luận văn kinh doanh thương mại phân tích ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động kinh doanh của CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị

50 719 0
luận văn  kinh doanh thương mại  phân  tích ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động kinh doanh của CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đào Thế Sơn LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được bài khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng học hỏi của bản thân em còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía các thầy cô trong Khoa Kinh tế-Luật, các thầy cô trong bộ môn kinh tế vĩ mô và sự giúp đỡ từ CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị. Em xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong khoa Kinh tế- Luật đã tạo điều kiện cho em được đi thực tế tại công ty trong thời gian thực tập, để em có thể vận dụng những kiến thức được học tập tại trường vào môi trường làm việc thực tế. Em xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong bộ môn Kinh tế vĩ mô. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn tới Thạc sỹ Đào Thế Sơn người đã trực tiếp hướng dẫn em một cách tận tình và tỉ mỉ, thầy luôn giúp đỡ em trong việc giải quyết các khó khăn và sai sót, gợi ý cách phân tích và trình bày bằng những kiến thức chuyên sâu của thầy. Em xin chân thành cảm ơn tới tập thể ban lãnh đạo, nhân viên trong CTCP chế biến thực phẩm Hữu nghị đã tạo điều kiện cho em được tiếp xúc với công việc, môi trường làm việc thực tế có tính kỷ luật cao, có trách nhiệm cao và đã cung cấp, trao đổi những thông tin cần thiết giúp em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và tập thể CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị đã giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! 1 SVTH: Phạm Thị Lan Anh Lớp: K47F3 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đào Thế Sơn MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 1.1: Lạm phát cầu kéo 14 Hình 1.2: Lạm phát chi phí đẩy 14 Hình 1.3: lạm phát dự kiến 15 Hình 2.1 Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng năm 2011 25 Hình 2.2 Mối quan hệ giữa chi phí và lạm phát 34 Hình 2.3 Thị phần kinh doanh thực phẩm của một số doanh nghiệp 34 Hình 2.4 Mối quan hệ giữa thị phần và lạm phát 36 Hình 2.5 Mối quan hệ giữa doanh thu và lạm phát 36 Hình 2.6 Mối quan hệ giữa lợi nhuận và lạm phát 37 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CTCP: Công ty cổ phần WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới 2 SVTH: Phạm Thị Lan Anh Lớp: K47F3 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đào Thế Sơn 3 SVTH: Phạm Thị Lan Anh Lớp: K47F3 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đào Thế Sơn LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài khóa luận Sau khi chính thức trở thành thành viên của WTO, nền kinh tế Việt Nam dần có những chuyển biến rõ rệt. Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho chúng ta những cơ hội phát triển, nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, cơ cấu kinh tế cũng dần thay đổi linh hoạt, hoàn thiện hơn để phù hợp với nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên cùng với những cơ hội mà hội nhập mang lại cũng có không ít những khó khăn, thách thức. Biến động kinh tế thế giới trong thời gian qua cũng đã có ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế nước ta, sự biến động giá cả một số nguyên liệu đầu vào chính lương thực, xăng dầu, Cùng với ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, một số điều chỉnh trong điều hành chính sách của chính phủ làm cho giá cả trong nước có biến động mạnh theo chiều hướng gia tăng và lạm phát là một hệ lụy không thể tránh khỏi. Lạm phát là một trong những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản và quan trọng đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia nhưng cũng là một trở ngại lớn nhất trong công cuộc phát triển đất nước. Trong thời gian qua “lạm phát” là một cụm từ được nhắc đến nhiều không chỉ vì nó là nguyên nhân khủng hoảng kinh tế mà nó còn tác động rất lớn đến nền kinh tế nói chung và tới bộ phận doanh nghiệp nói riêng, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Đặc biệt là trong giai đoạn từ năm 2007 đến nay, lạm phát diễn biến hết sức phức tạp, làm gia tăng thất nghiệp, làm cho chất lượng cuộc sống của người lao động và người tiêu dùng bị giảm xuống. Còn đối với người sản xuất, người bán phải lo lắng trước những cơn lốc xoáy của hiện tượng lạm phát khi mà giá trị của đồng tiền ngày một suy giảm, làm suy thoái kinh tế. Lạm phát đã ảnh hưởng rất lớn tới các chủ thể trong nền kinh tế, mà ảnh hưởng nhiều nhất là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Lạm phat ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khi chi phí đầu vào tăng làm cho hầu hết lợi nhuận của hầu hết các doanh nghiệp bị giảm sút đáng kể. Lạm phát cao làm cho thu nhập thực tế của người dân giảm, nhu cầu tiêu dùng giảm kéo theo cầu về hàng hóa dịch vụ trên thị trường cũng giảm đi. 4 SVTH: Phạm Thị Lan Anh Lớp: K47F3 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đào Thế Sơn Trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay mà mục tiêu chủ yếu của bất kỳ doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí. Vì vậy, trong điều kiện khó khăn, rủi ro của nền kinh tế nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đã đặt ra yêu cầu cho mỗi doanh nghiệp phải đẩy mạnh hơn nữa việc phân tích ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có những chiến lược, giải pháp kinh doanh phù hợp để ứng phó với tình hình bất ổn của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị là một công ty sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm, có những nguyên liệu đầu vào với giá cả rất nhạy cảm với mức độ lạm phát nên không thể tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát. Chính vì vậy mà CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị đã xác định vấn đề cấp thiếp đặt ra lúc này là cần phải phân tích ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy, đề tài “phân tích ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động kinh doanh của CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị” là một đề tài cấp thiết. Đề tài là phương tiện giúp cho công ty thích nghi trước ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan Đã có nhiều cá nhân và nhóm tác giả nghiên cứu và làm đề tài về vấn đề liên quan đến lạm phát. Nghiên cứu và phân tích lạm phát ở nhiều góc độ khác nhau như: + Nguyễn Đắc Hưng (2008), Điều hành chính sách tiền tệ 2007- Thời báo kinh tế Việt Nam - Kinh tế 2007-2008 Việt Nam và thế giới, NXB Thống kê. + Cao Cự Bôi (2008), ‘Lạm phát và chống lạm phát nhìn từ góc độ điều hành chính sách tiền tệ’, Tạp chí phát triển kinh tế 4/2008. + Học viện Ngân hàng (2005), ‘Chính sách mục tiêu lạm phát cho Việt Nam’, Kỷ yếu hội thảo khoa học Ngân hàng tháng 12/2005, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 5 SVTH: Phạm Thị Lan Anh Lớp: K47F3 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đào Thế Sơn + Nguyễn Văn Tiến và Vũ Hoàng Phương Quế (2006), ‘Chính sách mục tiêu lạm phát - Kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý cho Việt Nam’, Tạp chí Ngân hàng, số 1 + 2/2006. + Phí Trọng Hiển (2005), ‘Lạm phát mục tiêu: Kinh nghiệm thế giới và giải pháp cho Việt Nam’, Tạp chí nghiên cứu kinh tế tháng 4/2006. + LVF.000329- Trường đại học thương mại (2008) ‘Một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH hệ thống công nghiệp Việt Nam’. Nội dung tóm tắt: Bài viết đưa ra một số lý luận liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH hệ thống công nghiệp Việt Nam. Từ đó đưa ra một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. + Lê Quốc Lý (2005) “ Lạm phát hành trình và giải pháp chống lạm phát ở Việt Nam”. Nội dung tóm tắt: cuốn sách phân tích được mối quan hệ giữa lạm phát với đầu tư, thu chi ngân sách nhà Nước, với sản lượng thương mại và dịch vụ Đã thể hiện được những diễn biến của lịch sử chống lạm phát của nước ta, đã cung cấp nhiều tư liệu, số liệu về quá trình và giải pháp chống lạm phát cũng như bài học kinh nghiệm quý báu. + PTS KH Kinh tế - Phạm Minh Tuấn (2008) ‘ Lạm phát và một số biện pháp kiềm chế lạm phát trong tình hình kinh tế xã hội Việt Nam’, NXB Thống kê. Nội dung tóm tắt: Tổng quan về lạm phát, phân tích diễn biến và nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. Nêu ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm kiềm chế lạm phát ở Việt Nam. + Phan Sỹ An và Trần Thị Kim Chi (2008), ‘Lạm phát Việt Nam: nguyên nhân và đề xuất chính sách’, Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 359 tháng 4/2008. 6 SVTH: Phạm Thị Lan Anh Lớp: K47F3 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đào Thế Sơn + Tập thể tác giả: PTS:Nguyễn Minh Phong, TS:Võ Đại Lược, TS: Nguyễn Thị Hiền, Và một số tác giả khác(2006), ‘Lý thuyết lạm phát, giảm phát và thực tiễn ở Việt Nam’, NXB Thống kê. Kết luận: Các công trình trên đã nêu đầy đủ về cơ sở lý luận về lạm phát, nêu lên tình hình lạm phát của Việt Nam trong những giai đoạn cụ thể, giải thích những nguyên nhân gây ra lạm phát ở những giai đoạn cụ thể đó, đưa ra những giải pháp để chống lạm phát, kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên những công trình trên mới chỉ đề cập tới lạm phát ở phạm vi vĩ mô là toàn nền kinh tế mà chưa đi sâu vào từng doanh nghiệp cụ thể. Để từ đó ta thấy rõ nét hơn ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Từ đó đưa ra những đề xuất để giúp cho doanh nghiệp có những giải pháp phù hợp để làm hạn chế sự ảnh hưởng của lạm phát tới doanh nghiệp. Với đề tài: “Phân tích ảnh hưởng của lạm phát đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị” ta sẽ thấy được lạm phát sẽ ảnh hưởng tới CTCP chế biến thực phẩm Hữu nghị như thế nào? Qua đó đưa ra những đề xuất giúp công ty có biện pháp hạn chế được những tác động từ lạm phát. 3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu Trong thời kỳ lạm phát, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp chuyên ngành chế biến thực phẩm nói riêng, trong đó có CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị đều bị ảnh hưởng từ lạm phát từ những mức độ khác nhau. Chính vì vậy em muốn qua đề tài này tìm hiểu rõ hơn về tình hình lạm phát của Việt Nam trong thời gian gần đây và để trả lời cho những câu hỏi:Trong thực tế lạm phát là gì? Nguyên nhân gây ra lạm phát chủ yếu là gì? Nền kinh tế bị cơn sóng lạm phát tác động như thế nào? Đặc biệt là ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP thực phẩm chế biến Hữu Nghị như thế nào? Công ty cần phải làm gì để có thể hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, phòng chống và khắc phục hậu quả do lạm phát gây ra như thế nào? 4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu 7 SVTH: Phạm Thị Lan Anh Lớp: K47F3 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đào Thế Sơn Ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị + Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu lý luận Hệ thống lại một cách tổng quát về lạm phát, nguyên nhân lạm phát, phân loại lạm phát và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, Mục tiêu thực tế Đánh giá thực tế tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị. Đánh giá những ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Khi lạm phát xảy ra thì nó đã tác động tới doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty như thế nào? Từ đó làm rõ nguyên nhân lạm phát và dự báo xu hướng của tình hình giá cả trong các năm tới. Cụ thể hơn là tìm hiểu về các biện pháp ứng phó của doanh nghiệp cũng như của chính phủ trước diễn biến giá cả và lạm phát khó lường như hiện nay. + Phạm vi nghiên cứu Giới hạn về nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP chế biến thực phẩm Hữu nghị từ đó đưa ra kết luận và đề ra các phương hướng nhằm hạn chế tác động tiêu cực của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Giới hạn về không gian Đề tài xem xét ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế nói chung và tìm hiểu ảnh hưởng của nó tới hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị. Giới hạn về thời gian 8 SVTH: Phạm Thị Lan Anh Lớp: K47F3 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đào Thế Sơn Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của lạm phát tác động tới sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2011 - 2013 5. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp sử dụng phiếu điều tra trắc nghiệm Nội dung câu hỏi của phiếu điều tra phỏng vấn xoay quanh tình hình sản xuất kinh doanh của CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị bị ảnh hưởng của lạm phát trong thời gian gần đây Cách tiến hành: Mẫu phiếu điều tra trắc nghiệm được phát cho 25 nhân viên trong CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị. Kết quả thu về 25 phiếu hợp lệ. Ưu điểm và nhược điểm của phươncg pháp: Tổng hợp được ý kiến của nhiều người, thông tin thu được có độ chính xác cao nhưng tốn nhiều thời gian, công sức. + Phương pháp phỏng vấn chuyên gia Nội dung của những câu hỏi trong phiếu phỏng vấn liên quan đến những khó khăn mà CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị gặp phải khi lạm phát xảy ra. Những ứng phó của công ty và những biện pháp để phát triển kinh doanh trước tình hình biến động đó. Cách tiến hành: Mẫu phiếu phỏng vấn được phát cho 10 chuyên gia là những trưởng phòng, phó phòng kinh doanh của công ty trả lời. Kết quả thu về 10 phiếu hợp lệ. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp: Có thể tìm hiểu rõ hơn tình hình kinh doanh, ứng phó của công ty, nhưng vẫn mang tính chất chủ quan trong những câu trả lời. + Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 9 SVTH: Phạm Thị Lan Anh Lớp: K47F3 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đào Thế Sơn Cách tiến hành: Sử dụng các nguồn dữ liệu trên internet, tạp chí và đặc biệt là bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị. Cách xử lý dữ liệu: Từ những kết quả thu thập được chúng ta chọn lấy những thông tin, dữ liệu cần thiết để phục vụ cho vấn đề nghiên cứu. + Phương pháp xử lý, phân tích, tổng hợp số liệu Sau khi thu thập dữ liệu, tổng hợp và chọn lọc được những dữ kiệu phù hợp, cần thiết. Bắt đầu tiến hành phân tích dữ liệu bằng cách sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp số liệu từ nguồn thứ cấp và sơ cấp Phương pháp minh họa bằng các biểu đồ, đồ thị. 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Đề tài được chia làm 3 nội dung chính sau: Chương 1: Một số lý luận cơ bản về ảnh hưởng của lạm phát đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Chương 2: Thực trạng ảnh hưởng của lạm phát đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP chế biến thực phẩm hữu nghị Chương 3: Những đề xuất, kiến nghị nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP chế biến thực phẩm hữu nghị 10 SVTH: Phạm Thị Lan Anh Lớp: K47F3 10 [...]... Lớp: K47F3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đào Thế Sơn 2.2.2 Ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị 2.2.2.1 Ảnh hưởng của lạm phát đến chi phí Qua đồ thị hình 2.2 về mối quan hệ giữa chi phí và lạm phát của CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị ta thấy rằng chi phí của công ty đều tăng liên tục qua các năm từ 2011 đến 2013, tuy nhiên mức tăng của năm 2013 đối... giá của sản phẩm đầu ra trong khi sản lượng sản phẩm của doanh nghiệp bán ra không giảm sút nhiều 24 SVTH: Phạm Thị Lan Anh 24 Lớp: K47F3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đào Thế Sơn CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CTCP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ 2.1 Đánh giá tổng quan tình hình lạm phát và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến hoạt động kinh doanh của CTCP. .. biến thực phẩm Hữu Nghị 2.2.1 Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị có các mặt hàng kinh doanh bao gồm: bánh quy, bánh Custard Cake, bánh kem xốp, bánh trung thu, bánh tươi, lương khô, kẹo cứng, kẹo mềm Trong giai đoạn 2011– 2013, CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị đã đạt được những thành công trong kinh doanh với kết quả hoạt. .. , ngoại tệ… - Ngoài ra lạm phát còn ảnh hưởng tới nhiều hoạt động kinh tế khác, do cơ cấu kinh tế biến đổi làm cho các cá nhân mất thêm các khoản chi phí khác để thay đổi, thích ứng với diễn biến khác nhau của thị trường 1.4.2 Tác động của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh 1.4.2.1 Lạm phát và chi phí Lạm phát ảnh hưởng rất lớn đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp, lạm phát tăng cao làm tăng... tố chính trị luôn ảnh hưởng đến các kết quả của nền kinh tế trong đó có lạm phát 1.3 Lý thuyết về hoạt động sản xuất kinh doanh 1.3.1 Khái niệm liên quan đến “ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp” + Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất: Là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại Quyết định sản... phần của công ty chịu ảnh hưởng của lạm phát Lạm phát càng được kiểm soát sẽ là điều kiện thuận lợi giúp cho công ty thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của mình có hiệu quả, ngày càng có vị thế trên thị trường và chiếm được thị phần lớn trên toàn bộ thị trường Như vậy ta thấy rằng thị phần của CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị chịu ảnh hưởng từ lạm phát Hình 2.4 Mối quan hệ giữa thị phần và lạm phát. .. bán ra ít bị ảnh hưởng cảu lạm phát có thể làm cho doanh thu của doanh nghiệp tăng Tuy nhiên, nếu mặt hàng kinh doanh có mức giá tăng chậm, sản lượng bán ra chịu ảnh hưởng nhiều của lạm phát thì doanh thu có xu hướng giảm Như vậy, để đánh giá được mức độ ảnh hưởng của lạm phát ta cần phải xét đến mức tăng giá sản phẩm và mức tăng hay giảm sản lượng bán ra 1.4.2.5 Lạm phát và lợi nhuận Lạm phát khiến... Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005) Hoạt đông kinh doanh trong một số trường hợp được hiểu như hoạt động thương mại, khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 giải thích: Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác 1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp... khi lạm phát chỉ ở mức một con số công ty đã quyết định mở rộng thêm về quy mô sản xuất, mua sắm thêm các máy móc, trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, đây chính là nguyên nhân đã làm cho chi phí năm 2012 và năm 2013 tăng cao Như vậy chi phí của CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị chịu ảnh hưởng từ lạm phát 2.2.2.2 Ảnh hưởng của lạm phát đến thị phần Hình 2.3 Thị phần kinh. .. động theo 2.1.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP chế biến thực phẩm Hữu nghị + Môi trường vĩ mô Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố về kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật, văn hóa xã hội Các nhân tố về mặt kinh tế Các nhân tố kinh tế gồm có: tốc độ tăng trưởng, chính sách kinh tế, thu nhập quốc dân, thất nghiệp, cán cân thương mại, tỷ giá hối đoái, lạm phát . chế sự ảnh hưởng của lạm phát tới doanh nghiệp. Với đề tài: Phân tích ảnh hưởng của lạm phát đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP chế biến thực phẩm Hữu Nghị ta sẽ thấy được lạm. hưởng của lạm phát đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP chế biến thực phẩm hữu nghị Chương 3: Những đề xuất, kiến nghị nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh. ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP chế biến thực phẩm Hữu nghị từ đó đưa ra kết luận và đề ra các phương hướng nhằm hạn chế tác động tiêu cực của lạm phát đến hoạt

Ngày đăng: 14/05/2015, 15:33

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC BẢNG BIỂU

  • DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

  • LỜI MỞ ĐẦU

    • 1. Tính cấp thiết của đề tài khóa luận

    • 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

    • 3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu

    • 4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

    • 5. Phương pháp nghiên cứu

    • 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

    • CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

      • 1.1 Một số lý luận cơ bản về lạm phát

        • 1.1.1 Khái niệm về lạm phát

        • 1.1.2 Đo lường lạm phát

        • 1.2 Một số lý thuyết về lạm phát

          • 1.2.1 Phân loại lạm phát

          • 1.2.2 Nguyên nhân gây ra lạm phát

          • 1.2.2.2 Lạm phát chi phí đẩy:

          • 1.2.2.3 Lạm phát dự kiến

          • 1.2.2.4   Các nguyên nhân khác

          • 1.3 Lý thuyết về hoạt động sản xuất kinh doanh

          • 1.3.1 Khái niệm liên quan đến “ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”

          • 1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan