BÀI TẬP MÔN LUẬT LAO ĐỘNG

15 3.6K 4
BÀI TẬP MÔN LUẬT LAO ĐỘNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Người lao động được thanh toán trợ cấp thôi việc theo mức: mỗi năm làm việc là 1 tháng lương với điều kiện đã làm việc tại công ty từ 1 năm trở lên.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI KHOA PHÁP LUẬT KINH TẾ BÀI TẬP NHÓM THÁNG 1 MÔN LUẬT LAO ĐỘNG Nhóm : 02 Lớp : N03.TL3 Trường: Đại học Luật Hà Nội ĐỀ BÀI B ÀI TẬP SỐ 4 HÀ NỘI 03/2011 BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM Ngày: …………………………. Địa điểm: ………………………… Nhóm số: … Lớp: ………………………… Khóa: ………………. Tổng số sinh viên của nhóm: … sinh viên Nội dung: …………………………………………………………… Môn học: ……………………………………………………………. STT MÃ SV HỌ VÀ TÊN Đánh giá của sinh viên SV ký tên A B C 1 340501 Lê Thị Vui 2 340522 Vũ Huy Hoàng 3 340530 Nguyễn Thị Khánh Hồng 4 340532 Trần Thị Ánh Tuyết 5 340632 Nguyễn Thị Thúy Hương 6 340736 Lê Thị Hiền 7 340827 Nông Triệu Phi 8 340837 Lê Thị Nguyệt 9 340963 Nguyễn Thị Diễm 10 341430 Hoàng Thị Định 11 341557 Nguyễn Tiến Dũng Hà Nội, ngày tháng năm 2011 - Kết quả bài viết: TRƯỞNG NHÓM + Giáo viên thứ nhất chấm: ……………………. + Giáo viên thứ hai chấm: ……………………… . - Kết quả điểm thuyết trình: Giáo viên chấm thuyết trình: ……… …….… . - Điểm kết luận cuối cùng: 2 Giáo viên đánh giá cuối cùng: ………… ……. ĐỀ BÀI Bài tập số 4: Năm 1991 bà V làm việc cho một tổ chức từ thiện nước ngoài CR theo hợp đồng lao động có thời hạn 1 năm. Trong hợp đồng lao động có ghi: “Người lao động được thanh toán trợ cấp thôi việc theo mức: mỗi năm làm việc là 1 tháng lương với điều kiện đã làm việc tại công ty từ 1 năm trở lên.”. Sau đó, các hợp đồng xác định thời hạn trong các năm từ 1991 đến năm 2007 đều giữ nguyên cam kết nói trên. Tháng 8/2008 bà V nghỉ hưu. Sau khi nghỉ hưu bà vẫn tiếp tục làm việc tại CR (vẫn làm việc cũ). Tháng 10/2010 hai biên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động bà V làm đơn yêu cầu CR phải trả bà khoản trợ cấp thôi việc. Tổ chức CR cho rằng bà V về hưởng chế độ hưu trí nên không được hưởng trợ cấp thôi việc. Bà V làm văn bản hỏi ý kiến của một văn phòng Luật sư X và nhận được trả lời là CR phải trả trợ cấp thôi việc vì mặc dù về hưu song bà vẫn tiếp tục làm việc, có nghĩa hợp đồng lao động chưa chấm dứt ở thời điểm nghỉ hưu. Hỏi: 1. Nhận xét về việc giao kết hợp đồng lao động giữa bà V và tổ chức CR. 2. Hãy bình luận về ý kiến của Văn phòng Luật sư X trong vụ việc trên. 3. Hãy giải quyết quyền lợi của bà V theo pháp luật lao động hiện hành. 3 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, nước ta có nhiều hình thức tuyển dụng lao động vào làm việc như: tuyển dụng vào biên chế nhà nước, bầu cử các chức danh làm phát sinh quan hệ lao động, hợp đồng lao động Trong đó hợp đồng lao động là chủ yếu và phổ biến làm phát sinh quan hệ lao động. Trước đây, pháp luật nước ta coi hợp đồng lao động có cùng tính chất với hợp đồng dân sự. Khái hợp đồng lao động không được hiểu một cách rõ ràng với những đặc trưng riêng biệt. Bộ luật lao động năm 1994 sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007 quy định khá đầy đủ về khái niệm, đặc điểm của hợp đồng lao động. Pháp luật đã quy định về giao kết, thực hiện cũng như chấm dứt hợp đồng lao động, nhất là vấn đề quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ này. Thực tế quan hệ lao động được xác lập trên cơ sở một hợp đồng còn gặp rất nhiều khó khăn khi giải quyết tranh chấp, một trường hợp điển hình là vấn đề trợ cấp thôi việc đối với người đã nghỉ hưu nhưng vẫn tiếp tục làm việc. Hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề này, nhóm em xin đi sâu phân tích và giải quyết bài tập số 4. 4 BÀI LÀM 1. Nhận xét về việc giao kết hợp đồng lao động giữa bà V và tổ chức CR. Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Lao động thì: “mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo”. Như vậy, bà V có quyền tự do giao kết hợp đồng lao động với tổ chức CR mà không ai có quyền ngăn cấm. Tuy nhiên, đáng chú ý là trong hợp đồng lao động giữa bà V và tổ chức CR có một thỏa thuận như sau: “Người lao động được thanh toán trợ cấp thôi việc theo mức: mỗi năm làm việc là 1 tháng lương với điều kiện đã làm việc tại công ty từ 1 năm trở lên.”. Sau đó, các hợp đồng xác định thời hạn trong các năm từ 1991 đến năm 2007 đều giữ nguyên cam kết nói trên. Theo khoản 1 Điều 42 BLLĐ quy định như sau: “Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương nếu có.” Như vậy, theo quy định của pháp luật, người lao động phải có thời gian làm việc từ một năm trở nên mới có thể hưởng trợ cấp thôi việc, thỏa thuận về thời gian làm việc để được hưởng trợ cấp thôi việc ghi trong hợp đồng là một năm, hoàn toàn hợp lí với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, theo quy định của luật, mức trợ cấp thôi việc là nửa tháng lương cộng với phụ cấp nếu có, mà mức trợ cấp thôi việc quy định trong hợp đồng lao động giữa công ty CR và bà V lại là “mỗi năm làm việc là một tháng lương”, từ đó có thể thấy nội dung thỏa thuận giữa công ty CR và bà V là không hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật, mà nó được xác lập theo hướng có lợi hơn cho bà V. Tuy nhiên, 5 theo nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động thì thỏa thuận này vẫn được thừa nhận hợp pháp vì nó có lợi hơn cho người lao động. Sau khi nghỉ hưu, bà V vẫn tiếp tục làm công việc cũ ở CR. Đề bài không nói rõ hợp đồng giao kết mới sau khi nghỉ hưu có những điều khoản cụ thể như thế nào. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho bà V là người cao tuổi giao kết hợp đồng lao động thì hợp đồng mới phải có thêm một số điều khoản như: ngày làm việc không quá 7h; không làm việc ca đêm; các khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền nghỉ hàng năm, tiền tàu xe đi lại khi nghỉ phép được trả trực tiếp vào lương và bà V không phải đóng Bảo hiểm xã hội nữa. 2. Hãy bình luận về ý kiến của Văn phòng Luật sư X trong vụ việc trên. Theo đề bài, bà V làm việc cho tổ chức CR từ năm 1991. Đến tháng 8/2008, bà V nghỉ hưu, sau khi nghỉ hưu thì bà vẫn tiếp tục làm việc ở CR đến tháng 10/2010 thì hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. Ta có thể hiểu sau khi nghỉ hưu tháng 8/2008, bà V sẽ được bên bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ hưu trí cho thời gian làm việc từ năm 1991 đến tháng 8/2008. Thời gian từ tháng 8/2008 đến tháng 10/2010 là thời gian bà V làm việc theo hợp đồng lao động mới được giao kết với CR sau khi nghỉ hưu. Vì đề bài không ghi rõ hợp đồng mới được giao kết sau khi bà V nghỉ hưu có những nội dung như thế nào nên ta coi như hợp đồng lao động mới có những nội dung thỏa thuận tương tự như các hợp đồng lao động được giao kết khi bà V chưa nghỉ hưu. Trong hợp đồng lao động giữa bà V và CR có điều khoản quy định về vấn đề trợ cấp thôi việc cho người lao động: “Người lao động được thanh toán trợ cấp thôi việc theo mức: mỗi năm làm việc là 1 tháng lương với điều kiện đã làm việc tại công ty từ 1 năm trở lên.”. Thứ nhất, theo tình huống đề bài đưa ra, hợp đồng lao động của bà V và tổ chức CR chấm dứt từ tháng 10/2010 trên cơ sở thỏa thuận, thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều 36 Bộ Luật lao động. Thứ hai, Bà V không thuộc các trường hợp không được hưởng trợ 6 cấp thôi việc được quy định tại: khoản 1 Điều 17, khoản 2 Điều 41, điểm a và b khoản 1 Điều 85 và Điều 145 BLLĐ. Thứ ba, sau khi nghỉ hưu, bà V làm việc tiếp ở CR từ năm tháng 8/2008 cho đến tháng 10/2010, đủ tiêu chuẩn làm việc hơn 1 năm để được hưởng trợ cấp thôi việc. Thứ tư, căn cứ theo Khoản 2 Điều 124 Bộ luật lao động thì: “Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới, thì ngoài quyền lợi theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động.”. Như vậy, bà V có đủ điều kiện để được hưởng trợ cấp thôi việc, ngoài chế độ hưu trí, CR còn phải trả trợ cấp thôi việc cho bà V. Theo quy định tại điểm b Điều 2 mục III thông tư số 21/2003/TT- BLĐTBXH thì “người lao động nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 145 của Bộ luật Lao động” không được hưởng trợ cấp thôi việc. Do giai đoạn từ năm 1991 đến tháng 8/2008, bà V đã được hưởng quyền lợi theo chế độ hưu trí nên thời gian này sẽ không được tính để bà được hưởng trợ cấp thôi việc. Thời gian được dùng để tính trợ cấp thôi việc cho bà V là từ tháng 8/2008 đến tháng 10/2010. “Văn phòng Luật sư X trả lời là CR phải trả trợ cấp thôi việc cho bà V vì mặc dù về hưu song bà vẫn tiếp tục làm việc, có nghĩa hợp đồng lao động chưa chấm dứt ở thời điểm nghỉ hưu”. Từ những phân tích trên, ta có thể thấy ý kiến của văn phòng Luật sư X là chưa chính xác. Đúng là tổ chức CR phải trả trợ cấp thôi việc cho bà V. Tuy nhiên, lí giải của văn phòng Luật sư X cho rằng hợp đồng của bà V chưa chấm dứt ở thời điểm nghỉ hưu là sai, bởi ở thời điểm nghỉ hưu thì hợp đồng lao động đã chấm dứt và sau đó hai bên mới có giao kết hợp đồng lao động mới sau nghỉ hưu. Cách lí giải của văn phòng Luật sư X là hợp đồng của bà V chưa chấm dứt ở thời điểm nghỉ hưu có thể dẫn đến việc bà V lầm tưởng tổ chức CR sẽ phải trả trợ cấp thôi việc cho bà trong cả giai đoạn từ 1991 đến tháng 10/2010. Như vậy, theo đúng quy định pháp luật thì CR phải trả trợ cấp thôi việc là do giữa CR và bà V có giao kết hợp đồng lao động mới với người cao tuổi sau khi bà V nghỉ hưu từ tháng 8/2008 đến tháng 7 10/2010, còn chế độ hưu trí của bà V được hưởng là chế độ trong giai đoạn từ 1991 đến tháng 8/2008. 3. Hãy giải quyết quyên lợi của bà V theo pháp luật lao động hiện hành. _ Quyền lợi của bà V bao gồm: + Bảo hiểm xã hội một lần theo chế độ hưu trí; + Tiền trợ cấp thôi việc do tổ chức CR trả do thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với tổ chức CR. + Các khoản phụ phí, bảo hiểm trả trực tiếp vào lương theo hợp đồng sau khi nghỉ hưu. a. Bảo hiểm xã hội một lần theo chế độ hưu trí. Bà V là đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2006: “Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên” (từ năm 1991 đến 8/2008). Theo tình huống mà đề bài đưa ra có thể thấy, tổ chức từ thiện nước ngoài CR với vai trò là người sử dụng lao động và thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm bắt buộc theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2006: “Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.” Từ năm 1991, bà V đóng bảo hiểm với tư cách người lao động với hợp đồng có xác định thời hạn trên 3 tháng khi làm cho tổ chức CR cho đến khi bà nghỉ hưu tháng 08/2008. Vì đề bài không đề cập chính xác thời điểm mà bà V bắt đầu đi làm và phải đóng bảo hiểm, nên ta chia 2 trường hợp: 8 - Trường hợp 1, bà V làm viêc trước tháng 2/1991 thì bà sẽ có 18 năm làm việc tại CR. - Trường hợp 2 bà V làm việc sau tháng 2/1991 thì bà sẽ có 17 năm 6 tháng làm việc tại CR. (theo quy định tại Khoản 5 Điều 14 Nghị định 44/2003/NĐ-CP về làm tròn thời gian làm việc khi có tháng lẻ đối với người lao động làm việc trên 12 tháng). Theo Luật bảo hiểm xã hội 2006 thì: “Điều 55. Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu 1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;” “Điều 50. Điều kiện hưởng lương hưu 1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi;” Theo đề bài thì tháng 8/2008 bà V nghỉ hưu, ta có thể mặc định là bà V nghỉ hưu đúng tuổi (55 tuổi). Thời gian làm việc của bà V là 17 năm 6 tháng hoặc 18 năm, chưa đủ 20 năm, như vậy bà V không đủ điều kiện hưởng lương hưu mà chỉ đủ điều kiện để được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội 2006. Về mức bảo hiểm xã hội 1 lần mà bà V được hưởng sẽ tính theo quy định tại khoản 2 Điều 30 nghị định 152/2006/NĐ-CP thì “Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi 9 năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội”. b. Trợ cấp thôi việc. Như đã phân tích ở câu 2 thì bà V có đủ điều kiện để được hưởng trợ cấp thôi việc, ngoài chế độ hưu trí, CR còn phải trả trợ cấp thôi việc cho bà V. Theo hướng dẫn tại Điều 3, mục III của thông tư số 21/2003/TT- BLĐTBXH thì trợ cấp thôi việc của bà V được tính như sau: Tiền trợ cấp thôi việc = Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp x Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc x 1/2 Trong đó: Theo quy định tại điểm b Điều 2 mục III thông tư số 21/2003/TT- BLĐTBXH thì “người lao động nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 145 của Bộ luật Lao động” không được hưởng trợ cấp thôi việc (quy định này là hợp lý vì bản chất của trợ cấp thôi việc là giúp người lao động có thể ổn định cuộc sống, đảm bảo cuộc sống bình thường trong thời gian tìm việc mới), nên thời gian đã được tính để xác định mức lương hưu được hưởng hàng tháng của bà V sẽ không được xét để tính mức trợ cấp thôi việc sau khi bà V thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với tổ chức CR. Vì vậy, tổng thời gian làm việc của bà V để tính trợ cấp thôi việc là khoảng thời gian từ tháng 8/2008 đến tháng 10/2010, khoảng thời gian này là 2 năm 2 tháng, nhưng sẽ được làm tròn thành 2 năm 6 tháng theo quy định tại khoản 5 Điều 14 nghị định số 44/2003/NĐ-CP. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, bao gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ và phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có) qui định tại Điều 15 của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ. 10 [...]... nền kinh tế… bộ luật lao động đã và đang được củng cố và mở rộng hơn nữa, nhằm đảm bảo đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ không chỉ đối với người lao động mà còn đối với cả người sử dụng lao động trong quan hệ pháp luật lao động 13 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình luật lao động Việt Nam 2 Bộ luật lao động của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi bổ sung 2002 2006, 2007) 3 Luật bảo hiểm... đồng lao động vẫn là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động Áp dụng trong thực tiễn cho thấy vẫn còn nhiều khúc mắc, nhiều vấn đề mà luật lao động vẫn chưa thể giải quyết triệt để, trong đó một phần do các chủ thể chưa có nhận thức đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ của mình Nhìn chung, dựa vào cơ sở lí luận khoa học luật lao động, ... điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động thì khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền tàu xe, nghỉ hàng năm trong giai đoạn bà V đã nghỉ hưu và tiếp tục làm việc cho CR sẽ được tính gộp vào tiền lương hoặc tiền công của bà “Điều 5 Giao kết hợp đồng lao động quy định tại Điều 30 và Điều 120 của Bộ luật Lao động được quy định như sau: 2 Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với... 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động thì: “2 Hợp đồng lao động giao kết với người đang hưởng lương hưu hàng tháng và người làm việc có thời hạn dưới 03 tháng thì ngoài phần tiền lương theo công việc, người lao động còn được người sử dụng lao động thanh toán khoản tiền tính theo tỷ lệ phần trăm (%) so với tiền lương theo hợp đồng lao động, gồm: a) Bảo hiểm xã hội: từ ngày Thông tư... sử dụng lao động thì thực hiện theo quy định của Chính phủ c) Nghỉ hàng năm 4% d) Tiền tàu xe đi lại khi nghỉ hàng năm do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động Mỗi cá nhân tổ chức đều bình đẳng trong quan hệ pháp luật lao động, là cơ sở để thỏa thuận các quyền và nghĩa vụ cụ thể cho phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế, là căn cứ để giải quyết tranh chấp nếu có Tóm lại, pháp luật lao động luôn...Theo quy định tại Điều 42 Bộ luật lao động: khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ 1 năm (12 tháng) trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc Thời gian bà V làm việc tại CR để tính trợ cấp thôi việc là 2 năm 6 tháng,... có Tóm lại, pháp luật lao động luôn điều chỉnh các mối quan hệ lao động bằng những nguyên tắc nhất định, qua đó bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên tham gia 12 KẾT LUẬN: Xét về phương diện lịch sử, luật lao động ra đời tương đối muộn so với các ngành luật khác Vì vậy, chế định Hợp đồng lao động cũng xuất hiện trong bối cảnh luật về hợp đồng dân sự đã có bề dày về lí luận và thực tiễn áp... 9/5/2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động 8 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương 14 MỤC LỤC Tên đề mục Trang Đề bài ………………………………………………………02 Lời mở đầu……………………………………………………03 1 Nhận xét về việc giao kết hợp đồng lao động giữa bà V và tổ chức ……………………………… 04 2 Hãy bình luận về ý kiến của Văn phòng Luật sư X trong vụ việc trên…………………………………... với nhiều người sử dụng lao động nếu có khả năng thực hiện nhiều hợp đồng và phải bảo đảm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật Đối với hợp đồng lao động ký với người đã nghỉ hưu, người làm công việc có thời hạn 11 dưới 3 tháng thì khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền tàu xe, nghỉ hàng năm được tính gộp vào tiền lương hoặc tiền công của người lao động. ” Cụ thể về vấn... sung 2002 2006, 2007) 3 Luật bảo hiểm xã hội 2006 4 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc 5 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động 6 Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định số 44/2003/NĐ-CP 7 Thông . LUẬT HÀ NỘI KHOA PHÁP LUẬT KINH TẾ BÀI TẬP NHÓM THÁNG 1 MÔN LUẬT LAO ĐỘNG Nhóm : 02 Lớp : N03.TL3 Trường: Đại học Luật Hà Nội ĐỀ BÀI B ÀI TẬP. người lao động mà còn đối với cả người sử dụng lao động trong quan hệ pháp luật lao động. 13 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình luật lao động

Ngày đăng: 07/04/2013, 13:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan