Bài tập chương 6

2 281 0
Bài tập chương 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI KIỂM TRA Câu 1. Giới hạn quang điện phụ thuộc vào: A. bản chất của kim loại. B. điện áp giữa anôt và catôt của tế bào quang điện. C. bước sóng của ánh sáng chiếu vào catôt. D. điện trường giữa anôt cà catôt. Câu 2. Nguyên tắc hoạt động của quang trở dựa vào hiện tượng: A. quang điện bên ngoài. B. quang điện trong. C. phát quang của chất rắn. D. vật dẫn nóng lên khi bị chiếu sáng. Câu 3 . Giới hạn quang điện đối với một kim loại là . . . . của chùm sáng có thể gây ra hiện tượng quang điện. A. bước sóng lớn nhất. B. bước sóng nhỏ nhất. C. cường độ lớn nhất. D. cường độ nhỏ nhất. Câu 4 . Photon là tên gọi của A. một e - bứt ra từ bề mặt kim loại dưới tác dụng của ánh sáng. B. một đơn vị năng lượng. C. một e - bứt ra từ bề mặt kim loại dưới tác dụng nhiệt. D. một lượng tử của bức xạ điện từ. Câu 5 . Chọn câu đúng. Quang dẫn là hiện tượng A. giảm điện trở của chất bán dẫn lúc được chiếu sáng. B. kim loại phát xạ êlectrôn lúc được chiếu sáng. C. điện trở của một chất giảm mạnh khi hạ nhiệt độ. D. bứt quang êlectrôn ra khỏi bề mặt chất bán dẫn. Câu 6. Điện trở của quang điện trở sẽ: A. tăng khi nhiệt độ tăng. B. giảm khi nhiệt độ tăng. C. tăng khi bị chiếu sáng. D. giảm khi bị chiếu sáng. Câu 7. Chọn câu sai về hiện tượng quang dẫn và hiện tượng quang điện. A. Cả hai đều có bước sóng giới hạn. B. Cả hai đều bứt được các êlectrôn bứt ra khỏi khối chất. C. Bước sóng giới hạn của hiện tượng quang điện bên trong có thể thuộc vùng hồng ngoại. D. Năng lượng để giải phóng êlectrôn trong khối bán dẫn nhỏ hơn công thoát của êlectrôn khỏi kim loại. Câu 8. Pin quang điện là thiết bị biến đổi ra điện năng A. cơ năng B. nhiệt năng C. hóa năng D. quang năng Câu 9. Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng A. Một dây kim loại nóng, sáng khi có dòng điện đi qua nó B. Cho một chùm êlechtrôn bắn vào kim loại phát ra tia X C. Cho một chùm sáng chiếu vào một vòng dây dẫn để tạo ra một dòng điện D. Bứt êlectrôn ra khỏi bề mặt kim loại khi rọi vào kim loại một bức xạ điện từ thích hợp Câu 10. Để gây được hiệu tượng quang điện ngoài bức xạ rọi vào kim loại phải có A. Bước sóng nhỏ hơn giới hạn quang điện B. Tần số lớn hơn giới hạn quang điện C. Bước sóng lớn hơn giới hạn quang điện D. Tần số nhỏ hơn giới hạn quang điện Câu 11. Theo thuyết phôtôn thì năng lượng A. Của mọi phôtôn đều bằng nhau B. Của một phôtôn bằng một lượng tử năng lượng C. Giảm dần khi phôtôn càng xa nguồn D. Của phôtôn không phụ thuộc vào bước sóng Câu 12. Ánh sáng lân quang A. Có thể tồn tại rất lâu khi tắt ánh sáng kích thích B. Được phát ra bởi cả chất rắn, chất lỏng và chất khí C. Hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích D. Có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng kích thích Câu 13. Một tia X có bước sóng 125pm năng lượng của phôtôn tương ứng tính ra eV là A. ε ~ 10 2 eV B. ε ~ 10 4 eV C. ε ~ 10 3 eV D. ε ~ 2.10 3 eV Câu 14. Bức xạ của Natri có bước sóng λ = 0,59µm. Năng lượng của phôtôn tương ứng tính ra eV là A. 2,0eV B. 2,1eV C. 2,3eV D. 2,2eV Câu 15. Giới hạn quang điện của kẽm là 0,36 µ m, công thoát của kẽm lớn hơn của natri là 1,4 lần. Tìm giới hạn quang điện của natri : A. 0,504 µ m. B. 0,625 µ m. C. 0,489 µ m. D. 0,669 µ m. Câu 16. Công thoát electron ra khỏi kim loại A = 6,625.10 -19 J, hằng số Plăng h = 6,625.10 -34 Js, vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.10 8 m/s. Giới hạn quang điện của kim loại đó là A. 0,300µm. B. 0,295µm. C. 0,375µm. D. 0,250µm. Câu 17. Lần lượt chiếu hai bức xạ có bước sóng λ 1 = 0,75µm và λ 2 = 0,25µm vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện λ o = 0,35µm. Bức xạ nào gây ra hiện tượng quang điện ? A. Cả hai bức xạ. B. Chỉ có bức xạ λ 2 . C. Không có bức xạ nào trong 2 bức xạ đó. D. Chỉ có bức xạ λ 1 . Câu 18. Công thoát electron của một kim loại là A = 4eV. Giới hạn quang điện của kim loại này là A. 0,28µm. B. 0,31µm. C. 0,35µm. D. 0,25µm. Câu 19. Kim loại có giới hạn quang điện λ o = 0,3µm. Công thoát electron khỏi kim loại đó là A. 0,6625.10 -19 J. B. 6,625.10 -19 J. C. 1,325.10 -19 J. D. 13,25.10 -19 J. Câu 20. Công thoát electron của kim loại làm catôt của một tế bào quang điện là 4,5eV. Chiếu vào catôt lần lượt các bức xạ có bước sóng λ 1 = 0,16 µ m, λ 2 = 0,20 µ m, λ 3 = 0,25 µ m, λ 4 = 0,30 µ m, λ 5 = 0,36 µ m, λ 6 = 0,40 µ m. Các bức xạ gây ra được hiện tượng quang điện là: A. λ 1 , λ 2 . B. λ 1 , λ 2 , λ 3 . C. λ 2 , λ 3 , λ 4 . D. λ 3 , λ 4 , λ 5. Câu 21. Nếu ánh sáng kích thích là ánh sáng lam thì ánh sáng huỳnh quang không thể là ánh sáng nào dưới đây: A. Ánh sáng đỏ. B. Ánh sáng lục, C. Ánh sáng lam, D. Ánh sáng chàm. Câu 22. Trong quang phổ vạch của nguyên tử hydro, các vạch trong dãy Banme được tạo thành do e chuyển từ các quĩ đạo bên ngoài về quĩ đạo: A. K B. L C. M. D. N Câu 23. Công thoát của kim loại Cs là 1,88eV. Giới hạn quang điện của Cs là A. ≈ 1,057.10 − 25 m B. ≈ 2,114.10 − 25 m C. 3,008.10 − 19 m D. ≈ 6,6.10 − 7 m Câu 24. Chọn phát biểu sai về mẫu hành tinh nguyên tử (Rơdơfo): A. Mẫu nguyên tử của Rơdơfo chính là mô hình hành tinh nguyên tử kết hợp với thuyết điện từ cổ điển của Maxwell. B. Mẫu nguyên tử của Rơdơfo giải thích được nhiều hiện tượng trong vật lí và hóa học nhưng vẫn không giải thích được tính bền vững của các nguyên tử và sự tạo thành các quang phổ vạch của các nguyên tử. C. Mẫu nguyên tử Bo vẫn dùng mô hình hành tinh nguyên tử nhưng vận dụng thuyết lượng tử. D. Mẫu nguyên tử Bo đã giải thích đúng sự tạo thành quang phổ vạch của các nguyên tử của mọi nguyên tố hóa học. Câu 25. Chọn phát biểu sai với nội dung hai giả thuyết của Bo: A. Khi nguyên tử ở trạng thái dừng có năng lượng thấp sang trạng thái dừng có năng lượng cao, nguyên tử sẽ phát ra phôtôn. B. Nguyên tử có năng lượng xác định khi nguyên tử đó ở trạng thái dừng. C. Trong các trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ . D. Ở trạng thái dừng khác nhau năng lượng của nguyên tử có giá trị khác nhau. Câu 26. Chọn phát biểu đúng với quan điểm của Bo về mẫu nguyên tử Hidrô: A. Quỹ đạo có bán kính lớn ứng với năng lượng lớn, bán kính nhỏ ứng với năng lượng nhỏ. B. Trong các trạng thái dừng, êlectrôn trong nguyên tử hidro chỉ chuyển động quanh hạt nhân theo những quỹ đạo tròn có bán kính hoàn toàn xác định. C. Bán kính các quỹ đạo dừng tỉ lệ với bình phương các nguyên số liên tiếp. D. Cả A, B và C đều đúng. Câu 27. Bán kính quỹ đạo dừng thứ n của electrôn trong nguyên tử hiđrô: A. tỉ lệ thuận với n. B. tỉ lệ nghịch với n. C. tỉ lệ thuận với n 2 . D. tỉ lệ nghịch với n 2 . Câu 28. Cho bán kính quĩ đạo Bo thứ nhất 0,53.10 -10 m. Bán kính quĩ đạo Bo thứ 5 bằng : A. 2,65.10 -10 m B. 0,106.10 -10 m C. 10,25.10 -10 m D. 13,25.10 -10 m Câu 29. Cho bán kính quĩ đạo Bo thứ hai là 2,12.10 -10 m. Bán kính bằng 19,08.10 -10 m ứng với bán kính quĩ đạo Bo thứ : A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 30. Một chất có giới hạn quang điện là 0,62µm. Chiếu vào đó các bức xạ lần lược là f 1 = 4,5.10 14 Hz. f 2 = 5,0.10 13 Hz, f 3 = 6,5.10 13 Hz, f 4 = 6.10 14 Hz, thì hiện tượng quang điện sẽ xảy ra với: A.Bức xạ 1 B. Bức xạ 2. C. Bức xạ 3. D. Bức xạ 4 . điện của kẽm là 0, 36 µ m, công thoát của kẽm lớn hơn của natri là 1,4 lần. Tìm giới hạn quang điện của natri : A. 0,504 µ m. B. 0 ,62 5 µ m. C. 0,489 µ m. D. 0 ,66 9 µ m. Câu 16. Công thoát electron. C. 0,489 µ m. D. 0 ,66 9 µ m. Câu 16. Công thoát electron ra khỏi kim loại A = 6, 625.10 -19 J, hằng số Plăng h = 6, 625.10 -34 Js, vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.10 8 m/s. Giới hạn quang. loại có giới hạn quang điện λ o = 0,3µm. Công thoát electron khỏi kim loại đó là A. 0 ,66 25.10 -19 J. B. 6, 625.10 -19 J. C. 1,325.10 -19 J. D. 13,25.10 -19 J. Câu 20. Công thoát electron của kim

Ngày đăng: 13/05/2015, 21:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan