Chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi Olympic thành phố Tam Kỳ môn Vật lý

6 1.1K 5
Chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi Olympic thành phố Tam Kỳ môn Vật lý

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kính gởi: Lãnh đạo các trường THPT Duy Tân, THPT Lê Quý Đôn, THPT Trần Cao Vân, THPT Phan Bội Châu Ngày 19/12/2013, Tổ trường chuyên môn bộ môn Vật lý của 4 trường THPT Duy Tân, Lê Quý Đôn, Trần Cao Vân, Phan Bội Châu đã họp và trao đổi thống nhất chương trình bồi dưỡng và cấu trúc đề thi để chuẩn bị cho kỳ thi “Olympic khối 10 và 11 Tp. Tam Kỳ”. Hai nội dung này được áp dụng kể từ năm học 2013 - 2014 và sẽ được điều chỉnh bổ sung hằng năm (nếu cần thiết). CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN VẬT LÝ LỚP 10 VÀ 11 1. Nội dung dạy học: Nội dung dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lý lớp 10 và lớp 11 gồm hai phần: - Chương trình phổ thông nâng cao (70%). - Chương trình phổ thông chuyên sâu (30%). + Nội dung nâng cao: Nội dung nâng cao được qui định trong chương trình nâng cao môn Vật lí lớp 10, 11 ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. + Nội dung chuyên sâu: Nội dung chuyên sâu được tham khảo trong chương trình chuyên sâu Vật lý lớp 10, 11 của Bộ GD&ĐT dùng cho các trường THPT Chuyên. 2. Tài liệu tham khảo: * Lớp 10: 1. Tài liệu giáo khoa chuyên Vật lí lớp 10, tập một - Cơ học - Dương Trọng Bái, NXB Giáo dục, 2001. 2. Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí THPT - Tập I (Cơ học) - Dương Trọng Bái, NXB Giáo dục, 2002. 3. Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí THPT - Tập IV (Nhiệt học và Vật lí phân tử) - Phạm Quý Tư, NXB Giáo dục, 2002. 4. Các bài toán chọn lọc Vật lí 10 - Vũ Thanh Khiết, Mai Trọng Ý, Nguyễn Hoàng Kim, NXB Giáo dục, 2006. 5. Các bài thi Vật lí quốc tế - Dương Trọng Bái, Đàm Trung Đồn, NXB Giáo dục, 2000. 6. Tuyển tập đề thi O-lym-pic Vật lí các nước, tập 1 và 2 - Vũ Thanh Khiết, Vũ Đình Tuý, Phạm Văn Thiều, NXB Giáo dục, 2005 và 2006. 7. Tuyển tập đề thi Olympic 30/4 môn Vật lý. * Lớp 11: 1. Tài liệu giáo khoa chuyên Vật lí lớp 11, tập một – Vũ Thanh Khiết, Vũ Quang - NXB Giáo dục - 2003. 2. Bài tập Vật lí 11 (dùng cho học sinh chuyên Vật lí) – Vũ Thanh Khiết, Vũ Quang, Lê Thị Oanh - NXB Giáo dục - 2003. 3. Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí THPT - Tập 2 ( Điện học 1); tập 3( điện học 2); tập 5 (Quang học) – Vũ Thanh Khiết, Vũ Đình Túy - NXB Giáo dục – 2003. 4. Các bài toán chọn lọc Vật lí 11 - Vũ Thanh Khiết - Nguyễn Hoàng Kim - NXB Giáo dục – 2007. 5. Các bài thi Vật lí quốc tế - Dương Trọng Bái - Đàm Trung Đồn - NXB giáo dục – 2000. 6. Tuyển tập đề thi Olimpic Vật lí các nước, tập 1 và 2 - Vũ Thanh Khiết - Vũ Đình Tuý - Phạm Văn Thiều - NXB Giáo dục 2005 và 2006. 7. Tuyển tập đề thi Olympic 30/4 môn Vật lý. VẬT LÝ 10 CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG NÂNG CAO. (Không dạy chương 5: Cơ học chất lưu và chương 7: Chất rắn, chất lỏng. Sự chuyển thể) Phần I: CƠ HỌC. Chương 1: Động học chất điểm. 1. Chuyển động cơ. Vận tốc trong chuyển động thẳng. Chuyển động thẳng đều. 2. Chuyển động thẳng biến đổi đều. Sự rơi tự do. 3. Chuyển động tròn đều. Tốc độ dài và tốc độ góc. Gia tốc trong chuyển động tròn đều. 4. Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc. Chương 2: Động lực học chất điểm. Các lực trong cơ học. 1. Lực. Tổng hợp và phân tích lực. Ba định luật Niutơn. 2. Lực hấp dẫn, đàn hồi, ma sát. Chuyển động của vật bị ném. 3. Hệ quy chiếu có gia tốc. Lực quán tính. 4. Lực hướng tâm và lực quán tính li tâm. Hiện tượng tăng, giảm, mất trọng lượng. 5. Chuyển động của hệ vật. Chương 3: Tĩnh học vật rắn. 1. Cân bằng những vật rắn dưới tác dụng của hai lực. Trọng tâm. 2. Cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực không song song. 3. Quy tắc hợp lực song song. Điều kiện cân bằng của một vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song. 4. Momen của lực. Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định. Chương 4: Các định luật bảo toàn. 1. Định luật bảo toàn động lượng. Chuyển động bằng phản lực. 2. Công và công suất. Động năng. Định lí động năng. Thế năng. Thế năng. trọng trường. Thế năng đàn hồi. 3. Định luật bảo toàn cơ năng. 4. Va chạm đàn hồi và không đàn hồi. Phần II: NHIỆT HỌC. Chương 6: Chất khí. 1. Các định luật chất khí: Định luật Bôilơ – Mariôt; Định luật Saclơ; Định luật Gay Luyxac. 2. Phương trình trạng thái của khí lí tưởng. 3. Phương trình Clapêrông – Menđêlêep. Chương 8: Cơ sở của nhiệt động lực học. 1. Nguyên lí thứ I nhiệt động lực học. 2. áp dụng nguyên lí I nhiệt động lực học cho khí lí tưởng. CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG CHUYÊN SÂU. A. CƠ HỌC : Chuyên đề 1: Chuyển động cong. Gia tốc tiếp tuyến và gia tốc pháp tuyến. TT Nội dung Vận tốc và gia tốc trong chuyển động cong – gia tốc tiếp tuyến và gia tốc pháp tuyến trong chuyển động cong. Chuyên đề 2: Cân bằng của hệ vật dưới tác dụng của hệ lực liên kết. TT Nội dung 1 Cân bằng của hệ vật dưới tác dụng của hệ lực liên kết – điều kiện cân bằng. 2 Hệ quy chiếu có gia tốc – phép chiếu của các lực lên hai trục tọa độ vuông góc để giải các bài toán có liên quan. Chuyên đề 3: Va chạm. TT Nội dung Va chạm – va chạm đàn hồi; mềm; xuyên tâm (trực diện) và không xuyên tâm. B. NHIỆT HỌC : Chuyên đề 1: Phương trình cơ bản của thuyết động học phân tử. TT Nội dung 1 Phương trình cơ bản của thuyết động học phân tử các chất khí. Số trung bình các phân tử va chạm vào thành bình. Công thức tính các tốc độ đặc trưng của phân tử khí. Chuyên đề 2: Nguyên lí I của Nhiệt động lực học. TT Nội dung 1 Nguyên lí I của Nhiệt động lực học – Hệ thức ∆ U = A + Q; mối quan hệ giữa nội năng với nhiệt độ và thể tích. 2 Những áp dụng của nguyên lí I của Nhiệt động lực học. Các công thức tính công, nhiệt dung, nhiệt lượng cho các quá trình : đẳng tích, đẳng áp, đẳng nhiệt, đoạn nhiệt. VẬT LÝ 11 CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG NÂNG CAO. (Không dạy chương 3: Dòng điện trong các môi trường) Phần I: ĐIỆN HỌC – ĐIỆN TỪ HỌC. Chương 1: Điện tích. Điện trường. 1. Điện tích. Định luật Culông. Thuyết êlectron. Định luật bảo toàn điện tích. 2. Điện trường. Công của lực điện. Hiệu điện thế. 3. Vật dẫn và điện môi trong điện trường. 4. Tụ điện. Năng lượng điện trường. Chương 2: Dòng điện không đổi. 1. Dòng điện không đổi. Nguồn điện. 2. Điện năng và Công suất điện. Định luật Jun-Lenxơ. 3. Định luật Ôm cho toàn mạch. 4. Định luật Ôm đối với các loại đoạn mạch. Mắc nguồn điện thành bộ. Chương 4: Từ trường. 1. Từ trường. Phương, chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện. 2. Cảm ứng từ. Định luật Am pe. Từ trường của một số dòng điện có dạng đơn giản. 3. Tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song. Lực Lo-ren-xơ. 4. Khung dây có dòng điện đặt trong từ trường. Chương 5: Cảm ứng điện từ. 1. Hiện tượng cảm ứng điện từ. Suất điện động cảm ứng trong mạch điện kín. 2. Suất điện động cảm ứng trong một đoạn dây dẫn chuyển động. Phần II: QUANG HÌNH HỌC. Chương 6: Khúc xạ ánh sáng. 1. Khúc xạ ánh sáng. 2. Phản xạ toàn phần. Chương 7: Mắt. Các dụng cụ quang học. 1. Thấu kính mỏng. CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG CHUYÊN SÂU. A. ĐIỆN TÍCH – ĐIỆN TRƯỜNG: Chuyên đề 1: Vật dẫn cân bằng tĩnh điện. Sự phân cực của điện môi trong điện trường. Điện trường trong điện môi. B. DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI: Chuyên đề 2: Các định luật Kiếc - xốp về mạng điện. Một số phương pháp cơ bản giải bài toán mạch điện một chiều. C. TỪ TRƯỜNG: Chuyên đề 3: Từ trường trong chân không và trong vật chất. Chuyên đề 4: Điện tích chuyển động trong từ trường. D. MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC: Chuyên đề 5: Lưỡng chất phẳng. Lưỡng chất cầu. Chuyên đề 6: Gương cầu và hệ (2 phần tử) quang học đồng trục. CẤU TRÚC ĐỀ THI . - Thời gian làm bài: 150 phút - Hình thức đề thi: tự luận. - Thang điểm: 20đ - Số câu: 05 câu, gồm: ● Vật lý 10: + Câu 1: Thuộc nội dung chương Động học; + Câu 2: Thuộc nội dung chương Động lực học; + Câu 3: Thuộc nội dung chương Tĩnh học ; + Câu 4: Thuộc nội dung chương Các định luật bảo toàn; + Câu 5: Thuộc nội dung phần Nhiệt học; ● Vật lý 11: + Câu 1: Thuộc nội dung chương Điện tích, điện trường; + Câu 2: Thuộc nội dung chương Dòng điện không đổi; + Câu 3: Thuộc nội dung chương Từ trường ; + Câu 4: Thuộc nội dung chương Cảm ứng điện từ; + Câu 5: Thuộc nội dung phần Quang hình học; * Lưu ý: Nội dung đề thi thuộc cả hai khối 10 và 11 không quá 20% thuộc phần chuyên sâu. - Mức độ: + Thông hiểu: 30%. + Vận dụng ở mức thấp: 40%. + Vận dụng ở mức cao: 30%. . 2001. 2. Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí THPT - Tập I (Cơ học) - Dương Trọng Bái, NXB Giáo dục, 2002. 3. Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí THPT - Tập IV (Nhiệt học và Vật lí phân tử). LỚP 10 VÀ 11 1. Nội dung dạy học: Nội dung dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lý lớp 10 và lớp 11 gồm hai phần: - Chương trình phổ thông nâng cao (70%). - Chương trình phổ thông chuyên sâu (30%) 10 và 11 Tp. Tam Kỳ . Hai nội dung này được áp dụng kể từ năm học 2013 - 2014 và sẽ được điều chỉnh bổ sung hằng năm (nếu cần thiết). CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN VẬT LÝ LỚP 10 VÀ

Ngày đăng: 14/05/2015, 21:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan