ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN MÁY CÔNG CỤ

63 264 0
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN  MÁY CÔNG CỤ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN MÁY CÔNG CỤ 1 CHƯƠNG 1 Động cơ đốt trong trên ô tô – máy kéo Số tiết : 6 (Lý thuyết 5 tiết ; bài tập, thảo luận 1 tiết) *) Mục tiêu: - Hiểu được cấu tạo và nguyên lư làm việc chung của động cơ đốt trong. - Hiểu được cấu tạo, hoạt động của các hệ thống và các cơ cấu trong động cơ đốt trong. - Biết được khả năng áp dụng của động cơ đốt trong trong sản xuất nụng nghiệp và khả năng, ưu- nhược điểm của việc thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp. 1.1 Nguyên lý làm việc chung của động cơ đốt trong. 1.1.1 Khái quát chung về động cơ nhiệt. - Nguyên lý làm việc chung của động cơ nhiệt là sử dụng đặc tính co giãn của không khí khi nhiệt độ thay đổi để chuyển hoá từ nhiệt thành công cơ năng. - Vị trí của động cơ đốt trong trong hệ thống động cơ nhiệt. 1.1.2. Các thông số cơ bản của động cơ đốt trong. - Điểm chết trên (ĐCT): là điểm mà khoảng cách từ đáy piston đến tâm trục cơ là xa nhất. - Điểm chết dưới (ĐCD): là điểm mà khoảng cách từ đáy piston đến tâm trục cơ là gần nhất. - Hành trình của piston (S): là khoảng cách giữa hai điểm chết S = 2R - Thể tích buồng đốt (V c ): là khoảng không gian được giới hạn bởi nắp xi lanh, xilanh và đáy của piston khi piston ở ĐCT. - Thể tích làm việc của xi lanh (V h ): là khoảng không gian của xilanh giới hạn giữa hai điểm chết. - Thể tích toàn phần (toàn bộ) của xi lanh (V a ): là tổng thể tích làm việc và thể tích buồng đốt. - Tỷ số nén (tỷ lệ nén) (ε):là tỷ số giữa thể tích toàn phần và thể tích buồng đốt. 1.1.3. Chu trình làm việc của động cơ đốt trong một xilanh. 1.1.3.1 Động cơ 4 kỳ. - Hành trình thứ nhất (kỳ nạp):Piston dịch chuyển từ ĐCT xuống ĐCD, xupap nạp mở, xupap xả đúng, thể tích trong xi lanh tăng dần, áp suất giảm dần đạt độ chân không. Do có sự chênh lệch áp suất giữa môi trường bên ngoài và trong xi lanh, hỗn hợp nhiên liệu ở động cơ xăng hoặc không khí sạch ở động cơ điezen qua van nạp vào trong xi lanh của động cơ. - Hành trình thứ hai (kỳ nén):Piston dịch chuyển từ ĐCD lên ĐCT, cả hai xupap đều đúng, thể tích trong xi lanh giảm dần, áp suất và nhiệt độ của hỗn hợp đốt tăng dần. Khi piston 2 đến ĐCT thì bugi (động cơ xăng) bật tia lửa điện cao áp để đốt cháy hỗn hợp đốt hoặc vòi phun cao áp phun nhiên liệu có áp suất cao vào xi lanh để hỗn hợp tự bốc cháy. - Hành trình thứ ba (kỳ giãn nở sinh công): cả 2 xupap đều đúng kín, hỗn hợp đốt bị đốt cháy hoàn toàn trong thể tích buồng đốt, áp suất và nhiệt độ của khí cháy sẽ tăng lên một cách đột ngột, sẽ tạo thành áp lực tác động vào đáy piston đẩy piston đi từ ĐCT xuống ĐCD thông qua tay biên đẩy trục cơ quay thực hiện quả trình sinh công (thời kỳ này nhiệt năng được biến thành cơ năng nên gọi là kỳ sinh công). -Hành trình thứ tư (kỳ xả): Piston dịch chuyển từ ĐCD lên ĐCT, xupap xả mở, xupap nạp đúng, do áp suất khí còn dư ở cuối kỳ sinh công một phần sản phẩm khí cháy tự thóat ra ngoài, phần còn lại sẽ bị piston dồn ra ngoài qua cửa xả. Sau đó động cơ lại tiếp tục thực hiện một chu trình làm việc mới, cứ như vậy động cơ sẽ làm việc liên tục. Động cơ 4 kỳ là loại động cơ nhiệt đốt trong kiểu piston chuyển động tịnh tiến có chu trình làm việc thực hiện trong 4 kỳ tương ứng với 4 lần dịch chuyển lên xuống của piston (2 vòng quay của trục cơ). 1.1.3.2 Động cơ 2 kỳ. - Hành trình thứ nhất: Giả sử piston đang ở ĐCT, lúc này ở phía trên của piston hỗn hợp đốt đó cháy. Khoang đáy cácte đó chứa đầy hỗn hợp đốt được nạp vào từ bộ chế hoà khí lúc này cửa xả đóng kín, cửa nạp mở. Khi bugi bật tia lửa điện đốt cháy toàn bộ hỗn hợp đốt, áp suất và nhiệt độ của khí cháy sẽ tăng vọt tạo thành áp lực tác động vào đáy piston đẩy piston đi xuống thông qua tay biên đẩy trục cơ quay thực hiện quá trình sinh công. Trong quá trình đi xuống, đầu tiên piston mở cửa xả, đồng thời đóng cửa nạp, một phần sản phẩm khí cháy tự thoát ra ngoài qua cửa xả ra ngoài (xả thuần tuý khí cháy). Lúc này khoang đáy cácte là khoang kín và có thể tích giảm dần, áp suất của hỗn hợp đốt tại đây tăng dần. Piston tiếp tục đi xuống mở cửa thổi hỗn hợp đốt trong buồng cácte bị nén ép dồn qua cửa thổi, thổi lên phía trên, dồn sản phẩm khí cháy ra ngoài đồng thời nạp hỗn hợp đốt cho xi lanh. Quá trình này tiếp tục diễn ra đến khi piston xuống đến ĐCD kết thúc kỳ thứ nhất. - Hành trình thứ hai: Piston di chuyển lên khi chưa đóng cửa thổi, hỗn hợp đốt vẫn tiếp tục dồn từ cácte lên phía trên đẩy khí xả ra ngoài. Piston đi lên đầu tiên đóng cửa thổi kết thúc quá trình nạp hỗn hợp đốt lên phía trên tuy nhiên cửa xả chưa đóng nên hỗn hợp đốt và khí xả tiếp tục thoát ra ngoài (xả thuần tuý lần hai). Khoang đáy cácte lúc này trở thành khoang kín, có thể tích tăng dần, áp suất giảm dần. Piston tiếp tục đi lên đóng cửa xả, đồng thời mở cửa nạp. Ở khoang phía trên của piston lúc này trở thành khoang kín có thể tích giảm dần, áp suất tăng dần, động cơ bắt đầu thực hiện quá trình nén. ở khoang phía dưới của piston (đáy cácte) do có áp suất thấp hơn áp suất khí quyển nên hút hỗn hợp đốt từ bộ chế hoà khí vào, thực hiện quá trình nạp hỗn hợp đốt vào đáy cácte. ở khoang phía trên của piston nhiệt độ và áp suất của hỗn hợp đốt tăng dần. Gần cuối quá trình nén, khi piston 3 lên gần đến ĐCT thì bugi sẽ bật tia lửa điện cao áp để đốt cháy hỗn hợp đốt (cách ĐCT một góc 8 - 10 0 tính theo góc quay của trục cơ). Đồng thời lúc đó phía dưới piston, hỗn hợp đốt đã được nạp đầy vào buồng cácte, khi piston lên đến ĐCT động cơ đã kết thúc kỳ thứ hai lúc này động cơ hoàn thành một chu trình làm việc. Tiếp sau đó lại đến một chu trình làm việc mới, cứ như vậy động cơ sẽ làm việc liên tục. 1.2. Các cơ cấu làm việc trên động cơ đốt trong. 1.2.1. Cơ cấu biên tay quay(cơ cấu trục khuỷu - thanh truyền). 1.2.1.1 Nhiệm vụ. Cơ cấu biên tay quay của động cơ có nhiệm vụ nhận và truyền áp lực khí thể được đốt cháy trong xilanh, thực hiện chu trình làm việc của động cơ, biến chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay của trục cơ thực hiện quá trình sinh công (chuyển hoá nhiệt năng thành công cơ năng), dẫn động cho các cơ cấu khác. 1.2.1.2 Cấu tạo các bộ phận thuộc cơ cấu biên tay quay.  Cụm piston: - Nhiệm vụ: Cụm Piston cùng với xilanh và nắp xilanh tạo thành buồng làm việc của động cơ, nhận lực tác động của khí cháy và truyền lực này cho thanh truyền làm quay trục khuỷu, đẩy khí thải và hút khí nạp vào xi lanh. - Cấu tạo: Cụm piston bao gồm các chi tiết: piston,các xecmăng (vòng găng), chốt piston. + Thân piston được chế tạo bằng hợp kim gang, thép, nhôm Thân piston có hình dạng chung là hình trụ, hơi côn về phía trên. Thân piston được chia thành 3 phần: đáy,thân, phần dẫn hướng (đuôi piston). + Đáy piston của động cơ xăng 4 kỳ là đáy phẳng, động cơ xăng 2 kỳ hơi cong lồi lên phía trên, đáy piston của động cơ điêzen 4 kỳ thường là đáy lõm để làm buồng đốt. + Vòng găng là vòng tròn được chế tạo bằng gang hở miệng đối với vòng găng khí để giảm ma sát ở lưng của vòng găng có mạ thêm một lớp Crôm hoặc Niken. Vòng găng khí có nhiệm vụ làm kín khít khe hở giữa piston và xilanh để không lọt hơi từ khoang trên piston xuống phía dưới, truyền nhiệt từ piston ra xilanh.Vòng găng dầu có nhiệm vụ xoa đều và kéo dầu bôi trơn do trục cơ và tay biên vung lên để bôi trơn cho xilanh sau đó gạt dầu thừa bám trên thành xilanh xuống đáy cácte. + Chốt piston: dùng để nối thân piston với tay biên. Thân chốt piston được chế tạo bằng thép dạng hình trụ rỗng, mặt ngoài mạ Crôm hoặc Niken để giảm masát với tay biên.  Tay biên: - Nhiệm vụ: Tay biên nhận lực tác động từ piston truyền xuống trục cơ, biến chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay của trục khuỷu. - Cấu tạo. Cấu tạo của tay biên được chia thành 3 phần: phần đầu trên, phần thân biên và phần đầu dưới. Phần đầu trên tay biên sẽ lắp với chốt piston, phần đầu dưới sẽ lắp với cổ biên của trục cơ.Thông thường đầu dưới to hơn và có kết cấu hai nửa được lắp với nhau bằng bu lông. Trong quá trình làm việc tay biên sẽ có chuyển động tương đối với cả quả piston và trục cơ vì vậy để làm giảm ma sát tại các vị trí lắp với chốt piston và trục cơ sẽ lắp vòng bi hoặc bạc lót.  Trục khuỷu: - Nhiệm vụ: Trục khuỷu có nhiệm vụ nhận lực tác động từ piston thông qua tay biên, biến chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay của trục để đưa công suất ra ngoài. Nhận 4 mômen quay được tích trữ ở bánh đà từ kỳ sinh công điều khiển sự di chuyển của các piston ở các kỳ còn lại để thực hiện chu trình làm việc của động cơ. - Cấu tạo: Trục cơ được chế tạo bằng thép hợp kim được đúc liền sau đó gia công các cổ trục, cổ biên bằng phương pháp mài, đánh bóng. Các cổ trục được đặt trên các gối đỡ, các cổ biên được nối với cổ trục thông qua má khủyu và để lắp các thanh truyền. ở đầu trục khuỷu thường lắp các bánh răng dẫn động cho các cơ cấu khác: trục cam, bơm dầu…Đuôi trục khuỷu là nơI truyền công suất ra ngoài và được lắp bánh đà.  Bánh đà: Bánh đà có nhiệm vụ tích trữ công cơ năng từ kỳ sinh công để truyền cho trục cơ ở các kỳ còn lại, giúp cho trục cơ quay đều và cân bằng, ngoài ra bánh đà còn giúp cho việc lấy đà khi khởi động với các động cơ điêzen. 1.2.2. Thân động cơ và nắp xi lanh. 1.2.2.1 Nắp xilanh - Nhiệm vụ: Nắp xilanh cùng với xilanh, piston hình thành nên buồng làm việc cho động cơ. Nắp xilanh còn là nơi bố trí các đường nạp, thải, đường nước làm mát, đường dầu bôi trơn - Cấu tạo: Nắp xilanh là một chi tiết phức tạp được chế tạo bằng gang hoặc hợp kim nhôm mặt dưới của nắp xilanh được gia công phẳng, nhẵn để lắp khít với mặt trên của xilanh, giữa nắp xilanh và thân động cơ có lắp một gioăng kín khít có thể được chế tạo bằng các lớp amiang và kim loại thành 1 - 3 lớp. 1.2.2.2 Xilanh - Nhiệm vụ: Xilanh cùng với nắp xilanh và piston hình thành buồng làm việc của động cơ, xilanh dẫn hướng cho piston trong quá trình làm việc. - Cấu tạo: Xilanh có cấu tạo chung là dạng hình trụ rỗng, xilanh được chế tạo bằng thép, hoặc gang hợp kim. Mặt trong của xilanh được gia công nhẵn đánh bóng đạt đến độ bóng nhất định nên gọi là mặt gương xilanh. Xi lanh có hai loại kết cấu: loại thân liền và thân rời. Loại thân liền được chế tạo ngay trên thân động cơ. Loại thân rời được chế tạo riêng và lắp vào thân động cơ, trường hợp này còn gọi là ống lót xi lanh. 1.2.2.3 Thân động cơ - Nhiệm vụ: Thân động cơ là nơi lắp các hệ thống, các chi tiết của động cơ, trên thân động cơ có gia công các chi tiết để tản nhiệt cho các bộ phận thuộc cơ cấu biên tay quay. - Cấu tạo: Thân động cơ được đúc bằng gang xám hoặc gang hợp kim hoặc bằng nhôm hợp kim. Mặt phía trên của thân động cơ được gia công phẳng nhẵn để lắp với nắp xilanh, phía dưới trên thân động cơ có gia công các ổ đặt để lắp trục cơ,… 1.2.2.4 Đáy cácte Đáy cácte là nơi để chứa dầu nhờn bôi trơn cho các chi tiết thuộc cơ cấu biên tay quay đối với động cơ 4 kỳ và động cơ điêzen 2 kỳ, còn với động cơ xăng 2 kỳ đây là nơi chứa hỗn hợp đốt. Với động cơ 4 kỳ và động cơ điêzen 2 kỳ đáy cácte được chế tạo rời lắp vào thân động cơ, để kiểm tra lượng dầu nhờn có trong đáy cácte thông thường tại đây có lắp thước thăm dầu. 1.2.3. Cơ cấu phân phối khí. 1.2.3.1 Nhiệm vụ, phân loại. - Nhiệm vụ: + Nạp đầy không khí (ĐC Diesel) hay hoà khí (ĐC xăng) vào các xilanh; + Thải sạch khí thải trong xilanh ra ngoài; + Đảm bảo góc mở sớm, đóng muộn cho các xupap hút, xả; 5 + Đóng kín buồng đốt ở các kỳ Nén - Nổ. - Phân loại: thông thường được phân làm hai loại: xupáp treo và xupáp đặt. 1.2.3.2 Cấu tạo - Loại xupáp treo: Gồm có trục cam, hệ thống con đội, đũa đẩy, hệ thống các vít điều chỉnh khe hở nhiệt, đòn gánh, hệ thống xupap, lò xo, đĩa tựa lò xo, móng hãm, bạc dẫn hướng, cơ cấu điều khiển xoay xupap, cơ cấu giảm áp. - Loại xupáp đặt: Gồm có trục cam, hệ thống con đội, hệ thống xupap, lò xo, đĩa tựa lò xo, móng hãm, bạc dẫn hướng, cơ cấu điều khiển xoay xupap, cơ cấu giảm áp.  Trục cam: - Nhiệm vụ: Trục cam nhận mômen quay từ trục cơ để điều khiển sự đóng mở của các xupap trong quá trình làm việc - Cấu tạo: Trục cam được chế tạo bằng thép, trên trục cam có gia công các mấu cam, tuỳ thuộc vào loại trục cam mà các mấu cam có các biên dạng cam lồi, cam lõm, cam phẳng. ở đầu trục cam có lắp bánh răng để nhận mômen quay từ trục cơ.  Xupap: Xupap được chế tạo bằng thép và chia làm 3 phần đuôi, thân, đĩa xupap: - Đuôi là phần liên kết xupap với phần hệ thống treo, đuôi xupap có thể liên kết với hệ thống treo (lò xo xupap) qua chốt hãm hoặc qua móng hãm do vậy đuôi xupap có thể khoan lỗ để lắp chốt hoặc khoét rãnh vòng để lắp móng hãm. -Thân xupáp được cấu tạo dạng hình trụ, để loại trừ khả năng bị kẹt thân xupap ở bạc hướng dẫn khi động cơ làm việc, đường kính thân xupap ở vị trí gần đĩa được chế tạo nhỏ hơn một chút. - Đĩa xupap được gia công các mặt vát để ăn khớp với mặt vát gia công trên nắp xi lanh, trong quá trình làm việc các mặt vát này có thể bị rỗ vì vậy cần phải rà lại, có thể rà xupap bằng máy chuyên dùng hoặc rà bằng tay.  Con đội: Nhận lực tác động từ mấu cam để điều khiển xupap biến chuyển động quay của trục cam thành chuyển động tịnh tiến. Con đội được chế tạo bằng thép và có nhiều dạng khác nhau như con đội dạng con lăn, con đội tự xoay.  Đũa đẩy: Do khoảng cách từ trục cam đến trục đòn gánh xa nên phải dùng đũa đẩy để truyền lực, đầu dưới lọt vào lỗ đẩy của đũa đẩy, đầu trên lọt vào vít điều chỉnh khe hở nhiệt, ở một số loại động cơ người ta dùng bộ truyền xích, bộ truyền đai để truyền mômen từ trục cơ đến hệ thống trục đòn gánh lắp trên nắp xilanh. 6  Đòn gánh: Là chi tiết truyền lực, trực tiếp điều khiển sự đóng mở của các xupap. Như vậy mỗi xupap phải có 1 đòn gánh điều khiển. Đòn gánh được chế tạo bằng thép, đòn gánh lắp khớp bản lề với trục của nó.  Vít điều chỉnh khe hở nhiệt: Được lắp ở đuôi của đòn gánh dùng để điều chỉnh khe hở giữa đầu đòn gánh và đuôi xupap. Khe hở nhiệt là khe hở giữa đầu đòn gánh và đuôi xupap khi máy nguội, mỗi lần tháo lắp khi sửa chữa động cơ ta cần phải điều chỉnh lại khe hở nhiệt. Khe hở nhiệt cần phải điều chỉnh đúng nếu không sẽ dẫn đến việc kênh xupap, lọt hơi khi khe hở nhiệt quá bé hoặc làm cho các xupap mở muộn đi, đóng sớm lên dẫn đến thời gian nạp - xả bị co ngắn lại do vậy quá trình nạp sẽ không đầy, xả không sạch nên động cơ bị giảm công suất. 1.2.3.3 Hoạt động chung. Hoạt động của hệ thống như sau: trục cam nhận mômen quay từ trục cơ, các mấu cam quay sẽ tác động lực lên con đội. Khi biên dạng cam tác động theo hướng từ đáy lên đỉnh cam thì sẽ đẩy con đội lên phía trên. Từ con đội thông qua hệ thống truyền lực, lực tác động từ trục cam sẽ truyền đến xupap, đè xupap xuống đồng thời lò xo bị nén lại, mở xupáp để thực hiện quá trình nạp hoặc xả cho xilanh. Khi đỉnh cam quay qua vị trí tác động lên con đội lực nữa xupap không bị đè xuống, do sức căng của lò xo xupap bị kéo lên phía trên đóng kín buồng đốt. 1.3. Các hệ thống làm việc trên động cơ đốt trong. 1.3.1. Hệ thống cung cấp nhiên liệu. 1.3.1.1 Nhiệm vụ, phân loại. - Nhiệm vụ: Chuẩn bị và cung cấp hỗn hợp nhiên liệu cho động cơ đảm bảo đủ số lượng và có thành phần phù hợp với chế độ làm việc của động cơ, theo đúng trật tự làm việc của động cơ. - Phân loại + Với động cơ xăng có hai dạng hệ thống cung cấp nhiên liệu: kiểu bộ chế hoà khí và kiểu phun xăng điện tử. + Hệ thống cung cấp nhiên liệu của động cơ điezen: bơm Piston và bơm phân phối. 1.3.1.2 Hệ thống cung cấp nhiên liệu kiểu bơm nhánh của động cơ điêzen.  Nhiệm vụ của các chi tiết chính: Các bộ phận chính của hệ thống có nhiệm vụ như sau: - Bình lọc thô: có nhiệm vụ loại bỏ những tạp chất cơ học lớn có ở trong nhiên liệu trước khi cung cấp đến cụm bơm áp suất thấp. - Cụm bơm áp suất thấp: có nhiệm vụ cung cấp lượng nhiên liệu nhất định với áp suất đủ để thắng sức cản trên bình lọc tinh. - Bơm tay: có nhiệm vụ bơm nhiên liệu lên bình lọc tinh khi động cơ chưa làm việc. - Bình lọc tinh : có nhiệm vụ loại bỏ các tạp chất có kích thước nhỏ có ở trong nhiên liệu để tránh làm kẹt bơm cao áp và kim phun khi làm việc. Thông thường bình lọc tinh có 2 ngăn làm việc độc lập giữa 2 ngăn có một khoá 3 ngả có thể cho từng ngăn hoạt động ngăn còn lại để sửa chữa hoặc thay thế khi cần thiết. - Van xả khí có nhiệm vụ xả không khí có trong hệ thống trước khi cho động cơ làm việc. - Cụm bơm cao áp: có nhiệm vụ bơm nhiên liệu với 1 áp suất cao để cung cấp cho các xi lanh lượng hỗn hợp đốt phù hợp với chế độ làm việc của mỗi động cơ vào các thời điểm nhất định theo trật tự làm việc của động cơ. - Bộ điều tốc: có nhiệm vụ tự động điều chỉnh sự làm việc của các bơm cao áp nhằm duy trì chế độ làm việc của động cơ. 7 - Kim phun: có nhiệm vụ phun tơi nhiên liệu vào trong buồng đốt dưới dạng sương mù để nhiên liệu bốc hơi, hoà trộn với không khí tạo thành hỗn hợp đốt.  Hoạt động chung của hệ thống: Nhiên liệu từ thùng chứa tự chảy đến bình lọc thô, tại đây nhiên liệu được lọc các tạp chất có kích thước lớn từ 0,04 - 0,09 mm, sau đó nhiên liệu cung cấp đến bơm áp suất thấp. Bơm áp suất thấp sẽ bơm nhiên liệu đến áp suất từ 3 - 4 kg/cm 2 đủ để thắng sức cản trên bình lọc tinh cung cấp nhiên liệu cho bơm cao áp, nhiên liệu qua bình lọc tinh sẽ được loại bỏ các tạp chất có kích thước nhỏ để tránh kẹt bơm cao áp, kim phun. Vào thời điểm cung cấp nhiên liệu bơm cao làm việc sẽ đẩy một lượng nhiên liệu nhất định với áp suất cao đến kim phun, do áp lực của dầu lớn nên van triệt hồi mở để nhiên liệu đi theo ống dẫn cao áp vào khoang cao áp của cối kim phun, nâng kim phun lên, phun tơi nhiên liệu vào trong buồng đốt. Khi bơm cao áp ngừng cung cấp nhiên liệu theo ống dẫn dầu thừa trở về bình lọc tinh, dầu thừa trên kim phun theo ống dẫn riêng trở về thùng chứa nhiên liệu. 1.3.1.3 Hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí ở động cơ xăng  Nhiệm vụ của các chi tiết chính: Các bộ phận chính trong hệ thống có nhiệm vụ như sau: - Bơm xăng: có nhiệm vụ cung cấp liên tục một lượng xăng với một áp suất nhất định từ bình lọc đến bộ chế hoà khí. - Bộ chế hoà khí: có nhiệm vụ hoà trộn xăng với không khí theo tỷ lệ phù hợp với chế độ làm việc của động cơ nhằm cung cấp cho các xilanh vào đúng thời điểm cung cấp hỗn hợp đốt của kỳ nạp và tuân theo trật tự làm việc của xi lanh.  Hoạt động: xăng từ thùng chứa được bơm hút qua bầu lọc đến buồng nhiên liệu hay còn gọi là buồng phao của bộ chế hoà khí. Cơ cấu van kim - phao giữ cho mức xăng trong buồng nhiên liệu ổn định trong quá trình làm việc. Trong quá trình nạp, không khí được hút vào động cơ phải lưu động qua họng khuếch tán có tiết diện bị thu hẹp. Tại đây, áp suất giảm, do tác dụng của độ chân không, gọi là ∆p h , xăng được hút ra từ buồng phao qua giclơ xăng lên vòi phun, phun vào hang khuếch tán. Thực chất, giclơ là một chi tiết được chế tạo chính xác để có thể tiết lưu định lượng lưu lượng xăng hút ra đúng như thiết kế. Sau khi ra họng khuếch tán, nhiên liệu được dòng không khí xé tơi đồng thời bay hơi và được hoà trộn với không khí tạo thành hỗn hợp nạp vào động cơ. Lượng hỗn hợp đi vào động cơ được điều chỉnh nhờ bướm ga . 1.3.2. Hệ thống bôi trơn. 1.3.2.1 Nhiệm vụ, phân loại.  Nhiệm vụ: Hệ thống có nhiệm vụ cung cấp dầu bôi trơn có hoặc không có áp suất đến bề mặt các chi tiết cần bôi trơn của cơ cấu biên tay quay, cơ cấu phân phối khí, hệ thống cung cấp nhiên liệu nhằm: - Giảm ma sát giữa các chi tiết chuyển động tương đối với nhau, giảm mài mòn bề mặt của các chi tiết, rửa trôi màng kim loại bám trên bề mặt các chi tiết, tăng độ khít giữa các chi tiết. - Bảo vệ các bề mặt của các chi tiết, làm mát cho các chi tiết. Hệ thống bôi trơn động cơ dùng để khắc phục tính hao mòn do sự quá nóng và kẹt các bề mặt chuyển động.  Phân loại: - Bôi trơn kiểu bốc hơi (pha dầu vào nhiên liệu). - Bôi trơn kiểu vung té (bôi trơn cho piston, xilanh động cơ 4kỳ). - Bôi trơn cưỡng bức bằng bơm dầu. - Bôi trơn bôi trơn kết hợp. 8 1.3.2.2 Sơ đồ hệ thống bôi trơn kiểu cưỡng bức bằng bơm dầu. - Cấu tạo gồm các bộ phận chính: 1.Đáy cacte; 2. Bơm dầu; 3,7,9. Van an toàn; 4. Thước thăm dầu; 6. Bình lọc ly tâm; 8. Két làm mát; 10 Trục cam; 11, Đồng hồ đo áp suất; 12. Mạch dầu bôi trơn phụ; 13. Mạch dầu bôi trơn chính; 14. Hốc lọc dầu; 15. Trục cơ; 16. Cửa nạp - Hoạt động: Dầu nhờn chứa trong đáy cacte của động cơ được trục cơ và đầu dưới của tay biên vung lên phía trên để bôi trơn cho piston và xilanh. Các vòng găng dầu sẽ xoa đều dầu xung quanh xilanh khi piston đi lên và cào dầu bám trên thành xilanh xuống để tránh dầu cháy gây muội cho động cơ. Bơm dầu nhờn đặt ở đáy các te sẽ bơm dầu nhờn lên bình lọc thô, từ bình lọc thô dầu được chia thành các nhánh khác nhau. Nhánh thứ nhất một phần dầu nhờn cung cấp lên bình lọc tinh, tại bình lọc tinh dầu nhờn được lọc bỏ các tạp chất đến kích thước 0,02mm sau đó cho quay trở lại đáy cacte để cải thiện chất lượng dầu nhờn tại đây, 1.3.3. Hệ thống làm mát. 1.3.3.1 Nhiệm vụ, phân loại - Nhiệm vụ: + Làm giảm và duy trì nhiệt độ của piston, xi lanh, nắp xi lanh ở một mức độ nhất định để tránh cho các chi tiết này bị biến dạng vì nhiệt. + Giữ nhiệt độ tối ưu ở thành và nắp xylanh để nhận được công suất lớn nhất, - Phân loại: + Hệ thống làm mát bằng không khí có 2 dạng:Hệ thống làm mát cho động cơ di động và hệ thống làm mát cho động cơ tĩnh tại. + Hệ thống làm mát bằng nước, chia làm 2 loại: Phương pháp làm mát kiểu xiphông (đối lưu) và phương pháp làm mát kiểu cưỡng bức. 1.3.3.2 Hệ thống làm mát động cơ cưỡng bức bằng nước. - Cấu tạo gồm các chi tiết chính: 1. Rèm chắn; 2. Két nước làm mát; 3. Quạt; 4. Van nhiệt; 5. Đồng hồ đo nhiệt độ; 6. áo nước trên nắp xilanh; 7. áo nước làm mát động cơ khởi động; 8. Thân động cơ; 9. Bơm nước; 10. Van xả. - Hoạt động: Bơm nước hút nước đã làm mát ở bộ tản nhiệt đẩy theo ống dẫn đến các rãnh và áo nước ở thân động cơ và nắp xylanh, nước nhận nhiệt và tiếp tục 9 đi qua van nhiệt đến phần trên của bộ tản nhiệt, nhiệt được truyền qua thành ống và theo dòng khí được tạo bởi quạt gió ra ngoài. Nếu nhiệt độ của nước không vượt quá một giá trị nào đó (thường là 80 0 C) thì van nhiệt không cho qua mà sẽ đi theo nhánh phụ trở về phía trước bơm. Nếu vượt quá giá trị cho phép van nhiệt mở cho nước thu được sau khi làm mát động cơ qua két làm mát, nước được giảm nhiệt độ xuống theo mức qui định. 1.4. Sử dụng và chăm sóc động lực tĩnh tại 1.4.1. Sử dụng và chăm sóc động cơ điêzen trong nông nghiệp. - Những điều chỉnh cần thiết khi làm việc. + Điều chỉnh khe hở nhiệt xupap: + Điều chỉnh thời điểm cung cấp nhiên liệu. + Điều chỉnh áp suất phun nhiên liệu. - Chăm sóc kỹ thuật với các động cơ điêzen cỡ nhỏ. + Chăm sóc hàng kíp (sau 8 giờ làm việc): + Chăm sóc sau 50 giờ làm việc: + Chăm sóc sau 100 giờ làm việc: + Chăm sóc sau 300 giờ làm việc. + Chăm sóc sau 600 giờ làm việc. - Những điều cần chú ý trong khi sử dụng động cơ điêzen. + Động cơ mới và sau sửa chữa lớn phải chạy rà theo qui định. + Trước khi khởi động. + Khởi động đúng nguyên tắc và giảm số lần khởi động làm tăng tuổi thọ của động cơ. + Trong khi động cơ làm việc phải thường xuyên kiểm tra sự làm việc bình thường của phao báo áp suất dầu. + Khi thời tiết quá lạnh, có thể rót nước sôi vào thùng làm mát hoặc két nước làm mát để dễ khởi động. + Khi muốn dừng động cơ phải giảm ga từ từ, cắt tải trọng,…. + Phải ngừng động cơ ngay khi phát hiện thấy: động cơ bị nóng quá mức, …. + Trường hợp cần dừng máy khẩn cấp,… + Nhiên liệu trước khi rót vào. + Nước làm mát phải dùng "nước mềm", không được lẫn tạp chất bẩn. + Dầu nhờn phải sạch, đúng qui cách mã hiệu và đủ độ nhớt, …. 1.4.2. Sử dụng và chăm sóc động cơ xăng. - Một số điều chỉnh của động cơ xăng: + Điều chỉnh bộ chế hoà khí. + Điều chỉnh chạy không (ralăngti) + Điều chỉnh lượng tiêu hao xăng. + Điều chỉnh khe hở nhiệt: + Điều chỉnh khe hở má vít bạch kim là 0,4mm. + Điều chỉnh khe hở hai đầu của bugi là 0,6-0,7mm. - Sử dụng và chăm sóc động cơ xăng: + Rà động cơ: + Khởi động: 10 [...]... loại: Máy phay có các loại máy cỡ lớn dùng với máy kéo lớn và máy phay nhỏ liên kết với máy kéo nhỏ 3.4.2 Cấu tạo và hoạt động của máy phay - Cấu tạo: Hệ thống truyền lực, trống phay,khung máy, bộ phận điều chỉnh độ phay sâu + Hệ thống truyền lực: với các loại máy phay của máy kéo lớn thì máy nhận mômen quay từ trục thu công suất của máy kéo do vậy sử dụng tay gài trên buồng lái để gài trục thu công. .. Một số loại máy và thiết bị trong hệ thống tưới và phun mưa 4.6.3.1 Máy bơm nước  Nhiệm vụ: tạo thành dòng chảy liên tục với một áp suất và lưu lượng nhất định  Phân loại máy bơm: + Máy bơm ly tâm + Máy bơm hướng trục + Máy bơm loại piston + Máy bơm phun + Bơm loại bánh răng + Máy bơm nước va, bơm thuỷ luân, guồng, cọn nước  Cấu tạo và hoạt động của máy bơm nước ly tâm - Cấu tạo : + Máy gồm ống... luống phải phẳng để tạo điều kiện cho hệ thống máy làm việc tốt ở lượt sau - Hệ thống máy và thiết bị làm đất trong khi làm việc máy phải cân bằng đi thẳng, phải có hệ thống điều chỉnh cơ học để điều chỉnh và sử dụng dễ dàng theo yêu cầu, làm việc chắc chắn, năng suất và hiệu quả cao 3.1.4 Phân loại máy làm đất - Máy cày: - Máy bừa: - Máy phay đất: 3.2 Máy cày 3.2.1 Nhiệm vụ và yêu cầu kỹ thuật - Nhiệm...*) Tài liệu học tập [1] Cự Ngọc Bắc, Giỏo trình Cơ khí nông nghiệp, NXB Nụng nghiệp, 2008 [2] Trần Công Hoan, Nguyễn Nhật Chiều, Nguyễn Thanh Quế, Vũ Nguyên Huy, Công cụ và máy lâm nghiệp, Trường Đại học Lõm nghiệp, 1992 [3] Bùi Hải Triều, , Ô tô – Máy kéo, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội, 2001 *) Câu hỏi, bài tập, nội dung ôn tập chương và thảo luận 1 Hãy trình... thành những lát mỏng, nhỏ hất lên phía trên *) Tài liệu học tập [1] Cự Ngọc Bắc, Giỏo trình Cơ khí nông nghiệp, NXB Nụng nghiệp, 2008 [2] Trần Công Hoan, Nguyễn Nhật Chiều, Nguyễn Thanh Quế, Vũ Nguyên Huy, Công cụ và máy lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, 1992 [3] Bùi Hải Triều, , Ô tô – Máy kéo, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội, 2001 *) Câu hỏi, bài tập, nội dung ôn tập chương và thảo luận 1 Trình bày... gieo dễ dàng theo mức quy định + Đảm bảo độ lấp sâu đều cho từng loại hạt khác nhau - Phân loại máy gieo: + Theo phương pháp gieo: máy gieo hàng, gieo dải, gieo hốc, ngắt quãng và gieo vãi +Theo công dụng có các nhóm máy: gieo ngũ cốc, gieo cỏ, gieo hạt kết hợp bón phân và các nhóm máy khác + Theo phương pháp liên kết với máy kéo: máy gieo móc và máy gieo treo - Yêu cầu kỹ thuật: + Gieo được nhiều... chải cấy, máy cấy thủ công, máy cấy tự chạy, máy cấy liên hợp với máy kéo - Yêu cầu kỹ thuật: - Mật độ cấy đều và đúng quy định - Cấy đúng độ sâu quy định, cây mạ sau khi cấy phải thẳng đứng, gọn khóm, vững gốc, an toàn mạ - Máy cơ động tốt trên ruộng bùn nước, dễ sử dụng, năng suất cao 27 4.3.2 Cấu tạo - Thùng chứa mạ : Máy cấy mạ dược thường dùng loại thùng chứa mạ có thành thùng cao, máy cấy mạ... hệ thống nối kéo bộ phận cần nâng đi lên 16 *) Tài liệu học tập [1] Cự Ngọc Bắc, Giáo trình Cơ khí nông nghiệp, NXB Nụng nghiệp, 2008 [2] Trần Công Hoan, Nguyễn Nhật Chiều, Nguyễn Thanh Quế, Vũ Nguyên Huy, Công cụ và máy lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, 1992 [3] Bùi Hải Triều, , Ô tô – Máy kéo, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội, 2001 *) Câu hỏi, bài tập, nội dung ôn tập chương và thảo luận 1 Vẽ sơ đồ... Cho máy tiến hành chạy thử trên đồng + Kiểm tra các yêu cầu kỹ thuật và điều chỉnh khi cần thiết - Tiến hành chạy máy: Sau khi đã kiểm tra tổng thể mà không có vấn đề gì ta tiến hành cho máy làm việc 4.1.4.2 Chăm sóc máy gieo - Cần thường xuyên kiểm tra các bộ phận làm việc của máy gieo trong quá trình làm việc để quá trình gieo đạt hiệu quả cao nhất - Khi máy ngừng hoạt động cần phải rửa sạch máy, ... của máy làm đất? 2 Trình bày cấu tạo chung của máy cày lưỡi diệp? 3 Trình bày cấu tạo chung của một số loại máy bừa đã được giới thiệu? 4 Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động chung của máy phay? 5 Hãy đưa ra các chú ý khi sử dụng máy làm đất? 23 Chương 4 Máy gieo trồng và chăm sóc Số tiết : 8 (Lý thuyết 7 tiết ; bài tập,thảo luận 1 tiết) * Mục tiêu: - Hiểu được cấu tạo, hoạt động của một số loại máy

Ngày đăng: 17/05/2015, 09:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan