luận văn lưu trữ học Tình hình tổ chức công tác lưu trữ ở cơ quan đến thực tập trường văn thư lưu trữ.

35 393 0
luận văn lưu trữ học Tình hình tổ chức công tác lưu trữ ở cơ quan đến thực tập trường văn thư lưu trữ.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lê Thị Mơ Lưu trữ K30 Lời nói đầu Trải qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Với truyền thống đấu tranh kiên cường của dân tộc, đất nước ta đã giành đựơc độc lập , thoát khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đem lại cuộc sống Êm no tù do , hạnh phúc cho dân tộc. Cùng với quá trình đấu tranh , xây dựng và trưởng thành đó thì tài liệu lưu trữ cũng được hình thành và phát triển. Xã hội ngày càng phát triển . Nhu cầu trao đổi thông tin của con người ngày càng cần thiết hơn bao giờ hết. Lưu giữ đựơc những tài liệu quý giá là một điều rất cần thiết . Đó là nhu cầu đòi hỏi con người phải quan tâm đến tài liệu lưu trữ . Tài liệu lưu trữ phản ánh hoạt động của hầu hết các ngành hoạt động trong xã hội , nên nó bao gồm nhiều loại hình phong phú và đa dạng được bảo quản từ thế hệ này sang thế hệ khác , là nguồn thông tin vô tận để mọi người sử dụng . Pháp lệnh lưu trữ quốc gia được UBTWQH thông qua ngày 04/04/2001 chỉ rõ “ Tài liệu lưu trữ quốc gia là di sản của dân tộc , có giá trị đặc biệt đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Để thống nhất quản lý tài liệu lưu trữ , đào tạo được những cán bộ văn thư lưu trữ ) có đủ kiến thức ,năng lực ,trình độ trong công tác văn thư lưu trữ và kết hợp giữa lý thuyết và thực hành nhằm chỉ đạo thống nhất công tác văn thư lưu trữ trong cả nước. Từ yêu cầu thực tiễn trên ngày 18/12/1971 Bộ trưởng phủ thủ tướng ký quyết định số 109/BT thành lập Trường TH Văn thư lưu trữ thuộc cục lưu trữ phủ thủ tướng . Nay là trường Trung học Văn thư lưu trữ do cục văn thư lưu trữ nhà nước quản lý . Từ khi thành lập tới nay trường luôn mở rộng việc chiêu sinh , đào tạo và số lượng tuyển sinh ngày càng nhiều so với trước, có đủ năng lực , trình độ nghiệp vụ . Hàng năm số học sinh ra trường đều có việc làm phù hợp với chuyên ngành mình đã được đào tạo . Cơ sở vật chất của trường ngày càng được nâng cấp và mở thêm một số chuyên ngành mới như Thông tin thư viện , tin học. Các lớp tại chức ,hệ nghề cũng liên tục được chiêu sinh. Thực tập tốt nghiệp là khoảng thời gian vô cùng quan trọng , giúp cho quá trình học tập của học sinh đi từ lý thuyết đến thực hành được vận dụng , một cách có hiệu quả trong công việc, trong giao tiếp và học hỏi đựơc nhiều kinh nghiệm quý trong công việc sau này .Quá trình học tập 2 năm ở trường TH Văn thư Lưu trữ đã trau dồi cho đựơc nhiều kinh nghiệm quý báu trtong việc thu nhận kiến thức trong công tác nghiệp vụ . Sau 3 tháng thực tập ở trường được sự chỉ bảo tận tình của các thày cô bộ môn đã giúp đỡ em hiểu thêm và nắm bắt căn bản về công tác văn thư lưu trữ , tạo điều kiện tốt cho chóng em thực tập ở cơ quan. Dưới sự hướng dẫn và quan tâm của Trung tâm nghề chúng em 7 thành viên của trường gồm :6 Lưu trữ , 1 Văn thư đã có may mắn được cử lên thực tập ở Huyện uỷ Sơn Động . Tuy mới đầu có nhiều bỡ ngỡ trong công việc nhưng với sức 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lê Thị Mơ Lưu trữ K30 trẻ, lòng nhiệt tình và lòng say mê nghề nghiệp , được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú cán bộ trong cơ quan , cán bộ Lưu trữ đã giúp đỡ chúng em hoàn thành tốt công việc. Quá trình thực tập 2 tháng không phải là dài nhưng chúng em đã học hỏi đựơc nhiều điều bổ Ých trong công việc , giao tiếp , lòng say mê nghề nghiệp và tính sáng tạo . Có thể nói trước kia khi chọn nghành này em luôn cảm thấy đây là một chuyên ngành khó hơn cả . Nhưng quá trình thực tập ở huyện uỷ Sơn Động có thể nói đó lầ một niÒm vui không chỉ đối với riêng em mà còn là của tất cả các thành viên. Với sự giúp đỡ của đồng chí trưởng đoàn Nông Văn Chới chúng em đã hoàn thành tốt công việc. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thày cô trong trung tâm nghề , các thày cô giáo bộ môn, các cô chú trong huyện uỷ đã giúp đỡ chúng em có thể hoàn thành tốt công việc được giao , tạo được niềm tin và hiệu quả cho trường và cơ quan chóng em thực tập. Hoàn thành tốt công việc đó là một quá trình lao động hết mình của chúng em , tạo điều kiện cho chóng em sau khi ra trường vào làm trong các công ty , xí nghiệp có thể tiếp cận nhanh hơn với công việc của mình. Bản báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Huyện uỷ Sơn Động . Đó là sự cố gắng hết mình trong thời gian thực tập . Song khoảng thời gian không nhiều , năng lực con hạn chế nên bản báo cáo này chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót sai lầm trong việc tiếp thu kiên thức và công việc đã được thực tập. Vì vậy sự động viên , đóng góp ý kiến của các thày cô , các bạn học sinh trong trường sẽ là những ý kiến quý báu giúp cho em hoàn thiện tốt hơn bản báo cáo cũng như trong công việc sau này. Em xin chân thành cảm ơn. Học sinh Lê Thị Mơ 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lê Thị Mơ Lưu trữ K30 Phần A- Khảo sát công tác Lưu trữ của cơ quan đến thực tập. I, Tóm tắt một vài nét cơ cấu tổ chức , chức năng nhiệm vụ của cơ quan đến thực tập. 1, Quá trình thành lập. Sơn Động là Huyện miền núi cao nằm về phía Đông tỉnh Bắc Giang có diện tích 844,32=22,09% diện tích tỉnh Bắc Giang. Vị trí phía Bắc giáp Huyện Lộc Bình Tỉnh Lạng Sơn , phía Nam giáp Huyện Đông Triều Tỉnh Quảng Ninh , phía Đông giáp Huyện Đình Lập , phía Tây giáp Lục Nam( Bắc Giang). Trung tâm Huyện là thị trấn An Châu nằm trên ngã ba Quốc lộ 31 và 279 cách Thị xã Bắc Giang 80 km về phía Đông bắc. Đựơc thành lập ngày 13/2/1909 do toàn quyền Đông Dương ra Nghị Quyết thành lập gồm 3 tổng cắt ra từ Huyện Lục Ngạn gồm Tổng Biển Đông , Tổng Niên Sơn , Tổng Hả Hộ. Ngày 25/9/1919 Huyện Sơn Động được đổi tên thành Châu Sơn Động. Năm 1927 Châu Sơn Động có 8 Tổng , 53 Xã, 15.342 nhân khẩu . Sau cách mạng tháng 8 đơn vị Hành chính cấp Tổng bị bãi bỏ , 53 Xã hợp nhất thành 41 Xã. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp để thuận tiện cho việc chỉ đạo tháng 7/1947 Uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu I quyết định cắt Huyện Sơn Động cùng 10 xã tả ngạn sông Lục Nam thuộc Huyện Lục Ngạn sáp nhập với Huyện Hải Chí (Hải Ninh) thành lập Châu Lục Sơn Hải thuộc Quảng Hồng .Tháng 12/1998 Liên khu Quảng Hồng chia thành Quảng Yên và khu Hòn Gai . Đầu 1949 Châu Lục Sơn giải thể Huyện Sơn Động đưa về tỉnh Quảng Yên. Ngày 17 /2/1955 khu Hồng Quảng thành lập Huyện Sơn Động trở lại Tỉnh Bắc Giang. Ngày 21/01/1957 thủ tướng chính phủ ra nghị quyết 24/TTG chia hai Huyện Sơn Động và Lục Ngạn thành 3 Huyện Sơn Động , Lục Ngạn, Lục Nam. Đến nay Huyện Sơn Động có 21 Xã , 01 Thị trấn gồm : Yên Định, Long Sơn, Dương Hưu, Bồng Am, Tuấn Đạo, Thanh Sơn, Phúc Thắng, An Lập, An Bá, Vân Sơn, Hữu Sản, An Lạc, Lệ Viễn, Vĩnh Khương, Thị trấn An Châu, QuÕ Sơn, Chiên Sơn, Giáo Liêm, Cẩm Đàn, An Châu. 2, Chức năng , nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của huyện uỷ Sơn Động . Căn cứ vào điều lệ ĐCSVN, Huyện uỷ Sơn Động có chức năng, nhiệm vụ như sau: a, Chức năng: 3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lê Thị Mơ Lưu trữ K30 Huyện uỷ Sơn Động là cơ quan lãnh đạo Đảng ở địa phưong chịu sự quản lý về thực hiện các đường lối , chính sách, Nghị quyết của Đảng cũng như của Tỉnh uỷ Bắc Giang, đồng thời có trách nhiện phối hợp với Ban nghành, các Đoàn thể tổ chức xây dựng và phát triển Đảng bộ Huyện về mọi mặt . b, Nhiệm vụ: Huyện uỷ Sơn Động có nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau: - Huyện uỷ Sơn Động phải thực hiện các Nghị quyết , Chỉ thị của tổ chức cấp trên và các điều quy định tại chương IV. Điều lệ ĐCSVN đối với cơ quan lãnh đạo của Đảng ở địa phương. - Đánh giá tình hình, kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, công tác xây dựng Đảng hàng năm .Từ đó đề xuất với Tỉnh uỷ và cấp trên những vấn đề cần nghiên cứu, bổ xung, điều chỉnh và sửa đổi bổ xung trong chủ trương đường lối chính sách . - Quyết định, chỉ định hoặc đình chỉ đối với cán bộ, Đảng viên theo quy định của Đảng. - Xây dựng và thực hiện chương trình kiểm tra của ban chấp hành và Quyết định kiểm tra các mặt công tác của cơ quan đơn vị, tổ chức trực thuộc Đảng bộ Huyện . - Lãnh đạo về công tác cán bộ. - Chỉ đạo đại hội Đảng bộ cơ sở, chuẩn bị mọi mặt cho Đại hội Đảng bộ Huyện. - Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kết nạp những quần chúng ưu tú vào hàng ngũ của Đảng. - Ngoài ra Huyện uỷ Sơn Động còn thực hiện các nhiện vụ khác do cơ quan cấp trên giao cho. 3, Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc của Huyện uỷ Sơn Động. 3.1, Cơ cấu tổ chức : Cơ cấu tổ chức gồm có Ban Thưòng vụ và các ban giúp việc :Văn phòng , Uỷ ban kiểm tra, Ban tổ chức, Ban tuyên giáo, Ban dân vận có nhiệm vụ phụ trách các đoàn thể và 22 chi Đảng bộ xã, thị trấn. Toàn cơ quan có 35 cán bộ công nhân viên, 2 công chức dự bị, hơn 2200 Đảng viên. 4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lê Thị Mơ Lưu trữ K30 sodo 3.2, Chế độ làm việc của Huyện uỷ Sơn Động. Căn cứ vào Quy chế làm việc của Ban chấp hành Đảng bộ Huyện Sơn Động theo khoá XXII thì chế độ làm việc của Huyện uỷ Sơn Động như sau : làm việc theo chế độ thủ trưởng trong đó trách nhiệm, quyền hạn và phạm vi giải quyết công việc như sau: a, Chế độ làm việc của thường trực huyện uỷ. 5 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lê Thị Mơ Lưu trữ K30 - Bí thư và phó bí thư huyện uỷ có chế độ hội ý thường xuyên để giải quyết công việc hàng ngày và giao ban hàng tháng được ban thường vụ Huyện uỷ uỷ quyền khi cần ra Quyết định chỉ thị sau đó báo cáo với Ban Thường vụ Huyện uỷ. - Bí thư Huyện uỷ là người chủ trì của Ban chấp hành và Ban Thường vụ là người chịu trách nhiệm trước Đảng bộ tỉnh về toàn bộ hoạt động của Huyện uỷ và thực hiện quyền điều hành , chỉ đạo các hoạt động của Huyện uỷ thông qua đầu mối Văn phòng huyện uỷ và các ban xây dựng Đảng. - Các Phó Bí thư huyện uỷ có 2 Phó Bí thư trong đó có1Phó Bí thư thường trực là người cùng Bí thư giải quyết công việc hàng ngày của Thường trực và một phó bí thư - Chủ tịch UBND là người đứng đầu của bộ máy hành chính ở địa phương, chịu trách nhiệm chính về toàn bộ hoạt động của cơ quan quản lý Hành chính Nhà nước theo quy định của Pháp luật. - Các Ban , nghành đoàn thể trong bộ máy của Huyện uỷ căn cứ vào chức năng , nhiệm vụ vủa cơ quan mình ; nắm vững đường lối , quan điểm các Nghị quyết , các Chỉ thị của tổ chức Đảng cấp trên của Huyện uỷ và hướng dẫn của nghành dọc cấp trên . Bên cạnh đó dựa vào đặc điểm địa phương có nhiệm vụ tham mưu , tổ chứcthực hiện các công việc phục vụ trực tiếp sự lãnh đạo , chỉ đạo của Huyện uỷ , đồng thời đề xuất với Huyện uỷ chủ trương , biện pháp kế hoạch thực hiện công việc để Ban Thường vụ kết luận quyết định. b, Chế độ thông tin báo cáo. -Ban Thường vụ Huyện uỷ chịu trách nhiệm thông tin cho uỷ viên Ban Chấp hành về tình hình chung của Đảng bộ, của Tỉnh , tình hình trong nước và quốc tế. Được thông tin các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước mới ban hành. Những loại tài liệu cần thiết để nghiên cứu, hướng dẫn cơ sở tổ chức thực hiện theo sự chỉ đạo của Huỵện uỷ. -Hàng tháng Văn phòng Huyện uỷ tổng hợp và báo cáo tình hình chung những việc Huyện uỷ, Ban thường vụ Huyện uỷ đã giải quyết công việc làm trong tháng sau với Tỉnh uỷ, đồng thời gửi các đồng chí uỷ viên Ban Chấp hành Huyện uỷ. c, Chế độ sinh hoạt. Hội nghị Ban Chấp hành Huyện uỷ họp 3 tháng một lần. Hội nghị Ban Thường vụ một tháng họp một lần. Khi cần, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ sẽ họp bất thường thời gian mỗi kỳ họp vào nội dung, chương trình cụ thể. d,Chế độ tổ chức thực hiện kiểm tra . Sau khi có Nghị quyết của Huyện uỷ , các cấp, các nghành phải thực hiện nghiêm chỉnh theo sự chỉ đạo của Huyện uỷ. Hàng năm hoặc từng đợt công tác, Ban Thường vụ, Thường trực Huyện uỷ có chương trình kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị , Nghị quyết và phân công các uỷ viên Ban Thường vụ được trực tiếp kiểm tra toàn diện hoặc một số nội dung ở các địa phương, nghành và các đơn vị cụ thể thực hiện có kết quả chương trình kiểm tra của cấp uỷ. 6 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lê Thị Mơ Lưu trữ K30 e,Chế độ quản lý và quyết định đối với cán bộ. Đảng thống nhất quản lý trong bộ máy của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang và các đoàn thể nhân dân. Trên nguyên tắc đó, Huyện uỷ trực tiếp quản lý diện cán bộ chủ chốt có trách nhiệm quản lý cán bộ theo quy định thống nhất của Huyện uỷ. Ban tổ chức Huyện uỷ chịu trách nhiệm tổng hợp về tình hình công tác tổ chức cán bộ báo cáo với Ban Thường vụ Huyện uỷ để xem xét quyết định. Đồng thời được quyết định một số vấn đề tổ chức cán bộ do Ban Thường vụ uỷ nhiệm và chịu trách nhiệm về quyết định đó . f,Chế độ chỉ đạo làm việc với các cấp uỷ Đảng cơ sở. - Mỗi xã, thị trấn, các chi Đảng bộ cơ sở có một đồng chí Huyện uỷ viên phụ trách hoặc trực tiếp làm Bí thư. Những vấn đề quan trọng báo cáo Ban thường vụ nghe và cho ý kiến chỉ đạo. - Các cuộc họp của Ban Thưòng vụ, Đảng uỷ cơ sở bàn những vấn đề lớn phải mời đồng chí Thưòng vụ phụ trách cụm và trực tiếp là đồng chí Huyện uỷ viên phụ trách cụm và trực tiếp là đồng chí Huyện uỷ viên phụ trách cơ sở dự họp. g, Chế độ tự phê bình và phê bình . Hàng năm, Ban Thường vụ Huỵên uỷ báo cáo kiểm điểm công tác và tự phê bình sự lãnh đạo, chỉ đạo trong hội nghị Huyện uỷ. Cuối năm UBND và Thường trực Huyện uỷ báo cáo kiểm điểm công tác và hoạt động của tổ chức Nhà nứơc với Ban thường vụ Huyện uỷ . Từng uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện uỷ tự phê bình trước chi bộ mình sinh hoạt. h,Chế độ đi cơ sở . Mỗi đồng chí Huyện uỷ viên phụ trách cơ sở dành thời gian để đi kiểm tra cơ sở, nắm tình hình, đôn đốc, hướng dẫn giúp đỡ hoặc giải quyết những công việc cần thiết có phương thích hợp tiếp xúc với quần chúng tìm hiểu sâu sắc tâm tư nguyện vọng của quần chúng , trả lời những thắc mắc đồng thời tuyên truyền giải thích chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. i, Chế độ khen thưởng kỷ luật. Hàng năm Huyện uỷ Sơn Động thực hiện chế độ tự phê bình và tự phê bình, kết quả phân loại chất luợng cấp uỷ, Đảng viên. Ban chấp hành biểu dương khen thưởng các đồng chí uỷ viên của Ban chấp hành thực hiện tốt quy chế làm việc hiệu quả công tác cao. Đồng thời nghiêm túc phê bình và cần có hình thức kỷ luật đối với các trường hợp vi phạm. 4,Chức năng, nhiệm vụ , cơ cấu tổ chức của Văn phòng Huyện uỷ. Căn cứ vào Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện Sơn Động khóa XXII quy định về việc tổ chức và hoạt động của Văn phòng thì Văn phòng Huyện uỷ có chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức như sau: 7 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lê Thị Mơ Lưu trữ K30 a,Chức năng , nhiệm vụ: Văn phòng Huyện uỷ là cơ quan thuộc hệ thống các ban của Đảng có chức năng tham mưu giúp cấp Uỷ trực tiếp là Ban Thường vụ và Thường trực tổ chức điều hành công việc lãnh đạo của Đảng ở điạ phương Văn phòng huyện uỷ có hai chức năng sau: chức năng cơ bản đó là tham mưu tổng hợp và phục vụ. b,Văn phòng có các nhiệm vụ sau: - Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình công tác. - Xây dựng quy chế làm việc và tổ chức thực hiện theo quy chế. - Cùng với các Ban chức năng giúp cấp Uỷ chuẩn bị và ban hành các văn bản cấp uỷ .Tổ chức thực hiện theo dõi và kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các Nghị quyết ,Chỉ thị của Trung ương , Tỉnh uỷ và của Huyện uỷ. - Làm công tác thông tin tổng hợp phục vụ lãnh đạo. - Giúp huyện uỷ làm công tác tiếp dân - Tổ chức công tác Văn thư -Lưu trữ trong hệ thống các cơ quan Đảng và đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. - Đảm bảo các điều kiện vật chất trang thiết bị phục vụ sự lãnh đạo của cấp uỷ. - Chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ nâng cao trình độ và chăm lo đời sống cho nhân dân. c,Nguyên tắc hoạt động . - Văn phòng Huyện uỷ Sơn Động làm việc theo chế độ thủ trưởng kết hợp bàn bạc tập thể. Văn phòng có con dấu riêng để giao dịch trong phạm vi thẩm quyền. - Điều hành hoạt động của văn phòng là Chánh văn phòng, giúp việc cho Chánh văn phòng có hai phó văn phòng. - Chánh văn phòng là người ra quyết định cuối cùng trong tất cả các mặt hoạt động của văn phòng. d,Cơ cấu tổ chức của văn phòng Huyện uỷ. * Về biên chế: Hiện nay biên chế của văn phòng Huyện uỷ có 12 người trong đó cã 8 biên chế, 2 hợp đồng , và 2 dự bị . * Tổ chức bộ máy. Gồm có các bộ phận: Kế toán -Quản trị ,Tổng hợp, Cơ yếu ,Văn thư- Lưu trữ và Đánh máy-Phôtô. Sơ đồ tổ chưc bộ máy: 8 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lê Thị Mơ Lưu trữ K30 So do * Chức năng nhiệm vụ cụ thể của cán bộ văn phòng. Ban lãnh đạo văn phòng: + Chánh văn phòng là người điều hành chung hoạt động của vàn phòng Huyện uỷ về toàn bộ công tác của văn phòng, chỉ đạo công tác của các đồng chí văn phòng và trực tiếp chỉ đạo các công việc sau đây: Xây dựng chương trình làm việc của Huyện uỷ, Ban thường vụ Huyện uỷ và chỉ đạo theo dõi thực hiện chương trình. Giúp Ban Thường vụ ( trực tiếp là Thường trực Huyện uỷ) giải quyết công việc hàng ngày. Hoàn chỉnh các dự thảo văn bản của Ban chấp hành, Ban Thường vụ trứơc khi duyệt văn bản ban hành. .Công tác cơ yếu 9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lê Thị Mơ Lưu trữ K30 .Tổ chức thực hiện các chủ trương , chính sách , pháp luật của Đảng và của Nhà nước. .Quản lý , bố trí , phân công cho cán bộ , công chức trong đơn vị , nhận xét ,đề nghị, đề bạt, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng và bồi dưỡng cán bộ theo thẩm quyền được phân cấp uỷ quyền. .Là chủ tài khoản của Văn phòng. .Tham dự các hội nghị theo quy chế làm việc của văn phòng Huyện uỷ. .Thừa lệnh Ban Thường vụ Huyện uỷ ký các thông báo, công văn, giấy mời của Huyện uỷ. - Phó văn phòng: là người giúp Chánh văn phòng chỉ đạo, điều hành một số các mặt công tác và đơn vị công tác của văn phòng theo sự phân công của Chánh văn phòng về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao phó. Khi Chánh văn phòng vắng mặt, Phó văn phòng được uỷ quyền chịu trách nhiệm điều hành các công việc chung của văn phòng, chịu trách nhiệm về các công việc đã giải quyết và báo cáo lại khi chánh văn phòng có mặt. .Thay Chánh văn phòng ký các văn bản hành chính theo uỷ quyền của Chánh văn phòng . - Phó văn phòng Hành chính- Quản trị : + Chỉ đạo đón tiếp khách đến liên hệ công tác , làm việc với thường trực Huyện uỷ ,Văn phòng và các ban xây dựng Đảng. + Phục vụ các cuộc họp giao ban và làm việc với Ban thưòng trực Huyện uỷ, hội nghị của Huyện uỷ , Ban Thường trực Huyện uỷ và các cuộc họp do Huyện uỷ , Ban Thường trực Huyện uỷ triệu tập. + Đảm bảo kinh phí hoạt động của Huyện uỷ và các ban. + Trang bị phương tiện làm việc cho Thường trực Huyện uỷ và cho cán bộ công nhân viên chức trong cơ quan. + Chỉ đạo chăm lo đời sống vật chất cho Thường trực Huyện uỷ và cán bộ công nhân viên chức trong cơ quan, quan tâm, chăm sóc cán bộ ốm đau hoặc gia đình gặp hoạn nạn. + Chỉ đạo làm công tác vệ sinh khu vực cơ quan, nơi làm việc của Thưòng trực. + Chỉ đạo công tác bảo vệ cơ quan, phòng gian, phòng hoả, phòng tai nạn lao động. + Thay Chánh văn phòng ký các giấy giới thiệu, công văn có liên quan đến công tác được giao và một số văn bản khác được Chánh văn phòng uỷ quyền. - Chuyên viên tổng hợp có nhiêm vụ chịu trách nhiệm trước Chánh văn phòng về các công việc sau: + Có nhiệm vụ tham mưu cho thủ trưởng cơ quan trong qua trình giải quyết công việc .Giúp Chánh văn phòng trong việc tập hợp các văn bản và dự thảo các loại văn bản để trình lãnh đạo Huyện uỷ. 10 [...]... II, Tình hình tổ chức công tác lưu trữ ở cơ quan đến thực tập Công tác lưu trữ là một lĩnh vực hoạt động xã hội bao gồm tất cả những vấn đề lý luận thực tiễn và pháp chế liên quan tới việc tổ chức khoa học tài liệu, bảo quản và tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ công tác quản lý nghiên cứu khoa học và các nhu cầu cá nhân 11 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lê Thị Mơ Lưu trữ K30 Công tác lưu. .. b-, Hình thức tổ chức công tác Lưu trữ ở cơ quan thực tập Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Huyện uỷ Sơn Động thì hình thức tổ chức công tác Lưu trữ ở Huyện uỷ Sơn Động là hình thức tập trung Tất cả các nghiệp vụ công tác lưu trữ như thu thập bổ xung tài liệu, xác định giá trị tài liệu, bảo quản tài liệu, thống kê, xây dựng hệ thống công cụ tra cứu và tổ chức sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ đến. .. lý luận với thực tiễn và vận dụng một cách linh hoạt trong quá trình thực tập ở Huyện uỷ Sơn Động Qua đó em thấy rằng tình hình tổ chức công tác Lưu trữ ở Huyện uỷ Sơn Động được tiến hành như sau: 1 ,Tình hình tổ chức công tác Lưu trữ ở Huyện uỷ Sơn Động a-, Công tác Lưu trữ ở Huyện uỷ Sơn Động đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Văn phòng Hành chính - Quản trị ( Căn cứ vào quy chế làm việc của Văn. .. tin vào công tác lưu trữ ở cơ quan Thông qua đó em hiểu được rằng Huyện uỷ đã quan tâm và chú trọng đến công tác lưu trữ Tất cả các xã phải thực hiện việc giao nộp tài liệu lên kho lưu trữ của huyện đảm bảo sự thống nhất hồ sơ tài liệu , chất lượng cán bộ lưu trữ ngày càng thích ứng hơn với chức năng và nhiệm vụ của cơ quan 2, Tình hình quản lý chỉ đạo công tác lưu trữ Công tác lưu trữ là một phần... trong công việc thực tế sau này Góp phần hoàn thành nhiệm vụ của người cán bộ làm công tác lưu trữ ở bất cứ một cơ quan nào, phục vụ sự nghiệp của Đảng và Nhà nước 33 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lê Thị Mơ Lưu trữ K30 SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VĂN PHÒNG HUYỆN UỶ CHÁNH VĂN PHÒNG PHÓ VĂN PHÒNG TỔNG HỢP PHÓ VĂN PHÒNG HC-QT Công tác Công tác Công tác thông tin in Ên , quản lý Kế toán xe Tạp vụ Cơ yếu tổng... liệu, các văn bản gửi đến cơ quan Ở các ban trong cơ quan chỉ thu những tài liệu đã giải quyết xong, được lập thành hồ sơ ở văn thư, các đơn vị, cán bộ lãnh đạo các 14 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lê Thị Mơ Lưu trữ K30 ban Trong cơ quan mỗi năm mỗi đơn vị, tổ chức phải nộp hồ sơ đã giải quyết xong vào lưu trữ cơ quan khi đã giữ lại một năm Cán bộ lưu trữ căn cứ vào danh mục hồ sơ và tình hình thực tế... Thư ng xuyên cho cán bộ văn thư lưu trữ và các chuyên viên văn phòng đi dự các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác công văn giấy tờ và quản lý sổ sách hồ sơ nhằm đưa công tác lưu trữ vào nề nếp, mang tính thống nhất trong toàn Huyện Hàng năm Văn phòng có hoạt động tổng kết công tác văn thư lưu trữ ở cơ quan nhằm đánh giá quá trình công tác, rút kinh nghiệm triển... 3, Công tác lưu trữ Công tác lưu trữ được coi là một mắt xích vô cùng quan trọng trong quá trình hoạt động của bất cứ một cơ quan nào, làm tốt được công tác lưu trữ sẽ tạo điều kiện thuận lợi và hiệu quả cho quá trình hoạt động của cơ quan Vì vậy bất cứ một cơ quan nào công tác lưu trữ cũng được quan tâm chú ý và song song tồn tại trong quá trình hoạt động Cùng với sự phát triển của khoa học công. .. Cán bộ lưu trữ cách tra tìm tài liệu Sau đó tiến hành tổng kết quá trình (chỉnh lí ) thực tập III, THAM GIA CÁC CÔNG VIỆC KHÁC -Công tác văn thư : Mỗi người được cử xuống thực tập văn thư 1 tuần -Tham gia phục vụ hội nghị -Đánh máy -Đi thanh niên tình nguyện ,làm vệ sinh PHầN C NHẬN XÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC LƯU TRỮ CỦA CƠ QUAN , NHỮNG ĐÓNG GÓP KIẾN NGHỊ Bằng những kiến thức đã học thực tế ở trường. .. Trung Học Văn Thư- Lưu Trữ TW I cùng với quá trình nỗ lực hết mình của bản thân em nhận thấy rằng : ở bất kì một công sở nào, công tác lưu trữ là một bộ phận vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong quá trình hoạt động của cơ quan, nhằm lưu trữ và bảo quản những tài liệu có giá trị cho công việc đạt hiệu quả và chất lượng Do có sự chỉ đạo, quan tâm tận tình của Thủ trưởng cơ quan và sự phân công . trong quá trình thực tập ở Huyện uỷ Sơn Động. Qua đó em thấy rằng tình hình tổ chức công tác Lưu trữ ở Huyện uỷ Sơn Động được tiến hành như sau: 1 ,Tình hình tổ chức công tác Lưu trữ ở Huyện uỷ Sơn. chức công tác lưu trữ ở cơ quan đến thực tập. Công tác lưu trữ là một lĩnh vực hoạt động xã hội bao gồm tất cả những vấn đề lý luận thực tiễn và pháp chế liên quan tới việc tổ chức khoa học. Lưu trữ ở cơ quan thực tập. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Huyện uỷ Sơn Động thì hình thức tổ chức công tác Lưu trữ ở Huyện uỷ Sơn Động là hình thức tập trung. Tất cả các nghiệp vụ công tác

Ngày đăng: 17/05/2015, 16:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHầN C

  • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan