Vận dụng quan điểm dạy học phát huy tính cực, chủ động và trí thông minh của học sinh vào dạy học “ Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

32 473 0
Vận dụng quan điểm dạy học phát huy tính cực, chủ động và trí thông minh của học sinh vào dạy học “ Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com SỞ GD & ĐT THANH HÓA TRƯỜNG THPT NGA SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM DẠY HỌC PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG VÀ TRÍ THÔNG MINH CỦA HỌC SINH VÀO DẠY HỌC TÁC PHẨM “ CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Người thực hiện : HOÀNG THỊ HUYỀN Chức vụ : Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực: Môn Ngữ văn THANH Ho¸ NĂM 2013 1 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Do yêu cầu của xã hội đối với dạy học văn hiện nay. Đã nhiều năm gần đây, dạy học văn trở thành nỗi bức xúc của toàn xã hội, điều này vừa là niềm vui, cũng là nỗi buồn, sự lo lắng cho toàn ngành giáo dục nói chung, mỗi giáo viên dạy văn nói riêng. Vui vì điều đó chứng tỏ bộ môn ngữ văn vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong nền giáo dục quốc dân. Buồn vì môn Ngữ văn nói chung, dạy học văn nói riêng không đáp ứng được những đòi hỏi chính đáng của xã hội, đặc biệt, hiện trạng chất lượng học tập và thi cử hiện nay của HS làm không ít người lo ngại…cần xem xét lại phương pháp giảng dạy văn học trong nhà trường hiện nay. 1.2. Do yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học văn nói riêng. Từ những đòi hỏi như trên đối với môn văn trong nhà trường hiện nay, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học môn văn là nhu cầu thiết thực và tất yếu. Trong một lần phát biểu, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhấn mạnh: “Phải làm thế nào cho giờ giảng văn trở thành một giờ hấp dẫn, một giờ sôi nổi, một giờ hứng thú đối với học sinh, để sau giờ đó, học sinh còn say sưa nghĩ thêm, tìm tòi và hiểu thêm. Phải suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo để có cách dạy văn tốt nhất”. Từ những vấn đề đó cho thấy, phương pháp dạy học truyền thống không làm được như vậy, thậm chí còn làm mất dần tính chủ động, sáng tạo của học sinh, không bồi dưỡng được nhiều cho tâm hồn nhạy cảm của các em, 2 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com và đặc biệt không khai thác, phát triển được trí thông minh tiềm ẩn trong các em. 1.3. Do yêu cầu từ phía bản thân bộ môn. Ngữ văn là một môn khoa học, nhưng là khoa học của nghệ thuật, khoa học xã hội. Bản thân văn học là sản phẩm của trí tuệ và tình cảm, cảm xúc nội tâm bên trong chủ thể mỗi nhà văn…Cho nên, bản thân văn học yêu cầu người tiếp nhận nó cũng phải bằng trí thông minh, óc sáng tạo, tích cực, chủ động. Dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, trí thông minh của học sinh không chỉ là một hướng dạy mới, hiện đại, mà còn là con đường để bồi dưỡng, nâng cao trí thông minh cho học sinh, giúp học sinh tự tin vào năng lực của bản thân, chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong cảm thụ và tiếp nhận văn học. Nguyễn Minh Châu là nhà văn lớn trong nền văn học dân tộc. Đặc biệt ông là người “ mở đường tinh anh và tài năng” người “ đi được xa nhất”, đặt những viên gạch đầu tiên làm nền móng cho công cuộc đổi mới văn học nước nhà.Truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa” là một minh chứng cho quá trình đổi mới nghệ thuật ấy của Nguyễn Minh Châu, lựa chọn tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm này của ông nhằm khai thác những cách tân nghệ thuật của tác giả làm dữ kiện để phát huy tính tích cực, chủ động, trí thông minh của học sinh. Với tất cả những lí do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Vận dụng quan điểm dạy học phát huy tính cực, chủ động và trí thông minh của học sinh vào dạy học “ Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu” như là một niềm say mê, một hướng tìm tòi nhằm nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy của bản thân, đồng thời hi vọng góp một tiếng nói nhỏ bé vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học văn trong nhà trường hiện nay. 3 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng - Những đổi mới tư duy nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu sau 1975 - Truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa” - Học sinh lớp 12 trường THPT Nga Sơn năm học 2012- 2013 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu lí luận dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và trí thông minh của HS. - Vận dụng vào dạy học tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. 3. Mục đích nghiên cứu Góp phần đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn để nâng cao chất lượng dạy và học văn trong nhà trường hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tổng hợp - Phương pháp thực nghiệm B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1. Cơ sở lí luận 1.1. Bản chất của quan điểm dạy học phát huy tính tích cực, chủ động và trí thông minh của HS Từ điển Tiếng việt cho rằng “ tích cực” là: tỏ ra chủ động, có những hoạt động nhằm tạo ra những sự biến đổi, thay đổi và hăng hái, tỏ ra nhiệt tình đối với nhiệm vụ, công việc… Dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của HS là người giáo viên sử dụng phương pháp có tác dụng phát huy tính tích 4 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com cực của người học để họ tự giác, tích cực, tự lực, sáng tạo trong quá trình học tập. Dạy học phát triển trí thông minh của HS là kiểu dạy học nhằm phát huy cao độ trí tuệ, tinh thần độc lập, tự chủ của HS dựa trên những suy đoán khoa học, tư duy lôgic và những liên tưởng, tưởng tượng. Mục đích của quan điểm dạy học này là nhằm thức dậy trí thông minh và sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tiếp thu và vận dụng kiến thức. Dạy học phát huy tính cực, chủ động và trí thông minh của học sinh đặt ra những yêu cầu sau đây * Đối với người dạy: - GV phải dạy học một cách thực sự thông minh và sáng tạo, phải xử lí thật nhanh, thật khéo léo những tình huống sư phạm nảy sinh trong tiết dạy. - Phải chuẩn bị thiết kế bài dạy thật kĩ và tốt, phải chuẩn bị được hệ thống câu hỏi khơi dậy trí thông minh, kích thích trí tò mò và lòng ham hiểu biết của các em. - Về phương pháp, người GV phải dùng phương pháp nêu vấn đề để HS tranh luận, thảo luận một cách công bằng, dân chủ giúp các em tự phát hiện ra chân lí, làm cho giờ học sôi nổi, ngay cả những kết luận mà GV đưa ra cũng phải thuyết phục các em, tuyệt đối tránh sự áp đặt, gò ép. * Đối với người học - Phải đọc kĩ văn bản - Phải chuẩn bị bài ở nhà thật kĩ, nghiêm túc, trả lời hệ thống câu hỏi mà thầy cô cho trước - Chủ động tiếp thu kiến thức, tránh phụ thuộc vào ý kiến của GV, năng động, linh hoạt trong việc trả lời câu hỏi. 1.2. Cơ sở triết học 5 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com Thế kỉ XVIII- XIX chủ nghĩa Mác- Lênin ra đời đã khẳng định ngoại lực dù là yếu tố vô cùng quan trọng nhưng cũng chỉ là yếu tố có vai trò hỗ trợ tạo điều kiện thúc đẩy mà thôi, còn nội lực mới là yếu tố đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của bản thân sự vật, sự phát triển đó sẽ đạt đến đỉnh điểm khi và chỉ khi có sự kết hợp, cộng hưởng giữa hai yếu tố nội lực và ngoại Như vậy có thể xác định việc coi học sinh là chủ thể sáng tạo, là yếu tố nội lực quyết định quá trình vận động và phát triển của bản thân học sinh là quan điểm có cơ sở khoa học và lí luận sâu sắc. Với quan điểm này lối học thụ động dần sẽ mất ưu thế mà thay vào đó là hướng tiếp cận độc lập, chủ động, sáng tạo. Đặc biệt trong dạy và học môn văn, môn học của cảm xúc lại càng cần những thái độ, những tình cảm cá nhân chứ không phải và không thể là những rung động dây chuyền, những rung động của người dạy truyền sang cho người học. 1.3. Cơ sở tâm lí học Lứa tuổi HS THPT ở khoảng 15-18 tuổi. Theo sự phân chia của các nhà tâm lí thì đây là giai đoạn đầu của tuổi thanh niên. HS khối 12 đã lớn lên về thể lực cũng như trí tuệ, đặc điểm tâm lí lứa tuổi này là các em rất thích tranh luận, rất muốn được thể hiện và bộc lộ kiến thức của mình, các em cũng rất muốn được quan tâm, được tôn trọng, nói chung khả năng sáng tạo của các em rất dồi dào và mong muốn bộc lộ rất lớn. Quan điểm dạy học phát huy tính tích cực, chủ động và trí thông minh của HS đã làm được điều đó 2. Thực trạng của việc vận dụng quan điểm dạy học phát huy tính tích cực, chủ động và trí thông minh của HS 2.1. Thực trạng của giờ dạy- học văn hiện nay 6 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com Về phía giáo viên: - Đa số GV đều có ý thức trong việc đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy, học văn. - Tuy nhiên trong thực tế còn nhiều lung túng: GV còn nặng về diễn giảng, hoặc hỏi rồi tự trả lời; sử dụng câu hỏi thiên về tái hiện, ít có câu có khả năng rèn luyện trí thông minh, chủ động cho HS Về phía HS - HS chỉ tái hiện kiến thức một cách thụ động, vì thế trong giờ đọc-hiểu phần lớn hoạt động của HS vẫn dừng lại ở mức độ ghi chép chứ chưa có ý thức tham gia vào các hoạt động dạy học, HS ngại phát biểu ý kiến…giờ văn trở nên mệt mỏi, nặng nề. - Trong giờ học, qua bài kiểm tra HS tỏ ra dựa dẫm vào GV hoặc tài liệu tham khảo, chứ chưa chú ý phát huy năng lực độc lập suy nghĩ. 2.2. Tình hình dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. 2.2.1. Khó khăn * Về phía tác giả và tác phẩm. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu trong sự nghiệp đổi mới của ông, vì thế tiếp cận với những cái mới, chệch khỏi thói quen xưa nay vốn có không phải là chuyện dễ dàng. Tác phẩm mới, nằm trong chương trình SGK mới, với phương pháp dạy học hiện đại nên chắc chắn sẽ có nhiều bỡ ngỡ. Toàn bộ tác phẩm có dung lượng khá dài, với 3 tiết, nếu GV khai thác rộng sẽ không sâu, ngược lại chỉ đi sâu một số nội dung trọng tâm sẽ dễ phá vỡ tính chỉnh thể của tác phẩm và dễ trượt khỏi ý đồ nghệ thuật của nhà văn. * Về phía GV và HS 7 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com Tiếp cận cái mới mà lại là cái mới trong nghệ thuật là cả một vấn đề nan giải. Nhiều thầy cô xuýt xoa tiếc cho “ Mảnh trăng cuối rừng” và bỡ ngỡ trước “ Chiếc thuyền ngoài xa”. Vì thế GV không thật sự chú tâm và cẩn thận thì dễ dẫn HS đi đến những dị ứng hoặc phản tiếp nhận. 2 2.2. Thuận lợi * Về phía tác giả và tác phẩm Dù nhiều triết lí, nhiều khái quát nghệ thuật nhưng tác phẩm rất gần gũi với ngôn ngữ thời đại ngày nay và cuộc sống đời thường, vì vậy vẻ đẹp nổi bật của nó chính là sự trong sáng, giản dị nhưng vẫn rất khái quát, đa nghĩa. Vì cùng thời đại nên không có khoảng cách quá lớn giữa nhà văn, tác phẩm và bạn đọc học sinh về ngôn ngữ, tư duy nghệ thuật, hoàn cảnh và môi trường sống… bởi thế sẽ có những đồng nhất thẩm mĩ . Tác phẩm mới, phương pháp dạy học hiện đại sẽ tạo ra những kích thích mạnh mẽ, làm tăng hứng thú dạy của GV và hứng thú tiếp nhận của HS. Hứng thú sẽ dẫn đến say mê, say mê sẽ giúp cả GV và HS làm việc hiệu quả hơn. * Về phía GV và HS GV đã được tìm hiểu, được nghiên cứu đầy đủ trong thời gian học tập ở trường đại học và đã, đang giảng dạy tác phẩm. Vì thế đã có kiến thức sâu và nền tảng làm cơ sở, nên cũng không thật khó khăn khi hướng dẫn học sinh tiếp nhận tác phẩm này. Đối tượng là HS lớp 12, lứa tuổi luôn có nhu cầu bộc lộ, thể hiện và khẳng định mình, đây là thuận lợi để GV khơi dậy trí tò mò, nhu cầu khám phá, lòng ham hiếu biết của các em. 8 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com Từ những khó khăn và thuận lợi trên, bản thân tôi thấy, vận dụng quan điểm dạy học phát huy tính tích cực, trí thông minh của HS khi dạy truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa” có những ưu điểm sau: - Đây là hướng dạy học phù hợp với đòi hỏi về năng lưc con người trong thời điểm hiện nay và yêu cầu đào tạo của nhà trường. - GV và HS phải làm việc thực sự, hoạt động triệt để trong giờ học. - Cả người học và người dạy đều phải phát huy tinh thần dân chủ, sẵn sàng tham gia tranh luận để đi đến chân lí. 3. Những biện pháp dạy học phát huy tính cực, chủ động và trí thông minh của học sinh vận dụng vào dạy học “ Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. 3.1. Đọc- hiểu văn bản. Đọc là công việc đầu tiên của hoạt động tiếp nhận tác phẩm văn chương. Đọc tác phẩm văn chương là việc giải quyết mối tương quan của các cấu trúc tồn tại trong tác phẩm. Đó là quá trình từng bước phát hiện và khám phá nội dung ý nghĩa xã hội, con người, thời đại trong cấu trúc hình tượng thẩm mĩ trong tác phẩm. Bản chất của đọc văn là hình thức sáng tạo lại văn bản. Bằng cách đọc tác phẩm, các em được nâng cao trình độ, năng lực nhận thức mà nhân cách các em cũng dần dần được hoàn thiện. Bồi dưỡng năng lực đọc thông qua đọc-hiểu cho các em để các em nắm bắt, hiểu, đồng cảm với những cảm xúc của nhà văn.Việc đọc kĩ tác phẩm sẽ giúp cho Hs giải quyết được những tình huống mà GV đặt ra. Để phát huy được tính tích cực và trí thông minh của HS cần xây dựng một bầu không khí làm việc có hiệu quả, trong đó GV hoặc HS có thể đưa ra một vấn đề, một tình huống nhận thức để cả lớp cùng thảo luận. HS phải tự đặt 9 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com mình vào những vị trí nhất định để tham gia giải quyết vấn đề và tự hình dung ra quan điểm của tác giả. Trong bầu không khí học tập này, người học được nhận sự động viên cao, có một sự tự đánh giá mạnh mẽ, và kết quả học tập của HS được đào sâu. Từ đó, các em tự học tập lẫn nhau, tự thay đổi thái độ, tình trạng học tập và tự điều chỉnh cách học của bản thân cho tốt hơn. 3.2. Phát huy tính tích cực và trí thông minh cho HS bằng cách hướng dẫn các em tìm kiếm, phát hiện, đánh giá những cái mới, cái lạ trong nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm. Cái mới lạ của “ Chiếc thuyền ngoài xa” trước hết bộc lộ ở những đổi mới tư duy nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu: nhận thức lại mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống; nhận thức lại trách nhiệm của người nghệ sĩ; đổi mới cách nhìn con người và cuộc sống; đổi mới trong cách xây dựng nhân vật, tình huống truyện, lực chọn chi tiết… Thông qua tác phẩm, nhà văn muốn đặt ra vấn đề mang tính thời sự của văn nghệ sĩ những năm 80 của thế kỉ trước, đặc biệt là trong thời kì đổi mới, đó là vấn đề nhận thức lại mối quan hệ giữa nghệ thuật với đời sống. Nội dung này được thể hiện xuyên suốt toàn bộ tác phhẩm cũng như đoạn trích trong sách giáo khoa: đoạn trích có thể chia làm 3 phần: phần đầu: Cái nhìn duy mĩ của nhân vật tôi; phần 2: sự đổ vỡ của cái nhìn duy mĩ; phần 3: sự thức tỉnh với cái nhìn đầy bất ngờ, khám phá và sáng tạo của nhân vật tôi. 3.3. Phát huy tính tích cực và trí thông minh cho HS bằng cách hướng dẫn các em phân tích, cắt nghĩa, bình giá các biểu tượng nghệ thuật, cách xây dựng nhân vật và tạo tình huống truyện. Trong “ Chiếc thuyền ngoài xa” có 3 yếu tố nghệ thuật sau cần phải phân tích, cắt nghĩa và bình giá một cách thấu đáo và triệt để: 10 [...]... động và trí thông minh của học sinh 2.1 Thực trạng của giờ dạy học văn hiện nay 5 10 2.2 Tình hinh dạy- học tác phẩm Chiếc thuyền ngoài 5 11 xa” của Nguyễn Minh Châu 3 Những biện pháp dạy- học phát huy tính tích cực chủ 6 động và trí thông minh của học sinh vận dụng vào dạy- học Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh 12 Châu 3.1 Đọc – hiểu văn bản 6 13 3.2 Phát huy tính tích cực chủ động và trí thông. .. dạy- học đọc- chép, để thay vào đó kiểu dạy học phát triển tối đa khả năng tư duy, tính năng động, tích cực, trí thông minh, óc sáng tạo của HS - Truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu có những khả năng phát huy tính tích cực, chủ động và trí thông minh của HS - Kết quả thực nghiệm cho thấy: nếu GV chịu khó tìm tòi, suy nghĩ và có sự đầu tư cho các bài giảng thì sẽ phát huy được “. .. day- học rất hứng thú Qua kết quả thực nghiệm và người trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy việc vận dụng quan điểm dạy học phát huy tính tích cực, chủ động và trí thông minh của HS vào dạy học tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa” là rất hiệu quả C Kết luận và đề xuất * Kết luận - Nghệ thuật dạy học là nghệ thuật thức tỉnh tâm hồn HS tính ham hiểu biết và giúp các em thỏa mãn được nhu cầu đó Dạy học phát huy. .. tích tích cực, chủ động và trí thông minh của HS đáp ứng được điều đó, vì đã thức dậy trí thông minh, óc sáng tạo của HS, từ đó tìm lại, vận dụng và phát huy, phát triển những tiềm năng vốn có của người học, giúp các em ý thức được khả năng thực sự của bản thân, để tự vận động và tham gia tích cực vào hoạt động học, chủ động tiếp thu kiến thức và sáng tạo trong vận dụng kiến thức Kiểu dạy học này góp... như trí tuệ của HS Chính sự thông minh, tích cực của các em sẽ giúp GV nhìn nhận và đánh giá lại cách dạy cuả mình và chính các em sẽ bổ sung cho GV nhiều điều thú vị để bài giảng luôn phong phú, sinh động và hấp dẫn hơn 27 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com * Đề xuất Cần tiếp tục phát triển lí luận dạy học phát huy tính tích cực, chủ động và trí thông minh của HS... Biểu tượng “ Chiếc thuyền ngoài xa”cũng là một biểu tượng đa nghĩa rất đáng chú ý: + “ Chiếc thuyền ngoài xa” trong màn sương mờ ảo kia cũng giống như số phận của con người là vô cùng mong manh, bé nhỏ trước thiên nhiên và bão tố của cuộc đời 11 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com + “ Chiếc thuyền ngoài xa”cũng là một khoảng cách giữa hiện thực cuộc sống và nghệ thuật:... chắc của nhà văn vào 12 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com con người vào cuộc sống, mặt khác cũng truyền đến cho độc giả niềm tin tưởng, lạc quan sâu sắc 3.3.2 Tình huống truyện Cách xây dựng tình huống truyện của Nguyễn Minh Châu sẽ tạo ra tình huống học tập cho người học và đưa các em vào cuộc tìm kiếm chân lí nghệ thuật trong tác phẩm, từ đó phát huy tính tích cực,. .. bản 6 13 3.2 Phát huy tính tích cực chủ động và trí thông minh của 7 học sinh bằng cách hướng dẫn các em tìm kiếm, phát hiện, đánh giá những cái mới, cái lạ trong nội dung cũng 14 như nghệ thuật của tác phẩm 3.3 Phát huy tính tích cực chủ động và trí thông minh của 7 31 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com học sinh bằng cách hướng dẫn các em phân tích, cắt nghĩa, bình... của Nguyễn Minh Châu sau 1975 Nguyễn Tri Phương 30 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com MỤC LỤC TT NỘI DUNG Trang 1 A Đặt vấn đề 2 2 1 Lý do chọn đề tài 2 3 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4 3 Mục đích nghiên cứu 3 5 4 Phương pháp nghiên cứu 3 6 B Giải quyết vấn đề 3 7 1 Cơ sở lý luận 3 8 2 Thực trạng của việc vận dụng quan điểm dạy học phát 5 9 huy tích cực, chủ. .. trong tác phẩm, từ đó phát huy tính tích cực, trí thông minh của các em Trong “ Chiếc thuyền ngoài xa” có hai tình huống xảy ra liền nhau, cộng hưởng, bổ sung cho nhau và tạo nên một tình huống lớn cho toàn bộ câu chuyện: tình huống hành động ( 2 phát hiện của Phùng ở bãi biển) và tình huống thắt nút ( cảnh gặp gỡ ở tòa án huy n giữa ba nhân vật: Đẩu, Phùng và người phụ nữ) Từ hai tình huống trên kết . minh của học sinh. Với tất cả những lí do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài Vận dụng quan điểm dạy học phát huy tính cực, chủ động và trí thông minh của học sinh vào dạy học “ Chiếc thuyền. phát huy tính tích cực, chủ động và trí thông minh của HS. - Vận dụng vào dạy học tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. 3. Mục đích nghiên cứu Góp phần đổi mới phương pháp dạy. là nhằm thức dậy trí thông minh và sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tiếp thu và vận dụng kiến thức. Dạy học phát huy tính cực, chủ động và trí thông minh của học sinh đặt ra những

Ngày đăng: 16/05/2015, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan