luận văn tốt nghiệp thực trạng sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình” qua khảo sát tại thôn đồng vang xã kim long huyện tam dương tỉnh vĩnh phúc,

88 2.4K 5
luận văn tốt nghiệp thực trạng sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình” qua khảo sát tại thôn đồng vang   xã kim long   huyện tam dương   tỉnh vĩnh phúc,

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong lịch sử phát triển xã hội, loài người đã biết đến chế độ mẫu hệ, lúc đó quyền lực trong dòng tộc thuộc về người phũ nữ. Xã hội phát triển, thay đổi, chế độ mẫu hệ dần bị thu hẹp lại và được thay thế bằng chế độ phụ hệ, từ đó quyền lực thuộc về nam giới. Và trong sự phát triển, chính nhờ sự mạnh mẽ về thể chất, sự cứng rắn về tinh thần của người đàn ông đã góp phần củng cố cho địa vị thống trị của họ. Thế những, xã hội dần có nhiều sự thay đổi, sức mạnh về thể chất không còn chiếm ưu thế tuyệt đối nữa mà đồng thời xã hội cần những công dân có trí tuệ, có sức mạnh tư duy, đó là những đặc điểm mà phụ nữ không hề thua kém nam giới.Trong những năm gần đây trên thế giới, vai trò và vị trí của người phụ nữ được nâng lên kể. Phụ nữ đã có quyền bình đẳng so với nam giới. Họ được tự do học hành, được tham gia vào các hoạt động của xã hội theo khả năng của mình, có được quyền bỏ phiếu, ứng cử Theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năm 2002, hàng năm nền kinh tế toàn cầu đã bỏ qua khoảng 11 tỉ USD Mỹ từ thu nhập của phụ nữ do họ làm những công việc gia đình mà không được tính công. Thực tế, vô hình chung, công việc gia đình được coi như là nhiệm vụ riêng của người phụ nữ, đó là những “lao động không công”, không được trả lương và không được xã hội ghi nhận. Sự bất bình đẳng này tồn tại ở mức độ này hay mức độ khác và không ngoại trừ một quốc gia nào. Tại Việt Nam, thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế - xã hội chuyển từ tự cung, tự cấp, kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường sản xuất hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lí của nhà nước, theo hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến hoạt động kinh tế và đời sống xã hội nói chung. Nhờ có sự chuyển biến định hướng đúng đắn có tính 1 chiến lược của Đảng và Nhà nước, đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao hơn. Cơ chế thị trường đi sâu vào mọi khía cạnh của đời sống, các mối quan hệ của con người đang có sự thay đổi lớn. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cũng chịu những sự tác động từ sự thay đổi đó. Gia đình vốn được coi là hạt nhân cơ bản của xã hội. Nghị quyết hội nghị Trung ương V đã đặt vấn đề gia đình ở một tầm quan trọng trong sự nghiệp xây dựng văn hóa và phát triển về mọi mặt của đất nước. Đó là “Phải giữ gìn và phát huy những những đạo đức tốt đẹp vốn có của gia đình Việt Nam nhằm tạo ra một lối sống lành mạnh, coi trọng xây dựng gia đình văn hóa và xây dựng mối quan hệ khăng khít gia đình, nhà trường và xã hội”. Trong đó, mục tiêu quan trọng của Đảng và Nhà nước ta là tăng cường sự tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của phụ nữ nhằm nâng cao vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình nói riêng và ngoài xã hội nói chung. Theo chỉ thị 37/CT-TW ngày 16-05- 1994 khẳng định: “Nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội là một yêu cầu quan trọng để thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ, là điều kiện để phát huy tài năng, trí tuệ và nâng cao địa vị cho phụ nữ.” Tuy nhiên, bản thân xã hội của nước ta với các yếu tố truyền thống, đặc biệt là tư tưởng Nho giáo vẫn là một nhân tố đáng kể tác động trực tiếp đến quan niệm và hành vi ứng xử của người dân trong cuộc sống. Các chuẩn mực xã hội và những lễ giáo phong kiến khiến cho người phụ nữ luôn bị ràng buộc trong gia đình, rơi vào địa vị phụ thuộc, luôn sống bó hẹp trong “tam tòng tứ đức” và có thân phận thấp hèn, không được bình đẳng với nam giới. Nhiều nơi phụ nữ bị đối xử bất công, luôn bị lép vế, lao động cực nhọc, thức khuya dậy sớm, không có tiếng nói trong gia đình, không được tham gia vào các công việc trong xã hội. Quan niệm trọng nam khinh nữ và tư tưởng coi thường phụ nữ vẫn còn đang tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Chế độ gia trưởng và sự bất bình đẳng 2 thường là những nguyên nhân dẫn đến sự phụ thuộc trong cuộc sống gia đình của người phụ nữ. Bình đẳng giới là một đòi hỏi cấp thiết và thiết thực nhằm đem lại sự giải phóng cho phụ nữ, tạo cho họ có nhiều cơ hội cùng nam giơi tham gia hoạt động xã hội, có được vị trí và chỗ đứng cá nhân ở ngoài xã hội và bên trong gia đình. Sự phân công lao động hợp lý các công việc trong gia đình không những là chìa khóa để đảm bảo cho sự ổn định bền chặt, êm ấm của gia đình, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của cả nam giới và nữ giới về mọi mặt xã hội. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về giới cũng đều cản trở sự phát triển bền vững, tạo nên xung đột xã hội. Vì vậy, vấn đề bình đẳng giới mang ý nghĩa hết sức sâu sắc về kinh tế, văn hóa, chính trị. Thông qua việc nghiên cứu đề tài về “ Thực trạng sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình” qua khảo sát tại thôn Đồng Vang - xã Kim Long - huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc, để thấy được quan niệm của người dân nới đây về sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình. Từ đó thấy rõ vai trò lao động của người phụ nữ trong gia đình, bất bình đẳng giữa nam giới và nữ giới diễn ra như thế nào nhằm góp phần để có cái nhìn đúng hơn về người phụ nữ. Thêm nữa, nó còn đề ra những biện pháp và khuyến nghị để nâng cao hơn vai trò của người phụ nữ, phát huy hết tiềm năng của người phụ nữ góp phần xây dựng một xã hội ngày càng công bằng văn minh. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu: Tác phẩm: “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” (Engels, 1884) đã mô tả sự phân công lao động theo giới gắn liền với các kiểu hôn nhân và gia đình, các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất khác nhau. “Giới tính thứ hai” (Simone De Beauvoir, 1949) đã giải thích 3 các nguyên nhân dẫn đến “địa vị hạng hai” của phụ nữ và lên tiếng đấu tranh nhằm xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng nam – nữ trên thế giới. “Sự huyền bí của nữ tính” (Betty Friedan, 1963) đã chỉ ra sự khốn khổ và thất vọng của người phụ nữ nội trợ khi họ bị phụ thuộc vào nam giới. “Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế” (Boserup, 1970) đã xác định một cách có hệ thông và ở phạm vi thế giới sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong nền kinh tế nông nghiệp “Phân công lao động theo giới trong gia đình nông dân” (Lê Ngọc Văn, 1997) đã chỉ ra mô hình phân công lao động theo giới ở khu vực nông thôn trong thời kỳ kinh tế thị trường. Vũ Tuấn Huy và Deborah S. Carr với nghiên cứu: “Phân công lao động nội trợ trong gia đình” (2000) đã khẳng định sự bất bình đẳng trong phân công lao động nội trợ - nơi phụ nữ đảm nhận chủ yếu. Các tác giả cũng chỉ ra sự tác động của các yếu tố nghề nghiệp, việc làm, số con, định hướng tâm thế nghề nghiệp có liên quan đến văn hóa và xã hội hóa. Cuốn sách: “Xu hướng gia đình ngày nay” (Vũ Mạnh Lợi, 2004) đã đưa ra mô hình phân công lao động giữa vợ và chồng theo chu trình hôn nhân và tập trung vào việc so sánh mô hình đó. Mô hình đó chỉ ra rằng việc nội trợ trong gia đình là việc của hầu hết phụ nữ trong giai đoạn đầu của cuộc hôn nhân, việc tham gia vào công việc nội trợ của nam giới có xu hướng tăng lên trong giai đoạn tiếp theo của cuộc sống gia đình. Tóm lại, từ khi có sự xuất hiện của sự phân công lao động theo giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên mỗi công trình nghiên cứu, mỗi đề tài khoa học lại nghiên cứu ở mỗi khía cạnh khác nhau của vấn đề. Để góp phần vào công cuộc nghiên cứu này, đề tài “Sự phân công lao động giữa vợ và chồng ở huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc” được nghiên cứu trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước hy vọng sẽ góp phần nào cho lĩnh vực nghiên cứu về phân công lao động theo giới ở Việt Nam. 4 Thế giới ngày nay tốt đẹp hơn so với khi bắt đầu bước vào thế kỷ 20. Tuy mù chữ, nạn bệnh tật và bạo lực vẫn còn gây đau khổ cho rất nhiều người trên thế giới nhưng cũng đã có nhiều tiến bộ- sự phổ cập của giáo dục và tình trạng biết đọc biết viết, những tiến bộ trong khoa học và y họcdã loại trừ hoặc kiểm soát được nhiều dịch bệnh, sự trao đổi thông tin tự do hơn trên khắp thế giới đã khiến những kẻ đi áp bức phải trả giá đắt hơn nếu muốn áp bức người khác. Một tiến bộ khác nữa là phụ nữ có tiếng nói hơn trong cuộc sống cá nhân cũng như ngoài cộng đồng. Trong thế kỷ 20, phụ nữ đã có quyền bỏ phiếu và nắm giữ các vị trí dân cử ở hầu hết các nước - cho dù nhiều khi chỉ là trên nguyên tắc. Với tư cách là người lao động, họ được pháp luật dành cho sự bảo vệ đặc biệt khi những điều luật đó được xem là cần thiết. Họ ngày càng có nhiều khả năng tiếp cận đến dịch vụ y tế và giáo dục. Họ đang tập hợp nhau lại một cách hữu hiệu cả ở trong nước và quốc tế- để xác định quyền của phụ nữ như những quyền con người và việc đưa vấn đề giới vào quá trình hoạch định chính sách phát triển. Đổi mới kinh tế ở Việt Nam những năm qua đã tác động mạnh mẽ tới cơ cấu và sự phân công lao động nam- nữ trong gia đình. Quy mô gia đình đang có xu hướng hạt nhân hoá nhưng các yêu cầu xã hội đối với chức năng gia đình lại tăng lên. Gia đình vừa phải đảm bảo đời sống vật chất (chức năng kinh tế) và tinh thần (chức năng duy trì tình cảm) cho các thành viên của mình, vừa phải tích cực tham gia các hoạt động kinh tế xã hội của cộng đồng. Vai trò của gia đình trong việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và lành mạnh hoá các quan hệ xã hội luôn được nhấn mạnh trong các văn bản, đánh giá và các nghiên cứu chính thức của các cá nhân và tổ chức. Nghiên cứu sự phân công lao động theo giới trong gia đình vùng nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước sẽ giúp chúng ta 5 nắm bắt được sự biến đổi của gia đình, của kinh tế hộ, sự biến đổi khuôn mẫu gia đình truyền thống đến hiện đại. Các khu vực nông thôn nằm giữa khu thành thị và nông thôn nên những biến đổi về kinh tế và văn hoá ở đây phức tạp và nhiều chiều hơn các khu vực khác. Sự biến đổi đó tác động đến sự phân công lao độngtrong các gia đình làm thay đổi mối quan hệ xã hội trong đó có mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là mối quan hệ giới. Vai trò của người phụ nữ bước đầu được chú trọng nhiều hơn trong các đề tài nghiên cứu về gia đình và phụ nữ. Có thể kể ra một số bài viết và đề tài sau: - “Đưa vấn đề giới vào phát triển thông qua sự bình đẳng giới vế quyền, nguồn lực và tiếng nói” (Báo cáo nghiên cứu chính sách của ngân hàng Thế giới, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội 2001). Báo cáo nhằm mục đích nâng cao sự hiểu biết về mối quan hệ giữa vấn đề giới, chính sách công và sự phát triển góp phần thúc đẩy sự bình đẳng giới. Báo cáo đề xuất một chiến lược 3 phần để nâng cao sự bình đẳng giới. Báo cáo đề cập đến việc phá vỡ sự phân công lao động cứng nhắc theo giới thông qua việc tiếp cận các nguồn lực về kinh tế và chính sách xã hội. - “Phụ nữ và nam giới và cải cách kinh tế ở nông thôn” được nghiên cứu bởi trung tâm nghiên cứu phụ nữ và gia đình vào năm 1995. Đề tài đã đề cập đến sự phân công lao động theo giới trong gia đình nông dân trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế cũng như các vấn đề xã hội đặt ra xung quanh mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế với tính công bằng và sự bình đẳng giới từ sự phân công lao động đó. - Giáo sư Lê Thi, “Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt Nam” trung tâm nghiên cứu về gia đình và phụ nữ lại khẳng định mục tiêu của việc nghiên cứu giới nhằm tạo nên sự phát triển tốt đẹp và sự phân công hợp lý giữa hai giới nam và nữ không chỉ trong lao đọng sản xuất ở các ngành nghề mà còn trong các hoạt động tổ chức, xây dựng cuộc sống 6 gia đình và nuôi dạy con cái. Ở cả hai lĩnh vực hoạt động- gia đình và xã hội - đều cần có sự tham gia và phát triển tài năng trí tuệ của cả hai giới, phù hợp với đặc điểm về giới của họ, góp phần tạo nên sự hài hoà trong từng gia đình. - Đề tài nghiên cứu “Sự phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn và vai trò của người phụ nữ” được thực hiện bởi trung tâm nghiên cưú phụ nữ vào năm 1989. Nội dung chủ yếu cho thấy tầm quan trọng và khả năng phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn. Trong đó phụ nữ nông thôn đóng vai trò quan trọng trong việc đóng góp thu nhập, đóng góp thời gian lao động sản xuất cho gia đình và xã hội. Song chưa nhấn mạnh đến sự phân công lao động theo giới trong các gia đình nông thôn. Ngoài ra còn rất nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của người phụ nữ và nam giới trong đời sống gia đình như : - “Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trước thềm thế kỷ 21” trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển, NXB thế giới, Hà Nội 2000 - “Gia đình và địa vị người phụ nữ trong xã hội” trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển, NXB khoa học xã hội 1995. - “Người phụ nữ và gia đình Việt Nam hiện nay” trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ, NXB khoa học xã hội 1991 - “Nghiên cứu và đào tạo giới ở Việt Nam” NXB khoa học xã hội 1999 - “Vai trò của nam chủ hộ ngư dân ven biển” tạp chí xã hội học 1998 - “Vai trò của người cha” tạp chí xã hội học 2002. Nhìn chung, bức tranh phân công lao động giữa hai giới đã được dựng lên khá rõ nét ở nhiều góc độ và hình thức nghiên cứu phong phú, nhưng dường như các đề tài mới chỉ tập trung vào việc phân tích sự thay đổi vị 7 trí, vai trò của người phụ nữ thông qua các hoạt động sống của gia đình nói chung. Đời sống không ngừng biến đổi, vì thế sự phân công lao động gia đình nói chung và sự phân công lao động các công việc nội trợ trong các gia đình nói riêng cũng cần sự biến đổi, để tạo nên một môi trường xã hội phát triển ổn định và bền vững. Trong báo cáo này, người viết cố gắng nhìn nhận vấn đề từ cả hai góc độ quan điểm của những phụ nữ và nam giới trong việc xem xét sự phân công lao động trong gia đình để thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào các công việc gia đình của cả hai giới, hy vọng đưa ra những khuyến nghị hướng tới sự phát triển toàn diện của cả hai giới trong mối tương quan với gia đình và xu thế biến đổi mới hiện nay. 3. Đối tượng nghiên cứu. Sự phân công lao động theo giới trong gia đình vùng nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. 4. Khách thể phạm vi nghiên cứu. 4.1. Khách thể nghiên cứu. Các hộ gia đình tại xã Kim Long - huyện Tam Dương - Vĩnh Phúc. 4.2. Phạm vi nghiên cứu. 4.2.1. Phạm vi không gian. Xã Kim Long - huyện Tam Dương - Vĩnh Phúc. 4.2.2. Phạm vi thời gian. Điều tra từ ngày 1 tháng 12 đến ngày 3 tháng 12 năm 2014. 4.2.3. Phạm vị nội dụng nghiên cứu. Sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình 8 5. Câu hỏi nghiên cứu: - Thực trạng phân công lao động theo giới trong gia đình vùng nông thôn hiện nay như thế nào? - Sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong công việc nội trợ diễn ra như thế nào? - Sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong công việc chăm sóc các thành viên trong gia đình và con cái diễn ra như thế nào? - Sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong các công việc lao động sản xuất diễn ra như thế nào? - Sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong công việc quyết định các việc lớn trong gia đình, tham gia các hoạt động cồng động và dòng họ? 6. Giả thuyết nghiên cứu: - Sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình cơ bản dựa trên mô hình phân công lao động truyền thống: Người vợ đảm nhận những công việc thiết yêu của gia đình là nội trợ, một phần công việc nông nghiệp. - Người vợ đảm nhận vai trò chính trong việc chăm sóc con cái và gia đình - Người chồng đảm nhận chính các công việc sản xuất, - Người chồng đại diện cho gia đình tham gia các hoạt động trong dòng họ hay đoàn thể. - Yếu tố kinh tế, văn hóa, học vấn, nghề nghiệp, tuổi tác động mạnh mẽ đến sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình. 9 7. Khung lý thuyết: 10 Điều kiện kinh tế-văn hoá-xã hội Các yếu tố thuộc về cấu trúc gia đình(độ dài hôn nhân, nhóm tuổi). Nhận thức về vai trò giới của người vợ và người chồng. Sự phân công lao động theo giới trong gia đình Các công việc nội trợ: đi chợ,nấu nướng, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa. Công việc chăm sóc các thành viên trong gia đình và giáo dục con cái. Việc quyết định các công việc lớn trong gia đình và đại diện gia đình tham gia các hoạt động trong dòng họ và đoàn thể. Biến đổi phân công lao động trong gia đình [...]... kinh tế - xã hội Sự khác biệt giữa nam và nữ dẫn đến sự phân công lao động nam – nữ trong xã hội và gia đình Trong tác phẩm “Nguồn gốc gia đình của chế độ tư hữu và Nhà nước”, Mac và Anghen đã nhận xét Sự phân công lao động là hoàn toàn có tính chất tự nhiên, chỉ tồn tại giữa nam và nữ, lúc đầu đó chỉ là sự phân công lao động trong hành vi tình dục, về sau sự phân công lao động chuyển thành sự phân chia... các huyện Bình xuyên, Thị xã Phúc Yên và Thành phố Vĩnh Yên 2 Kết quả nghiên cứu 2.1 Thực trạng phân công lao động theo giới trong gia đình tại địa bàn xã Kim Long - huyện Tam Dương - Vĩnh Phúc Trong các gia đình, sự phân công lao động chủ yếu diễn ra trong quan hệ giữa người vợ và người chồng Phụ nữ trong hầu hết các xã hội đều phải cáng đáng gánh nặng của các công việc gia đình - nấu nướng, lấy... hoạt động theo giới một cách tự nhiên và đã dẫn đến sự sở hữu có tính đặc trưng theo giới, mỗi giới làm chủ trong lĩnh vực hoạt động của riêng mình” Trong các xã hội, sự phân công lao động theo giới biểu hiện qua sự phân chia khu vực lao động nghề nghiệp Ngoài ra, sự phân công lao động theo giới còn thể hiện trong cách tổ chức cuộc sống gia đình Phân công lao động trong gia đình” là sự đảm nhiệm các công. .. này thể hiện mối quan tâm chung hay sự tương đồng trong công việc thực hiện vai trò giữa người vợ và người chồng trong những hoạt động này Như vậy đã có sự thay đổi trong quan niệm về phân công lao động giữa vợ và chồng trong công việc chăm sóc và giáo dục con cái, đã không có sự phân biệt rạch ròi trách nhiệm của vợ hay của chồng Ngoài chăm sóc và giáo dục con cái, thì trong nền tảng gia đình còn phải... hội Phân công lao động không đơn thuần là sự chuyên môn hóa lao động mà thực chất là quá trình gắn liền với sự phân hóa xã hội, phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội” Trong tác phẩm Sự phân công lao động xã hội” (1893) E Durkheim đã chỉ ra rằng phân công lao động không chỉ có ý nghĩa thuần túy kinh tế, để làm giàu và nâng cao năng suất, hiệu quả lao động mà phân công lao động còn thực hiện chức... việc trong gia đình của vợ, chồng và các thành viên khác trong gia đình nhằm thực hiện những chức năng của gia đình trong chăm sóc, giáo dục đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển ổn định của gia đình Sự phân công lao động trong gia đình chủ yếu dựa trên 3 nhóm công việc: các công việc tạo thu nhập, các công việc tái tạo sức lao động và các hoạt động nhằm duy trì mối liên hệ giữa các thành viên trong gia. .. cho là cần thiết và “hợp lý” để đảm bảo trật tự của hệ thống gia đình và xã hội Sự phân công lao động theo giới là hình thức tổ chức lao động trong xã hội có từ rất lâu đời nhưng điều đó không có nghĩa là nó không bị biến đổi Như 13 Mác và Ănghen đã nhận xét Sự phân công lao động cũng phát triển, lúc đầu chỉ là phân công lao động trong hành vi tình dục và về sau sự phân công lao động tự hình thành... của nhóm và của xã hội (Lê Ngọc Hùng – tập bài giảng XHH Lao động) Xã hội học xem xét lao động với tư cách là hiện tượng xã hội nảy sinh, biến đổi và phát triển trong bối cảnh xã hội Trong đề tài này lao động được nhìn nhận trong sự liên quan với quan hệ giữa vợ và chồng trong gia đình dưới tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Nó hoạt động tạo nên sự phụ thuộc và ràng... nhau giữa các thành viên trong gia đình 9.2 Khái niệm phân công lao động Khái niệm phân công lao động được hiểu từ hai góc độ khoa học liên quan đến khái niệm chức năng theo quan niệm kinh tế học bắt nguồn từ A Smith phân công lao động là sự chuyên môn hóa nhiệm vụ lao động nhằm thực hiện chức năng ổn định và phát triển xã hội, củng cố mối quan hệ gắn bó giữa các cá nhân và trật tự xã hội Phân công. .. với nhứng gia đình mà cả vợ và chồng đều có trình độ kém, ở đó, người vợ thì cam chịu, còn người chồng thì gia trưởng, việc thực hiện quyền bình đẳng trong phân công lao động lại càng trở nên khó khăn gấp bội Bởi vậy, việc thực hiện quyền bình đẳng trong phân công lao động trong gia đình phải được thực hiện dần dần từng bước một 34 2.1.2 Sự phân công lao động giữa vợ và chồng với công việc . trị. Thông qua việc nghiên cứu đề tài về “ Thực trạng sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình” qua khảo sát tại thôn Đồng Vang - xã Kim Long - huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc,. nào? - Sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong các công việc lao động sản xuất diễn ra như thế nào? - Sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong công việc quyết định các việc lớn trong gia. phân công lao động giữa vợ và chồng trong công việc nội trợ diễn ra như thế nào? - Sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong công việc chăm sóc các thành viên trong gia đình và con cái diễn

Ngày đăng: 16/05/2015, 13:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. MỞ ĐẦU

    • 1. Lý do chọn đề tài.

    • 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu:

    • 3. Đối tượng nghiên cứu.

    • 4. Khách thể phạm vi nghiên cứu.

      • 4.1. Khách thể nghiên cứu.

      • 4.2. Phạm vi nghiên cứu.

        • 4.2.1. Phạm vi không gian.

        • 4.2.2. Phạm vi thời gian.

        • 5. Câu hỏi nghiên cứu:

        • 6. Giả thuyết nghiên cứu:

        • 7. Khung lý thuyết:

        • 8. Phương pháp nghiên cứu.

          • 8.1. Phương pháp luận .

            • 8.1.1 Phương pháp luận của xã hội học Mác- Lênin.

            • 8.2. Cơ sở lý luận.

              • 8.2.1 Lý thuyết vị thế - vai trò

              • 8.2.2 Lý thuyết về cơ cấu - chức năng

              • 8.2.3 Quan điểm xã hội học về cách tiếp cận giới tính

              • 8.3. Phương pháp thu thập thông tin.

                • 8.3.1 Phương pháp chọn mẫu.

                • 8.3.2 Phương pháp phân tích tài liệu.

                • 8.3.3 Phương pháp phỏng vấn cấu trúc.

                • 8.3.4 Phương pháp phỏng vấn sâu.

                • 8.3.6 Phương pháp quan sát.

                • 9. Hệ khái niệm.

                  • 9.1. Khái niệm lao động.

                  • 9.2. Khái niệm phân công lao động.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan