BÁO CÁO KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2011 - 2013 CỦA VIỆN BẢO VỆ THỰC VẬT

9 765 1
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2011 - 2013 CỦA VIỆN BẢO VỆ THỰC VẬT

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 60 BÁO CÁO KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2011 - 2013 CỦA VIỆN BẢO VỆ THỰC VẬT PGS.TS. Phạm Thị Vượng Quyền Viện trưởng I. ĐẶT VẤN ĐỀ Viện Bảo vệ thực vật, cơ quan thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ về các đối tượng sâu, bệnh hại, cỏ dại trên cây trồng và biện pháp phòng trừ đồng thời nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật về chẩn đoán nhanh và chính xác tác nhân gây bệnh cũng như việc chuyển giao và xây dựng mô hình về bảo vệ thực vật theo hướng nông nghiệp bền vững và thân thiện với môi trường tạo nền nông nghiệp sạch cho các sản phẩm. Năng suất cây trồng cao là mục tiêu cho tất cả các hệ thống nông nghiệp. Điều đó có nghĩa là sử dụng một cách hiệu quả các nguồn thiên nhiên nhằm tạo ra thu nhập thích hợp để phục vụ cho các nhu cầu cá n hân, xã hội và nền kinh tế của đất nước. Tất cả những điều đó cần được thực hiện với sự thay đổi về môi trường trong khuôn khổ cho phép của xã hội và chính trị. Nông nghiệp nói chung theo định nghĩa tạo nên những thay đổi về môi trường, các hệ thống nông nghiệp đột phá một cách có mục đích các hệ thiên nhiên, sinh thái thông qua các hình thức can thiệp của con người. Trong những năm qua, ngành bảo vệ thực vật đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc đưa nước ta thành một nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới và phát triển các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp khác như: Xuất khẩu quả thanh long, bưởi Da Xanh, Năm Roi, cà phê, ca cao, tiêu Nghệ An có nhiều cây trồng chủ lực như: Cam Xã Đoài, mía, lạc, cà phê, cao su. Khoa học công nghệ là yếu tố then chốt trong việc thúc đẩy các hoạt động BVTV hiệu quả, an toàn và kinh tế. Trong lịch sử phát triển của Viện đã có nhiều mốc lịch sử đáng ghi nhớ về các trận dịch do sâu, bệnh gây ra và toàn ngành đã đối phó và phòng chống để đảm bảo lương thực. Cụ thể trong những năm gần đây đã có các trận dịch trên các đối tượng cây trồng sau: - Cây lương thực: Năm 2006 - 2007 dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn l á ở các tỉnh phía Nam và đến đầu năm 2011 dịch đang có chiều hướng bùng phát trở lại; năm 2009 dịch bệnh lùn sọc đen phương Nam gây thiệt hại lớn trên lúa cho các tỉnh phía Bắc và miền Trung, trong đó phải kể đến Nghệ An, Nam Định bị bệnh lùn sọc đen phương nam gây hại nặng nhất đồng thời dịch bệnh này cũng gây hại nghiêm trọng trên ngô. Bệnh đạo ôn, bạc lá là hai đối tượng mà hàng năm luôn gây hại trên lúa; 2011 và hiện nay dịch bệnh chổi rồng đang gây hại nặng trên sắn. - Cây mía: Năm 2008 - 2009 dịch bệnh chồi cỏ mía đã phá hủy hơn 5.000ha tại Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu (Nghệ An), bệnh đã làm cho nhà máy không có đủ nguyên liệu, bệnh trắng lá mía hiện nay đang lan rộng trên khắp các tỉnh có diện tỉnh trồng mía lớn. Những năm t rước 2008 và cho đến nay bọ hung và rệp xơ bông trắng luôn là đối tượng gây hại nặng trên mía, chúng đã làm giảm độ đường của mía. - Cây hồ tiêu: Từ năm 2005 - 2007 gây hiện tượng chết nhanh, chết chậm hàng loạt ở các vườn kinh doanh - Cây cà phê: Bao gồm dịch rệp sáp và các loại sâu mới hại cà phê - Cây cao su gồm dịch bệnh phấn trắng và rụng lá cao su vào năm 2009, chết cành và mất mủ cao su vào năm 2010. - Cây rừng: Dịch sâu róm gây hại năng trên cây thông tại Nghệ An, Hà Tĩnh vào năm 2006 - 2007, bọ ánh kim hại cây hồi năm 2012 ở Lạng Sơn. - Cây ăn quả: Tiếp tục dịch bệnh greening và tristeza đe dọa ngành phát triển cây có múi, ngoài ra còn xuất hiện bệnh tatterleaf, exocortis, bệnh chổi rồng hại nhãn, bệnh đốm trắng thanh long, ruồi vàng gây hại nặng trên tất cả các loại cây ăn trái và rau ăn quả, đặc biệt gây tổn thất lớn đến việc xuất khẩu quả có m úi, thanh long Trong những năm qua hệ thống nghiên cứu và chỉ đạo công tác bảo vệ thực vật được chặt chẽ, sâu sát hơn, nắm bắt kịp thời các vấn đề nổi lên và giải quyết kịp thời phục vụ sản xuất. Hệ Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 61 thống mạng lưới bảo vệ thực vật ngày càng được nâng cao về kiến thức và kinh nghiệm thông qua các hoạt động chuyển giao công nghệ, tập huấn cho nông dân và đào tạo cán bộ. Từ những công tác đó mà nông nghiệp nước ta đã được các nước trong khu vực và thế giới đánh giá cao. Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ BVTV, những năm qua đã phối hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu và tr iển khai, chỉ đạo sản xuất, góp phần ổn định và nâng cao tổng sản lượng lương thực trên cả nước nói chung. II. KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2011 - 2013 2.1. Bảo quản và thu thập bộ mẫu Quốc gia - Bảo quản và thu thập: Duy trì và bảo quản tốt bộ mẫu vật (côn trùng trên 8.000 loài, trên 100 ngàn mẫu vật, nhiều mẫu sâu non; trên 750 loại mẫu bệnh cây và trên 700 loài cỏ dại hại cây trồng nông nghiệp). Bảo tồn và duy trì được các nguồn vi sinh vật để sử dụng trong nghiên cứu, đánh giá chọn tạo giống chống chịu và nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học. Các nguồn nấm có ích ký sinh trên rầy nâu, rầy lưng trắng, ve sầu hại cây cà phê. Các nguồn vi sinh vật duy trì sức sống 100%. - Phân lập isolate mới: Đã phân lập được nấm Fusarium oxysporum gây bệnh héo vàng cà chua, dưa chuột. Phân lập các mẫu đất trồng cà chua, dưa chuột thu được 6 isolate xạ khuẩn, 6 isolate vi khuẩn và 5 isolate Trichoderma có khả năng đối kháng cao với nấm F. oxysporum Thử nghiệm 36 dòng VSV có khả năng đối kháng nấm F. oxysporum, hiệu quả trên 85% . Kết quả thử nghiệm chất hữu cơ bột tôm cua có tác dụng trên 40% hạn chế sự phát triển của nấm F. oxysporum. Trên cây cao su đã phân lập và làm thuần đươc 52 isolate nấm Corynespora casiicola. Phân lập và tách được 80 isolate thuần đối với bệnh thối quả ca cao. Đã thu thập được 25 chủng nấm. Đánh giá khả năng phân giải enzym ngoại bào trên các cơ chất khác nhau của các chủng BR5, BR11, BR13, BR16, MR1, MR3, MR4 và hỗn hợp chủng MR7 với BR9, BR 5 với MR4. Xác định nấm phát triển tốt nhất ở trong số 4 mức nhiệt độ thí nghiệm. Bảo quản bằng glyceryl và hút chân không. Bào tử tinh phối trộn với phụ gia 1 ở tỷ lệ 1:9 hoặc 1:12 cho thời gian bảo quản dài hơn so với bào tử tinh bảo quản nguyên chất và bảo quản ở tỷ lệ phối trộn 1:6. Đã phân lập và tạo được 2 dòn g tế bào phát triển từ mô phôi và mô mỡ sau nhiều chu kỳ nhân nuôi đạt hàm lượng 3,03  10 10 và 2,17  10 10 tế bào/ml và đã đưa vào lưu giữ 142 mẫu thực liệu tế bào. + Phân lập, định danh, các chủng nấm và xác định nấm ký sinh sâu non ve sầu hại cà phê là Paecilomyces cicadae, ký sinh trưởng thành ve sầu hại cà phê là Normura cylindrospora, nấm ký sinh sâu non bọ hung đen hại mía Thanh Hóa là Metarhizium anisopliae, nấm ký sinh sâu non xén tóc hại mía tại Gia Lai là Metarhizium anisopliae. - Điều tra phát hiện: Ghi nhận được sự phát sinh, gây hại của rầy nâu, rầy nâu nhỏ, rầy lưng trắng và rầy xanh đuôi đen trên lúa. Bệnh đốm lá vi khuẩn hại sắn xuất hiện ở nhiều vùng trồng sắn thuộc các tỉnh: Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh Bệnh sưng rễ cây su hào (Plasmodiophora brassicae) lần đầu xuất hiện ở phía Bắc (Nam Hồng - Đông Anh - Hà Nội). Bệnh đốm nâu thanh long (Neoscytalidium dimidiatum) gây hại thanh long trên diện rộng ở Bình Thuận. Đã xác định được 2 loài ruồi đục quả Bactrocera c orrecta và Bactrocera dorsalis hại Thanh Long. Hai loài ruồi trên còn gây hại trên 15 loại quả và 11 loại rau ăn quả. Đã xác định 3 loài xén tóc đen, 9 loài bọ hung hại mía ở Tây Nguyên. Loài gây hại nặng thành dịch là loài xén tóc đen, phân bố chủ yếu tại huyện An Khê và Kbang của Gia Lai và mới phát hiện thấy ở Kon Tum. Loài xén tóc nâu mới ghi nhận ở Kbang, chúng vũ hóa vào cuối tháng 5, sớm hơn loài xén tóc đen. Đã thu thập được 40 loài sâu hại và thiên địch trên na, đã giám định tên khoa học cho 27 loài. Trong đó thành phần loài sâu hại na ở Đông Triều ít hơn (20 loài) so với thành phần sâu hại na ở Chi Lăng (27 loài). Ở Đông Triều rệp sáp giả Planoccocus citri nổi lên như là một sâu hại chính phải phòng trừ. Trong quá trình điều tra đã không bắt gặp sự xuất hiện cũng như gây hại của bọ xít lưng gồ Pseudodoniella sp. Ở Chi Lăng VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 62 sâu hại chính là bọ xít lưng gồ Pseudodoniella sp. và rệp sáp giả. 2.2. Kết quả nghiên cứu cơ bản Xác định nguyên nhân gây hiện tượng vàng lá lúa tại Hiệp Hòa (Bắc Giang) vụ Mùa 2010 là do virus vàng lá di động (RTYV) hay còn gọi là vàng lụi (RYSV), rầy xanh đuôi đen là môi giới truyền bệnh. Sự có mặt của phytoplasma trên lúa có triệu chứng đẻ nhánh nhiều. Đã xác định được 105 đoạn trình tự gen khác nhau của RGSV (30 P3, 30 PC3, 30 P5 và 15 PC5), sự đa dạng của bệnh vàng lùn (RGSV) giữa các isolate bình quân 1,9%. Xác định 15 trình tự đoạn gen của RRSV (P9), trình tự gen COI của 14 cá thể rầy nâu thu trên cỏ. Kết quả phân tích ban đầu cho thấy các trình tự chia làm 2 nhóm, 1 nhóm gồm 12 cá thể với khoảng cách di truyền trong nhóm từ 0 - 0,3% và 1 nhóm gồm 2 cá thể có khoảng cách di truyền ~0 và khoảng cách di truyền giữa 2 nhóm từ 10,8 ~ 11,3%. Trên cây sắn ở phía Nam, trình tự đoạn gen 16S rRNA của phytoplasma tách từ cây bị bệnh chổi rồng đã đăng ký 06 trình tự và 4 trình tự đoạn gen vùng ITS của nấm gây bệnh thán thư trên Ngân hàng gen. Tiến hành chọc lọc tập đoàn 50 giống lúa ở các tỉnh phía Nam; đánh giá khả năng kháng bệnh đạo ôn của 55 nguồn vật liệu từ Trung tâm Tài nguyên thực vật và 150 nguồn vật liệu từ IRRI. Đánh giá 20 giống chỉ thị mang gen kháng rầy nâu với các nguồn rầy nâu thu thập được. Đánh giá và chọn lọc các dòng có năng suất, chống chịu rầy nâu từ tập đoàn 200 dòng giống lúa. Thu thập và đánh giá 100 dòng vật liệu (dòng/giống lúa chịu hạn, lúa cạn) trong nhà lưới và đồng ruộng về tính chịu hạn, năng suất, tính chống chịu sâu bệnh; bố trí các thí nghiệm đánh giá tính thích ứng của các giống tại các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Bình, Nam Định. Thu thập được 7 nguồn rầy nâu từ ĐBSCL (Long An, An Giang, Đồng Tháp Mười) và miền Trung (Bình Định, Huế), miền Bắc ( Hà Nội, Nam Định), nhân nuôi trong nhà lưới để phục vụ các thí nghiệm đánh giá tuyển chọn nguồn gen kháng và xác định biotype. Trên cây sắn được tập trung chủ yếu nghiên cứu bệnh chổi rồng và thán thư. Bệnh chổi rồng hại sắn lan truyền qua hom giống đã bị nhiễm bệnh. Đánh giá sự bộ tập đoàn sắn bao gồm 186 dòng, giống sắn tại Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc - Đồng Nai, đến nay chưa ghi nhận dòng, giống sắn kháng cao đối với bệnh chổi rồng. Bệnh thán thư hại sắn đã xác định được hình thái của nấm gây bệnh, xác định danh tính bằng giải trình tự gen là do nấm Glomerella cingulata (giai đoạn hữu tính) và Collectotrichum gloeosporioides (giai đoạn vô tính) gây ra, hoàn thành chu trình Koch đối với tác nhân gây bệnh thán thư hại sắn. Đã nhân nuôi thành công quần thể sâu đục quả đậu Maruca vitrata bằng thức ăn nh ân tạo. Xác định được 1 loài nấm Phytophthora infestan gây bệnh sương mai trên cà chua và ớt, 3 loài nấm gây bệnh thán thư là Colletotrichum gloesporio, Colletotrichum capsisi, Colletotrichum nigrum trên ớt, 1 loài nấm Colletotrichum capsisi trên cà chua. Các loài nấm trên phát triển tốt trên môi trường PDA, ở nhiệt độ 26 0 C - 28 0 C và pH 6,5 và ở điều kiện chiếu sáng liên tục. Bọ phấn B. tabaci ở 2 ngưỡng nhiệt độ khác nhau là 16,95 o C và 24, 39 o C với 2 loại thức ăn là cà chua và su hào. Thời gian phát dục các pha tương đối ngắn ở điều kiện nhiệt độ 24,39 o C và khá dài khi nhiệt độ xuống 16,95 o C. Vòng đời của chúng lần lượt là 23,7 và 60,97 ngày trên cà chua, còn trên su hào vòng đời chúng có kéo dài hơn nhưng không đáng kể (25,0 và 63,91 ngày). Thời gian phát dục của trứng và nhộng tương tự như nhau, thời gian tiền đẻ trứng của trưởng thành kéo dài từ 1 - 1,4 ngày. Khởi điểm phát dục của bọ phấn B. tabaci là 12,3 o C và tổng tích ôn hữu hiệu để bọ phấn hoàn thành vòng đời là 286,53 o C. Thành phần chân khớp trên 21 giống ngô khảo nghiệm tại Viện Nghiên cứu Ngô, thành phần chân khớp có mặt trên các công thức ngô chuyển gen so với ngô không chuyển gen là tương tự nhau. Các chỉ tiêu đánh giá về đa dạng loài chân khớp trên 21 giống ngô chuyển gen biến động từ 2,4 - 3,0. Đã xác định Biovar của 60 nguồn vi khuẩn R.solanacearum gây bệnh héo xanh trên lạc thuộc biovar 3 và 4, nòi 1. Biovar 3 chiếm 80%, biovar 4 là chiếm 20% tổng số các isolate nghiên cứu; xác định được 44 nguồn vi khuẩn có độc tí nh mạnh trong đó 3 nguồn vi khuẩn thu thập được từ Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh, Sóc Sơn - Hà Nội, Việt Yên - Bắc Giang là có độc tính cao, được chọn làm nguồn bệnh cho đánh giá vật liệu. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 63 Rệp xơ bông trắng có 5 tuổi, thời gian các tuổi từ 3 - 5 ngày, vòng đời từ 19 - 20 ngày ở nhiệt độ từ 28 - 30 0 C, ẩm độ 60 - 70%. Thu thập và xác định được 5 loài tuyến trùng gây hại trên cà phê và 2 loài gây hại trên hồ tiêu. Xác định được những đặc trưng hình thái cơ bản đối với nhóm tuyến trùng nốt sưng và nhóm tuyến trùng gây vết thương Nhân nuôi tuyến trùng: Mật độ Meloidogyne spp. nhân trên cà chua trong ô nhà lưới có mái che tại Viện BVTV duy trì ở mức 200 con/100g đất. Mật độ Pratylenchus coffeae nhân trên đĩa cà rốt đạt 1800 con/đĩa ở 28ºC. Kết quả tách lọc mẫu đất t hu thập trên vườn cà phê làm mô hình tái canh tại Đắk Lắk: 18/22 mẫu có phát hiện thấy Pratylenchus spp., mật độ trung bình là 190,6 con/100 g đất. Đã xác định được 3 trong số 22 loại cây nghiên cứu (cây trồng xen, cây rừng, cây dại) là ký chủ của loài sâu hại lá (cà phê vối, cà phê chè và cây dành dành). Ghi nhận 7 loài thiên địch của sâu ăn lá, trong đó 3 loài ong ký sinh, 1 loài ruồi ký sinh và 3 loài bắt mồi ăn thịt. Sâu ăn lá cà phê (Cephonodes hylas) tại Đắk Lắk và Viện BVTV vòng đời từ 30-36 ngày ở điều kiện nh iệt độ từ 25 o C -27 o C và ẩm độ 71 - 78%, sâu non có 5 tuổi. Mỗi con cái đẻ trung bình từ 50 đến 70 trứng. Loài sâu ăn lá tại Tây Nguyên có tên khoa học Cephonodes hylas, thời gian vòng đời kéo dài 20 - 22 ngày. Đã thu thập được một số loài thiên địch: Ong ký sinh trứng, ruồi ký sinh sâu non, bọ xít ăn thịt (Pinthacus sp.), ong ký sinh ấu trùng sâu ăn lá (Rhogas sp.) Bệnh vàng rụng lá cao su ở Đông Nam Bộ có tên khoa học Corynespora casiicola; môi trường Potato Dextro lỏng phù hợp để nhân nuôi nấm để tách chiết ADN trong xác định đến loài và sự đa dạng di tru yền của chúng. Bước đầu qua hình thái đã xác định được tác nhân gây bệnh thối quả ca cao do nấm Phytophthora sp. Bệnh thối đen quả ca cao ở 2 tỉnh Bình Phước và Đắk Lắk, bệnh đạt đỉnh cao vào tháng 9 và tháng 10. Lần đầu tiên thành phần sâu bệnh hại trên cây hồi được điều tra và xác định, với 20 loài sâu hại, 5 loại bệnh hại cùng với 5 loài thiên địch của loài sâu hại chính (bọ án h kim - Oides duporti Laboissiere ). Bọ ánh kim hại cây hồi đã xác định được ấu trùng gồm 3 tuổi với thời gian vào khoảng 22 - 27 ngày, tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ. Đã phát hiện được trứng của loài bọ ánh kim qua đông trên cây hồi. Sâu non xuất hiện vào cuối tháng 2 đến đầu tháng 3. Xác định môi trường và điều kiện nhiệt độ thích hợp sản xuất chế phẩm Môi trường bán xốp (gạo hoặc thóc), lượng nước (150m l nước + 250g gạo, 150ml nước + 250g ngô, 250ml nước + 250g thóc) trong túi nilon buộc hở miệng và đảo đều 3 - 5 ngày/lần là điều kiện tốt để nhân sinh khối nấm Trichoderma (mật độ 3,3  10 9 bào tử/g) và môi trường nhân nuôi vi khuẩn và xạ khuẩn là bột đậu tương xay nhuyễn dạng lỏng. Có được 2 chế phẩm, một ở dạng lỏng nguồn đơn chủng (chế phẩm VK đối kháng (ĐKĐLCS 11.3) và một dạng bán xốp nguồn hỗn hợp (chế phẩm Phyto-PP). Điều kiện sản xuất môi trường nhân sinh khối cấp 1 của vi khuẩn và xạ khuẩn đối kháng: Lắc ở 120 rp m ở 28 - 32 0 C và pH = 7 đạt mật độ khuẩn lạc 9,3  10 8 CFU/ml. Phân lập và tạo được 2 dòng tế bào phát triển từ mô phôi và mô mỡ sau 9 chu kỳ nhân nuôi đạt hàm lượng 3,03  10 10 và 2,17  10 10 tế bào/ml và đã đưa vào lưu giữ 87 mẫu. Điều kiện thích hợp cho nhân nuôi tế bào sâu khoang đạt hàm lượng tế bào cao nhất là sử dụng môi trường Ex-Cell và Schneider, nhiệt độ tối ưu 27 - 28 0 C, pH là 6,5 - 7,0 và huyết thanh bổ trợ là FBS. Bước đầu thử nghiệm nhân sinh khối tế bào số lượng lớn theo phương pháp lớp mỏng đạt hàm lượng 2,17  10 10 tế bào/ml tạo thuận lợi để chuẩn bị triển khai qui mô lớn. Đã thử nghiệm đánh giá hiệu lực của 4 chế phẩm sinh học Bacillus thuringiensis var. kurstaki, Bacillus thuringiensis var. aizawai, Lục Cương và Bạch Cương phòng trừ Maruca trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng ruộng Ba loại hợp chất hữu cơ và thảo mộc (bột vỏ tôm, cua, bã trẩu, bã sở và hạt cau) có khả năng hạn chế > 40% sự sinh trưởng của nấm Phytophthora spp. gây bệnh trên cây hồ tiêu, sầu riêng, xoài và cây có múi. Xác định được biện pháp phòng trừ các loài cỏ dại khó trừ này mà chủ yếu là kết hợp các biện pháp hóa học với thủ công bao gồm biện pháp ngâm nước, xới sáo, sử dụng các thuốc đặc hiệu Glyphosate (Roundup 480SC), Metolachlor (Dual gold 960EC), Fluazifopbutyl (Onecide 15EC), Quizalofop-P-Ethyl (Targa super 5EC) và đạt hiệu quả cao (83,5 - 89,1% sau gieo trồng 45 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 64 ngày). Trừ cỏ gấu với mật độ quá cao cần phun kép bằng thuốc đặc hiệu Glyphosate (phun lần sau khi cỏ tái mọc được 50%). - Phun thuốc Glyphosan và Niphosate vào giai đoạn sau khi thu hoạch mía và giai đoạn cây con chiều cao cây trung bình 10 - 15cm có khả năng tiêu hủy mầm chồi cỏ mía trên đồng ruộng. 2.3. Công tác đánh giá tuyển chọn nguồn gen cây trồng kháng bệnh Giống lúa kháng rầy nâu: Đánh giá 46 giống tại 3 tỉnh Nam Định, Phú Yên Nghệ An nhận được 6 giống kháng với rầy nâu là: N5-05; N4-05; PC10; X38; X39; X40. Đã thu thập được 40 giống gieo trồng tại Nghệ An, 24 giống được đánh giá tính kháng đối với rầy nâu, trong đó có 4 giống kháng là PC10, TH3-3, BC15 và CR84-1 (4 giống lúa thuần, các giống lúa lai hầu hết đều nhiễm với rầy nâu). Giống lúa cạn LC93-4 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống cây trồng mới tháng 5 năm 2013. Giống lạc TK10 đã hoàn thiện hồ sơ trình lên Cục Trồng trọt để đư ợc công nhận giống mới. Phục tráng được giống lúa nếp IR4625; giống được trồng phổ biến tại các tỉnh Long An, Đồng tháp (vùng phía Nam tỉnh Long An và các huyện thuộc Đồng Tháp Mười) được Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia cấp giấy chứng nhận giống đạt tiêu chuẩn siêu nguyên chủng. Đồng thời đã chọn lọc được 1 dòng lúa có thời gian sinh trưởng dưới 90 ngày, kháng rầy nâu, đạo ôn, hạt dài, ít bạc bụng. Đánh giá được giống lúa Timuyang và Babelit duy trì đặc tính kháng với RGSV và giống Kuliquwan duy trì đặc tính kháng với RRSV sau 3 thế hệ lây nhiễm. Giống ớt Chang la qi hao và giống Sakata có khả năng chống chịu với bệnh mốc sương. Trên cà chua: Giống Nun02258 có khả năng kháng tốt nhất; giống cà chua 3963 có khẳ năng kháng với bệnh HXVK và đốm lá vi khuẩn. Đã xác định được giống vừng V10 có triển vọng và hiện tại đang khảo nghiệm tại Diễn Châu, Nghệ An với diện tích 2ha. Đã nhập nội 3 giống mía chống chịu cao với bệnh chồi cỏ từ Sri Lanka, hiện đang trong quá trình trồng khảo nghiệm. Đã chọn lựa được giống cao su RRIC100 kháng với bệnh phấn trắng. Đã phục tráng được giống cam Trưng Vương, quýt Hà Trì, quýt Trà Lĩnh cho tỉnh Cao Bằng. 2.4. Kết quả nghiên cứu ứng dụng Xác định được các dạng chế phẩm đơn dòng và chế phẩm hỗn hợp trong phòng trừ nấm Phytophthora gây bệnh thối đen quả ca cao. Đã đưa vào thử nghiệm 20 tấn chế phẩm hỗn hợp PCC dạng bón đất tại 2 tỉnh Bình Phước và Đắk Lắk. Đánh giá được hiệu lực của chế phẩm sinh học đối với nấm Fusarium oxysporum gây bệnh héo vàng cà chua, dưa chuột, trong điều kiện nhà kính đạt 75 - 80% và ngoài đồng ruộng đạt 65 - 70%. Hoàn thiện quy trình sản xuất sinh khối vi sinh vật đối kháng nấm Fusarium oxysporum gây bệnh héo vàng cà chua, dưa chuột. Đánh giá được hiệu quả của chế phẩm dạng bán xốp BS1 đối với bệnh mốc sương trên ớt và cà chua trong điều kiện nhà lưới ở các nồng độ 15g/1kg đất, 20g/1kg đất hiệu quả phòng bệnh đạt >70% đối với cả 2 cây. Hiệu quả của chế phẩm dạng lỏng BS2 đối với bệnh mốc sương trên ớt và cà chua (xử lý chế phẩm sau lây bệnh 24h). Hiệu quả phòng trừ đạt >70% ở nồng độ 1,2% và nồng độ 1,5%. Tiến hành đăng ký khảo nghiệm phân hữu cơ vi sinh Phyto-PP1 phòng trừ bệnh trên cây công nghiệp hồ tiêu, cao su, cà phê tại Cục Trồng trọt - Bộ Nông n ghiệp và PTNT. Thử nghiệm tiêm thuốc Agrifost 400 có hiệu quả hạn chế bệnh chảy gôm trên bưởi Thanh Trà. Sau 2 tháng các công thức có xử lý thuốc CSB (%) chỉ là 15,6 - 17,4%, công thức đối chứng CSB 24,7% - 31,1% (một số vết chảy nhựa chuyển sang mức ướt và khô. Sản xuất được trên 2.000kg chế phẩm BIOFUN cung cấp cho Công ty Biosun và Công ty Lương Nông để cung ứng cho vùng trồng cà phê phòng trừ rệp sáp hại cà phê. 80 tấn chế phấm SH-BV1 phòng trừ tuyến trùng v à nấm hại rễ hồ tiêu, cà phê. Thuốc Amistar Top 325SC, Carbenzim 500FL, Visazol 275SC, Anvil 5SC + ViCarben 50SC, Tilsuper có hiệu quả phòng trừ bệnh vàng rụng lá cao su từ 72,8 - 76,9% trên vườn cao su sản xuất sau phun 14 ngày. Phun thuốc từ khi lá cao su từ màu đồng sang màu xanh, phun trước thời điểm Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 65 chuyển từ mùa khô sang mùa mưa bằng máy phun thuốc có cần dài 20 - 25m có hiệu quả hạn chế bệnh vàng rụng lá cao su, CSB (%) 5,7 - 7,4%, trong khi đó nếu phun thuốc khi bắt đầu thấy bệnh xuất hiện CSB (%) dao động từ 6,7 - 8,3%, đối chứng không phun CSB (%) 8,5 - 10,2%. Phối hợp với Trung tâm Giống Nông lâm nghiệp Lào Cai tiến hành đánh giá tập đoàn giống mận, hồng, đào nhập nội tại Trại Nghiên cứu Cây ăn quả ôn đới Bắc Hà Các chế phẩm sinh học p hòng trừ dịch hại cây trồng: Chủng nấm Paecilomyces sp. có hiệu lực trừ rầy lưng trắng từ 52,01% đến 87,19% và Metarhizium - MaR3 từ 47,98% - 82,92% sau 5 - 10 ngày phun. Tách chiết được 52 hợp chất kháng nấm có khả năng trừ bệnh thối xám (Botrytis cinerea) và thán thư (Colletotrichum gloeosporioides) từ dịch chiết của một số loài thực vật, trong đó xác định được 4 hợp chất có khả năng ức chế 100% bệnh trong phòng thí nghiệm. Sử dụng phương pháp lắc và phương pháp tĩnh trong nhân sinh khối tế bào số lượng lớn theo phương pháp lắc và phương pháp tĩnh qui mô 0,6 lít/bình đạt hàm lượng 2,17  10 10 tế bào/ml. Chế phẩm CP 7.8 chiết tách từ củ nghệ trừ bệnh thối xám và thán thư trên hoa hồng, dâu tây, cải bắp và ớt. Chế phẩm BIOFUN và chế phẩm SH-BV1 được ứng dụng trong phòng trừ rệp sáp, tuyến trùng và nấm cộng sinh trong đất gây hại rễ hồ tiêu, cà phê, cao su. Chế phẩm từ nấm Metarhizium, Beauveria phục vụ xây dựng mô hình phòng trừ sinh học bọ cánh cứng hại dừa tại Phú Yên, Bình Định và Thanh Hóa, trừ bọ hung hại mía và Trichoderma trong phòng trừ nấm đất. Các tiến bộ kỹ thuật, quy trình công nghệ đã được áp dụng: - Giai đoạn 2011 - 2013, Viện đã đề xuất được 23 quy trình, hiện các quy trình đã và đang được ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp trên cả nước: (1) Quy trình quản lý rầy nâu bền vững cho vùng đồng bằng sông Hồng; (2) Quy trình quản lý rầy nâu bền vững cho khu vực miền Trung; (3) Quy trình kỹ thuật phòng chống bệnh virus lúa lùn sọc đen; (4) Quy trình sản xuất chế phẩm dạng lỏng trừ bệnh thối xám và thán thư trên rau, hoa quả; (5) Qui trình sử dụng chế phẩm sinh học CP 7.8 trong phòng trừ bệnh thối xám, thán thư trên hoa hồng, dâu tây, ớt và cải bắp (1 quy trình/bệnh = 4 quy trình); (6) Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học BIOFUN phòng trừ rệp sáp hại cà phê; (7) Qui trình sản xuất chế phẩm M30EC để hạn chế bệnh HXV K, ĐLVK trên cây cà chua và 2 qui trình PHTH bệnh HXVK, ĐLVK trên cây cà chua đạt hiệu quả giảm tỷ lệ bệnh HXVK từ 78% - 80%, hiệu quả giảm tỷ lệ bệnh ĐLVK từ 77% - 79%; (8) Quy trình quản lý ruồi hại quả thanh long diện rộng cho vùng trung tâm và vùng đệm; (9) Quy trình kỹ thuật phòng trừ tổng hợp sâu đục cuống quả vải Conopomorpha sinensis Bradley (Lep.: Glacilariidae) trong sản xuất vải hàng hóa an toàn phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu; (10) Quy trình kỹ thuật thâm canh và phòng trừ sâu, bệnh cho cây đào mèo tại Mộc Châu, Sơn La; (11) Quy trình thâm canh và quản lý tổng hợp sâu, bệnh hại đậu đỏ; (12) Quy trình kỹ thuật quản lý tổng hợp sâu, bệnh hại giống lạc mới L14 và L23 tại Quỳ Hợp, Nghệ An; (13) Quy trình kỹ thuật canh tác giống lạc mới L14 và L23 tại Quỳ Hợp, Nghệ An; (14) Quy trình phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây điều; (14) Qui trình phòng trừ tổng hợp xén tóc, bọ hung hại mía tại 3 tỉnh của Tây Nguyên; (15) Qui trình quản lý bệnh chồi cỏ mía tại Nghệ An; (16) Quy trình PTTH bệnh phấn trắng và bệnh nấm hồng trên cây cao su (1 quy trình/bệnh); (17) Quy trình quản lý dịch hại tổng hợp cây ca cao hàng hóa tại Đắk Lắk; (18) Quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh chết nhanh và vàng lá chết chậm trên cây hồ tiêu ở Quảng Trị; VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 66 (19) Qui trình lây nhiễm vi rút trên tế bào để sản xuất chế phẩm NPV-Spl và KTCN tạo dạng chế phẩm dưới dạng bột thấm nước; (20) Quy trình ứng dụng sinh học phân tử trong xác định các loài nấm Phytophthora gây bệnh mất mủ cao su và qui trình sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học trong phòng trừ nấm Phytophthora gây bệnh mất mủ cao su (2 quy trình). - Các mô hình áp dụng TBKT: Từ kết quả nghiên cứu của các đề tài, Viện BVTV đã xây dựng các mô hình ứng dụng tổng hợp các biện pháp KHCN phòng trừ các sâu, bệnh hại chính trên một số đối tượng cây trồng. - Xây dựng cánh đồng mẫu lớn tại xã Mỹ Phú, Thủ Thừa, Long An với qui mô 40ha. Mô hình phối hợp với Công ty BVTV An Giang và Sở Nông nghiệp & PTNT Long An. + Mô hình quản lý rầy nâu ở Phú Yên, cho năng suất lúa cao hơn so với ngoài mô hình trung bình trên 5tạ/ha, tỷ lệ sâu bệnh hại cũng thấp hơn so với ng oài mô hình. Mô hình 10ha tại Nghệ An: Xử lý hạt giống bằng thuốc Enaldo 40FS và Cruiser Plus 312.5FS, dùng thuốc nội hấp Elsin 10EC, Dantotsu 16 WSG trừ rầy ngay từ đầu vụ khi thuốc xử lý hạt giống không còn hiệu lực. Kết quả trong mô hình đã giảm được 3 lần phun thuốc, giảm chi phí về các biện pháp canh tác nên lãi tăng 4.542.000đồng/ha so với trung bình ở ngoài mô hình trong vụ Xuân và 7.370.000đồng/ha trong vụ Mùa. + Mô hình phòng trừ bệnh virus LSĐ đã được các tỉnh Nam Định và Thái Bình đánh giá cao vì hạn chế được bệnh LSĐ và RLT, lãi > 5 triệu/ha so với ruộng nông dân tự làm. + Mô hình trồng giống ngô lai VL8960 (8ha): Giống ngô lai VN8960 có khả năng thích ứng rộng, chịu hạn tốt và cho năng suất cao. Lãi thuần trong mô hình đạt 10.740.000 đ/ha tăng 54,3% so với giống ngô địa phương (lãi thuần đạt 6 960 000 đ/ha). + Đã xây dựng thành công 4 mô hình PTTH sâu bệnh hại trên cây bắp cải và pố xôi với tổng diện tích 8ha tại huyện Đức Trọng và hu yện Đơn Dương với 45 hộ nông dân tham gia. + Mô hình trình diễn phòng trừ sâu khoang hại bắp cải và lạc tại Hải Dương, đậu tương ở Thái Nguyên với qui mô 2ha/mô hình, hiệu lực đạt từ 80- 81,5% (2 mô hình). + Mô hình sản xuất giống lạc siêu nguyên chủng, nguyên chủng (qui mô 05ha) tại Sơn Đông - Sơn Tây - Hà Nội và với HTX Nông nghiệp Hương Ngọc - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc. + 2 mô hình (14ha) canh tác giống lạc L14 và L23 tại xã Tam Hợp và xã Thọ Hợp - Quỳ Hợp - Nghệ An. Mô hình sản xuất giống lạc L14 lãi thuần đạt là 29.880.000 đồng/ha, mô hình sản xuất giống lạc L23 lài thuần đạt 26.680.000 đồng, tăng 62,64% và 45,22% so với đối chứng (giống lạc Sen Nghệ An)/ha. + Mô hình phòng trừ tuyến trùng hại cà phê tại 2 tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai với diện tích 2 ha/mô hình/1 cây. + 3 mô hình phòng trừ loài sâu hại lá cà phê (2 ha/mô hình) tạ 3 tỉnh Gai Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng. Kết quả cho thấy trong mô hình khi áp dụng tổng hợp các biện pháp, mật độ sâu ăn lá giảm rõ rệt. 05 mô hình quản lý tổng hợp ve sầu hại cà phê tại 3 tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai với tổng số 15ha. Lợi nhuận của mô hình tăng hơn nhiều so với đối chứng. + 2 mô hình (3 ha/mô hình) ứng dụng kỹ thuật quản lý dịch hại và thâm canh tổng hợp ca cao tại 2 huyện Lăk và Krong Ana. + Mô hình phòng chống bệnh chồi cỏ mía tại Nghệ An (1ha). + Mô hình quản lý tổng hợp sâu đục cuống quả vải (10ha) và sâu đo hại vải (5ha) được xây dựng tại xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn; giá trị thu lợi đạt 10,49 triệu/ha, tăng 8,97% so với vườn sản xuất của nông dân. + Mô hình cải tạo vườn mận Tam Hoa tại bản Piềng Sàng, xã Phiêng luông, Mộc Châu, Sơn La làm tăng chất lượng quả, tăng năng suất từ 20 - 32% so với đối chứng, giảm t hiệt hại do ruồi (tỷ lệ quả bị ruồi hại chỉ từ 7 - 16%, trong khi đó đối chứng là 32%). Đặc biệt làm kéo dài tuổi thọ và sức khỏe cho cây mận Tam Hoa. + Mô hình trồng mới đào chín sớm ĐCS1 tại bản là Ngà, xã Mường Sang, Mộc Châu Sơn La, bản Giang Ma, Tam Đường và bản Lùng Sử Phìn, Sìn Hồ tỉnh Lai Châu. Sau 2 năm trồng, giống đào ĐCS1 tỏ ra phù hợp với điều kiện tự nhiên tron g vùng thử nghiệm. Cây sinh trưởng tốt và đã cho quả với chất lượng tốt, nông dân đã có thu nhập từ vườn đào, hộ bán được nhiều nhất 9 triệu đồng và được địa phương đánh giá cao. UBND tỉnh Lai Châu chủ trương cho phát triển 300ha đào ĐCS1 tại vùng cao Tam Đường đến năm 2015. Đầu năm 2013 cùng với dự án sản Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 67 xuất thử nghiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trồng mới được 7ha đào chín sớm ĐCS1 tại Lai Châu và 6ha tại Mộc Châu và Mường La Sơn La. Chăm sóc bón phân, đốn tỉa phòng trừ sâu bệnh hại cho 2 ha mô hình thâm canh tại Mộc Châu, Sơn La. Theo dõi đánh giá các chỉ tiêu năng suất, chất lượng quả. + Mô hình ứng dụng chế phẩm phòng trừ nấm Phytophthora trên 4 loại cây trồng chính (cây có múi tại Hòa Bình, xoài tại Tiền Giang, sầu riêng tại B à Rịa - Vũng Tàu và hồ tiêu tại Đồng Nai): Mỗi mô hình 01ha. + Đã xây dựng mô hình phòng trừ ruồi hại quả thanh long diện rộng (500 ha) tại xã Hàm Thạnh, Hàm Hiệp và Hàm Minh + Xây dựng 02 mô hình PTTH sâu bệnh hại cây điều tại xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai và xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước với quy mô 2ha/mô hình. + Đã xây dựng được 3 mô hình phòng trừ tổng hợp xén tóc, bọ hung hại m ía tại 3 tỉnh của Tây Nguyên, mỗi mô hình là 2ha, mật độ bọ hung giảm 40%, xén tóc giảm 36,59%. Nâng cao trữ đường của mía 2%. Hiệu quả kinh tế vượt cao nhất là 29,56% tại Gia Lai. + Mô hình trình diễn phòng trừ tổng hợp bệnh phấn trắng trên cây cao su ở 3 tỉnh (3 mô hình tại Bình Phước, Đắk Lắk và Quảng Trị). Hiệu quả phòng trừ bệnh của mô hình ở các địa điểm đạt từ 80 - 95% so với ngoài mô hình. Hiệu quả kin h tế tăng từ 10 -15%. + Mô hình quản lý tổng hợp bệnh vàng rụng lá cao su (2 mô hình với quy mô 5 ha/mô hình) tại xã Quảng Hưng - Đồng Xoài - Bình Phước và xã Xuân Tâm - Xuân Lộc - Đồng Nai trên dòng vô tính RRIV 4, cây 8 - 9 năm tuổi, trên hai nền đất đỏ và đất xám. Mô hình được áp dụng đồng bộ các giải pháp bao gồm: Vệ sinh đồng ruộng như gom lá rụng vào giữa hàng và các hố bón phân, loại bỏ cao su thực sinh, cỏ dại khác, bón bổ sung phân chuồng, Trichoderma, sử dụng thuốc hóa học vào thời điểm lá chuyển sang màu xanh và trước mùa mưa, dụng cụ phun rải có cần phun dài 20 - 25m. + Xây dựng 9 ha mô hình thử nghiệm biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh mất mủ cao su do nấm Phytophthora sp. gây nên tại 3 tỉnh Bình Phước, Đắk Lắk và Quảng Trị với quy mô 3ha/mô hình/tỉnh. + Mô hình (3 mô hình) PTTH bệnh phấn trắng ở 3 tỉnh Bình Phước, Đắk Lắk và Quảng Trị cho HQPT cao từ 76,8% - 84,6%. Năng suất mủ tăng từ 14 ,8 đến 18,8%. 3 mô hình PTTH bệnh nấm hồng có HQPT cao: Ở Quảng Trị là 80,3%; Đắk Lắk là 82,6% và Bình Phước là 89,6%. Trong mô hình năng suất mủ tăng từ 13,7% - 15,8%. + Mô hình PTTH bệnh hại hồ tiêu tại xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị (4 mô hình). + Mô hình phòng trừ rệp sáp bằng chế phẩm sinh học với diện tích 3ha thuộc Công ty Cà phê Tháng 10 tại huyện Krông Pắk - Đắk Lắk. 2.5. Kết quả tập huấn cho cán bộ kỹ thuật địa phương và n ông dân + Xây dựng đĩa CD về các biện pháp kỹ thuật quản lý ruồi hại quả thanh long diện rộng. + Nhiệm vụ Dạy nghề “Kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP”: Đã tiến hành phân bổ và mở 20 lớp dạy nghề sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc (Kết hợp với một số cán bộ trong Viện và các trạm B VTV, trạm khuyến nông các huyện ). Cấp chứng chỉ cho các học viên tham dự khoá học đạt yêu cầu. + Tổ chức 5 khóa đào tạo ngắn hạn về ứng dụng công nghệ sinh học trong chẩn đoán bệnh và chọn tạo giống cây ăn quả có múi sạch bệnh, mỗi khóa học được tổ chức trong 1 tháng. Kết thúc khóa học được kiểm tra và đánh giá chất lượng, đồng thời cấp chứng chỉ cho 137 học viên (vượt 7 học viên) thuộc các trường đại học, cao đẳng, chi cục BVTV, sở khoa học công nghệ, các Viện, trung tâm (trực thuộc VAAS). - 100% đề tài, dự án nghiên cứu triển khải ở các địa phương đều được tiến hành tập huấn cho cán bộ kỹ thuật và nông dân trong vùng. Qua các lớp tập huấn đã bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, người dân nhận biết được dịch hại trên cây trồng và áp dụng các giải pháp trong phòng chống dịch hại. III. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIAI ĐOẠN 2014 - 2018 (1) Nghiên cứu cơ bản các loài dịch hại (đã gây thành dịch và các loài có nguy cơ gây thành dịch) để có cơ sở khoa học ứng phó kịp thời khi chúng bùng phát dịch. (2) Tăng cường công tác dự tính, dự báo dịch hại chủ yếu trên các cây trồng quan trọng ở một số vùng sản xuất trọng điểm của cả nước. VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 68 (3) Nghiên cứu và đề xuất được giải pháp khoa học và công nghệ để phát triển nông nghiệp bền vững, phòng tránh dịch hại góp phần tăng năng suất, chất lượng cây trồng, an ninh lương thực, an toàn nông sản và bảo vệ môi trường. (4) Chọn tạo và phát triển các giống cây trồng kháng sâu bệnh, có tiềm năng năng suất và thích nghi với các vùng sinh thái trong cả nước. (5) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng công nghệ c ao hoàn thiện quy trình công nghệ chẩn đoán, giám định nhanh các loại dịch hại, công nghệ sản xuất các chế phẩm sinh học, thảo mộc ở quy mô công nghiệp. (6) Xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của Viện đạt trình độ tiên tiến trong khu vực vào năm 2015 ở một số lĩnh vực mũi nhọn để Viện thực sự trở thành Viện đầu ngành về Bảo vệ thực vật. (7) Phát triển thông tin tuyên truyền phục vụ Bảo vệ thực vật. - Nâng cao chất lượng xuất bản Tạp chí Bảo vệ thực vật. - Xây dựng được bộ đĩa CD về các đối tượng dịch hại chính và đối tượng kiểm dịch thực vật. (8) Tăng cường hợp tác Quốc tế về nghiên cứu BVTV đặc biệt là những phương pháp nghiên cứu mới áp dụng công nghệ cao. Đào tạo cán bộ kỹ thuật ứng dụng công nghệ sinh học và sinh học phân tử phục vụ công tác nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ BVTV. (9) Bám sát chương trình khung nghiên cứu về khoa học và công nghệ Ngành Nông nghiệp và PTNT, chương trình khung về Khuyến nông giai đoạn 2013 - 2020 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt (Quyết định số 1258 và 1259/QĐ- BNN-KHCN, ngày 4/6/2013; Thông báo số 2760/TB-BNN-VP, ngày 14/6/2013 - Kết luận của Bộ trưởng Cao Đức Phát về Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” để xây dựng cho phù hợp với tình hình sản xuất trong thực tế. . VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 60 BÁO CÁO KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2011 - 2013 CỦA VIỆN BẢO VỆ THỰC VẬT PGS.TS. Phạm Thị Vượng Quyền Viện trưởng I. ĐẶT VẤN ĐỀ Viện Bảo. lương thực trên cả nước nói chung. II. KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2011 - 2013 2.1. Bảo quản và thu thập bộ mẫu Quốc gia - Bảo quản và thu thập: Duy trì và bảo quản tốt bộ mẫu vật. triển tiềm lực khoa học và công nghệ của Viện đạt trình độ tiên tiến trong khu vực vào năm 2015 ở một số lĩnh vực mũi nhọn để Viện thực sự trở thành Viện đầu ngành về Bảo vệ thực vật. (7) Phát

Ngày đăng: 18/05/2015, 10:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan