Phân tích vai trò của pháp luật đối với kinh tế ở Việt Nam hiện nay

6 18.2K 273
Phân tích vai trò của pháp luật đối với kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ra đời cùng với nhà nước, pháp luật là công cụ sắc bén để thực hiện quyền lực nhà nước, duy trì địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị

LỜI MỞ ĐẦU Ra đời cùng với nhà nước, pháp luật là công cụ sắc bén để thực hiện quyền lực nhà nước, duy trì địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Nhà nước ban hành ra pháp luật và đảm bảo cho pháp luật được thực hiện. Cả hai hiện tượng đều là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp. Với bản chất và những đặc điểm đặc thù của mình, pháp luật có nhiều vai trò trong đời sống nhà nước, đời sống xã hội. Vai trò của pháp luật có thể được xem xét dưới nhiều góc độ. Nếu gắn với cơ chế xây dựng xã hội mới Việt Nam, cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ thì pháp luật là phương tiện không thể thiếu đối với tất cả các chủ thể trong cơ chế đó. Nếu gắn với các lĩnh vực hoạt động của đời sống và việc thực hiện các chức năng của nhà nước thì vai trò của pháp luật trong lĩnh vực kinh tế là vô cùng cần thiết. Việt Nam, trong thời kì đi lên xã hội chủ nghĩa, Nhà nước định hướng phát triển kinh tế theo hướng kinh tế thị trường, tích cực hội nhập và mở rộng thị trường. Cần có một hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa với nhiều nội dung tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế. Để làm rõ những vấn đề nêu trên, em xin đi vào tìm hiểu về đề tài “Phân tích vai trò của pháp luật đối với kinh tếViệt Nam hiện nay”. Trong quá trình làm bài còn nhiều thiếu sót cũng như hạn chế về kiến thức, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy, cô để bài làm được hoàn thiện hơn. NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận 1. Bản chất của pháp luật: 1.1. Khái niệm Có nhiều quan niệm khác nhau về bản chất của pháp luật, song có thể định nghĩa pháp luật là hệ thống các quy tắc xử do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội. 1.2. Đặc điểm của pháp luật Pháp luật có các đặc điểm hay dấu hiệu cơ bản sau: - Pháp luật có tính quyền lực nhà nước. - Pháp luật có tính quy phạm phổ biến. - Pháp luật có tính hệ thống. - Pháp luật có tính xác định về hình thức. - Pháp luật có tính ý chí. 2. Định nghĩa kinh tế: Khái niệm kinh tế có thể được tiếp nhận dưới nhiều góc độ, nên cũng có nhiều quan niệm khác nhau về nó. Nếu xem xét về kinh tế với tư cách là một hiện tượng thuộc cơ sở hạ tầng của xã hội, có vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội thì có thể hiểu: kinh tế là toàn bộ hoạt động của xã hội loài người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng các của cải vật chất làm ra. II. Đánh giá vai trò của pháp luật đối với kinh tếViệt Nam hiện nay 1. Mặt tích cực 1.1. Pháp luật tổ chức, quản lý và điều tiết nền kinh tế Trong tổ chức và quản lí kinh tế, pháp luậtvai trò rất to lớn. Bởi vì chức năng tổ chức và quản lí kinh tế của nhà nước có phạm vi rộng và phức tạp, bao gồm nhiều vấn đề , nhiều mối quan hệ mà nhà nước cần xác lập, điều hành và kiểm soát như hoạch định chính sách kinh tế, xác định chỉ tiêu kế hoạch quy định các chế độ tài chính, tiền tệ, giá … Toàn bộ quá trình tổ chức và quản lý đều đòi hỏi sự hoạt động tích cực của nhà nước nhằm tạo ra một cơ chế đồng bộ, thúc đẩy quá trình phát triển đúng hướng của nền kinh tế và mang lại hiệu quả thiết thực. Do tính chất phức tạp và phạm vi rộng của chức năng quản lí kinh tế, nhà nước không thể trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh tế cụ thể mà chỉ thực hiện việc quản lí tầm vĩ mô và mang tính chất hành chính-kinh tế. Quá trình quản lí kinh tế không thể thực hiện được nếu không dựa vào pháp luật. Chỉ trên cơ sở một hệ thống văn bản pháp luật kinh tế đầy đủ, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn( điều kiện và trình độ phát triển của kinh tế xã hội) và kịp thời trong mỗi thời kỳ cụ thể, nhà nước mới có thể phát huy hiệu lực của mình trong lĩnh vực tổ chức và quản lí kinh tế xã hội. 1.2. Pháp luật thúc đấy nền kinh tế phát triển Pháp luật phụ thuộc vào kinh tế là sự phản ảnh trình độ phát triển của kinh tế, nội dung các quy định của nó không được cao hơn hoặc thấp hơn trình độ của nền kinh tế đã sinh ra nó. Tuy nhiên, với tính độc lập tương đối của mình, pháp luật có thể tác động trở lại tớ sự phát triển của kinh tế theo hai chiều hướng: thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Pháp luật có thể thúc đẩy nền kinh tế phát triển khi những quy định của nó phù hợp, phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế. Pháp luật góp phần phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt trái của kinh tế thị trường chống độc quyền, chống bán phá giá, giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội, … Ngược lại, pháp luật có thể kìm hãm sự phát triển của kinh tế khi những quy định của nó cao hơn hoặc thấp hơn so với trình độ của nền kinh tế Thực tiễn phát triển nền kinh tế thị trường hơn 20 năm đổi mới cho thấy, pháp luật nhà nước ta đã có nhiều tác động tích cực trong việc bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển nền kinh tế này. Việc từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách bằng nhiều văn bản luật, các pháp lệnh, quy định về chế độ sở hữu và cơ cấu thành phần kinh tế đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch theo hướng tạo động lực và điều kiện thuận lợi hơn cho khai thác các tiềm năng trong và ngoài nước để phát triển kinh tế- xã hội. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhìn chung, không ngừng được nâng cao: thời kỳ 1986 - 1990, tăng trưởng GDP bình quân đạt 4,5%/năm; 1996 - 2000: 7%/năm; 2001 - 2005: 7,5%/năm; năm 2007 đạt 8,48%. Năm 2008, dù phải đối mặt với không ít khó khăn, nhưng Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng GDP là 6,23%. 1.3. Pháp luật bảo vệ kinh tế Xét từ góc độ đó, Nhà nước có tác động trực tiếp nhất tới việc định hướng sự vận động của kinh tế thị trường. Pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước chỉ đúng, khi chúng phản ánh chính xác yêu cầu phát triển khách quan của thị trường, lấy quy luật thị trường làm cơ sở. Xét mặt này, chúng mang tính khách quan. Nhưng chúng lại là sự thể chế hóa, cụ thể hóa mục tiêu chính trị của Đảng, nên cũng có mặt chủ quan. Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, định hướng chủ quan (ý chí của Đảng, của Nhà nước và nhân dân ta) là chỗ, cùng với việc bảo đảm lợi ích hợp lý của doanh nhân, thì việc ưu tiên bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động là một vấn đề có tính nguyên tắc Đối với giai cấp lãnh đạo của một Nhà nước thì yếu tố quản lý và tổ chức kinh tế sẽ góp phần quyết định đến sự tồn tại của giai cấp đó. Thứ ba, trên thực tế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một trong những vấn đề căn bản của triết lý phát triển Việt Nam hiện nay. Từ rất sớm chúng ta đã khẳng định, nền kinh tế mà chúng ta đang xây dựng phải có sự quản lý của Nhà nước. Kiên trì tư tưởng đó, tại Đại hội X, Đảng ta nhấn mạnh sự cần thiết phải “bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”. 1.4. Pháp luật thể chế hóa các chính sách kinh tế Bằng những nội dung của pháp luật mà Nhà nước xây dựng các cơ chế, chính sách . tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trực tiếp hay thông qua các khâu trung gian nhất định tham gia quá trình hoạch định, tổ chức, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch phát triển của doanh nghiệp ( Luật Doanh nghiệp, Luật sở hữu, Luật kinh doanh bảo hiểm…). Pháp luật cụ thể hóa hệ thống chính sách kinh tế do nhà nước hoạch định, nhằm sử dụng các nguồn lực - trực tiếp là bộ phận kinh tế nhà nước - để định hướng, can thiệp vào lĩnh vực phân phối và phân phối lại theo hướng ưu tiên phân phối theo lao động và qua phúc lợi xã hội; kết hợp tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội; hoạch định các chính sách xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa (Luật kinh doanh, bảo hiểm . - Thực tiễn phát triển nền kinh tế thị trường hơn 20 năm đổi mới cho thấy, pháp luật nhà nước ta đã có nhiều tác động tích cực trong việc bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển nền kinh tế này. Việc từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách bằng nhiều văn bản luật, các pháp lệnh, quy định về chế độ sở hữu và cơ cấu thành phần kinh tế đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch theo hướng tạo động lực và điều kiện thuận lợi hơn cho khai thác các tiềm năng trong và ngoài nước để phát triển kinh tế- xã hội. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhìn chung, không ngừng được nâng cao: thời kỳ 1986 - 1990, tăng trưởng GDP bình quân đạt 4,5%/năm; 1996 - 2000: 7%/năm; 2001 - 2005: 7,5%/năm; năm 2007 đạt 8,48%. Năm 2008, dù phải đối mặt với không ít khó khăn, nhưng Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng GDP là 6,23%. - Nhà nước đã có nhiều chính sách được cụ thể hóa bằng văn bản luật nhằm phát huy vai trò các nhân tố nội lực, coi trọng tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. Đặc biệt coi trọng nhân tố con người. Do vậy, Nhà nước đã có nhiều chính sách về giáo dục - đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Số lao động tốt nghiệp phổ thông trung học từ 13,5% năm 1996 tăng lên 19,7% năm 2005. Năm 1996 mới có 12,31% lực lượng lao động được đào tạo, đến nay, tỷ lệ này đạt 31%. Về nỗ lực nâng cao tích lũy từ nội bộ nền kinh tế: năm 1990, tỷ lệ tích lũy so với GDP mới đạt 2,9%, năm 2004 là 35,15% và những năm gần đây đều có xu hướng tăng lên . - Bằng pháp luật Nhà nước cũng có nhiều chính sách khai thác ngoại lực, biến ngoại lực thành nội lực cho sự phát triển. Biểu hiện rõ nhất là Nhà nước đã hoàn thiện Luật Đầu tư, thu hút được nhiều vốn ODA, FDI, . Từ năm 1988 đến hết năm 2006, có hơn 8.000 dự án đầu tư FDI với tổng vốn đăng ký 74 tỉ USD. Năm 2007, nguồn vốn ODA từ các nước, các tổ chức tài chính quốc tế cấp cho Việt Nam đạt hơn 40 tỉ USD, trong đó, 80% là nguồn vốn vay ưu đãi. Năm 2008, dù kinh tế thế giới suy thoái, nhưng nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam lại tăng kỷ lục: vốn đăng ký 64 tỉ USD, trong đó các dự án mới chiếm 60,2 tỉ USD. - Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển kinh tế càng bộc lộ rõ nét trong ban hành, thực thi các chính sách, văn bản luật khắc phục tình trạng suy giảm kinh tế gần đây. Bằng hệ thống pháp luật nhà nước đã góp phần tích cực vào việc kiềm chế lạm phát. Kinh tế vĩ mô ổn định: thu chi ngân sách được cân đối; tổng thu ngân sách nhà nước vượt mức dự toán cả năm, tăng 26,3% so với năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu đạt 62,9 tỉ USD, vượt kế hoạch đề ra; kim ngạch nhập khẩu đạt 80,4 tỉ USD, tăng 28% so với năm 2007. Những thành tựu nàyvai trò to lớn trong việc giữ vững ổn định xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế. 2. Những tồn tại và hạn chế. Việt Nam, pháp luật đã tác động tới kinh tế theo đúng chiều hướng trên, tuy nhiên, trước công cuộc đổi mới, nhiều quy định của pháp luật thể hiện sự cao hơn so với trình độ thực của nền kinh tế, ví dụ: quy định việc phát triển nền kinh tế chỉ có hai thành phần: quốc doanh và tập thể theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung cao độ, quy định chế độ đi học và chữa bệnh không mất tiền … do đó nó không những không thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế mà trái lại còn kìm hãm sự phát triển của kinh tế, làm cho nền kinh tế trì trệ, kém phát triển. - Tình trạng thiếu hệ thống quy phạm pháp luật kinh tế, cũng như sự tồn tại quá lâu những văn bản, những quy phạm pháp luật kinh tế của cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp đã là giảm hiệu lực quản lý nhà nước, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và làm phát sinh nhiều hiện tượng tiêu cực như tham ô, lãng phí… - Thực tiễn những năm qua cho thấy khi chưa có một hệ thống các quy phạm pháp luật đầy đủ, đồng bộ, vận hành suôn sẻ giúp quả nhà nước quản lý kinh tế. - Những yêu cầu từ thực tế trong lĩnh vực kinh tế luôn đòi hỏi những chính sách, những văn bản pháp luật sát với thực tiễn. Trong khi đó, quy trình xây dựng pháp luật kinh tế lại còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. - Bên cạnh đó, nhiều văn bản pháp luật được ban hành lại chưa sát với nhu cầu thực tiễn nên không áp dụng được. Nhiều chính sách, văn bản pháp luật kinh tế còn gò bó, mang tính bảo thủ của ban lãnh đạo Nhà nước dẫn đến việc kìm hãm sự phát triển. - Thiếu pháp luật trong một số lĩnh vực quan trọng như cạnh tranh, chống độc quyền, chứng khoán, kiểm toán, kế toán, thống kê, kinh doanh bất động sản. - Pháp luật chưa phân định rạch ròi giữa chức năng quản lý hành chính nhà nước đối với kinh tế và quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . - Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam còn nhiều bất cập trong lĩnh vực kinh tế: nhiều văn bản dưới luật (các nghị định, thông tư còn chồng chéo, bất hợp lý so với các văn bản luật…). Pháp luật về kinh tế, thương mại chưa hoàn chỉnh thậm chí còn mâu thuẫn, thiếu tính minh bạch và tính xác định gây khó khăn cho việc sử dụng pháp luật của các nhà đầu tư. - Ý thức chấp hành pháp luật còn kém, trong đời sống kinh tế xã hội còn nhiều vi phạm như kinh doanh trái phép, buôn lậu, hàng giả, trốn thuế, nợ đọng thuế. - Hệ thống pháp luật kinh tế của Việt Nam còn nhiều sự việc khác biệt với hệ thống pháp luật của các nước trong khu vực và trên thế giới. III. Hướng hoàn thiện Từ sau công cuộ đổi mới trở lại đây, nhiều quy định của pháp luật đã được sửa đổi theo hướng phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế nên đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và cả xã hội. Ví dụ, quy định về việc phát triển nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, quy định về chế độ khoán sản phẩm trong nông nghiệp … Mặc khác chiến lược pháp luật cần tập trung thể hiện chính sách tổng thể về mục tiêu và các giải pháp lớn để phát triển hệ thống pháp luật theo tiến trình phát triển kinh tế. Bên cạnh đó cần xây dựng các chiến lược dài hạn thì cũng phải thay đổi các văn bản dưới luật (thông tư, nghị định…) cho phù hợp với sự thay đổi của kinh tế thị trường. Cụ thể và đơn giản hóa các khâu trong quá trình áp dụng luật. Đặc biệt trong các lĩnh vực đầu tư, tọa điều kiện để kinh tế nước ta thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực hiện pháp luật trong lĩnh vực kinh tế nới riêng và trong đời sống nới chung . II. Đánh giá vai trò của pháp luật đối với kinh tế ở Việt Nam hiện nay 1. Mặt tích cực 1.1. Pháp luật tổ chức, quản lý và điều tiết nền kinh tế Trong tổ. nêu trên, em xin đi vào tìm hiểu về đề tài Phân tích vai trò của pháp luật đối với kinh tế ở Việt Nam hiện nay . Trong quá trình làm bài còn nhiều thiếu

Ngày đăng: 07/04/2013, 23:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan