mặt trăng. Trong đêm 15/8 âm lịch hằng năm, khi trăng rằm toả sáng, lễ tế thần mặt trăng bắt đầu. trên bàn thờ có hoa quả, có bánh hình mặt trăng còn gọi là bánh “đoàn viên”, bởi lẽ trong dịp này, cả gia đình có dịp đoàn tụ để cùng ăn bánh và cùng thưởng thức ánh trăng thu trong trẻo và bầu không khí ấm ấp của đêm rằm đến với mọi nhà. Ở nước ta và một số nước khác, ngày 15/8 Âm lịch hằng năm được lấy làm ngày tết trung thu. Trong đêm trung thu, các em được rước đèn kéo quân, múa sư tử (hay còn gọi là múa lân - Lân tương tượng trưng cho điềm lành). Đặc biệt trẻ em rất thích ăn bánh trung thu, múa lân và rước đèn kéo quân. Từ đó, tết trung thu nghiễm nhiên trở thành tết của các em từ hàng ngàn năm nay. Đó chính là nguồn gốc của tết trung thu. Vậy tết trung thu có ý nghĩa như thế nào? * Ý nghĩa của tết trung thu: Tết trung thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với tết trung thu của người Trung hoa. Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các em rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh trung thu, keo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quý mến của cha mẹ đối với mình. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khăng khít thêm. Cũng trong dịp này, người ta mua bánh trung thu, trà rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy co, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác. Thật là một dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau. Tết trung thu mới đầu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa đêm trung thu. Dần dần tết trung thu trở thành tết trẻ em hay tết nhi đồng, nhưng người lớn cũng dự phần trong đó. Trẻ em được người lớn chú ý chăm sóc. Các em có dịp vui chơi rước đèn, ca hát, phá cỗ do cha mẹ, anh chị, và người lớn bày cho và nhất là có dịp được ăn bánh kẹo thả cửa mà không bị bố mẹ la mắng là “ăn kẹo hỏng răng”. Tết trung thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó chính là ý nghĩa của săn sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ và của thương yêu. Cần cố gắng duy trì và phát triển ý nghĩa cao đẹp này. Chính vì vậy, ngay trong những ngày đầu tiên độc lập, đất nước còn gặp rất nhiều khó khăn (thù trong, giặc ngoài), nhưng Bác hồ kính yêu của chúng ta vẫn rất quan tâm đến nét đẹp truyền thống của dân tộc, quan tâm đến các cháu thiếu niên nhi đồng. Trăng thu sáng tỏ, ngăm nhìn cảnh trăng đẹp lòng Bác dạt dào, trào dâng nỗi nhớ thương các cháu thiếu niên nhi đồng, tình người quyện đọng trong những vần thơ gửi bầy cháu yêu: 2 “Trung thu trăng sáng như gương Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng Sau đây Bác viết mấy dòng Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ mong” Niềm vui lớn nhất của Bác là nhìn thấy các cháu vui cười hớn hở dưới ánh trăng thanh bình, để có được niềm vui ấy trái tim Bác đã bao lần quặn thắt vì thương các cháu. Bác đã bao đêm không ngủ, quyết hy sinh để cho ánh trăng vàng luôn bừng sáng cho các cháu vui chơi trong đêm rằm. Hôm nay, đất nước yên bình, không còn mây đen và bóng dáng quân thù, các em học sinh trường THCS Tô Hiệu được sự quan tâm của Ban giám hiệu, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh cùng vui đón tết trung thu nhớ Bác. Hy vọng rằng các em sẽ cố gắng chăm ngoan, học giỏi, xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác hồ. 4. Chấm sản phẩm khéo tay. Để chuẩn bị đón chị Hằng Nga, vui cùng chú Cuội cung trăng, theo truyền thống thường có rất nhiều hoạt động vui chơi diễn ra như các trò chơi dân gian, hội hoá trang, văn nghệ, tạo nên một không khí thật hào hứng, tươi vui. Và ngay sau đây, chúng ta sẽ cùng cảm nhận không khí trong một chương trình biểu diễn văn nghệ đặc sắc có tựa đề Hát với chị Hằng Nga. - Mở đầu chương trình là bài hát: 3 Để đón chị Hằng Nga, Chú Cuội cung trăng, Các em không chỉ chuẩn bị những mâm cỗ phong phú với các loại kẹo bành, hoa quả mà còn chuẩn bị những sản phẩm rất đẹp, được cắt tỉa từ hoa quả. Thể hiện được khối óc sáng tạo, bàn tay khéo léo của các bạn nhỏ. Để đánh giá được sự khéo léo của các bạn qua những sản phẩm cụ thể, tiếp theo chương trình là phần chấm sản phẩm khéo tay của các lớp. Để có được kết quả công bằng, khách quan, ban tổ chức đã bầu ra một ban giám khảo gồm các thành viên: Sau đây kính mời các lớp lên trình bày sản phẩm của mình và mời BGK lên để chấm các sản phẩm khéo tay. (trong thời gian chấm Phụ trách cho các em chơi trò chơi tập thể - hát tập thể, ) 5. Phá cỗ 6. Kết thúc. Cuộc vui nào rồi cũng kết thúc, trong một thời gian rất ngắn, chúng ta đã được tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của tết trung thu., được thưởng thức những tiết mục văn nghệ đặc scs, những chiếc bánh trung thu rất ngon trong niềm hân hoan phấn khởi, hy vong niềm vui ấy sẽ tiếp tục cùng các em đón chị Hằng Nga, chú Cuội cung trăng vào tối ngày mai với gia đình và những người thân của mình. Cuối cùng, một lần nữa tôi xin trân thành cảm ơn các vị đại biểu, các bậc phụ huynh đã rất quan tâm đến các cháu, kính chúc các vị đại biểu, các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo mạnh khoẻ, hạnh phúc. Chúc các em luôn vui khoẻ, phấn đấu học tập và rèn luyện tốt. Xin chân thành cảm ơn. ================================== 4 . chương trình là phần chấm sản phẩm khéo tay của các lớp. Để có được kết quả công bằng, khách quan, ban tổ chức đã bầu ra một ban giám khảo gồm các thành viên: Sau đây kính mời các lớp lên trình. đó, tết trung thu nghiễm nhiên trở thành tết của các em từ hàng ngàn năm nay. Đó chính là nguồn gốc của tết trung thu. Vậy tết trung thu có ý nghĩa như thế nào? * Ý nghĩa của tết trung thu: Tết. tết trung thu: Tết trung thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với tết trung thu của người Trung hoa. Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm

Ngày đăng: 18/05/2015, 18:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan