Đề cương Luận văn thạc sĩ Quan điểm về “những giá trị châu Á” và ảnh hưởng của nó đến việc bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền ở khu vực này

6 699 4
Đề cương Luận văn thạc sĩ Quan điểm về “những giá trị châu Á” và ảnh hưởng của nó đến việc bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền ở khu vực này

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT Học viên: Nguyễn Minh Tâm Lớp: Pháp luật về quyền con người ĐỀ TÀI Quan điểm về “những giá trị châu Á” và ảnh hưởng của nó đến việc bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền ở khu vực này Đề cương Luận văn thạc sĩ Ngành: Luật Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con người Mã số: chuyên ngành đào tạo thí điểm Đề xuất người hướng dẫn: TS Vũ Công Giao Hà Nội - 2013 1. Đặt vấn đề 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đầu những thập niên 1990, cuộc tranh luận về “những giá trị châu Á” đã diễn ra sôi nổi trên các diễn đàn thế giới, được cổ vũ nhiệt tình bởi một số chính trị gia khu vực Đông Nam Á, và một số học giả. Họ cho rằng, “không nhất thiết, thậm chí không thể áp dụng một số giá trị dân chủ, nhân quyền mà các nước phương Tây đã đề cao”, và “với nền tảng chung là văn hóa Trung Quốc, châu Á có những giá trị áp dụng cho một chính phủ như sự trung thực, hiệu quả và hiệu lực”, điều này thiết lập được “kỷ luật và sự ổn định cần thiết cho sự phát triển”. Hình mẫu đưa ra là sự phát triển thần kỳ của Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc,… Ở đây có thể hiểu rằng, sự chuyên chế, hạn chế dân chủ và các quyền tự do dân sự, chính trị có thể giúp thúc đẩy, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, cuộc khủng hoàng tài chính châu Á những năm 1997 đã chấm dứt những sự cổ vũ cho quan điểm về “những giá trị châu Á”, nó cho thấy các nền kinh tế mới nổi ở Đông Á vẫn rất yếu ớt, dễ bị tổn thương, và sự phát triển của châu Á là dựa vào các yếu tố khác, chứ không phải là “các giá trị châu Á”. Mặc dầu vậy, “các giá trị châu Á” vẫn còn tồn tại trong tư tưởng của nhiều cá nhân, và không thể khẳng định rằng trong tương lai, không nổ ra các cuộc tranh luận về sự khác biệt về văn hóa và việc áp dụng các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Giống như luận điểm “nhân quyền ở những nước nghèo đói là miếng ăn, chứ không phải là dân chủ hay các quyền dân sự, chính trị”. Vì vậy, cần phải có một nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc, mang tính khoa học và khách quan về chủ đề này nhằm tìm ra những tác động thực sự của “yếu tố văn hóa” đối với việc áp dụng các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Từ đó có thể chứng minh “nhân quyền là một giá trị toàn cầu” hay nó chỉ đúng cho từng khu vực, từng nước cụ thể. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu của nghiên cứu là góp phần làm rõ những nền tảng chính trị, văn hóa, lịch sử ở khu vực Đông Á mà có tác động đến việc thực hiện các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế ở khu vực 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Làm rõ nội dung, đặc điểm và bản chất của quan điểm “những giá trị châu Á”, phân tích so sánh quan điểm đó với nhận thức chung của cộng đồng quốc tế về nhân quyền. - Phân tích tác động, ảnh hưởng của quan điểm “những giá trị châu Á” đến việc thực hiện các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế ở khu vực. 1.3. Tính mới và những đóng góp của đề tài 2 Ở Việt Nam hiện mới chỉ có một vài nghiên cứu về cơ chế nhân quyền ở khu vực Đông Nam Á, chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào đề cập đến khía cạnh lịch sử, văn hóa của khu vực trong mối quan hệ với nhân quyền. Luận văn này là nghiên cứu đầu tiên phân tích một cách toàn diện về “các giá trị châu Á”, vì vậy, nó góp phần bổ sung, khỏa lấp khoảng trống trong nghiên cứu về văn hóa, chính trị và nhân quyền trong khu vực. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu ở Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội và các cơ sở đào tạo khác ở Việt Nam. Ngoài ra, luận văn còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu, hội thảo, chuyên đề có liên quan đến vấn đề văn hóa và quyền con người. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mối quan hệ giữa văn hóa với nhận thức và thực trạng nhân quyền ở khu vực châu Á. Luận văn chỉ tập trung phân tích ảnh hưởng của quan điểm về “những giá trị châu Á”, không mở rộng sang các học thuyết, quan điểm khác về văn hóa và nhân quyền trong khu vực. Tổng quan tài liệu 1. Trung tâm nghiên cứu quyền con người, quyền công dân, Khoa Luật ĐHQGHN (2011), Tư tưởng về Quyền con người: Tuyển tập tư liệu thế giới và Việt Nam, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội “tuyển chọn những văn kiện, đoạn trích và tuyên bố mà chúng tôi cho rằng mang tính chất tiêu biểu, phản ánh nhận thức và tư tưởng của nhân loại về nhân quyền, được sắp xếp theo trình tự lịch sử”. 2. Trường ĐHQG Hà Nội, Khoa Luật (2012), Về Pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội. “cuốn sách bao gồm 22 tiểu luận của các học giả nước ngoài đề cập đến các nguyên lý nền tảng, các yếu tố cấu thành và một số vấn đề có thể coi là những yêu cầu chung của mọi nền pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến, cụ thể như pháp luật, hiến pháp, dân chủ, quyền con người – quyền công dân, ” “Trong tiểu luận này, Amartya phản bác những lý luận của các nhà độc tài tại Châu Á cho rằng nhân quyền và tự do không phải là các giá trị Á Đông nên không thích hợp với văn hóa Á Đông”. 3. Hồ Sĩ Quý (2005), Về giá trị và giá trị châu Á, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. “ trong đó những vấn đề giá trị và giá trị Châu Á được tác giả luận giải một cách khoa học và có hệ thống. Tác giả đã phân tích những giá trị truyền thống Châu Á trong bối cảnh thế giới đương đại và có sự đối sánh với những hệ giá trị khác, tổng hợp những quan điểm điển hình của một số học giả có uy tín trong và 3 ngoài nước về lĩnh vực này, luận giải mối tương quan giữa những giá trị truyền thống Châu Á và nền văn hóa Việt Nam, đồng thời phân tích sự biến động một số giá trị ưu trội trong bảng giá trị Châu Á tại Việt Nam như cần cù, hiếu học, gia đình và cộng đồng, trước tác động của quá trình toàn cầu hóa”. 4. Hồ Sĩ Quý (2006), “Vấn đề giá trị quan châu Á: Nghiên cứu so sánh châu Á và phương Tây”, Thông tin Khoa học xã hội, 8(284), tr 3-13. “ với các nền văn hóa, các giá trị làm người phần nhiều là giống nhau hoặc tương đương nhau. Rất hiếm có giá trị nào chỉ là “của riêng” của một cộng đồng; điều gì châu Á tôn vinh thì về đại thể ở nơi khác người ta cũng tôn vinh. Tuy vậy, vấn đề ở chỗ, vẫn có những điểm khác nhau giữa các bảng giá trị, mà điểm khác biệt rất có ý nghĩa là khác nhau về vị trí của từng giá trị ”. “Sự khác nhau đó là khác nhau về giá trị quan ” 5. Philippe Marchesin (2004), “Dân chủ và phát triển”, Đỗ Sáng lược thuật, Thông tin Khoa học xã hội, 11(275), tr 37-44. “Quan hệ giữa dân chủ và phát triển là một đề tài quen thuộc, nhưng hiện đang là vấn đề thời sự mà nhiều tác giả và tác phẩm đề cập đến, nghiên cứu từ nhiều góc độ. Bài viết tổng hợp những quan điểm khác nhau về vấn đề này suốt nửa cuối thế kỷ XX, đặc biệt là những năm 1990, và mấy năm đầu thế kỷ XXI”. 6. Minxin Pei (2009), “Suy nghĩ lại về sự trỗi dậy của châu Á”, Xuân Tùng dịch, Thông tin Khoa học xã hội, 9(231), tr 46-53. “Khi nhìn vào những chế độ chuyên quyền có uy tín với sự thành công trong lĩnh vực kinh tế, người ta có thể tìm thấy hai điều thú vị. Thứ nhất, hiệu quả kinh tế của các nước này đã được cải thiện khi họ bớt hà khác và cho phép người dân có những quyền tự do cá nhân và tự do kinh tế lớn hơn. Thứ hai, chìa khóa đưa đến thành công của các nước này là các chính sách kinh tế nhạy cảm, chẳng hạn như quản lý kinh tế vĩ mô, đầu tư cơ sở hạ tầng, thúc đẩy tiết kiệm và xúc tiến hoạt động xuất khẩu đều mang tính chất thủ cựu. Chế độ chuyên quyền thực sự không tạo ra công thức mày nhiệm nào cho sự phát triển kinh tế”. 7. Andrew J. Nathan (2012), “Tại sao những giá trị châu Á không hề cản trở dân chủ”, Quang Thành dịch, theo Viet-studies.info. http://www.viet-studies.info/kinhte/FA_Confucius_Democracy_trans.htm “Văn hóa tương tác với các lực lượng kinh tế-xã hội, các thể chế chính trị, thực hành chế độ, và giới lãnh đạo để xác định số phận của chế độ, và không có bất cứ yếu tốt duy nhất nào là nguyên nhân chính yếu. Giả thuyết các giá trị châu Á đã sai làm khi tuyên bố rằng dân chủ không thể tồn tại ở châu Á. Tuy nhiên, điều tương tự cũng đúng khi phản biện rằng hiện đại hóa sẽ tự động hủy diệt các chế độ đọc tài ở khu vực. Họ có thể sống sót trong một thời gian dài tới đây. Tuy nhiên, cửa đặt cược vào văn hóa đang được xếp chồng lên nhau chống lại họ”. 4 8. Nguyễn Gia Kiểng (2005), “Các giá trị châu Á?”. “ các giá trị châu Á chỉ là một diễn văn chứ hoàn toàn không phải là một chủ thuyết. Không hề có một luận cương hay một cẩm nang nào cả. Tất của chỉ là những bài viết ngắn và những cuộc phỏng vấn bằng tiếng Anh được đăng trên nhật báo The International Herald Tribune và tập san Foreign Affairs. Trong số những người chủ xướng và hô hào cho các giá trị châu Á, người ta không thấy một triết gia, một nhà tư tưởng hay một nhà văn lớn nào, người ta chỉ thấy những công chức thuộc hai chính quyền Singapor và Malaysia. Cuộc vận động cho các giá trị châu Á giống như một chiến dịch tuyên truyền hơn là một cuộc thảo luận trí tuệ”. 2. Nội dung, địa điểm và phương pháp nghiên cứu 2.1. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm làm rõ những vấn đề sau: - Nguồn gốc, đặc điểm, bản chất của quan điểm về “các giá trị châu Á”. - Tính tương thích của quan điểm về “các giá trị châu Á” với quan điểm chung trên thế giới về nhân quyền. - Ảnh hưởng của quan điểm “những giá trị châu Á” đến thực trạng nhân quyền ở khu vực. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin (duy vật biện chứng và duy vật lịch sử) và quan điểm về nhân quyền của Liên hợp quốc. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận văn này bao gồm: Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, và so sánh. 2.3. Địa điểm nghiên cứu Hà Nội 3. Dự kiến kết quả (viết theo từng nội dung nghiên cứu) Một bản luận văn từ 70 đến 100 trang, với cấu trúc dự kiến như sau: Mở đầu Chương I. Nhân quyền và “các giá trị châu Á” 1.1 Khái quát về nhân quyền 1.2 Khái quát về “các giá trị châu Á” Chương II. Tác động của “các giá trị châu Á” đến việc thúc đẩy, bảo vệ nhân quyền 2.1 Thực trạng nhân quyền ở một số nước châu Á 2.2 Dân chủ, bảo đảm quyền con người và phát triển kinh tế Chương III. Kết luận và khuyến nghị 5 4. Tiến độ Học viên cần trình bày những việc làm cụ thể trong từng giai đoạn/thời kì, những hoạt động nào tiến hành trước/sau, thời gian dự kiến cho từng hoạt động. STT Hoạt động/ Nội dung Thời gian (tính bằng tháng) 1 Thu thập tài liệu 1 tháng 2 Xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ đề cương 1 tháng 3 Viết luận văn và trình dự thảo cho giáo viên hướng dẫn 6 tháng 4 Hoàn thiện dự thảo theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn 3 tháng 5 Chuẩn bị và bảo vệ luận văn 1 tháng Tài liệu tham khảo 1. Trung tâm nghiên cứu quyền con người, quyền công dân, Khoa Luật ĐHQGHN (2011), Tư tưởng về Quyền con người: Tuyển tập tư liệu thế giới và Việt Nam, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội. 2. Trường ĐHQG Hà Nội, Khoa Luật (2012), Về Pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội. 3. Hồ Sĩ Quý (2005), Về giá trị và giá trị châu Á, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. Hồ Sĩ Quý (2006), “Vấn đề giá trị quan châu Á: Nghiên cứu so sánh châu Á và phương Tây”, Thông tin Khoa học xã hội, 8(284), tr 3-13. 5. Philippe Marchesin (2004), “Dân chủ và phát triển”, Đỗ Sáng lược thuật, Thông tin Khoa học xã hội, 11(275), tr 37-44. 6. Minxin Pei (2009), “Suy nghĩ lại về sự trỗi dậy của châu Á”, Xuân Tùng dịch, Thông tin Khoa học xã hội, 9(231), tr 46-53. 7. Andrew J. Nathan (2012), “Tại sao những giá trị châu Á không hề cản trở dân chủ”, Quang Thành dịch, theo Viet-studies.info. 8. Nguyễn Gia Kiểng (2005), “Các giá trị châu Á?”. 6 . Tâm Lớp: Pháp luật về quyền con người ĐỀ TÀI Quan điểm về “những giá trị châu Á” và ảnh hưởng của nó đến việc bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền ở khu vực này Đề cương Luận văn thạc sĩ Ngành: Luật Chuyên. của luận văn là mối quan hệ giữa văn hóa với nhận thức và thực trạng nhân quyền ở khu vực châu Á. Luận văn chỉ tập trung phân tích ảnh hưởng của quan điểm về “những giá trị châu Á”, không mở. trị châu Á” 1.1 Khái quát về nhân quyền 1.2 Khái quát về “các giá trị châu Á” Chương II. Tác động của “các giá trị châu Á” đến việc thúc đẩy, bảo vệ nhân quyền 2.1 Thực trạng nhân quyền ở một

Ngày đăng: 15/05/2015, 11:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Hà Nội - 2013

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan