luận văn thạc sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm giấy vở của Công ty Cổ phẩn Văn phòng phẩm Hồng Hà

116 1.5K 13
luận văn thạc sĩ  Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm giấy vở của Công ty Cổ phẩn Văn phòng phẩm Hồng Hà

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm giấy vở của Công ty Cổ phẩn Văn phòng phẩm Hồng Hà” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu trong luận văn là số liệu trung thực do tôi tự nghiên cứu, khảo sát và thực hiện. Hà Nội, ngày 16 tháng 03 năm 2015 Học viên thực hiện luận văn Đoàn Thị Thu Huyền 1 2 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm giấy vở của Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà” tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân và doanh nghiệp. Trước hết cho phép tôi gửi lời cảm ơn tới Nhà trường cũng như các thầy cô giáo khoa Sau đại học trường đại học Thương Mại đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt khóa học Thạc sĩ. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Quốc Thịnh đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình viết bài luận văn này. Ngoài ra, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài. Trong điều kiện thời gian nghiên cứu và khả năng của bản thân còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những góp ý bổ sung từ phía Quý Thầy Cô giáo trong Hội đồng để hoàn thiện đề tài tốt hơn. Hà Nội, ngày 16 tháng 03 năm 2015 Học viên thực hiện luận văn Đoàn Thị Thu Huyền 2 3 MỤC LỤC 3 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1. BĐH Ban điều hành 2. BKS Ban kiểm soát 3. CBCNV Cán bộ công nhân viên 4. CHGTSP Cửa hàng giới thiệu sản phẩm 5. CT CP VPP Hồng Hà Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà 6. DN Doanh nghiệp 7. ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông 8. Hải Tiến Công ty Cổ phần giấy Hải Tiến 9. HĐQT Hội đồng quản trị 10. KCN Khu công nghiệp 11. NTD Người tiêu dùng 12. OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế 13. PVFI Công ty cổ phần Đầu tư tài chính công đoàn dầu khí 14. TGĐ Tổng giám đốc 15. TNHH Trách nhiệm hữu hạn 16. TTTM Trung tâm thương mại 17. Vĩnh Thịnh Công ty TNHH Công nghiệp giấy Vĩnh Thình 18. Vĩnh Tiến Công ty Cổ phần Vĩnh Tiến 19. WEF Diễn đàn kinh tế thế giới 4 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Công ty CP Văn phòng phẩm Hồng Hà giai đoạn 2012- 2014 Bảng 2.2 : Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty Bảng 2.3: Doanh thu sản phẩm giấy vở của công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà từ năm 2012- 2014 Bảng 2.4: So sánh doanh thu sản phẩm giấy vở của Công ty Cổ phầnVăn phòng phẩm Hồng Hà và một số đối thủ cạnh tranh từ năm 2012- 2014 Bảng 2.5: So sánh số lượng giấy vở bán ra của Công ty Cổ phầnVăn phòng phẩm Hồng Hà và một số đối thủ cạnh tranh từ 2012- 2014 Bảng 2.6: So sánh mức độ cảm nhận của khách hàng về sản phẩm giấy vở của công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà so với đối thủ cạnh tranh Bảng 2.7: Các thông số kỹ thuật của sản phẩm giấy vở Bảng 2.8: Chỉ tiêu về yêu cầu kĩ thuật của sản phẩm giấy vở Bảng 2.9: So sánh chất lượng giấy vở của Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà và một số đối thủ cạnh tranh trên thị trường Bảng 2.10: So sánh mẫu mã sản phẩm giấy vở của Công ty Cổ phẩn Văn phòng phẩm Hồng Hà và một số đối thủ cạnh tranh trên thị trường Bảng 2.11: So sánh dịch vụ hỗ trợ sản phẩm giấy vở của Công ty Cổ phầnVăn phòng phẩm Hồng Hà và một số đối thủ cạnh tranh đối với đại lý Bảng 2.12: So sánh dịch vụ hỗ trợ sản phẩm giấy vở của Công ty Cổ phầnVăn phòng phẩm Hồng Hà và một số đối thủ cạnh tranh đối với khách hàng Bảng 2.13: So sánh giá cả sản phẩm giấy vở của Công ty CP VPP Hồng Hà và một số đối thủ cạnh tranh trên thị trường Bảng 2.14: So sánh giá của một số sản phẩm giấy vở của một số công ty trên thị trường tại thời điểm tháng 12/2014 Bảng 2.15: Chế độ khuyến mại của Công ty CP VPP Hồng Hà vàmột số đối thủ cạnh tranh trên thị trường giai đoạn 2012- 2014 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức và cơ cấu bộ máy quản lý của CTCP VPP Hồng Hà 5 6 Sơ đồ 2.2: Hệ thống kênh phân phối của công ty CP VPP Hồng Hà một số đối thủ cạnh tranh trên thị trường giai đoạn 2012- 2014 Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện Doanh thu – Chi phí- Lợi nhuận của cong ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà giai đoạn 2012- 2014 Hình 2.2: So sánh thị phần của công ty cổ phần VPP Hồng Hà và các đối thủ cạnh tranh trên thị trườngCông ty Văn phòng phẩm Hồng Hà Hình 2.3: Mẫu mã sản phẩm giấy vở của Công ty CP VPP Hồng Hà Hình 2.4: Nhãn hiệu trên sản phẩm giấy vở của Công ty CP VPP Hồng HàVăn phòng phẩm Hồng Hà và một số đối thủ cạnh tranh đối với đại lý 6 7 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hóa, là một nội dung trong cơ chế vận động của thị trường. Sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển, hàng hóa dịch vụ bán ra càng nhiều thì việc cạnh tranh lại ngày càng gay gắt. Cạnh tranh diễn ra mọi lúc, mọi nơi, không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của riêng ai, nên cạnh tranh trở thành quy luật quan trọng thúc đẩy sự phát triển, nỗ lực của các doanh nghiệp. Cạnh tranh trong kinh doanh có thể thắng lợi hoặc thất bại. Thắng lợi trong cạnh tranh chính là thành công trong kinh doanh, nhưng để thắng lợi trong kinh doanh là vấn đề được quan tâm hơn cả vì nó không những ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà nó còn liên quan đến sự sống còn của doanh nghiệp. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang mở ra rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức. Trước tình thế đó, việc nâng cao năng lực cạnh tranh là điều tất yếu để các doanh nghiệp Việt Nam tồn tại và phát triển. Kinh tế xã hội phát triển, chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao, nên nhu cầu về các loại hàng hóa cũng từ đó mà tăng theo, đăc biệt trong số đó là nhu cầu của người tiêu dùng về ngành hàng giấy vở. Khách hàng không chỉ quan tâm tới chất lượng và giá cả của sản phẩm mà hình thức, mẫu mã, dịch vụ bán của sản phẩm cũng là một yếu tố đáng để quan tâm và được đánh giá cao. Do hiện nay có rất nhiều sản phẩm cùng cạnh tranh cho nên người tiêu dùng đã có nhiều sự lựa chọn khi mua các sản phẩm giấy vở trên thị trường Việt Nam. Thực tế này đưa đến nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất giấy vở. Trước sức ép của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đã phải đầu tư rất nhiều về công nghệ, các hoạt động marketing để khẳng định vị thế của mình trong nhận thức của người tiêu dùng, hướng tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm giúp doanh nghiệp có thể phát triển ổn định và bền vững. Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà là một trong những công ty hàng đầu sản xuất văn phòng phẩm tại Việt Nam. Với nhiều sản phẩm đa dạng về 8 mẫu mã, chủng loại cũng như chiến lược marketing và hoạt động kinh doanh hết sức chuyên nghiệp, công ty đã khẳng định được thương hiệu của mình cũng như thiết lập được hệ thống phân phối trên toàn quốc và xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Hàn Quốc.Hiện nay, ngành hàng giấy vở là một trong những ngành hàng chủ lực của công ty và đem lại tỷ lệ cao trong tổng doanh thu hàng năm của công ty. Tuy nhiên, sức cạnh tranh trên thị trường ngày càng tăng với sự gia nhập ngày càng nhiều của các công ty giấy vở khác và sức ép cạnh tranh càng trở nên lớn hơn khi Việt Nam gia nhập vào WTO. Trước tình hình đó, để giữ vững được thị phần và vị trí thương hiệu trên thị trường, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm giấy vở càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm giấy vở của Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà” để nghiên cứu từ đó rút ra các kết luận và đề xuất một số giải pháp nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm giấy vở của Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà. 2. Tổng quan nghiên cứu về đề tài 2.1 Tình hình nghiên cứu đề tài trên thế giới Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên về năng lực cạnh tranh như: - Micheal E. Porter (1988), Chiến lược cạnh tranh: tác giả đã xây dựng chuỗi giá trị bao gồm 9 hoạt động thích hợp về mặt chiến lược tạo ra giá trị và giảm chi phí để đánh giá các năng lực của một công ty trong việc tạo ra lợi thế khác biệt. - Micheal E. Porter (1990), Lợi thế cạnh tranh quốc gia: tác giả đã giới thiệu Mô hình kim cương gồm bốn yếu tố chính liên kết chặt chẽ với nhau tạo nên lợi thế cạnh tranh và có thể áp dụng với mọi quốc gia và ngành công nghiệp. - A. Thompson, A. Strickland (2001) khi đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đã đưa ra 2 khái niệm: năng lực cốt lõi và năng lực khác biệt. Ở đây, năng lực cốt lõi là năng lực nguồn mà doanh nghiệp vận dụng nó tương đối tốt với các hoạt động bên trong khác của doanh nghiệp. Đây là nguồn lực có giá trị cao của doanh nghiệp. Khái niệm này được sử dụng để phân biệt với năng lực khác biệt và được hiểu là một tích hợp khả năng cạnh tranh và nguồn lực xác định mà doanh 9 nghiệp vận dụng nó tương đối tốt so với đối thủ cạnh tranh. Điều đó có nghĩa: năng lực khác biệt chính là nguồn ưu thế cạnh tranh hàng đầu của doanh nghiệp và nó được thể hiện chủ yếu trong thực tiễn hoạt động kinh doanh 2.2 Tình hình nghiên cứu đề tài trong nước Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, liên quan đến vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong các lĩnh vực sản phẩm khác nhau như: - Định Việt Đông (2008), Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm bánh kẹo của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà trên thị trường Việt Nam – luận văn nghiên cứu thực trạng kinh doanh sản phẩm bánh kẹo của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà, đưa ra những biện pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty nói chung và sản phẩm bánh kẹo nói riêng. - Tô Vân Anh (2011), Chiến lược Marketing cho dòng sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo của công ty Cổ phẩn Vina Acecook – luận văn nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng chiến lược marketing cho dòng sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo trong thời gian qua tại Công ty. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing cho dòng sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo của Vina Acecook. - Đỗ Thị Mai (2012), Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của làng nghề Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội – luận văn nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu của các doanh nghiệp làng nghề Chàng Sơn, rút ra những tồn tại và khó khăn để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. - Dương Thị Thu Hương (2013), Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo của công ty Acecook Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương Mại – luận văn nghiên cứu và phát triển sâu hơn cơ sở lí thuyết cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của sản phẩm và thông qua số liệu thống kê, khảo sát thực tế tại doanh nghiệp để đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo, từ đó đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh 10 tranh sản phẩm mì Hảo Hảo của Vina Acecook trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. - Đỗ Thị Phương (2014), Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm phân bón của công ty TNHH Baconno trên thị trường nội địa, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương Mại – luận văn phân tích đánh giá thực trạng sản phẩm phân bón của công ty TNHH Baconco trên thị trường nội địa trong thời gian từ năm 2009- 2013, đưa ra những tồn tại khó khăn của công ty để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm phân bón trên thị trường nội địa trong thời gian tới. Các công trình nghiên cứu trên đề cập tới góc độ năng lực cạnh tranh của các sản phẩm ở những công ty khác nhau. Nhìn chung, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu về vấn đề: “Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm giấy vở của công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà”. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này là cần thiết, có giá trị khoa học, không trùng lặp với các công trình đã được công bố. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm giấy vở của Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà. Từ đó, nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm: - Hệ thống hóa lý thuyết liên quan đến năng lực cạnh tranh nói chung và năng lực cạnh tranh của sản phẩm nói riêng. - Trên cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh, tìm hiểu đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm giấy vở của Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà. - Đưa ra những đề xuất, những giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm giấy vở của công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm nói chung và sản phẩm giấy vở của Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà nói riêng tại thị trường nội địa. [...]... lý luận về năng lực cạnh tranh của sản phẩm Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm giấy vở của Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm giấy vở của Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà 13 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM 1.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh 1.1.1 Cơ sở lý luận. .. tạo nên năng lực cạnh tranh ngành và năng lực cạnh tranh quốc gia Ngược lại năng lực cạnh tranh quốc gia sẽ tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh ngành, và chính năng lực cạnh tranh ngành cao sẽ tạo động lực phát triển sản phẩm, dịch vụ hay nói cách khác là nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm 1.1.4 Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh tồn... cứu tại thị trường giấy vở nội địa - Phạm vi nội dung: • • Đề tài nghiên cứu những cơ sở lí luận về năng lực cạnh tranh của sản phẩm Phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm giấy vở của Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà tại thị trường nội địa từ năm 2012- 2014, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm giấy vở của công ty trong thời gian... phẩm Hồng Hà đổi thành Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà Ngày 02/08/1995, Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà chính thức gia nhập Tổng Công ty Giấy Việt Nam Từ đây, Công ty có điều kiện hội nhập với ngành Giấy, mở ra hướng phát triển mới cho công ty Tháng 01/2006, Công ty chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà Trải qua 55 năm thành lập và phát triển, thương hiệu Hồng Hà đã trở thành... nay Nâng cao năng lực cạnh tranh là đánh giá thực tế năng lực cạnh tranh của quốc gia, doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ đó thông qua các tiêu chí để có những nhận định, biện pháp, chiến lược nhằm có đủ sức cạnh tranh trên thị trường Như vậy, năng lực cạnh tranh được xem xét ở các góc độ khác nhau như năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ, năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh. .. cạnh tranh của sản phẩm 1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của sản phẩm Năng lực cạnh tranh của sản phẩm có thể hiểu là toàn bộ những lợi thế của chính sản phẩm đó như: chất lượng, giá cả, mẫu mã, kiểu dáng của sản phẩm; các dịch vụ kèm theo và chính sách kinh doanh của doanh nghiệp đối với sản phẩm mà doanh nghiệp có thể duy trì vị trí của sản phẩm trên thị trường cạnh tranh Sản phẩm của doanh nghiệp... 1.1.3 Các cấp độ của năng lực cạnh tranh a Năng lực cạnh tranh quốc gia: Năng lực cạnh tranh quốc gia là yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của tất cả các sản phẩm trên thị trường nội địa và xuất khẩu Có rất nhiều cách hiểu về năng lực cạnh tranh cấp quốc gia Theo Asia Development Outlook 2003, Năng lực cạnh tranh quốc gia là khả năng cạnh tranh của một nước để sản xuất các hàng hóa và dịch... sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với sản phẩm của các doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh Hiện nay, còn nhiều quan niệm khác nhau về năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp Có quan niệm gắn năng lực cạnh tranh sản phẩm với ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp tung ra thị trường, nhưng có một số doanh nghiệp lại gắn năng lực cạnh tranh sản phẩm với hiệu quả kinh doanh của. .. thụ giấy vở khá tốt Chính vì vây, các công ty sản xuất và kinh doanh giấy vở nói chung cũng như Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà nói riêng cần tìm ra cho mình hướng đi thật đúng đắn, cạnh tranh lành mạnh để đạt được mục tiêu đề ra trong việc sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ mặt hàng giấy vở 2.2 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công. .. công ty Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà được thành lập vào ngày 01/10/1959, trước đây là nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà, nhà máy sản xuất đồ dùng văn phòng đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập theo 33 Quyết định số 2406/BCN/TC ngày 21/10/1959 của Bộ Công nghiệp Theo Quyết định số 1014QĐ/TCLĐ ngày 28/07/1995 của Bộ Công nghiệp nhẹ (nay là Bộ Công thương), Nhà máy Văn phòng phẩm . năng lực cạnh tranh sản phẩm giấy vở của Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm giấy vở của Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm. đoan luận văn thạc sĩ kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm giấy vở của Công ty Cổ phẩn Văn phòng phẩm Hồng Hà là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu trong luận văn. quốc gia. 1.2 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và công cụ tạo dựng năng lực cạnh tranh của sản phẩm 1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của sản phẩm Năng lực cạnh tranh của sản phẩm có thể hiểu

Ngày đăng: 14/05/2015, 15:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan