Nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn

27 363 0
Nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KIÊN GIANG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÔNG THÁI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGƯỜI THỰC HIỆN : ĐỖ QUỐC HUY Hiệu trưởng trường Trung học phổ thơng Đơng Thái NĂM HỌC : 2010 - 2011 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SKKN Viết tắt Cụm từ, thuật ngữ được viết tắt BGH Ban Giám hiệu GV Giáo viên CNTT Công nghệ thông tin HS Học sinh THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TTCM Tổ trưởng chuyên môn TPCM Tổ phó chuyên môn TCM Tổ chuyên môn TN.THCS Tốt nghiệp Trung học cơ sở TN.THPT Tốt nghiệp Trung học phổ thông SKKN Sáng kiến kinh nghiệm SKKN nang cao hoat dong TCM_ dong thai. Người viết Đỗ Quốc Huy Trang 2 1. PHẦN MỞ ĐẦU: 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: - Về mặt lý luận : Để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường thì nâng cao chât lượng hoạt động của TCM có ý nghĩa vô cùng quan trọng. SKKN này nhằm rút ra những kinh nghiệm thực tiễn của các biện pháp để nâng cao hoạt động của TCM (tổ chuyên môn) trong thời gian qua tại trường THPT Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang, qua đó rút ra những kinh nghiệm để chỉ đạo hoạt động của TCM cho các tổ trưởng chuyên môn (TTCM) và BGH (Ban Giám Hiệu) nói chung cũng như bản thân tôi là Hiệu trưởng quản lý trường THPT Đông Thái nói riêng. - Về mặt thực tiễn: Trường THPT Đông Thái là trường có 2 cấp học (Cấp THCS và cấp THPT), hoạt động TCM của trường THPT Đông Thái trong thời gian qua tuy đạt được một số kết quả tốt nhưng vẫn còn một số bất cập cần phải khắc phục. Chính vì những lý do nêu trên tôi chọn SKKN “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn” 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Qua tổng kết, đánh giá hoạt động của TCM trong vài năm qua, người viết đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động TCM trong nhà trường có 2 cấp THCS và cấp THPT. Đề tài này nhằm cung cấp cho cán bộ quản lý ( BGH, TTCM và TPCM) trường THPT Đông Thái một số biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ, nhằm hoàn thành nhiệm vụ chính trị Dạy và Học của nhà trường. 1.3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 1.3.1. Phạm vi nghiên cứu: Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn” được người viết thực hiện tại trường Trung học phổ thông Đông Thái năm học 2010 - 2011. SKKN nang cao hoat dong TCM_ dong thai. Người viết Đỗ Quốc Huy Trang 3 Đề tài này chỉ nghiên cứu tổng kết những hoạt động của TCM của trường THPT Đông thái đồng thời đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hoạt động của TCM của trường. Những trường có điều kiện tượng tự trường THPT Đông Thái (có 2 cấp THCS và THPT, thuộc vùng sâu ) có thể áp dụng một số biện pháp nêu trong đề tài. 1.3.2. Đối tượng nghiên cứu: Người viết tổng kết hoạt động TCM và đề ra Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn tại trường THPT Đông Thái. Về vấn đề “Các biện pháp nâng cao hoạt động của tổ chuyên môn” tại trường Trung học phổ thông Đông Thái từ trước đến nay chưa có SKKN nào về lĩnh vực này. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để viết SKKN này người viết đã dùng các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu lý luận, nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Ngành giáo dục về những vấn đề về phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và TCM nói riêng; - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Dùng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, quan sát, phỏng vấn, tọa đàm liên quan đến đề tài và lấy ý kiến các chuyên gia về mức độ cần thiết, khả thi của các biện pháp. - Phương pháp thống kê toán học. SKKN nang cao hoat dong TCM_ dong thai. Người viết Đỗ Quốc Huy Trang 4 2. NỘI DUNG 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Trong hoạt động quản lý của nhà trường thì Quản lý Chuyên môn là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác quản lý của Hiệu trưởng, vì thế Hiệu trưởng phải tập trung trí tuệ và công sức vào lĩnh vực này mới mang lại thành công cho nhà trường. Tổ chuyên môn trong nhà trường giữ một vị trí vô cùng quan trọng bởi nó đảm nhận trực tiếp việc điều hành, theo dõi hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn ở một môn học hoặc một nhóm môn học nhằm thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục trong nhà trường. Tổ chuyên môn là nơi giáo viên trực tiếp bồi dưỡng, giúp đỡ nhau về chuyên môn nghiệp vụ là nơi trực tiếp đánh giá hiệu quả giảng dạy và giáo dục của giáo viên theo kế hoạch của nhà trường, là nơi trực tiếp triển khai thực hiện chủ trương đổi mới chương trình, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. V ề mặt nhiệm vụ, TCM được giao nhiệm vụ rất lớn, theo điều 16 của Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) : Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau: a) Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường; b) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành; c) Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó; d) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên. SKKN nang cao hoat dong TCM_ dong thai. Người viết Đỗ Quốc Huy Trang 5 2.2. THỰC TRẠNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT ĐÔNG THÁI: 2.2.1. Thực trạng hoạt động tổ chuyên môn tại trường THPT Đông Thái Trường THPT Đông Thái có 2 cấp học (THCS và THPT). Hiện nay có 37 lớp (15 lớp THPT và 22 lớp THCS). Về nhân sự, trường có 89 người. Về giáo viên, có 48 GV THCS và 30 GV THPT, tuy nhiên có một số ít GV THCS được phân công “dạy kê” các lớp THPT. Việc chia tổ chuyên môn thực hiện theo “chiều dọc” tức là chia theo môn, nhóm môn gồm cả 2 cấp, chưa đúng với Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Ban hành kèm theo Quyết định số: 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ( sau đây gọi là Điều lệ trường năm 2007), cũng như Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Ban hành kèm theo 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi là Điều lệ trường năm 2011). Cả 2 văn bản này đều yêu cầu chia tổ theo từng cấp học. cụ thể : “ Điều 16. Tổ chuyên môn 1. Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức thư viện, viên chức thiết bị thí nghiệm của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học hoặc nhóm môn học ở từng cấp học THCS, THPT. Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng ” Trong năm học vừa qua trường đã tiến hành chia thành 7 tổ: 1)Tổ Hành chính quản trị, 2)Tổ Văn - công dân cấp 2, 3)Tổ Toán – Lý – Tin - KTCN , 4)Tổ Hóa–Sinh–KTNN- Mỹ Thuật- AN, 5)Tổ Anh Văn, 6)Tổ Lịch sử - Địa lý- CD cấp 3 ; 7)Tổ Thể dục - Quốc Phòng. Tổ có nhân sự nhiều nhất là Tổ Toán –Lý –Tin: 22 người, tiếp theo là Tổ Văn - công dân cấp 2:19 người. Tổ có ít GV nhất là tổ Thể dục -Quốc Phòng có 05 người. SKKN nang cao hoat dong TCM_ dong thai. Người viết Đỗ Quốc Huy Trang 6 Về đội ngũ giáo viên hiện nay, trường có : thạc sĩ: 05 người (còn 01 người đang học và 01 chuẩn bị đi học), đại học 65 người; cao đẳng 18 người 2.2.2. Thực trạng về chất lượng học sinh và hoạt động tổ chuyên môn Chất lượng tuyển sinh vào lớp 10 và tuyển sinh vào lớp 6 rất thấp: Bảng 1: Tổng hợp điểm thi các môn vào lớp 10 Năm học 2010 -2011 THPT An Biên THPT Đông Thái TS thí sinh dự thi 452 TS thí sinh dự thi 198 Điểm (D) Toán Anh Văn Toán Anh Văn D=0 90 0 2 2 0 0 0<D<=1 156 18 86 58 3 5 1<D<=2 81 150 125 61 47 38 2<D<=3 46 158 103 25 80 52 3<D<=4 31 71 75 18 47 54 4<D<= 5 17 33 22 15 12 28 5<D<=6 9 10 29 9 3 14 6<=D<6.5 5 2 7 1 1 5 6.5<=D<7 2 3 0 2 2 2 7<=D<7.5 2 1 3 1 2 0 7.5<=D<8 4 2 0 3 1 0 8<=D<9 7 4 0 2 0 0 9<=D<9.5 2 0 0 1 0 0 9.5<=D<=10 0 0 0 0 0 0 Tổng 452 452 452 198 198 198 Điểm (D <=4) 314 397 389 162 177 149 Tỉ lệ (D<=4)% 69.5% 87.8% 86.1% 81.8% 89.4% 75.3% Nguồn : THPT An Biên và THPT Đông Thái Bảng 2: Kết quả khảo sát đầu vào của học sinh khối THCS ( lớp 6) : Môn Văn Toán STT Trường Số HS kiểm tra Điểm >=5 Tỉ Lệ Điểm <=5 Tỉ lệ Điểm >=5 Tỉ Lệ 1 THCS T.Trấn Thứ Ba 319 142 44.5 177 55.49 100 31.35 2 THCS Tây Yên A 100 51 51.0 49 49 28 28.00 3 THCS Đông Yên 214 110 51.4 104 48.6 57 26.64 4 THPT Đông Thái 305 127 41.6 178 58.4 131 42.95 5 THPT Nam Yên 219 53 24.2 166 75.8 49 22.37 SKKN nang cao hoat dong TCM_ dong thai. Người viết Đỗ Quốc Huy Trang 7 6 THCS Hưng Yên 129 43 33.3 86 66.67 31 24.03 Cộng: 1286 526 40.9 760 353.9 396 30.79 Nguồn : Phòng GD An Biên Bảng 3: Tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT; dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh và giải Quốc Gia 4 năm liền kề : Đạt giải Năm học TN. THCS Đỗ TN.THPT vòng tỉnh Dự thi giải QG 2006-2007 96,72% 73,44% (73,92) 2007-2008 95,21% 75,78% (76,13) 01 KK - Văn 2008-2009 87,27% 57,33% (60,06) 01 giải 3 – Địa lý 2009 -2010 89,05 % 76.19 % (74,72) 01 giải KK Sử Ghi chú : số trong ngoặc ( ) cột TN.THPT là tỉ lệ TN .THPT chung của tỉnh. * Học sinh của trường đậu đại học năm 2010 : 25 em/ 111 em dự thi bằng 22,52% (xếp thứ 5 toàn tỉnh) Bảng 4:Kết quả học tập học kỳ năm học 2010 -2011 HỌC LỰC HẠNH KIỂM LỚP T.Số HS cuối HKI Giỏi Khá T.B Yếu Kém K.xl Tốt Khá T.B Yếu K.xl 7 lớp 6 300 10 45 108 115 22 0 251 41 6 2 0 6 lớp 7 199 8 36 74 73 8 0 157 34 7 1 0 5 lớp 8 179 6 21 91 59 2 0 142 24 4 9 0 4 lớp 9 131 6 19 49 53 3 1 102 29 0 0 0 6 lớp 10 237 5 41 49 108 31 3 167 60 6 3 1 5 lớp11 167 4 29 63 54 17 0 140 23 4 0 0 4 lớp 12 149 6 23 76 41 2 1 136 10 1 1 1 22 lớp C2 809 30 121 322 300 35 1 652 128 17 12 0 15 lớp C3 553 15 93 188 203 50 4 443 93 11 4 2 T .Tr 37lớp 1362 45 214 510 503 85 5 1095 221 28 16 2 Về bồi dưỡng Học sinh giỏi năm 2010: thi Học sinh giỏi vòng huyện đạt tổng số 11 giải. Trong đó 2 giải nhất, 3 giải nhì, 1 giải ba và 5 giải khuyến khích. (đạt 50% trên tổng số học sinh tham dự. Toàn huyện chỉ có 2 giải nhất, 6 giải nhì, 6 giải ba, và 39 giải khuyến khích). SKKN nang cao hoat dong TCM_ dong thai. Người viết Đỗ Quốc Huy Trang 8 Học sinh học tham gia thi học sinh giỏi lớp 12 THPT năm 2010 - 2011: Tổng số học sinh tham dự 5 em. Kết quả có 01 học sinh dạt giải ba môn Lịch sử và được chọn thi cấp quốc gia (sau đó đạt giải KK Quốc Gia). Về kết quả hoạt động chuyên môn trong năm qua: theo đánh giá của Đoàn Thanh tra Sở Giáo dục thanh tra tại trường tháng 4/2010 như sau: “ Đoàn thanh tra đã tiến hành thanh tra toàn diện và dự giờ giáo viên của trường như sau: + Tổng số giờ dự: 54 tiết / 32 GV. trong đó: Giỏi 19; Khá 31; TB: 04. + Chia ra: * Tổng số tiết/giáo viên được thanh tra toàn diện: Trong đó: Giỏi: 16 (THPT) + 24 Khá (1 THCS) + 3 TB (1 THCS): *Tổng số tiết/giáo viên dự giờ rút kinh nghiệm: 11 tiết/11 GV Trong đó: Giỏi: 3 (THCS) + 7 Khá (1 THPT) + 4 TB ( 2THPT). 1.Về Ưu điểm: - Nhà trường đã thực hiện khá đầy đủ các hoạt động gíáo dục theo chương trình của Bộ Giáo dục & Đào tạo; tất cả giáo viên giảng dạy đúng tiến độ theo phân phối chương trình của Bộ và kế hoạch của Sở Giáo dục. - Nhà trường có tổ chức hội thảo để tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học các bộ môn văn hoá. - Nhìn chung giáo viên nắm kiến thức, kỹ năng khá vững, phương pháp có đổi mới theo yêu cầu tích cực. Giáo viên thực hiện khá tốt hồ sơ và quy chế chuyên môn. Giáo viên tham gia đầy đủ các đợt bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. - Việc ra đề kiểm tra, chấm trả bài kiểm tra đúng quy định. Nhà trường có tổ chức kiểm tra học kì tập trung ở tất các các khối lớp và kiểm tra 1 tiết tập trung ở một số môn ở cấp THPT 2. Nhược điểm: - Kế hoạch chuyên môn của Phó hiệu trưởng chưa có giải pháp cụ thể, thiết thực để thực hiện các chỉ tiêu chất lượng giáo dục. SKKN nang cao hoat dong TCM_ dong thai. Người viết Đỗ Quốc Huy Trang 9 - Công tác soạn giảng một số giáo viên chưa chú trọng, một số giáo viên còn sử dụng giáo án cũ chưa có bổ sung. - Sổ dự giờ, Sổ kế hoạch giảng dạy chưa thống nhất đồng bộ, nhìn chung, giáo viên dự giờ còn ít so với kế hoạch, dự giờ còn ít nhận xét rút kinh nghiệm. Sổ kế hoạch giảng dạy theo tuần chưa được sử dụng tốt, kế hoạch tháng còn mang tính hình thức, kế hoạch tuần chưa phản ánh thực tế tiết dạy, kế hoạch dạy học chưa có giải pháp nâng cao chất lượng bộ môn. - Phương pháp giảng dạy có đổi mới nhưng chưa đi vào chiều sâu; nội dung sinh hoạt chuyên môn còn đơn giản, chủ yếu là phổ biến kế hoạch, chưa có nội dung cụ thể giúp đỡ học sinh yếu kém. Chưa thực hiện tốt ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. - Việc sử dụng thiết bị dạy học chưa được nhà trường và giáo viên quan tâm đúng mức, một số giáo viên không mượn đồ dùng dạy học… Nhà trường và các tổ chuyên môn đã xây dựng Kế hoạch dự giờ thăm lớp, mỗi giáo viên thực hiện 2 tiết dạy rút kinh nghiệm và dự giờ 4 tiết/HK. Kiểm tra toàn diện 2/3 giáo viên của tổ trong năm học. Từ đầu năm đến nay đã dự được 206 tiết, kể cả tiết thao giảng. Trong đó: Xếp loại Giỏi 128 tiết ; Giờ khá 20 tiết ; giờ trung bình 09, không xếp loại 47 tiết (23%)… Các giáo viên có đủ các loại hồ sơ chuyên môn theo quy định: Bài soạn; Sổ kế hoạch giảng dạy theo tuần; Sổ dự giờ; Sổ chủ nhiệm… Giáo viên chủ nhiệm cập nhật điểm danh học sinh từng tháng…”. 2.2.3. Những bất cập trong hoạt động của tổ chuyên môn hiện nay của trường Trung học phổ thông Đông Thái: Việc chia tổ, hiện nay trường chia theo “chiều dọc”, ví dụ tất cả giáo viên toán (cả cấp 2 và cấp 3) vào chung một tổ không tách ra làm 2 tổ theo tinh thần của Điều 16 của Điều lệ trường năm 2011. Điều 16 của điều lệ qui định “Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học, nhóm môn học hoặc nhóm các hoạt động ở từng cấp học THCS, THPT. Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến SKKN nang cao hoat dong TCM_ dong thai. Người viết Đỗ Quốc Huy Trang 10 [...]... đồ dùng dạy học chưa được GV hưởng ứng nhiệt tình 2.3 CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN: 2.3.1 Chọn tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn: Để cho TCM hoàn thành tốt nhiệm vụ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường thì khâu chọn tổ trưởng, tổ phó chuyên môn của các tổ là rất quan trọng, đặc biệt là đối với trường có nhiều giáo viên, BGH không thể... cảm ơn anh (chị) SKKN nang cao hoat dong TCM_ dong thai Người viết Đỗ Quốc Huy Trang 26 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN Về việc nâng cao hoạt động của tổ chuyên môn trong trường phổ thông ( Dành cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên) Để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn, xin Anh (chị) vui lòng cho biết ý kiến của mình về hoạt động của TCM của tổ Đ/c trong năm học qua:... với các tổ chuyên môn ghép của nhiều môn: Dành nhiều thời gian để các nhóm bộ môn tổ chức sinh hoạt 2.3.6 Qui định về hồ sơ của tổ chuyên môn : Đối với tổ chuyên môn phải có Sổ ghi kế hoạch hoạt động chuyên môn và nội dung các cuộc họp chuyên môn Đối với giáo viên cần phải có các hồ sơ : Giáo án (bài soạn); Sổ ghi kế hoạch giảng dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp; Sổ điểm cá nhân;... thành lập tổ chuyên môn riêng cho từng cấp học để thuận lợi trong sinh hoạt chuyên môn và quản lý Nếu ở cấp THCS số lượng giáo viên từng môn quá ít, khó sinh hoạt chuyên môn thì thành lập tổ chuyên môn ghép ở cấp THCS (Văn, Sử, Địa, Công dân ) Hoặc nhập giáo viên cấp THCS về Tổ chuyên môn cấp THPT Theo thăm dò 66 cán bộ quản lý và GV của trường THPT Đông Thái thì có 43 ý kiến cho rằng nên tách tổ theo... nang cao hoat dong TCM_ dong thai Người viết Đỗ Quốc Huy Trang 12 quản lý (dự giờ, duyệt giáo án, sinh hoạt chuyên đề ) cho TTCM Khi họp nhiều phải tách nhóm 2.3.3.Xác định vai trò của tổ chuyên môn : Trong hoạt động của nhà trường, Ban Giám Hiệu thường xuyên xác định nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn, cụ thể Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau: a) Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, ... Để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn, xin Anh (chị) vui lòng cho biết ý kiến bằng cách đánh dấu (x) vào ô mà Anh (chị) cho là phù hợp: 1/ Việc chia tổ chuyên môn như thế nào là phù hợp: - Chung 2 cấp như hiện nay: - Tách riêng 2 cấp : - Phân vân - Vì sao anh chị lại chọn hình thức chia tổ như vậy: 2/ Việc chọn tổ trưởng, tổ phó chuyên môn theo cách nào... cho học sinh của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học, nhóm môn học hoặc nhóm các hoạt động ở từng cấp học THCS, THPT Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu SKKN nang cao hoat dong TCM_ dong thai Người viết Đỗ Quốc Huy Trang 17 trưởng bổ nhiệm trên cơ sở giới thiệu của tổ chuyên môn và giao nhiệm vụ vào đầu năm học”... nghiệm đã tổng kết công tác chỉ đạo hoạt động của TCM tại trường THPT Đông Thái trong 2 năm gần đây, nêu lên những kết quả của hoạt động của TCM đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế cũng như những mặt làm được trong hoạt động của TCM SKKN nang cao hoat dong TCM_ dong thai Người viết Đỗ Quốc Huy Trang 20 - Đề xuất một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của... kết thúc ) Phần thứ 5 : Các hoạt động ngoại khóa: 2.3.4.Thực hiện chính sách đối với chức danh lãnh đạo tổ chuyên môn : Phụ cấp trách nhiệm của TTCM và TPCM thực hiện theo Thông tư 33/2005/TT-BGD&ĐT, ngày 08/12/2005, cụ thể tổ trưởng 0,25 ; tổ phó 0,15 2.3.5 Xây dựng thời gian họp và nội dung tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn - nhóm bộ môn Trường qui định thời gian họp của các tổ chức trong trường như sau... đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị nếu có điều kiện Bộ GD & ĐT đã có chủ trưởng về vấn đề này Theo Thông tư số 06/2010/TT-BGDĐT, ngày 26/02/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Qui chế công nhận trường Chuẩn Quốc gia, để đạt trường chuẩn Quốc gia thì tổ chuyên môn phải “Có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mỗi giáo viên và của cả tổ chuyên môn » 3.2 . Người viết tổng kết hoạt động TCM và đề ra Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn tại trường THPT Đông Thái. Về vấn đề “Các biện pháp nâng cao hoạt động của tổ chuyên môn tại. PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN: 2.3.1 Chọn tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn: Để cho TCM hoàn thành tốt nhiệm vụ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Qua tổng kết, đánh giá hoạt động của TCM trong vài năm qua, người viết đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất

Ngày đăng: 14/05/2015, 11:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan