De tai nghien cuu khoa hoc tac dong

13 221 0
De tai nghien cuu khoa hoc tac dong

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÓM TẮT Trong giảng dạy môn Khoa học lớp 4 học sinh chưa được thực hành nhiều thí nghiệm, mà chỉ thu nhận kiến thức từ lời giải của giáo viên và đọc sách giáo khoa. Vì vậy các em nắm kiến thức chưa sâu, dễ quên, chưa có hứng thú học môn này. Thực trạng trên có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến như: Tiết học không sinh động do giáo viên không sử dụng thí nghiệm, học sinh khó phát hiện được những hiện tượng xảy ra; lý thuyết xa rời thực tế; giáo viên chưa dành nhiều thời gian cho việc chuẩn bị thí nghiệm; học sinh chưa nắm được mối quan hệ giữa các bước tiến hành thí nghiệm. Để khắc phục nguyên nhân trên chúng tôi đưa ra giải pháp: Sử dụng thí nghiệm trong dạy học môn Khoa học cho học sinh lớp 4 nhằm mục đích giúp học sinh nắm chắc kiến thức và biết áp dụng vào thực tế cuộc sống. Đề tài đã nghiên cứu và thu được kết quả là học sinh ghi nhớ bài học tốt hơn . Trong quá trình thực hiện đề tài không khỏi tránh nhiều thiếu sót vì thế chúng tôi đưa ra một số kiến nghị để đề tài có hướng phát triển trong tương lai. GIỚI THIỆU 1. Lý do chọn đề tài: Trong chương trình tiểu học, môn Khoa học lớp 4 cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu về thế giới tự nhiên qua những thí nghiệm khoa học đơn giản, đồng thời dạy cho các em biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Để giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức khoa học một cách tốt nhất thì giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp dạy học môn khoa học, chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, sử dụng thành thạo 1 các thí nghiệm và đặc biệt phải tiến hành thường xuyên trong các tiết dạy, tổ chức hướng dẫn cho học sinh tiến hành thí nghiệm và rút ra kết luận. Hiện nay giáo viên mới chỉ giảng dạy kiến thức khoa học bằng lời nói và sử dụng trong sách giáo khoa, rất ít quan tâm đến sử dụng thí nghiệm trước học sinh. Giáo viên đưa ra kết luận khoa học một cách áp đặt mà học sinh chưa được chứng kiến các hiện tượng khoa học xảy ra. Chính vì vậy học sinh không nắm chắc nội dung bài, dễ quên kiến thức, chưa biết vận dụng vào thực tế cuộc sống. Để làm thay đổi thực trạng trên người giáo viên cần phải kích thích sự tò mò, thích được làm, tự sáng tạo của học sinh qua việc thực hành thí nghiệm và qua việc đưa ra những nhận định, phán đoán những kết luận khoa học một cách tự nhiên. Việc thực hành thí nghiệm giúp học sinh nắm chắc kiến thức và ghi nhớ bài tốt hơn. Cùng quan tâm đến vấn đề này đã có một số công trình nghiên cứu của các tác giả như: Tác giả Nguyễn Văn Thái - trường Tiểu học Lương Thế Vinh - Huyện Đam Rông - Tỉnh Lâm Đồng có sáng kiến kinh nghiệm về “Sử dụng thí nghiệm trong dạy học bài “Bóng tối” môn Khoa học lớp 4” Tác giả Lưu Hà An Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện “Sử dụng thí nghiệm dạy bài “ Thử độ nảy mầm của hạt giống”. Tác giả Nguyễn Văn Minh - trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ - Thành phố Lào Cai , nghiên cứu về “ Phương pháp dạy học môn khoa học lớp 4”. Các sáng kiến kinh nghiệm, công trình nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến phương pháp sử dụng thí nghiệm môn khoa học lớp 4 nhưng chưa hướng vào mục tiêu cụ thể là phát triển cho học sinh cái gì? Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài: “Sử dụng thí nghiệm trong dạy học môn Khoa học cho học sinh lớp 4- Trường Tiểu học Phong Hải số 1- Bảo Thắng -Lào Cai có giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn không? ”. 2 PHƯƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu: - Giáo viên: Có 2 giáo viên tham gia. 1. Vũ Thị Mai Liên - Giáo viên dạy lớp 4A, có thâm niên công tác 10 năm, nhiệt tình trong giảng dạy, luôn đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện. 2. Ngô Thị Mai - Giáo viên dạy lớp 4B, có thâm niên công tác 10 năm, nhiệt tình trong giảng dạy, luôn đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện. - Học sinh: Bảng 1: Một số đặc điểm đối tượng nghiên cứu Líp KÕt qu¶ häc k× I Giíi tÝnh D©n téc Giái Kh¸ TB YÕu KÐm Nam N÷ SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 4A 2 10 4 20 10 50 3 15 1 5 10 50 10 50 11 55 4B 2 9 5 22,7 11 50 3 13,6 1 4,5 12 54,5 10 45,5 12 54,5 - Học sinh cả 2 lớp đều có lực học như nhau. 2. Thiết kế: - Sử dụng kiểu thiết kế: Kiểm tra trước và sau tác động với nhóm tương đương. Nhãm KT tríc t¸c ®éng T¸c ®éng KT sau t¸c ®éng TN 0 4A ( n=20) 01 Tổ chức dạy học sử dụng thí nghiệm. 03 §C 4B ( n=22) 02 Biện pháp thông thường 04 - Để xác định trình độ học tập sử dụng thí nghiệm của hai lớp là tưong đương chúng tôi thiết kế bài kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm. - Kết quả thu được ở bảng sau: Líp (Nhãm) §iÓm kÕt qu¶ kiÓm tra tríc TN 0 ∑ X 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 0 4A 2 1 8 7 1 1 107 5,35 3 ( n=20) §C 4B ( n=22) 3 2 8 7 2 116,8 5,31 3. Đo lường: - Nội dung đo: Đo mức độ nhớ và vận dụng kiến thức môn khoa học lớp 4 trước và sau tác động. - Số lượng câu hỏi: 5 câu - Công cụ đo: 3 bài kiểm tra + Bài kiểm tra trước thực nghiệm Bài: “Một số cách làm sạch nước”. Dùng để kiểm tra nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước khi thực nghiệm. + Bài kiểm tra sau thực nghiệm: Bài 1: “ Không khí cần cho sự cháy”. Kiểm tra vào ngày 01 tháng 12 năm 2008. Bài 2: “Sự lan truyền âm thanh”. Kiểm tra vào ngày 18 tháng 2 năm 2009. - Hình thức kiểm tra : trắc nghiệm khách quan ( 5 loại câu hỏi) - Thời gian kiểm tra: Bài kiểm tra trước thực nghiệm 35 phút Bài kiểm tra sau thực nghiệm Bài: 35 phút; Bài 2: 35 phút. - Quy trình chấm: Giáo viên tổ chức chấm chéo, tổng hợp điểm và đưa ra kết luận. - Thang đo: Sử dụng thang đo bằng điểm số với các mức điểm từ 1đến 10. 4.Quy trình thực hiện: - Lớp thực nghiệm: Lớp 4A: Vũ Thị Mai Liên - Tổ chức dạy học sử dụng thí nghiệm trong môn Khoa học lớp 4. - Lớp đối chứng: Lớp 4B: Ngô Thị Mai - Tổ chức dạy học theo phương pháp thông thường. Trước khi thực nghiệm chúng tôi trao đổi với giáo viên dạy về mục đích, cách thức tổ chức dạy học của những tiết học có sử dụng thí nghiệm, trao đổi cách thực hiện đề tài. - Tài liệu sử dụng: + Sách giáo khoa , sách giáo viên. 4 + Chuyên đề bồi dưỡng giáo viên dạy khoa học lớp 4 theo phương pháp đổi mới. + Công cụ thí nghiệm có sẵn và tự làm. - Thời gian tác động: từ tuần 19 đến tuần 29. 5. Kĩ thuật phân tích dữ liệu: - Tính điểm trung bình chung. Phân tích kết quả các lần kiểm tra trước và sau thực nghiệm bằng phần mềm Excel. - Mô tả dữ liệu: Lập bảng số liệu -> so sánh kết quả trước và sau thực nghiệm. 5 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ Bảng 3: So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm. Nhãm KÕt qu¶ kiÓm tra tríc thùc nghiÖm KiÓm tra sau thùc nghiÖm LÇn 1 LÇn 2 ∑ X 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thực nghiệm (n=20) 2 1 8 7 1 1 2 7 7 2 2 4 4 5 5 2 126 6,30 X =5,35 X =5,75 X =6,85 Đối chứng (n=22) 3 2 8 7 2 1 3 7 8 3 1 2 9 7 3 118,8 5,40 X =5,31 X =5,40 X =5,40 6 Nhận xét: Kết quả của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau khi thực nghiệm có sự chênh lệch: X = 0,9. Nhóm thực nghiệm: Kết quả bài kiểm tra lần 1, lần 2 sau khi thực nghiệm có sự chênh lệch X = 1,1. Nhóm đối chứng: Kết quả bài kiểm tra lần 1, lần 2 sau khi thực nghiệm: X = 0. BÀN LUẬN Qua quá trình thực nghiệm dùng thí nghiệm dạy khoa học lớp 4 giúp học sinh ghi nhớ kiến thức nhanh và vận dụng tốt vào thực tế cuộc sống. Điểu này có thể lí giải là do giáo viên đã có sự áp dụng phương pháp sử dụng thí nghiệm thường xuyên trong các tiết dạy môn khoa học, phương pháp này phù hợp với đối tượng học sinh do đó học sinh nắm chắc tri thức, ghi nhớ tốt, kết quả sau thực nghiệm cao hơn. Kết quả sau thực nghiệm so với trước thực nghiệm có sự tiến triển tốt từ X =5,35 tăng lên X =6,30 với mức chênh lệch là 0,95. Kết quả của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trên cho thấy điểm giao động chênh lệch là 0,9. Vì nhóm thực nghiệm áp dụng phương pháp dùng thí nghiệm dạy học cho học sinh. Học sinh được trực tiếp thực hành thí nghiệm và đánh giá nhận xét và rút ra kết luận khoa học. Kết quả trên cho thấy đề tài đã đạt được mục tiêu và chứng minh giả thiết đề ra. Đề tài nên tiếp tục phát triển, mở rộng theo một số hướng sau: - Sử dụng thí nghiệm trong dạy học khoa học lớp 4 giúp học sinh thấy hứng thú hơn trong học tập. - Sử dụng thí nghiệm trong dạy học khoa học lớp 4 giúp học sinh phát huy tính tích cực sáng tạo trong học tập. - Sử dụng thí nghiệm trong dạy học khoa học lớp 4 giúp học sinh có kĩ năng so sánh đối chiếu các kiến thức khoa học với ứng dụng thực tế của cuộc sống . 7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Trong giảng dạy môn khoa học lớp 4 giáo viên chưa quan tâm đến sử dụng thí nghiệm vào các tiết học vì vậy học sinh tiếp thu bài một cách thụ động, áp đặt, nhanh quên kiến thức khoa học, chưa biết áp dụng lí thuyết thực tế vào cuộc sống. Do đó chúng tôi đã áp dụng phương pháp dạy thí nghiệm trong dạy học môn khoa học lớp 4 giúp học sinh nắm chắc kiến thức ,nhớ kiến thức nhanh hơn và áp dụng vào thực tế tốt hơn. Kết quả thực nghiệm trên đã đạt được mục đích của đề tài là sử dụng thí nghiệm trong dạy môn khoa học lớp 4. Đây là một giải pháp có tính khả thi và chúng minh giả thiết đặt ra là hoàn toàn đúng. 2. Kiến nghị: Do thời gian có hạn, quy mô nhóm thực nghiệm quá nhỏ và kinh nghiệm còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. vì vậy chúng tôi đưa ra một số kiến nghị: - Tăng quy mô. - Phối hợp nhiều biện pháp khác nhau. - Tăng thời gian thực nghiệm. Có thể sử dụng kết quả nghiên cứu này để nghiên cứu một số vấn đề khác có liên quan: Sử dụng thí nghiệm trong dạy khoa học lớp 4 giúp học sinh thấy hứng thú hơn trong học tập; phát huy tính tích cực sáng tạo ; học sinh có kĩ năng so sánh đối chiếu các kiến thức khoa học với ứng dụng thực tế cuộc sống. 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lưu Hà An - Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện “Sử dụng thí nghiệm dạy bài “ Thử độ nảy mầm của hạt giống”. 2. Nguyễn Văn Minh - Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ - Thành phố Lào Cai , nghiên cứu về “ Phương pháp dạy học môn khoa học lớp 4”. 3. Nguyễn Văn Thái - Trường Tiểu học Lương Thế Vinh - Huyện Đam Rông - Tỉnh Lâm Đồng “Sử dụng thí nghiệm trong dạy học bài “Bóng tối” môn Khoa học lớp 4” 4. Nguyễn Văn Trung (chủ biên) - Lê văn Vinh Và các tài liệu tham khảo khác 9 PHỤ LỤC - Đề kiểm tra 3 bài, đáp án hướng dẫn chấm. - Các giáo án mẫu 3 . 10 [...]... KHẢO PHỤ LỤC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LÀO CAI 11 BÙI MẠNH GIANG VŨ THỊ MAI LIÊN NGÔ THỊ MAI “SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4 - TRƯỜNG TIỂU HỌC PHONG HẢI SỐ 1 - BẢO THẮNG - LÀO CAI CÓ GIÚP HỌC SINH GHI NHỚ TỐT HƠN KHÔNG?” ( ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TÁC ĐỘNG ) Lào Cai, 2009 12 13 . mới chỉ giảng dạy kiến thức khoa học bằng lời nói và sử dụng trong sách giáo khoa, rất ít quan tâm đến sử dụng thí nghiệm trước học sinh. Giáo viên đưa ra kết luận khoa học một cách áp đặt mà. học khoa học lớp 4 giúp học sinh phát huy tính tích cực sáng tạo trong học tập. - Sử dụng thí nghiệm trong dạy học khoa học lớp 4 giúp học sinh có kĩ năng so sánh đối chiếu các kiến thức khoa. học sinh lĩnh hội được kiến thức khoa học một cách tốt nhất thì giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp dạy học môn khoa học, chuẩn bị tốt đồ dùng dạy

Ngày đăng: 15/05/2015, 16:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan