Đa dạng di truyền và mối quan hệ di truyền của một số quần thể lợn bản địa, lợn ngoại và lợn rừng nuôi nhốt ở Việt Nam

10 305 0
Đa dạng di truyền và mối quan hệ di truyền của một số quần thể lợn bản địa, lợn ngoại và lợn rừng nuôi nhốt ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ MỐI QUAN HỆ DI TRUYỀN CỦA MỘT SỐ QUẦN THỂ LỢN B N ĐỊA , LỢN NGOẠI VÀ LỢN RỪNG NUÔI NHỐT Ở ViỆT NAM Phạm Doãn Lân, Đỗ Ngọc Duy, Nguyễn Văn Ba, Nguyễn Trọng Bình, Lê Quang Nam, Trần Thị Thu Thủy, Lê Anh Quỳnh và Trần Xuân Hoàn Phòng thí nghiệm trọng ñiểm công nghệ tế bào ñộng vật TÓM TẮT Nghiên cứu này ñược thực hiện nhằm ñánh giá sự ña dạng di truyền và mối quan hệ di truyền của 5 quần thể lợn bản ñịa (Hạ Lang- Cao Bằng, Lửng- Phú Thọ, Mường Tè-Lai Châu, lợn ñen- Hà Giang và lợn Móng Cái); 2 quần thể lợn ngoại (Landrace, Yorshire) và 2 nhóm lợn rừng (Việt Nam và Thái Lan). Kết quả phân tích trên 16 chỉ thị microsatellite ở 9 quần thể lợn cho thấy số alen của mỗi locus dao ñộng từ 9 ñến 20 và trung bình số alen trên một locus là 15,13. Sự ña dạng di truyền thể hiện qua giá trị dị hợp tử lý thuyết (He) ở các quần thể dao ñộng từ 0,58 ñến 0,86 cho thấy rằng các quần thể lợn bản ñịa có mức ñộ ña dạng di truyền cao và cao hơn so với các quần thể lợn ngoại. Khoảng cách di truyền giữa các quần thể lợn ñược tính theo phương pháp chuẩn của Nei (1972) dao ñộng từ 0,142 ñến 1,928. Cây quan hệ di truyền ñược xây dựng dựa trên khoảng cách di truyền thể hiện 3 nhánh chính gồm: (1) nhóm lợn rừng, (2) nhóm lợn ngoại, (3) nhóm lợn bản ñịa, trong nhóm lợn bản ñịa thì lợn móng cái có xu hướng tách biệt so với các quần khác. Tuy nhiên, kết quả phân tích nhóm bằng phần mềm STRUCTURE ñã chỉ ra giá trị phù hợp nhất tại K =7, tại ñó mỗi quần thể lợn bản ñịa ñược tách thành các nhóm khác nhau ñiều này có nghĩa mỗi quần thể lợn bản ñịa ñược coi như một nguồn gen riêng biệt. Từ khóa: Đa dạng di truyền, quần thể, bản ñịa, microsatellite, 1. Đặt vấn ñề Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên ña dạng sinh học cao trên thế giới, bảo tồn và sử dụng có hiệu quả nguồn ña dạng sinh học nói chung và nguồn gen ñộng vật nuôi nói riêng hiện nay ñang là vấn ñề cấp thiết. Hơn nữa, do áp lực của nền kinh tế thị trường ñòi hỏi các giống có năng xuất cao nên rất nhiều giống vật nuôi bản ñịa ñang có nguy cơ bị mất ñi vì vậy mà mất ñi nguồn gen ñặc trưng quý báu của nó. Lợn là một trong những vật nuôi chủ ñạo nhưng do việc nhập nhiều giống ngoại như lợn Yorkshire, Landrace dẫn ñến nguồn ña dạng di truyền giống lợn bản ñịa ngày một giảm. Với ñặc ñiểm là tiềm năng kháng bệnh cao, tính thích nghi tốt với môi trường, bảo tồn nguồn gen lợn bản ñịa có lợi ích to lớn với việc ñảm bảo phát triển bền vững hệ thống chăn nuôi. Theo kết quả ñề án bảo tồn nguồn gen vật nuôi, Việt Nam có khoảng 20 giống lợn bản ñịa và mới ñây nhất kết quả ñiều tra mới ñây về nguồn gen tiềm ẩn có nguy cơ bị mất công bố thêm một số nhóm lợn ñịa phương như: lợn Hạ Lang - Cao Bằng, lợn Lửng - Phú Thọ, lợn Mường Tè - Lai Châu (Can và cs, 2008: Ngoc và cs 2009, S và cs, 2008). Tuy nhiên, chưa có bất kì một tư liệu nào ñánh giá về mức ñộ ña dạng cũng như mối quan hệ di truyền của các nhóm lợn này với các giống ñã ñược phân tích nhằm phục vụ cho mục ñích bảo tồn. Chỉ thị microsatellite ñược sử dụng rộng rãi ñể ñánh giá sự ña dạng di truyền và các mối quan hệ di truyền của các giống lợn trên thế giới như Kim và cộng sự (2005) nghiên cứu trên giống Hàn Quốc và Trung Quốc, Li và cs (2004) ñã nghiên cứu ña dạng di truyền 10 giống lợn bản ñịa Trung Quốc hay Laval và cs (2000) ñánh giá sự ña dạng di truyền của 11 giống lợn châu Âu. Nghiên cứu ban ñầu về ña dạng di truyền các nhóm lợn tại Việt Nam ñã cho thấy mức ñộ ñang dạng di truyền cao ở các giống Mường Khương, Cỏ, Mẹo, Tạp Ná (Nguyễn Thị Diệu Thuý và cs 2006). Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu tổng thể ñể ñánh giá mối quan hệ di truyền giữa các giống bản ñịa cũng như quá trình di chuyển nguồn gen giữa các quần thể ñể phục vụ mục ñích bảo tồn. Trên cơ sở các phát hiện từ kết quả ñiều tra nguồn gen, ñề tài ñược thực hiện với mục ñích bổ sung thông tin về ña dạng di truyền của các quần thể lợn bản ñia và xác ñinh mối quan hệ di truyền của chúng với các nhóm lợn ngoại, lợn rừng Việt Nam và lợn rừng nhập từ Thái Lan ghop phần ñịnh hướng kế hoạch bảo tồn các quần thể lợn bản ñịa ở Việt Nam. 2. Vật liệu và phương pháp 2.1. Thu thập mẫu Tổng số 260 mẫu ñược thu thâp từ 9 nhóm lợn bao gồm 32 mẫu lợn Hạ Lạng tỉnh Cao Bằng (HL), 32 mẫu lợn Lửng tỉnh Phú Thọ (LU), 32 mẫu lợn Mường Tè tại Lai Châu (MT), 30 mẫu lợn Móng Cái (MC), 25 mẫu lợn Landrace (LD) và 25 mẫu lợn Yorkshire (YS) (Trung tâm lợn Thụy Phương- Hà Nội), 69 mẫu lợn ñen tại Hà Giang (BL) và 6 và 9 mẫu lợn rừng Thái Lan (WT) và Việt Nam (WV) tại trang trại Mỹ Hạnh tại Ba Vì - Hà Nôi nhằm phục vụ cho việc tách chiết ADN. Tất các các mẫu ñược thu thập dựa trện kiểu hình ñặc trưng của nhóm và tránh quan hệ cận huyết ở mức tối ña có thể. 2.2. Tách chiết ADN và xác ñịnh kiểu gen microsatellites ADN ñược tách dựa trên kit của hãng Bioneer (Hàn Quốc). Chất lượng của ADN ñược kiểm ñinh trên máy Nanodrop (Mỹ). 16 cặp mồi microsatellite theo khuyến cáo của FAO ñược sử dụng làm chỉ thị. Phản ứng PCR tiến hành với 4 multiplex master mix trong ñó trong thành phần phản ứng: Đệm PCR 10X: 2,0-2,5 µl, dNTP mix (2mM mỗi loại) 2,5 µl, Mg2+(25mM) 2,0-2,5 µl , mồi (mồi xuôi và mồi ngược 10 pM mỗi loại) 0,1-1µl, ADN Taq polymerase 0,3 µl, ADN 1,0 µl, nước vô trùng thêm vào sao cho tổng thể tích cuối cùng là 25 µl. Phản ứng PCR ñược thực hiện theo chu trình nhiệt: 95 0 C trong 5 phút, 30-35 chu kỳ với: 94 0 C trong 30- 45 giây, 55-58 0 C trong 30-45 giây, 72 0 C trong 30-45 giây. 72 0 C trong 10 phút. Tiếp theo, 1µl của tất cả các sản phẩm multiplex-PCR sau khi bổ sung 25µl ñệm SLS (Sample Loading Solution Beckman Coulter) và 0.15µl thang ADN chuẩn (DNA Size standard Beckman Coulter) ñ c tiến hành phân tách bằng hệ thống ñiện di mao quản trên máy giải trình tự tự ñộng CEQ8000 của hãng Beckman Coulter. Kích thước các alen ñược phân tích tự ñộng bằng phần mềm Genetics analysis system cho máy CEQ8000 (phiên bản 9.0). 2.3. Phân tích thống kê Để ñánh giá mức ñộ ñang dạng di truyền các chỉ số như số lượng alen, trung bình số lượng alen trên mỗi locus, tần số dị hợp tử quan sát (Ho), dị hợp tử lý thuyết (He), các giá trị thống kê F theo Wright (Wright’F-statistics), hệ số cận huyết Fis ñược ước lượng bằng phần mềm Genetix. Mức ñộ cân bằng di truyền theo Hardy – Weinberg (HW) ñược kiểm ñịnh trên phần mềm Genpop, Genetix, FSTAT (Raymond và Rousset, 1995; Belkhir và cs, 2004; Goudet và cs, 1995). Ma trận về khoảng cách di truyền theo Nei (1972) (D A ) tính theo 1000 lần hoán vị locus ñược dùng vẽ cây UPGMA theo phần mềm Population v.1.2.28 (Langella, 1999) và ñược miêu tả dựa vào phần mềm TreeView 1.6.6 (Page, 1996). Nhầm mục ñích thiết lập việc ưu tiên bảo tồn phần mềm Molkin 2.0 package (Gutierrez và cs, 2005) ñược dùng ñể ược lượng sự ñóng góp của mỗi quần thể cho mức ñộ ña dạng của toàn bộ dữ liệu sử dụng phương pháp như ñược miêu tả bởi (Caballero và Toro, 2002). Cấu trúc di truyền của quần thể ñánh giá dựa trện mô hình hỗn hợp (admixture) tiến hành bởi phần mềm Structure 2.1 (Pritchard và cs, 2000). Số phân nhóm (K) ñược giả ñịnh K = 1 – 12 chạy với 50000 lần lặp lại, tiếp theo là 100 000 burnin. Số phân nhóm ñược ức lượng bởi so sánh giá trị (D.∆K) theo (Evanno et al., 2005). Để tìm ra sự sắp xếp tối ưu cho 15 lần chạy, chương trình CLUMPP 1.1 (Jakobsson và Rosenberg, 2007) ñược dùng ñể xử lý sau ñó kết quả ñược sử dụng trực tiếp cho việc mô hình hóa các phân nhóm trên phần mềm Distruct (Rosenberg, 2004). 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Đa hình các locus microsatellite Phần lớn khoảng kích thước alen của 16 locus microsatllite ñược xác ñịnh trong nghiên cứu này nằm trong khoảng công bố của FAO và tương ñồng với các nghiên cứu trước ñó (Kim và cs, 2005; Li và cs, 2004; Laval và cs ,2000; Yang và cs, 2003). Số alen dao ñộng từ 9 (Sw2008) cho tới 20 (Sw2410) với giá trị trung bình ñạt 15,13 (Bảng 1). Giá trị ñánh giá về mức ñộ phong phú alen ñều tương ñối cao dao ñộng từ 4,85 (S0225 ) ñến 7,15 (Sw2410) chỉ ra rằng tất cả các locus ñược sử dụng ñều phù hợp ñể nghiên cứu ña dạng di truyền Tần số dị hợp tử mong ñợi (He) dao ñộng từ 0,61 tới 0,82 với giá trị trung bình là 0,74 cho thấy các quần thể ñược nghiên cứu rất ña dạng về mặt di truyền. Hệ số cận huyết của mỗi locus nhất có sự sai khác và dao ñộng từ -0,03 tới 0,18. Phép kiểm ñịnh thống kê cho thấy 7 trong 16 locus dùng trong nghiên cứu không ở trạng thái cân bằng di truyền HW (P< 0,001) (Bảng 1). Kết quả chỉ ra trong bảng 1 cũng cho thấy không có sự khác nhau một cách có ý nghĩa về giá trị Fst và Fit giữa các locus. Kết quả về tính ña hình locus microsatellite tương tự như kết quả của tác giả Nguyễn Thị Diệu Thúy và cs (2004) khi nghiên cứu ña dạng của 5 giống lợn bản ñịa Việt Nam và so sánh chúng với giống của châu Âu. Bả g 1. Khoảng kính thước alen, số alen, ñộ phong phú alen, tần số dị hợp tử quan sát (Ho , dị hợp tử lý thuy t (He , giá trị hệ số cận huyết (Fis , giá trị thống kê (Fst ở toàn bộ quần thể lợn nghiên cứu Tên Locus Kích th c alen Số alen Đ ộ phong phú alen Tần số dị hợp quan sát (Ho) Tần số dị h ợp mong ñợi (He) H ệ số cận huyết (Fis) Fst Kiểm tra cân bằng HW Sw2410 101-141 20 7,15 0,75 0,77 0,02 0,14 in S0355 234-278 16 6,51 0,71 0,75 0,02 0,14 ịn Sw632 146-172 10 5,31 0,63 0,72 0,14 0,15 * Sw936 86-120 15 5,90 0,79 0,80 0,00 0,15 in S0068 210-260 18 6,73 0,76 0,79 0,03 0,14 * Sw122 206-130 13 5,24 0,66 0,78 0,15 0,15 * Sw857 137-165 15 6,46 0,72 0,82 0,12 0,15 in S0097 205-249 19 6,26 0,75 0,79 0,05 0,15 * Sw240 90-126 17 6,07 0,69 0,78 0,11 0,15 * Sw72 96-124 14 6,05 0,72 0,79 0,09 0,15 in Sw1067 137-177 16 5,96 0,58 0,72 0,19 0,14 in S0226 181-213 15 5,48 0,69 0,75 0,08 0,15 in Sw2008 88-104 9 5,54 0,68 0,67 -0,03 0,14 * S0215 135-197 17 6,02 0,58 0,64 0,08 0,14 in S0225 167-197 14 4,85 0,56 0,62 0,10 0,14 * S0227 229-265 14 4,87 0,48 0,61 0,18 0,14 in Trung bình - 15,13 5,90 0,67 0,74 0,08 0,14 in cân bằng H không cân bằng H 3.2. Đa dạng di truyền của các quần thể Xét trên t ng quần thể lợn nghiên cứu, mặc dù có số lượng cá thể nghiên cứu nhiều nhưng tổng số alen thu ñược từ các giống lợn ngoại vẫn rất thấp lần lượt là 83 trên YS và 92 trên LD. Mức ñộ ña dạng di truyền của các giống này cũng thấp hơn hẳn so với các giống bản ñịa cũng như giống lợn rừng (He = 0,61 trên LD và 0,58 trên YS) . Kết quả này tương ñồng với rất nhiều nghiên cứu khi so sánh giống bản ñịa và giống ngoại nhập như nghiên cứu của Thúy và cs (2006) trên 5 giống bản ñịa Việt Nam hay Li và cs (2004) trên giống lợn bản ñịa Trung Quốc. Trong ñó giống lợn rừng Việt Nam có sự ña dạng di truyền cao nhất. Với số lượng các thể rất lớn trong nghiên cứu, không ngạc nhiên là số alen ñặc trưng ñược ghi lại trong trên nhóm lợn thân ñen cao nhất (10). Trong khi ñó, Landrace không tìm thấy bất kì một alen ñặc trưng nào. Nhóm lợn ñen Hà Giang và HL có ñóng góp cao nhất cho mức ñộ ña dạng di truyền tổng số. Tuy nhiên cùng với nhóm lợn rừng chúng cũng là các nhóm cận huyết rất cao (Bảng 2). Bảng 2. Số alen, trung bình số alen , tần số dị hợp tử quan sát (Ho , dị hợp tử lý thuy t (He , alen c trưng, giá trị hệ số cận huyết (Fis và giá trị làm tăng hoạc giảm tính ña dạng di truyền (Loss/Gain) ở mỗi quần thể lợn nghiên cứu Quần thể Số alen Trung bình alen Ho He S ố alen ñặc trưng (PA) Giá trị Loss/Gain Hệ số cận huyết (Fis) HL 129 8,1 0,71 0,81 4 -1,71 0,12 LP 154 9,6 0,77 0,78 1 -0,61 0,00 MT 138 8,6 0,69 0,76 6 -1,06 0,09 LD 92 5,8 0,57 0,61 0 -1,14 0,06 YS 83 5,2 0,56 0,58 2 -1,39 0,04 BL 161 10,1 0,64 0,82 10 -2,06 0,22 MC 82 5,1 0,62 0,65 2 -1,46 0,04 WT 89 5,6 0,76 0,77 2 -1,56 0,01 WV 100 6,3 0,72 0,86 7 -1,40 0,17 Trung bình 114,2 7,1 0,67 0,74 4 -1,38 0,08 3.3. Khoảng cách và cây quan hệ di truyền Khoảng cách di truyền ñược tính theo chuẩn của Nei (1972) cho thấy sự cách biệt về mặt di truyền rất rõ giữa các nhóm lợn rừng, nhóm lợn ngoại, nhóm lợn bản ñịa. Hơn nữa, trong các nhóm lợn bản ñịa thì lợn Móng Cái có xu hướng tách riêng thành một nhánh di truyền. Kết quả ñược thể hiện ở bảng 3 và hình 1. Bảng 3. Ma trận khoảng cách di truyền giữa các quần thể lợn nghiên cứu ñược tính theo phương pháp của Nei 1972 HL LP MT LD YS BL MC WT HL LP 0,383 MT 0,491 0,322 LD 0,681 0,546 0,945 YS 0,772 0,777 1,012 0,142 BL 0,516 0,334 0,303 1,053 1,182 MC 0,777 0,557 0,829 1,425 1,928 0,546 WT 0,897 1,061 1,031 1,323 1,276 0,857 1,177 WV 0,936 0,918 0,837 1,320 1,307 0,612 1,047 0,623 nh 1. Cây phân lo i di truyền giữa các qu n thể lợn ñược xây d ng theo phương pháp UPGMA d a trên khoảng cách di truy n Nei (1972). 3.4. Cấu trúc di truyền quần thể Kết quả phân tích nhóm cho thấy, tại giá trị giả ñinh K = 2 ghi lại ñược sự phân tách về mặt di truyền giữa một nhóm là các quần thể lợn ngoại và một nhóm là các quần thể lợn ñịa phương, lợn rừng. Tại giá trị K = 4, quần thể lợn Móng Cái ñược tách ra từ các quần thể bản ñịa, kết quả này phù hợp với khoảng cách di truyền thu ñược ở trên. Giá trị phù hợp nhất ñược chúng tôi xác ñịnh tại giá trị K = 7, khi ñố 5 quần thể lợn ñịa phượng, quần thể lợn ngoại và lợn rừng ñược sắp xếp thành các nhóm di truyền riêng biệt (hệ số q = 0.72 - 0.98). Như vậy có thể thấy rằng mỗi quần thể lợn bản ñịa có những ñặc tính di truyền khác biệt với nhau ñiều này có giá trị rất lớn trong việc lưu dữ và bảo tồn nguồn gen. Sự khác biệt này có thể coi là kết quả của quá trình thích ứng và chọn lọc lâu dài với ñiều kiện của từng ñịa phương Đặc biệt, kết quả phân tích bước ñầu cho thấy ñã có sự phát tán nguồn gen giữa lợn rừng và quần thể lợn bản ñịa như lợn Lửng, lợn Mường Tè và lợn ñen Hà Giang. Gần ñây, việc nuôi lợn rừng ñược phổ biến rộng rãi một cách nhanh chóng trong các tỉnh (Sự và cs, 2010) có thể dẫn ñã ñến việc phát tán nguồn gen. Ngoài ra cũng có thể do việc lai giữa lợn rừng và lợn nhà nuôi một cách tự nhiên ở các khu vực vùng núi. Tuy nhiên cần có những phân tích sâu hơn nữa ñể làm sang tỏ sự phát tán gen giữa lợn rừng và một số quần thể lợn bản ñịa Việt Nam. Hình 2. ả n ng phân nhóm di truy n của các quần th lợn tại các giá trị giả ñịnh khác nhau ( = và 7) 4. KÕt luËn vµ ®Ò nghÞ 4.1. Kết luận Quần thể lợn bản ñịa Hạ Lang- Cao Bằng, Lửng- Phú Thọ, Mường Tè-Lai Châu, lợn ñen- Hà Giang và lợn Móng Cái rất ña dạng về di truyền mức ñộ ña dạng cao nhất trên lợn ñen –Hà Giang và các quần thể này khác biệt rõ ràng về nguồn gen. Lợn Móng Cái có khoảng cách di truyền và nguồn gen khác biệt so với các quần thể bản ñịa khác nói trên. Bước ñầu cho thấy có hiện tượng phát tán nguồn gen giữa lợn rừng ở một số quần thể lợn bản ñịa. Kết quả nghiên cứu này ñóng góp những thông tin cần thiết cho việc hoạch ñịnh kế hoạch bảo tồn một số quần thể lợn bản ñịa của Việt Nam. Việc thiết lập vùng bảo tồn chuyên biệt cho các quần thể bản ñịa là rất cần thiết trong việc lưu giữ nguồn gen vật nuôi 4.2. Kiến nghị Cần thực hiện một nghiên cứu tổng thể ñể ñánh giá ña dạng và mối quan hệ di truyền của các giống lợn bản ñịa hiện có tại Việt Nam. Tài liệu tham khảo Nông V n Căn (2009). “Báo cáo kết quả bảo tồn nguồn gen vật nuôi tiềm ẩn tại huyện Hạ Lang - tỉnh Cao Bằng”, Báo cáo kết quả bảo tồn nguồn gen vật nuôi Việt Nam (2005-2009), tr. 333- 336. 1. Trịnh Phú Ng c Võ V n S Phạm ải Ni Trịnh Phú Cử hâu Thị ê Thị Phương à V n Chu n (2010). “Điều tra tình hình sản xuất và tiêu thụ lợn Lửng huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ”, Báo cáo khoa học năm 2009, phần Công nghệ Sinh học và các vấn ñề khác, tr. 303-311. 2. Võ V n S oàng Thanh ải Phạm ải Ninh (2008). “Kết quả ñiều tra phát hiện nhanh các giống vật nuôi ñặc hữu tại vùng long hồ thủy ñiện Sơn La và lân cận”, Báo cáo khoa học năm 2007, phần Công nghệ Sinh học và các vấn ñề khác, tr. 314-323. 3. Võ V n S T ng Xuân ư Trinh Phú Ng c Phạm ải Ni ê Thị Bình, và guyễn Thị Hoài (2010). “Hiện trạng nghề chăn nuôi lợn rừng ở nước ta”, Báo cáo khoa học năm 2009, phần Công nghệ Sinh học, thú y, kinh tế, môi trường và kĩ thuật khác, tr. 321-335. 4. Belkhir, K., Borsa, P., Goudet, J., Chikhi, L., Raufasate, N., Bonhomme, F., 2004. GENETIX 4.05, logiciel sous Windows™ pour la génétique des populations. Populations, Interactions: Laboratoire Génome. CNRS UMR5 Université Montpellier II, Montpellier, France. 5. Caballero, A., Toro, M.A., 2002. Analysis of genetic diversity for the management of conserved subdivided populations. Conserv. Genet 3, 289–299. 6. Evanno, G., Regnaut, S., Goudet, J., 2005. Detecting the number of clusters of individuals using the software STRUCTURE: a simulation study. Mol Ecol 14, 2611-2620. 7. Goudet, J., 1995. STAT (Version 1.2): A Computer Program to Calculate F- Statistics.Heredity 86, 485-486. 8. Gutierrez, J.P., Royo, L.J., Alvarez, I., Goyache, F., 2005. MolKin v2.0: a computer program for genetic analysis of populations using molecular coancestry information. J Hered 96, 718-721. 9. Jakobsson, M., Rosenberg, N.A., 2007. CLUMPP: a cluster matching and permutation program for dealing with label switching and multimodality in analysis of population structure. Bioinformatics 23, 1801-1806. 10. Langella, O., 1999. Populations v1.2.28 (12/5/2002): a population genetic software. CNRS UPR9034 Available at http://www.pge.cnrs- gif.fr/bioinfo/populations/index.php. 11. Laval, G., Iannuccelli, N., Legault, C., Milan, D., Groenen, M.A., Giuffra, E., Andersson, L., Nissen, P.H., Jorgensen, C.B., Beeckmann, P., Geldermann, H., Foulley, J.L., Chevalet, C., Ollivier, L., 2000. Genetic diversity of eleven European pig breeds. Genet Sel Evol 32, 187-203. 12. Li, S.J., Yang, S.L., Zhao, S.H., Fan, B., Yu, M., Wang, H.S., Li, M.H., Liu, B., Xiong, T.A., Li, K., 2004. Genetic diversity analyses of 10 indigenous Chinese pig populations based on 20 microsatellites. J Anim Sci 82, 368-374. 13. Page, R.D., 1996. TreeView: an application to display phylogenetic trees on personal computers. Comput Appl Biosci 12, 357-358. 14. Pritchard, J.K., Stephens, M., Donnelly, P., 2000. Inference of population structure using multilocus genotype data. Genetics 155, 945-959. 15. Raymond, M., Rousset, F., 1995. GENEPOP (version 1.2): population genetics software for exact tests and ecumenicism. J. Heredity 86, 248-249. 16. Rosenberg, N.A., 2004. Distruct: a program for the graphical display of population structure. Molecular Ecology Notes 4, 137–138 17. Thuy, N.T., Melchinger-Wild, E., Kuss, A.W., Cuong, N.V., Bartenschlager, H., Geldermann, H., 2006. Comparison of Vietnamese and European pig breeds using microsatellites. J Anim Sci 84, 2601-2608. 18. Yang, S.L., Wang, Z.G., Liu, B., Zhang, G.X., Zhao, S.H., Yu, M., Fan, B., Li, M.H., Xiong, T.A., Li, K., 2003. Genetic variation and relationships of eighteen Chinese indigenous pig breeds. Genet Sel Evol 35, 657-671. . ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ MỐI QUAN HỆ DI TRUYỀN CỦA MỘT SỐ QUẦN THỂ LỢN B N ĐỊA , LỢN NGOẠI VÀ LỢN RỪNG NUÔI NHỐT Ở ViỆT NAM Phạm Doãn Lân, Đỗ Ngọc Duy, Nguyễn Văn Ba, Nguyễn Trọng Bình, Lê Quang. ñích bổ sung thông tin về ña dạng di truyền của các quần thể lợn bản ñia và xác ñinh mối quan hệ di truyền của chúng với các nhóm lợn ngoại, lợn rừng Việt Nam và lợn rừng nhập từ Thái Lan ghop. về mặt di truyền giữa một nhóm là các quần thể lợn ngoại và một nhóm là các quần thể lợn ñịa phương, lợn rừng. Tại giá trị K = 4, quần thể lợn Móng Cái ñược tách ra từ các quần thể bản ñịa,

Ngày đăng: 18/05/2015, 01:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan