BÀI TẬP NÂNG CAO HÓA HỌC 10

7 659 6
BÀI TẬP NÂNG CAO HÓA HỌC 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP NÂNG CAO HÓA HỌC 10 tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh vực...

onthionline.net BÀI TẬP NÂNG CAO Bài1: Một hỗn hợp gồm 3 muối NaF,NaCl,NaBr nặng 4,82 gam cho hòa tan hoàn toàn vào nước được dd A. Sục khí Cl 2 dư vào dd A rồi cô cạn được 3,93 gam muối khan. Lấy ½ lượng muối khan này cho p/ứ với dd AgNO 3 lấy dư thu được 4,305 gam kết tủa. Tìm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu. Bài 2: Có 400 ml dd H 2 SO 4 0,65 M. Hòa tan vào đó 1,792 lít khí HCl (đktc) được ddA. Cho vào dd A 3,96 gam Mg và kim loại X hóa trị III có nguyên tử lượng lớn hơn Mg được dd B và khí H 2 . Để tác dụng hết axit dư trong dd B cần 8,66 g hỗn hợp Na 2 CO 3 ; MgCO 3 . Sau p/ư xong khối lượng dd B tăng lên 4,7 gam. a.Cho biết tên kim loại X b.Tìm % khối lượng Na 2 CO 3 , MgCO 3 trong8,66 gam hỗn hợp. Bài 3: Cho 23,8 gam X (Cu; Fe; Al) tác dụng vừa hết với 14,56 lít khí Cl 2 (đktc) thu được hỗn hợp muối Y. Mặt khác 0,25 mol X tác dụng với dd HCl dư được 0,2 mol H 2 . Tìm % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. Bài 4: Cho 2,16 gam kim loại M hóa trị III tác dụng với dd HNO 3 loãng thu được 0,027 mol hỗn hợp khí N 2 O và N 2 có tỉ khối hơi với H 2 là 18,45. Tìm M Bài 5: Có một hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M hóa trị không đổi, khối lượng hỗn hợp là 15,06 gam. Chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau: Phần 1: Hòa tan hết vào dd HCl dư được 3,696 lít khí H 2 (đkc). Phần 2: Hòa tan hết vào dd HNO 3 loãng dư được 3,36 lít khí NO (đkc).Tìm M. onthionline.net Bài 6: Hòa tan hỗn hợp gồm FeS và FeCO 3 bằng dd HNO 3 đun nóng được hỗn hợp khí B gồm hai khí X và Y có tỉ khối hơi với H 2 là 22,8. Viết PT p/ư, tìm tỉ lệ mol FeS và FeCO 3 trong hỗn hợp đầu. Bài 7: Cho m gam bột Cu vào 100ml dd Fe 2 (SO 4 ) 3 0,2 M. Khi p/ư kết thúc được dd A và 1,92 gam chất rắn không tan. a.Tính m b. Thêm dd NaOH lấy dư vào dd A. Lọc kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B. Tìm khối lượng và % các chất trong B. c.Tính m Al tối thiểu dùng để khử hết chất rắn B. Nếu thay Al bằng CO thì cần bao nhiêu lít khí? Bài 8: Hỗn hợp X gồm Al và kim loại M (với n M >n Al ) Hòa tan 1,08 gam X hoàn toàn vào 100 ml dd HCl được 1,176 lít khí và dd Y. Cho dd Y tác dụng với dd AgNO 3 dư được 17,9375 gam kết tủa. a.Tính C M dd HCl đã dùng. b.Tìm M và % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X. c.Tìm C M dd Y biết V dd không đổi. Bài 9: Nung 81,95 gam hỗn hợp gồm KCl; KNO 3 ; KClO 3 (xúc tác thích hợp) đến khi khối lượng không đổi. Sản phẩm khí sinh ra cho tác dụng với H 2 , thu được 14,4 gam H 2 O.Sản phẩm rắn sinh ra cho hòa tan vào nước rồi xử lí dd này bằng dd AgNO 3 dư tạo thanh 100,45 gam kết tủa. Tìm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu. onthionline.net Bài 10: Cho m gam hỗn hợp X gồm FeO; Fe 2 O 3 ; Fe 3 O 4 hòa tan trong dd H 2 SO 4 (loãng) vừa đủ được 500ml ddY trong suốt. Chia Y thành 2 phần bằng nhau. - Phần 1 cô cạn được 31,6 gam hỗn hợp muối khan. - Phần 2 cho luồng khí Cl 2 có dư đi qua đến khi p/ư xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn được 33,375 gam hỗn hợp muối khan. a.Viết các pt p/ư xảy ra. b.Tìm m và % các chất trong X c. Tính C M dd H 2 SO 4 , coi V axit =V sản phẩm Bài 11: Dd A là dd axit sunfuric 98%(d=1,84 g/ml). 1.Tìm nồng độ mol của A 2.Thêm H 2 O theo tỉ lệ khối lượng nào thì được dd axit sunfuric 50% ? 3.Nếu trộn 30g dd A với 90g dd H 2 SO 4 10% thì được dd bao nhiêu % ? 4.Tính khối lượng SO 3 cho vào 45g dd A để được oleum có hàm lượng SO 3 là 38,75% về khối lượng. Tính tỉ lệ số mol SO 3 và H 2 SO 4 trong oleum. Bài 12: Cho 12,8g hỗn hợp bột sắt và oxit sắt hòa tan vào ddHCl thấy có 0,224 lít khí bay ra(đktc).Mặt khác lấy 6,4g hỗn hợp trên đem nung với H 2 thấy còn 5,6 g chất rắn. Tìm CTPT của oxit sắt. Bài 13: Nhiệt nhôm hỗn hợp Al, Fe 2 O 3 k o có không khí. Chia hỗn hợp thu được sau p/ư thành 2 phần không bằng nhau. Phần 2 có khối lượng nhiều hơn phần 1 là 134g. Cho phần 1 tác dụng với dd NaOH dư thấy có 16,8 lít khí bay ra. Hòa tan phần 2 bằng lượng dư axit clohiđric thấy có 84 lít khí bay ra. Cho các p/ư xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Fe tạo thành lớn nhất là bao nhiêu ? Đ/s: 188,6g. onthionline.net Bài 14: Nhiệt nhôm hỗn hợp Al, Fe x O y . Sau p/ư thu được 92,35g chất rắn C. Hòa tan C bằng dd NaOH dư thấy có 8,4 lít khí thoát ra (ở đktc) và phần không tan D. Hòa tan ¼ lượng chất D bằng dd axit sunfuric đặc nóng thấy tiêu tốn hết 60g axit 98%. Giả sử chỉ tạo thành 1 muối, H=100%. Tính khối lượng nhôm oxit tạo thành và tìm công thức sắt oxit. Bài 15: Hòa tan hoàn toàn 46,4g một oxit kim loại bằng dd axit sunfuric đặc nóng vừa đủ thu được 2,24 lít khí SO 2 (đktc) và 120 g muối. Tìm công thức oxit của kim loại đó. Bài 16: Đốt 12,27g hỗn hợp X gồm Al, Cu, Fe trong không khí sau p/ứ thu được 16,51g hỗn hợp A gồm các oxit. Cho A tác dụng với xút thấy cần 100 ml dd NaOH 1M. Thể tích hỗn hợp khí CO và H 2 cần dùng để khử hết A là bao nhiêu ? Bài 17: Nhúng thanh kim loại M hóa trị II vào dd CuSO 4 sau 1 thời gian thấy khối lượng thanh kim loại giảm 0,05%. Mặt khác nhúng M vào dd PbSO 4 sau 1 thời gian lấy thanh kim loại M ra thấy khối lượng tăng 7,1%. Biết rằng số mol CuSO 4 và PbSO 4 tham gia p/ứ như nhau. Tìm M. Đ/s: Zn Bài 18: Có 400 ml dd H 2 SO 4 0,65M. Hòa tan thêm vào đó 1,792 lít khí HCl (đktc) được dd A. Cho vào dd A 3,96g hỗn hợp Mg và kim loại X hóa trị III có nguyên tử lượng lớn hơn Mg được dd B và khí H 2 . Để tác dụng hết axit dư trong B phải dùng 8,66g hỗn hợp Na 2 CO 3 và MgCO 3 . Sau khi p/ứ xong khối lượng dd B tăng lên 4,7g. 1) Cho biết tên kim loại X. 2) Tìm % khối lượng Na 2 CO 3 và MgCO 3 trong 8,66g hỗn hợp . onthionline.net Bài 19: Cho m gam Al vào 300ml dd HNO 3 loãng vừa đủ thu được 11,2 lít hỗn hợp 3 khí N 2 ,NO,N 2 O có tỉ khối so với hidro là 18,5 ; trong đó khí nitơ chiếm 10% thể tích. Tìm m và nồng độ mol/l của dd axit đã dùng. Bài 20: Hòa tan 1 đinh thép co khối lượng 1,14g trong dd H 2 SO 4 loãng dư, lọc bỏ phần không tan, thhu được dd A. Thêm dần dần dd KMnO 4 0,1M vào dd A cho đến khi dd này có màu hồng. Thể tích dd KMnO 4 dùng hết 40 ml. 1. Hãy cho biết dd A gồm những chất nào ? 2. Xác định % khối lượng của sắt trong đinh thép, giả sử rằng chỉ có sắt tring đinh thép tan trong dd H 2 SO 4 . Bài 21: Chỉ có bom khí CO 2 , dd NaOH không rõ nồng độ, 2 cốc thủy tinh chia độ. Hãy điều chế dd Na 2 CO 3 không lẫn NaOH hay NaHCO 3 mà không dùng thêm một phương tiện nào khác. Bài 22: 1. Nhỏ từ từ NaOH vào dd Al 2 (SO 4 ) 3 thấy dd vẩn đục, nhỏ tiếp thấy dd trong trở lại. Sau đó nhỏ từ từ dd HCl vào dd thấy có vẩn đục, nhỏ tiếp HCl vào dd lại trở nên trong. Giải thích và viết phương trình phản ứng. 2. Nêu hiện tượng và viết PTPƯ khi cho thanh Zn vào dd H 2 SO 4 96% đun nóng. 3. Nêu hiện tượng và viết PTPƯ khi cho thanh Zn vào dd HNO 3 68% đun nóng. Bài 23: Cho 7g hỗn hợp A gồm Fe, Cu ở dạng bột vào 500 ml dd AgNO 3 . Sau khi p/ứ kết thúc đem lọc rửa kết tủa thu được dd A’ và 21,8g chất rắn B. Thêm lượng dư dd NaOH loãng vào dd A’, lọc rửa kết tủa, nung nó trong không khí dư ở t o cao đến khi khối lượng không đổi, thu được chất rắn C có khối lượng 7,6g. 1. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong A và nồng độ mol/l của dd AgNO 3 . 2. Tinh V dd HNO 3 2M tối thiểu cần để hòa tan 7g A, p/ứ chỉ tạo một khí NO. onthionline.net Bài 24: Hòa tan 48,8g hỗn hợp chất rắn gồm Cu và Fe x O y vào dd HNO 3 loãng vừa đủ thu được dd A và 6,72 lít khí NO (đktc). Cô cạn dd A thu được 147,8g muối khan. 1. Tìm công thức Fe x O y . 2. Cho 48,8g hỗn hợp rắn này vào 400 ml dd HCl 2M cho đến khi p/ứ xảy ra hoàn toàn thu được dd B và chất rắn D. Cho dd B tác dụng với AgNO 3 dư thu được kết tủa. Tính khối lượng kết tủa thu được. 3. Cho D p/ứ với dd HNO 3 . Tính thể tích khí NO thu được ở 27,3 0 C và 1atm. Bài 25: Dd A là dung dịch NaOH. Dd B là dung dịch H 2 SO 4 . Trộn 0,3 lít dd A với 0,2 lít dd B thu được 0,5 lít ddC. Cho quỳ tím vào 20 ml C thấy có màu xanh, để chuyền hết màu xanh thành tím phải cho vào đó 40 ml ddHCl 0,05M. Trộn 0,2 lít dd A với 0,3 lít dd B thu được 0,5 lít dd D. Cho quỳ tím vào 20 ml D thấy có màu đỏ, để chuyền hết màu đỏ thành tím phải cho vào đó 80 ml dd NaOH 0,1M. Tính nồng độ mol/l của dd A và dd B. Bài 26: Cho 14,4g sắt pirit tác dụng hết với 300 ml dd HNO 3 8M đun nóng, thu được dd A và 40,32 lít khí NO duy nhất(đktc). Thêm vào A lượng dư dd BaCl 2 , thấy tạo thành a gam kết tủa trắng không tan trong axit. Loc rửa kết tủa thu lấy dd lọc. Hỏi để trung hòa hết lượng axit dư trong 1/10 dd đó cần dùng bao nhiêu ml dd NaOH 1M. Bài 27: Cho a gam kim loại M tác dụng hết với dd HCl, thu được dd A và 0,896 lít khí H 2 . Lại cho a gam kim loại đó tác dụng hết với dd H 2 SO 4 đặc, đun nóng, thu được dd B và 2,688 lít khí SO 2 . Các thể tích khí đo ở đktc.Biết rằng tỉ lệ khối lượng muối clorua và muối sunfat của 2 thí nghiệm đó là 0,635. Hãy xác định M và tính a. onthionline.net Bài 28: Oxi hóa chậm m gam Fe ngoài không khí thu được 12 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe 3 O 4 , Fe 2 O 3 và Fe dư. Hoà tan hoàn toàn X trong HNO 3 thu được 2,24 lít NO (chất khử duy nhất, đo ở đktc). Giá trị m là bao nhiêu ? Bài 29: Cho 13,92 gam hỗn hợp X gồm Cu và một oxit sắt vào dung dịch HNO 3 loãng dư thu được 2,688 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 42,72 gam muối khan. Tìm công thức oxit sắt. Bài 30: Đốt cháy 6,72 gam bột Fe trong không khí thu được m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe 3 O 4 , Fe 2 O 3 và Fe dư. Để hoà tan X cần dùng vừa hết 255ml dung dịch chứa HNO 3 2M, thu được V lít khí NO 2 (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Giá trị của m, V lần lượt là bao nhiêu ? . onthionline.net BÀI TẬP NÂNG CAO Bài1 : Một hỗn hợp gồm 3 muối NaF,NaCl,NaBr nặng 4,82 gam cho hòa tan hoàn toàn vào nước. trong hỗn hợp đầu. Bài 4: Cho 2,16 gam kim loại M hóa trị III tác dụng với dd HNO 3 loãng thu được 0,027 mol hỗn hợp khí N 2 O và N 2 có tỉ khối hơi với H 2 là 18,45. Tìm M Bài 5: Có một hỗn. vào nước rồi xử lí dd này bằng dd AgNO 3 dư tạo thanh 100 ,45 gam kết tủa. Tìm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu. onthionline.net Bài 10: Cho m gam hỗn hợp X gồm FeO; Fe 2 O 3 ; Fe 3 O 4

Ngày đăng: 14/05/2015, 14:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan