Nghiên cứu, đánh giá và chiếc lược bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên đảo Cò tại xã Chi Lăng

10 342 0
Nghiên cứu, đánh giá và chiếc lược bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên đảo Cò tại xã Chi Lăng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ VÀ CHIẾN LƯỢC BẢO TỒN HỆ SINH THÁI TỰ NHIÊN ĐẢO CÒ TẠI XÃ CHI LĂNG – HUYỆN THANH MIỆN – TỈNH HẢI DƯƠNG Trường Đại học Thủy Lợi Họ và tên học viên: Nguyễn Thiện Thuật Lớp: Cao học 21KTMT21 Tóm tắt: Xác định sự đa dạng, phong phú của Hệ sinh thái Đảo Cò Chi Lăng Nam, Huyện Thanh Miện, Hải Dương. Đánh giá các tác động ảnh hưởng đến Hệ sinh thái và chiến lược bảo tồn, phát triển bền vững Hệ sinh thái tự nhiên tại Đảo Cò. Từ khóa: Đảo Cò; Chi Lăng Nam; Hệ sinh thái Đảo Cò; Hệ sinh thái Đất ngập nước; Bảo tồn Hệ sinh thái 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đất ngập nước (ĐNN) vô cùng quan trọng với môi trường và sự phát triển kinh tế bền vững. Nó không chỉ là nơi cư ngụ, nơi cung cấp thức ăn cho con người và nhiều loài động thực vật trên đó, đất ngập nước còn có ý nghĩa quan trọng đối với bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học và cảnh quan môi trường. Tháng 8 năm 1989, Việt Nam cũng đã tự nguyện gia nhập Công ước Ramsar, là quốc gia đầu tiên trong khu vực ASEAN phê chuẩn Công ước này và là thành viên thứ 50 của Công ước. Từ khi trở thành thành viên của Công ước, Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực lớn trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị của các vùng đất ngập nước. Tại Xã Chi Lăng, Huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương có một vùng đất ngập nước hiếm có của vùng Đồng Bằng Sông Hồng và là điểm du lịch sinh thái độc đáo của miền Bắc. Hệ động thực vật ở đây vô cùng phong phú với nhiều loài cá sinh sống, trong đó có nhiều loài các có tên trong sách Đỏ Việt Nam (2007) như cá Măng Kình, Cá, Ngạnh, Cá Vền… cùng với nhiều loài chim nước các loại (chủ yếu là cò và vạc) tập trung về đây. Từ đó tạo cho Đảo cò có những giá trị sinh học không chỉ nằm ở những sản phẩm khai thác được như trứng, cá, thịt, các loại rau mà chủ yếu ở cảnh quan, môi trường, tái tạo và bảo vệ đất, nguồn nước, phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái. Tuy nhiên, sau hơn 15 năm khai thác du lịch, hiện hệ sinh thái Đảo cò đang đứng trước nguy cơ suy thoái nghiêm trọng do thiếu chiến lược phát triển cũng như quy hoạch đồng bộ. Xuất phát từ đó bài báo sẽ phân tích: “Nghiên cứu, đánh giá và chiến lược bảo tồn Hệ sinh thái tự nhiên Đảo cò tại xã Chi Lăng - huyện Thanh Miện - tỉnh Hải Dương”. 2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm và tuyến điều tra Đề tài được thực hiện tại Đảo cò trong hồ An Dương thuộc xã Chi Lăng Nam, Huyện Thanh Miện, Tỉnh Hải Dương năm 2014. Các tuyến điều tra được xác định: 03 tuyến điều tra đi bộ, 02 tuyến điều tra đi thuyền để quan sát và xác định chim nhiều nhất. * Tuyến điều tra đi bộ: - Tuyến 1: Xuất phát từ đê thôn An Dương men theo hồ An Dương quanh đảo cò - Tuyến 2: Xuất phát từ thôn An Dương, qua thôn Triều Dương và Hội Yên 2 - Tuyến 3: Xuất phát từ bờ đê thôn An Dương qua cánh đồng lúa Đồng Trâu - Tuyến 4: Xuất phát từ bến thuyền, sau đó đi quanh hai đảo - Tuyến 5: Xuất phát từ bến thuyền, rồi men theo rặng cây quanh hồ An Dương 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp quan sát xác định chim ngoài thiên nhiên: Các loài chim được điều tra, quan sát bằng cách kết hợp phương pháp quan sát điểm và quan sát trực tiếp theo tuyến. Quan sát điểm cung cấp dữ liệu để tính toán các chỉ số đa dạng sinh học và có thể dùng các chỉ số này để so sánh tính đa dạng và độ phong phú giữa các điểm. Còn quan sát trực tiếp là nhằm đưa ra một danh mục đầy đủ nhất tại mỗi vùng và xác định các loài quý hiếm ít gặp. Tại mỗi vùng quan sát điểm, tiến hành quan sát từ lúc sáng sớm (từ 5h:00 đến 8h:00 giờ sáng mùa hè và từ 6h:00 đến 9h:00 giờ sáng mùa đông) đây là thời gian phù hợp với thời gian hoạt động nhiều nhất của các loại chim. Quan sát trực tiếp được tiến hành từ sáng sớm đến 11h:00 và từ 14h:00 đến lúc mặt trời lặn hàng ngày. 2.2.2. Phương pháp tính số lượng cá thể các loài chim nước Với điều kiện trong phạm vi nghiên cứu và đặc thù tự nhiên của khu Đảo cò Chi Lăng Nam, chúng tôi áp dụng phương pháp đếm chim trực tiếp; thứ tự các bước như sau: - Nhìn lướt qua khu vực đảo bằng ống nhòm và xác định nơi chim tập trung đông. - Quyết định đếm toàn bộ hoặc ước lượng chim bằng ống nhòm hay không phụ thuộc vào số lượng chim, có hiện có. - Lắp Te-le-xcop vào chân - Quan sát đàn chim, cò bằng Te-le-xcop và đọc ghi liên tục bằng máy ghi âm. 2.2.3. Phương pháp xác định thức ăn của chim Để xác định thức ăn của một số loài chim thường gặp ở Đảo cò, cần quan sát thức ăn của chim qua mổ dạ dày những chim thu giữ từ những người dân săn bắt. Bên cạnh đó cần kết hợp quan sát phân chim, tìm kiếm các loại thức ăn rơi vãi trên thực địa. 2.2.4. Phương pháp điều tra, thống kê Vì thời gian điều tra nghiên cứu ngoài thực địa còn hạn hẹp, không thể theo dõi hoạt động của các loài chim cũng như biến động số lượng của chúng theo mùa và theo tháng; nên phương pháp điều tra qua nhân dân một phần nào sẽ bổ sung được những thiếu sót trên. Ngoài ra cần lấy ý kiến của người dân sống lân cận đánh giá chủ quan về các hoạt động khai thác, các hoạt động sinh hoạt, sản xuất những năm gần đây. Nhằm đánh giá được mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường và suy giảm hệ sinh thái tự nhiên. 2.2.5. Phương pháp kế thừa và phương pháp chuyên gia Thu thập các nguồn tài liệu trong các báo cáo khoa học, đề tài ở địa phương và các cơ quan nghiên cứu từ trước tới nay. Trên cơ sở đó tiến hành xử lí các số liệu về đa dạng hệ sinh thái Đảo cò cũng như các số liệu về tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu. Lấy ý kiến của các nhà khoa học chuyên ngành và các nhà quản lí trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp bảo vệ, duy trì và phát triển bền vững khu vực nghiên cứu. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu Xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương cách Hà Nội khoảng 80 km về phía Đông, cách thành phố Hải Dương 34 km, có tọa độ địa lý 20 o 42’53” vĩ độ Bắc, 106 o 13’41” kinh độ Đông. 3 Bản đồ Vị trí địa lý Đảo cò Chi Lăng Nam Phía Bắc giáp xã Chi Lăng Bắc Phía Nam giáp xã Diên Hồng Phía Đông giáp xã Ngũ Hùng-Thanh Giang Phía Tây giáp huyện Phù Cừ-Hưng Yên 3.1.1. Đất đai Đất xã Chi Lăng Nam nói riêng và huyện Thanh Miện nói chung là đất phù sa được tạo thành bởi phù sa sông Thái Bình. Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, đất nghèo chất dinh dưỡng, tầng đất canh tác mỏng, độ pH của đất từ 5,5 - 6,5 trong các loại đất trồng lúa chiếm tỷ lên cao nhất. Địa hình của xã tương đối bằng phẳng với độ cao tuyệt đối thay đổi từ 0,9 - 2,5m. 3.1.2. Khí hậu Xã Chi Lăng Nam nằm trong khu vực trung tâm của Đồng bằng Sông Hồng nên nơi đây mang đầy đủ nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết trong năm được chia thành bốn mùa khá rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông; mùa đông lạnh, khô; mùa hạ nóng, ẩm, nhiều mưa và có bão [4]. 3.1.3. Nhiệt độ Hàng năm lãnh thổ Hải Dương nhận được một lượng nhiệt lớn từ mặt trời năng lượng bức xạ tổng cộng vượt quá 100 Kcal/cm 2 /năm, cán cân bức xạ vượt quá 70 Kcal/cm 2 /năm, số giờ nắng đạt 1.600- 1.800 giờ/năm. Nhiệt độ trung bình của vùng đạt 23,3°C với 8 tháng nhiệt độ trung bình trên 20°C, tổng nhiệt độ hoạt động của cả năm là 8.500°C. Nhiệt độ giữa các tháng trong năm biến đổi khá lớn. Tháng có nhiệt độ không khí cao nhất là tháng 7, trung bình là 29,1°C; nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, trung bình là 16,1°C. Nhìn chung, chế độ nhiệt ở đây tương đới ôn hoà, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất của người dân [4]. 3.1.4. Lượng mưa Lượng mưa trong năm tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 và mưa rất ít từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.350 - 1.600 mm. Lượng mưa phân bố không đồng đều trong 4 năm mà tập trung vào mùa mưa. Lượng mưa vào mùa mưa chiếm từ 80-85% lượng mưa cả năm. Xét trung bình nhiều năm, tháng có lượng mưa nhỏ nhất là tháng 12, từ tháng 2 đến tháng 8 lượng mưa tăng dần, tháng 5 lượng mưa tăng nhanh và đạt giá trị lớn nhất vào tháng 8. Sau đó giảm dần vào cuối mùa mưa và giảm maṇ h vào tháng 11, tháng 12. Vào mùa mưa, lượng nước mưa tăng, lượng nước này thoát xuống hồ làm nước trong lòng hồ dâng lên tạo điều kiện cho động vật dưới nước sinh sản và phát triển, cung cấp nguồn thức ăn cho các loài chim [4]. 3.1.5. Độ ẩm Độ ẩm tương đối trung bình ở Hải Dương trên 80%. Số ngày có độ ẩm lớn hơn 85% trong các tháng đều trên 10 ngày. Sự chênh lệch giữa thời kỳ ẩm nhất (tháng 3,4) với thời kỳ khô nhất (tháng 12,1) cũng không vượt quá 10% [4]. 3.1.1. Chế độ gió Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hàng năm chịu ảnh hưởng của hai loại gió chính: Gió mùa đông bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mang theo luồng không khí khô và lạnh. Gió mùa Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 7, mang theo độ ẩm cao. Nhìn chung khí hậu thời tiết của vùng khá thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp cũng như các ngành kinh tế khác [4]. 3.1.6. Thủy văn Hệ thống thủy văn xã Chi Lăng Nam rất đa dạng và phong phú, gồm nhiều sông ngòi, ao hồ, Sông ngòi gồm có: Sông Cửu An bắt nguồn từ xã Tiền Phong chảy qua phía Tây của xã rồi đổ vào sông Neo; phía Bắc có đoạn ngòi vốn lấy nước từ Cống Tàu chảy vào, ngòi Phương lấy nước từ sông Cửu An chảy về, ngòi Dao lấy nước từ vực Triều Dương và ngòi Cộc lấy nước từ vực Hàng thôn. Đảo cò có diêṇ tích 3.020,8m 2 đươc̣ bao quanh bởi hai hồ An Dương có diện tích mặt nước 90.377,5m2 và hồ Triều Dương có diện tích mặt nước 43.890m2. Kênh nối giữa hồ An Dương và hồ Triều Dương dài 800m, chiều rộng trung bình là 8m, nơi hẹp nhất 4,5m [4]. 3.2. Đa dạng các thành phần các loài chim ở Đảo cò Chi Lăng Nam Đảo cò Chi Lăng Nam. 3.2.1. Thành phần các loài chim Đa dạng loài chim có tầm quan trọng đặc biệt vì nó tạo ra khả năng phản ứng và thích nghi tốt hơn cho quần xã đối với những thay đổi của điều kiện ngoại cảnh. Trên cơ sở nghiên cứu của Trần Hải Miên 5 [3]. kết hợp với kết quả điều tra thực địa đã thống kê được ở Đảo cò Chi Lăng có khoảng 60 loài chim của 28 họ, 12 bộ. 3.2.2. Mức độ đa dạng các taxon ở Đảo cò Chi Lăng Nam a. Đa dạng về thành phần các họ chim ở Đảo Cò Chi Lăng Nam Trong 12 bô chim ở Đảo Cò , có 30 họ trung bình mỗi họ có 2 loài nhưng trong đó trong đó có 14 họ chỉ có 1 loài chiếm 54,54% tổng số họ bao gồm: họ Chim lăṇ, họ Cốc, họ Cun cút, họ Gà lôi nước, họ Choi choi, họ Vẹt, họ Hồng hoàng, họ chìa vôi, họ Bách thanh, họ Quạ, họ Chim chích, họ Rẻ quạt, họ Bạc má, họ chim sâu, họ Hút mật, họ vành khuyên, họ Sẻ, họ Chim di. 4 họ (12,12%) có 2 loài bao gồm: họ Cú lợn họ Bói cá, họ Nhạn, họ Chào mào. 6 họ (18,18%) có 3 loài bao gồm: họ Vịt, họ Ưng, họ Bồ câu, họ Chèo bẻo, họ Chích chòe, họ Khướu. 2 họ (6,06%) có 4 loài họ Cu cu, họ Sáo. Họ đa dạng nhất về loài trong các họ chim ở khu bảo tồn là họ Diệc (30,3%), trong đó có nhiều loài chim quý về đây trú ngụ như: bồ nông, lele, mòng két… Với số loài như trên, Đảo Cò Chi Lăng Nam là một trong những vườn chim có số lượng chim khá phong phú và đa dạng so với các vườn chim khác trong khu vực miền Bắc. Số lượng chim trên đảo lớn nhất vào tháng12 trong đó số lượng khoảng 12.050 cá thể loài cò và 5.020 cá thể vạc. Tháng 4 và tháng 5 là thời gian quần thể chim trên đảo thấp nhất khoảng 8.000 cá thể. Nguyên nhân là do một số loài chim đi trú đông bắt đầu từ tháng 2. Trải qua thời gian, các loài chim nước đã có lúc bị săn bắn , khai thác bừa bãi, thậm chí đánh bộc phá, làm các loài chim nước sợ hãi và số lượng cò giảm sút . Hiện nay, nhờ sự nâng cao ý thức hiểu biết của người dân về thiên nhiên và môi trường mà các loài chim nước nơi đây đã thu hút đươc̣ sự quan tâm chú ý, bảo vệ của cộng đồng và chính quyền địa phương. Quy luật hoạt động của đàn cò, vạc: Trước năm 1994, cò, vạc thường có mặt ở khu đảo từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau, tháng 5, 6, 7 không thấy chúng xuất hiện. Từ năm 1995 trở lại đây, cò ở hầu như 6 quanh năm, một phần bỏ đi vào cuối tháng 6 đến đầu tháng 8. Số lượng vạc ở lại ngày càng nhiều tăng từ 15 - 20% lên 70 -8%. Cò và vạc đã sinh sản trên đảo. b. Thành phần các loài cá Hồ An Dương với nguồn thủy sinh vật phong phú là môi trường sống lý tưởng của nhiều loài cá và thủy sinh vật , đặc biệt hồ có một số loài sinh vật có giá trị kinh tế cao như: rái cá, ba ba gai cá ngạnh, cá viền, cá mòi, cá chuối hoa và cá măng kìm. Các loài cá thường gặp gồm các đại diện: - Bộ cá trích: cá lành canh - Bộ cá chép: cá chép, cá diếc, mè hoa, mè trắng, trắm đen, trắm cỏ, cá măng, cá mương, cá thiểu, cá trôi và cá măng kìm - Bộ cá nheo: cá nheo, cá bò, cá trê - Bộ cá quả: cá quả - Bộ cá vược: cá rô, cá đuôi cờ, cá bống - Bộ cá bơn: cá thờn bơn - Bộ cá chạch: cá chạch lá tre - Cá loài thủy sản: Tôm, cua, ốc, ếch, ba ba song, ba ba gai Đặc biệt hồ có rất nhiều ba ba, hàng năm các hộ xung quanh hồ bắt được hàng chục con ba ba, trong hồ còn một số loài có tên trong sách đỏ Việt Nam như: tổ đỉa, rái cá. Bên cạnh nguồn cá tự nhiên, người dân trong xã còn nuôi một số loài cá trong hồ, với sản lượng trung bình đạt khoảng 30 tấn/năm. c. Hệ thực vật trên Đảo cò và xung quanh hồ Trên đảo cò và xung quanh hồ An Dương có nhiều loài thực vật trồng, thực vật hoang dại cùng với nhiều loài thực vật thủy sinh sống dưới hồ và trên mặt nước. - Thực vật trồng: gồm các loại cây như tre, chuối, nhãn, vải, xoài, ổi, bàng, đại, bưởi, cam, táo ta, hồng xiêm, quýt, trứng gà, chanh. Các cây trồng này không chỉ có giá trị kinh tế mà còn là chỗ đậu và nơi ở của cò và vạc. - Thực vật hoang dại: gồm các loại cây như dứa dại, cây đề, cây xấu hổ, mào gà đỏ, rau má, mẫu đơn trắng, cà gai, vông lá đề, rau ngổ dại, sung, duối, gáo, dành dành, rau dệu, cỏ gà, cỏ mần trầu,… Những cây hoang dại này mọc thành bụi gần bờ, đặc biệt là bờ phía Đông và Nam của hồ. - Thực vật trong lòng hồ và trên mặt nước gồm các loại như rong đuôi chó, rong mái chèo, cây trang, bèo tấm, bèo Nhật Bản, bèo tây, rau ngổ, cây lưỡi mác,… 3.2.3. Các tác động đến Hệ sinh thái Đảo cò Chi Lăng Nam Để đánh giá nhận thức và ảnh hưởng của cộng đồng dân cư các xã vùng đệm lên Khu Đảo cò, nghiên cứu tiến hành điều tra phỏng vấn đại diện của các xã viên ở các xã bao quang khu hồ: 100% người dân phỏng vấn đều có đời sống liên quan đến đất ngập nước, 53% người hỏi có nhà mái bằng, 47% có nhà ngói và 10% vẫn có nhà tạm. a. Hiện tượng săn bắt chim Hiện tượng này diễn ra trong thời gian dài, tác động trực tiếp đến sự phong phú và ổn định của các loài chim tại đây. b. Khai thác thủy hải sản trong hồ 7 Dân cư sống tại vùng chủ yếu thuần nông, đất ít người đông, lại không có nghề phụ nên đánh bắt thủy hải sản ở đầm đã giúp họ cải thiện phần nào đời sống. Diện tích đầm nước ngày càng thu hẹp, song số người khai thác thủy hải sản ngày một tăng. Bài báo chưa có đánh giá chính xác về sản lượng khai thác thủy hải sản tự do của người dân ở đây nhưng theo thông tin phỏng vấn từ người dân cho thấy hàng ngày đánh bắt thủy hải sản trong hồ thương nhân thu mua ở khu vực này từ tháng 7 đến tháng 12, có những lúc cao điểm sản lượng ốc bắt được 120 kg/ngày, ốc vặn 250-350 kg/ngày. Trong khoảng thời gian này, cao nhất có thể khai thác số lượng cua đồng lên tới 200 kg/ngày, cá, tép các loại 100 kg/ngày. Tốc độ khai thác không kế hoạch này chắc chắn dẫn đên việc mất cân bằng sinh thái, hệ động vật, thủy sinh không thể phục hồi, sản lượng thủy sản sẽ bị giảm đi nhanh chóng. Sự cạnh tranh giữa nhu cầu thức ăn của các loài chim nước và tốc độ khai thác lớn của người dân địa phương ngày càng tăng. Theo điều tra, nguyên nhân khiến một số loài chim như ngỗng trời, vịt trời, …trước đây vốn xuất hiện nhiều, nhưng trong thời gian nghiên cứu không bắt gặp trực tiếp là do nguồn thức ăn trở nên ít đi nên các loài này không còn đến đấy kiếm ăn. Mặt khác, để đạt được sản lượng khai thác cao như trên, người dân ở đây còn khai thác bằng mọi phương tiện như: dùng đăng, đó, đánh dậm, thả lưới câu, thậm chí cả kích điện… Điều đáng nói ở đây là khai thác diễn ra quanh năm không kể mùa nào. Sản lượng thủy hải sản ở đầm đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt, cùng với đó số lượng cá thể của loài chim nước như cò trắng, cò ngàng lớn, diệc xám, gà lôi nước kiếm ăn ở đây cũng giảm theo. c. Hiện tượng xói mòn, sạt lở Do hồ An Dương rộng và sâu nên vào mùa nước lớn và mưa bão, sóng nước làm xói lở nhiều mảng lớn đất tại khu vực đảo. Diện tích đảo chính dần bị thu hẹp, mỗi năm diện tích sạt lở tới 100m2 Theo những người dân sống quanh đảo cò, các cơ quan chức năng cần sớm gia cố, kè lại các vị trí bị sụt lún, hút bùn dưới lòng hồ để nâng cao vị trí, mở rộng diện tích đảo. d. Khai thác du lịch và ô nhiễm môi trường Khai thác du lịch sinh thái diễn ra tự phát, vừa thiếu những hoạt động gây ấn tượng vừa tác động xấu tới môi trường tự nhiên. Mặt nước lòng hồ dần trở lên ô nhiễm nghiêm trọng do rác thải sinh hoạt và dầu máy chạy tàu. Cơ sở vật chất không đảm bảo, các bụi tre, cây lớn, là chỗ đậu và nơi làm tổ của cò, vạc đang chết dần do không được chăm sóc chu đáo 3.2.4. Chiến lược bảo tồn Hệ sinh thái Đảo cò Chi Lăng Nam Hiện hệ sinh thái Đảo cò đang đứng trước nguy cơ suy thoái nghiêm trọng do thiếu chiến lược phát triển cũng như quy hoạch đồng bộ. Do vậy cần đề xuất chiến lược phát triển bền vững và bảo tồn Hệ sinh thái tự nhiên Đảo cò. a. Về mở rộng và quy hoạch xây dựng. Hiện nay, được UBND tỉnh cho phép, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND xã Chi Lăng Nam thu hồi 2.531 m 2 đất vườn, lấp ao công được 506 m 2 , mở rộng khu vực trồng cây cho chim cư trú được 3.091 m 2 ; Quy hoạch chi tiết xây dựng khu sinh thái Đảo cò; về cơ bản chia Đảo làm ba khu vực chính: - Khu bảo tồn sinh đàn cò – vùng lõi: Vùng để hoàn toàn môi trường tự nhiên không có tác động của con người 8 - Khu vùng đệm: Vùng cách ly giữa vùng lõi và vùng hoạt động sinh thái nhằm đảm bảo diễn thế trong vùng lõi ổn định. - Khu hoạt động du lịch có tính chất động nhằm tạo điều kiện thuận lợi vừa khai thác lợi thế du lịch, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng vừa tạo khoảng cách đệm cách ly bảo vệ đàn cò, giữ vững các điều môi trường tự nhiên Ngoài ra cần có những nhóm giải pháp cấp bách như chống xói mòn, sạt lở đất; tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc xử lý nguồn nước; triển khai các đề tài nghiên cứu về hệ thống sinh thái động thực vật. b. Về phát triển hệ sinh thái khu Đảo Cò Ban quản lý dự án và UBND xã Chi Lăng Nam đã tổ chức cho các hộ dân trồng được gần 1.200 khóm tre các loại, 300 cây bạch đàn cùng với các loại cây do 7 hộ dân để lại, tạo nên quần thể thực vật đa dạng, làm chỗ cho các loài chim cư trú. c. Về tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, nâng cao nhận thức cho cộng đồng. - Tổ chức lễ phát động trồng cây vào mùa xuân hàng năm, góp phần xây dựng khu du lịch Đảo cò ngày càng phát triển gắn liền với bảo vệ đa dạng sinh học. - Tuyên truyền trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Đài Phát thanh huyện về bảo vệ đa dạng sinh học khu du lịch sinh thái Đảo Cò, nâng cao kiến thức và nhận thức cho chính quyền địa phương và cộng đồng. 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận: 1. Đã tìm hiểu nghiên cứu có 60 loài thuộc 28 họ, 12 bộ ở Đảo cò Chi Lăng Nam. Trung bình mỗi bộ có 1 họ, mỗi họ có 2 loài. Bộ chim đa dạng nhất là chim sẻ - 15 họ. Họ chim có nhiều loài nhất ở đây là họ Diệc (Ardeidae) có 10 loài. 2. Sự phân bố của các loài chim theo sinh cảnh khác nhau và phụ thuộc vào môi trường sống của chim. Cao nhất ở sinh cảnh đất ngập nước và thấp nhất ở sinh cảnh dân cư. 3. Đánh giá được sự đa dạng sinh học, sinh thái của Đảo cò, từ đó có thể thấy được vai trò dự trữ sinh học đa dạng của vùng đất ngập nước này và tiềm năng có các dịch vụ sinh thái, đặc biệt là phát triển du lịch sinh thái quan sát chim nước. 4. Đánh giá được một số các tác động ảnh hưởng đến suy thoái Hệ sinh thái tự nhiên Đảo cò; và đề xuất các giải phát nhằm bảo tồn, phát triển bền vững Hệ sinh thái này. 4.2. Kiến nghị: 1. Cần tăng cường các biện phát tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương thông qua các phương tiện thông tin truyền thông của xã và các chương trình sinh hoạt của các tổ chức Đảng, Đoàn, Hội quần chúng; Xây dựng chương trình giảng dạy ngoại khóa cho học sinh các cấp về bảo vệ môi trường sống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên với điển hình ngay tại Hệ sinh thái Đảo cò. 2. Tăng cường năng lực quản lý cho lãnh đạo địa phương, Ban quản lý Đảo cò và cán bộ trạm du lịch Đảo cò. 3. Thử nghiệm trồng các loài thực vật thích hợp trên Đảo và ven hồ góp phần tăng cường giá thể cho các loài chim nước về kiếm ăn, cư ngụ và sinh sản tại Đảo có Chi Lăng Nam. 9 4. Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa về khu hệ chim, đặc biệt là chim nước di cư trú đông phục vụ phát triển du lịch sinh thái. 5. Ban quản lý nên lắp đặt hệ thống camera theo dõi để ghi lại cảnh sinh hoạt của các loài chim trên đảo thành các phim thế giới động vật vào các thời gian khác nhau trong ngày. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Văn Khoa, Nguyễn Cử, Trần Thiện Cường, Nguyễn Xuân Huân, Đất ngập nước, Nhà xuất bản giáo dục, 2005. 2. Sở khoa học và công nghệ tỉnh Hải Dương, Bảo tồn, phát triển khu vực hệ sinh thái tự nhiên đảo cò Chi Lăng Nam, Thanh Miện, Hải Dương phục vụ du lịch sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học và nâng cao nhận thức bảo vệ mội trường cho cộng đồng, 2003-2004 3. Trần Hải Miên, Nghiên cứu thành phần các loài chim và một số đặc điểm sinh thái học của các loài chim nước làm tổ tại vườn chim Chi Lăng Nam, Thanh Miện, Hải Dương, Luận văn thạc sỹ sinh học ĐHSPHN, 2008. 4. Trung tâm khí tượng thủy văn Hải Dương 5. UBND xã Chi Lăng, Báo cáo chính trị, 2010 6. Võ Qúy, Đời sống các loài chim, tái bản lần 2, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 1995 Abstract: Determination of the diversity, abundance of Co Island Ecosystems (Chi Lang Nam, Thanh Mien District, Hai Duong). The Assessment of impacts to ecosystems and conservation strategies, sustainable development of natural ecosystems in Co Island. Keywords: Co Island; Chi Lang Nam; Co Island Ecosystems; Wetland ecosystems; Ecosystem Conservation. 10 Mô tả chi tiết Cách Hà Nội chừng 70 km, đảo cò Chi Lăng Nam (huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương) là một điểm du lịch sinh thái có một không hai ở miền Bắc. Đây được xem là vương quốc của những cánh cò, nơi tụ hội của chín loại cò quý hiếm với số lượng lên tới hàng nghìn con. Có dịp về xã Chi Lăng Nam, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những cánh cò trắng chao nghiêng trên bầu trời hay đậu vắt vẻo trên những ngọn tre xanh mướt. Vào lúc sáng sớm hay hoàng hôn, trên chiếc thuyền bồng bềnh giữa sóng nước của hồ An Dương, du khách có thể thả mình vào không gian hữu tình của sông nước và cảnh “giao ca” thú vị giữa cò và vạc trong cuộc mưu sinh hàng ngày. Đó là khi từng đàn cò trắng đi kiếm ăn vào buổi sớm, bay kín cả mặt hồ và hòn đảo thì đàn vạc nâu lại lặng lẽ kiếm ăn vào lúc chiều muộn, cất tiếng kêu thỏ thẻ, lúc trầm lúc bổng tạo nên những bản hoà tấu nhịp nhàng phát ra từ những lùm cây, bụi rậm. Theo thống kê của xã Chi Lăng Nam, đảo cò hiện nay tập trung 15.000 con cò và hơn 5.000 con vạc. Đất lành chim đậu, người dân ở đây vẫn truyền nhau về truyền thuyết về đảo cò và hồ An Dương. Truyện kể rằng vào thế kỉ 15, nơi đây còn là những đồng ruộng trũng mênh mông, nổi trên giữa cánh đồng trũng ấy là một gò cao, bên trên có dựng một ngôi đền. Bỗng một năm, một trận đại hồng thủy đã làm vỡ đê sông Luộc, nước tràn vào ngập trắng cả một vùng. Xung quanh gò đất nhô cao giữa cánh đồng trũng bỗng nổi lên những xoáy nước khổng lồ. Qua một đêm, ngôi đền trên đỉnh gò cao đó bỗng dưng biến mất. Nước không bao giờ rút nữa tạo thành một hồ lớn, nơi trước kia là ngôi đền hình thành một đảo nhỏ. Người dân coi đây là vùng nước thiêng, không bao giờ tát cạn được nên đã sống dạt ra phía ngoài hồ. Theo nhịp thời gian, cò và vạc bắt đầu đến trú ngụ ở đảo mỗi ngày một nhiều. Và đảo cò Chi Lăng Nam cũng bắt đầu hình thành từ khi đó. Đến đảo cò, du khách chỉ cần đi một ngày là có thể thăm hết đảo. Với 10.000 đồng vé đò một người cho một vòng tham quan đảo, du khách có thể lựa chọn cho mình những loại thuyền ưng ý như thuyền Thiên Nga, thuyền Vịt dành cho các đôi tình nhân, thuyền dành cho một gia đình, thuyền dành cho đoàn tham quan Tuy vậy, theo kinh nghiệm của người dân địa phương thì để quan sát cò tốt nhất thì nên chọn một chiếc thuyền cỡ nhỏ để không làm náo động không gian sống của cò. Thời điểm để xem được nhiều cò nhất là lúc hoàng hôn. Trong nắng chiều vàng vọt, ngồi trên thuyền nhỏ bập bềnh giữa lòng hồ bao la sóng nước, hòa trong tiếng gió thổi vi vu mát lạnh, du khách sẽ được thả sức ngắm những cánh cò, cánh vạc chao lượn trên không trung, đồng thời lắng nghe những truyền thuyết kỳ bí về đảo cò qua chất giọng thỏ thẻ, tâm tình của những người chèo đò xứ Đông. Chắc hắn đó sẽ là một trải nghiệm không thể nào quên! Đảo cò Chi Lăng Nam có diện tích gần 3.000 m 2 , là nơi trú ngụ của 170 loài sinh vật sống. Một số loài có tên trong sách đỏ Việt Nam như: Con tổ đỉa, rái cá, cá măng kìm, cò lửa, vạc xám Theo người dân địa phương, trên đảo cò hiện nay đến chín loại cò gồm cò trắng, cò lửa, cò hương, cò nghênh, cò ngang, cò ruồi, cò diệc, cò bợ, cò đen và ba loại vạc là vạc xám, vạc xanh, vạc đen có nguồn gốc từ Trung Quốc, Miến Điện, Ấn Độ, Ne Pal…

Ngày đăng: 16/05/2015, 06:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan