luận văn kỹ thuật môi trường Nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của một số yếu tố đến hiệu quả xử lý nước thải sản xuất bia bằng hệ thống Aeroten

86 536 0
luận văn kỹ thuật môi trường Nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của một số yếu tố đến hiệu quả xử lý nước thải sản xuất bia bằng hệ thống Aeroten

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 1 Ngành: Kỹ thuật môi trường MỞ ĐẦU • Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay nền kinh tế đang trên đà phát triển, thu nhập của con người dần được cải thiện và nâng cao. Chính vì vậy nhu cầu sử dụng các loại đồ uống ngày càng tăng, đặc biệt là bia, do bia là loại đồ uống mát, bổ, độ cồn thấp, có hương vị đặc trưng riêng. Loại đồ uống này đang được sử dụng rộng khắp trên thế giới và sản lượng của chúng ngày càng gia tăng. Công nghiệp sản xuất bia đang là ngành tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước và có hiệu quả kinh tế cao. Do đó, trong những năm gần đây nền sản xuất bia đó cú những bước phát triển khá nhanh. Với sự xuất hiện ngày càng nhiều nhà máy bia như hiện nay thỡ cỏc loại chất thải phát sinh từ quy trình sản xuất bia cũng gia tăng đáng kể, đặc biệt là số lượng nước thải rất lớn. Các loại nước thải này chứa hàm lượng các chất lơ lửng, BOD và COD cao dễ gây ô nhiễm môi trường. Chớnh vỡ vậy, việc xử lý nước thải của quy trình sản xuất bia trước khi thải ra môi trường là vấn đề cần được quan tâm. Hiện nay đã có nhiều phương pháp để xử lý nước thải sản xuất bia. Nhìn chung với nồng độ ô nhiễm chất hữu cơ cao và dễ phân hủy thì xử lý sinh học là phương pháp thích hợp nhất để xử lý đối tượng nước thải này, trong đó phương pháp bùn hoạt tính vẫn là phương pháp truyền thống được ưa chuộng do nó có nhiều ưu điểm như dễ vận hành, hiệu quả xử lý nhanh, thể hiện rõ quá trình loại bỏ chất hữu cơ trong nước thải nhờ hoạt động của vi sinh vật. Đề tài “Nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của một số yếu tố đến hiệu quả xử lý nước thải sản xuất bia bằng hệ thống Aeroten” sẽ tập trung khảo sát các đặc tính của một số yếu tố đối với nước thải sản xuất bia bằng hệ thống Aeroten. Trên cơ sở đó sẽ đưa ra những kết luận về sự ảnh hưởng của các yếu tố đó đến quá trình xử lý sinh học hiếu khí nước thải bia phục vụ cho quá trình lựa chọn các thông số trong thiết kế hệ thống xử lý nước thải. • Mục đích của đồ án - Tìm hiểu đặc trưng của nước thải bia và nghiên cứu xử lý nước thải bia bằng hệ thống Aeroten. Thông qua nghiên cứu đề tài này sẽ củng cố và hoàn thiện kiến thức về xử lý nước thải, đặc biệt là phương pháp xử lý sinh học hiếu khí. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Liên Lớp: 49MT Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 2 Ngành: Kỹ thuật môi trường - Trên cơ sở nghiên cứu thực nghiệm sẽ đề xuất công nghệ xử lý nước thải bia với các thông số vận hành phù hợp, từ đó có thể kết hợp với các phương pháp xử lý khác hoặc cải tiến quy trình để nâng cao hiệu quả xử lý. • Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn về mặt không gian: Đối tượng nghiên cứu của đồ án là nước thải của cơ sở sản xuất bia Hoàng Thanh – Tây Sơn – Hà Nội. - Giới hạn về mặt thời gian: Đồ án được thực hiện trong khoảng thời gian là 14 tuần kể từ ngày 04/04/2011. - Giới hạn về mặt nội dung: + Tập trung nghiên cứu một số yếu tố vận hành ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý nước thải sản xuất bia bằng hệ thống Aeroten. Trong đó tập trung xử lý COD của nước thải. + Đề xuất quy trình xử lý và thiết kế sơ bộ bể Aeroten cho cơ sở Hoàng Thanh dựa trên cỏc nghiên cứu thực nghiệm. • Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp và phân tích thống kê: dựa trên các số liệu đó cú và khảo sát được liên quan đến hoạt động của cơ sở sản xuất. - Phương pháp kiểm toán chất thải: dựa trên nguồn nguyên – nhiên liệu, hóa chất sử dụng… - Phương pháp mô hình thực nghiệm: dựa trên kết quả thí nghiệm ở hệ thống mô hình trong phòng thí nghiệm. • Nội dung của đồ án Đồ án gồm 3 chương với các nội dung sau: - Mở đầu - Chương 1: Tổng quan về công nghệ sản xuất bia và các vấn đề môi trường. - Chương 2: Cơ sở lý thuyết của phương pháp xử lý sinh học hiếu khí nước thải. - Chương 3: Nghiên cứu xử lý nước thải sản xuất bia bằng hệ thống Aeroten - Kết luận và kiến nghị CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG 1.1. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ BIA Ở VIỆT NAM Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Liên Lớp: 49MT Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 3 Ngành: Kỹ thuật môi trường Việt Nam là nước thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, với dân số trên 80 triệu người hứa hẹn một thị trường tiêu thụ bia đầy tiềm năng. Ngành công nghiệp sản xuất bia đã phát triển với lịch sử trên 100 năm. Xưởng sản xuất bia đầu tiên được đặt tên là xưởng sản xuất bia Chợ Lớn, do một người Pháp mở vào năm 1875, là tiền thân của nhà máy bia Sài Gòn, nay là Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn. Ở miền Bắc vào năm 1889, một người Pháp tên là Hommel đã mở một xưởng sản xuất bia tại làng Đại Yên, Ngọc Hà, sau trở thành nhà máy bia Hà Nội, nay là Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội. Trong quá trình hình thành và phát triển, ngành sản xuất bia có những bước phát triển về quy mô và công nghệ nờn đó đạt được bước tăng trưởng cao.  Về năng lực sản xuất Theo thống kê năm 2004 cả nước có khoảng 469 cơ sở sản xuất bia tổng hợp với công suất thiết kế khoảng 1200 triệu lớt/năm. Cũng theo số liệu tổng hợp của Bộ công nghiệp năm 2004 thì giá trị sản xuất công nghiệp của toàn bộ ngành Rượu – Bia – Nước giải khát trên cả nước đã đạt 15281,5 tỷ đồng, doanh thu đạt 17950 tỷ đồng, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho trên 20000 lao động. Theo Báo cáo tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh rượu bia của Bộ Công nghiệp năm 2006, các nhà máy bia được phân bố tại 49/64 tỉnh thành của cả nước tập trung chủ yếu tại khu vực Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Trung và Nam Trung bộ. Các khu vực Tõy Nguyờn, Đồng bằng sông Cửu Long, trung du miền núi phía Bắc, năng lực sản xuất bia ở mức thấp. Năng lực sản xuất bia tập trung tại những thành phố trực thuộc trung ương như thành phố Hồ Chí Minh chiếm 23,2% tổng năng lực sản xuất bia toàn quốc, Hà Nội chiếm 13,44%, Hải Phòng 7,47% và Đà Nẵng chiếm 2,83%. Bia địa phương có khoảng 331 cơ sở, chiếm 97,18% số cơ sở nhưng lượng bia chỉ chiếm 37,41% lượng bia của cả nước và đạt 60,73% công suất thiết kế. Số nhà máy bia liên doanh với nước ngoài là 7 nhà máy, đạt sản lượng 174,3 triệu lớt/năm, chiếm 27,5% sản lượng bia của cả nước và chỉ đạt 58,1% công suất thiết kế. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Liên Lớp: 49MT Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 4 Ngành: Kỹ thuật môi trường Doanh nghiệp quốc doanh trung ương, chủ yếu là 2 công ty bia lớn là công ty bia Hà Nội và Sài Gòn thuộc tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam sản xuất đạt 230 triệu lớt/năm chiếm 30,4% sản lượng bia của cả nước và đã vượt công suất 105,13%, là 2 đơn vị có hiệu quả kinh tế lớn. Sản lượng bia của một số đơn vị tính đến năm 2010 được thể hiện dưới bảng 1.1. Bảng 1.1. Sản lượng bia của một số đơn vị tính đến 2010[5] Đơn vị tính: triệu lít Chỉ tiêu Năm 2005 2010 1.Tổng công suất của hai tổng công ty thuộc Bộ Công nghiệp 550 780 + Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn 350 430 + Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội 100 200 + Các nhà máy khác 100 150 2.Liên doanh và 100% vốn nước ngoài 350 400 3.Địa phương và các thành phần kinh tế khác 300 320 + Địa phương 200 270 + Các thành phần kinh tế khác 100 50 Tổng cộng 1200 1500 Ước tính đến năm 2011 cả nước sẽ sản xuất được 2,8 tỷ lít bia. Theo đánh giá quý I năm 2011, do ảnh hưởng của giỏ nguyờn – nhiên liệu đầu vào tăng, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm nên trong quý I, một số sản phẩm bia các loại đã phải điều chỉnh tăng giá, việc tăng giá sản phẩm đã ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, sức tiêu thụ sản phẩm của ngành. Sản lượng bia các loại ước đạt 534 triệu lít, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung, tình hình sản xuất và tiêu thụ bia, rượu, nước giải khát quý I năm 2011 ổn định. Trong dịp Tết Nguyên Đán, các doanh nghiệp ngành rượu bia đã cung cấp đủ lượng bia rượu ra thị trường, không có biến động lớn về giá. Để tăng năng lực sản xuất, Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gũn đó đưa nhà máy Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Liên Lớp: 49MT Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 5 Ngành: Kỹ thuật môi trường bia Sài Gòn – Sông Lam, công suất 100 triệu lớt/năm vào hoạt động nhằm cung ứng sản phẩm ra thị trường trong mùa hè năm 2011. Hiện nay hầu như các doanh nghiệp quốc doanh Trung ương đã dần tiến tới cổ phần hóa, huy động vốn sẵn có của các thành viên trong công ty và nguồn vốn trong nhân dân. Ban đầu tuy còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn nhưng đã được khắc phục và từng bước đi đến thành công.  Về chủng loại bia Tại Việt Nam thường có 3 loại: Bia lon, bia chai và bia hơi. Tỷ lệ sản xuất các loại bia biến đổi rất khác nhau do nhu cầu của người tiêu dùng, năm 1995 tỷ lệ bia của từng nhà máy lớn như sau: - Công ty bia Sài Gòn sản lượng tiêu thụ bia chai là chủ yếu, chiếm 65%, còn bia lon chiếm 30,5% và bia hơi chiếm 3,5%. - Công ty bia Hà Nội sản lượng tiêu thụ bia chai là chủ yếu, chiếm 60,4%; bia hơi chiếm 39,6%. - Các nhà máy bia địa phương và các cơ sở bia tư nhân hiện nay đang phát triển mạnh nhờ mặt hàng bia hơi. Trên thực tế bia hơi có giá thành kinh tế rẻ, thích hợp với túi tiền của đông đảo tầng lớp dân cư trong xã hội. Bia hơi đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại chỗ, vì vậy thị trường tiêu thụ bia hơi vẫn còn rất lớn.  Về trình độ công nghệ, thiết bị Những nhà máy có công suất trên 100 triệu lít tại Việt Nam đều có thiết bị hiện đại, tiên tiến được nhập từ các nước có nền công nghiệp phát triển mạnh như Đức, Ý, Mỹ… Các nhà máy bia có công suất trên 20 triệu lít cho đến nay cũng đã được đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, tiếp thu trình độ tiên tiến vào sản xuất. Các cơ sở còn lại với công suất thấp vẫn đang trong tình trạng thiết bị, công nghệ lạc hậu, yếu kém, không đạt yêu cầu vệ sinh thực phẩm. 1.2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA 1.2.1. Nguyên liệu Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Liên Lớp: 49MT Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 6 Ngành: Kỹ thuật môi trường 1.2.1.1. Nguyên liệu chính Thành phần của bia khá phức tạp, phụ thuộc vào từng loại bia và công nghệ sản xuất. Theo phân tích, thành phần chính của bia gồm 80 – 90% nước; 3 – 6% độ cồn; 0,3 – 0,4% H 2 CO 3 ; 5 – 10% các chất hòa tan và một số chất khác [1]. Các nguyên liệu chính để sản xuất bia bao gồm: Malt đại mạch, hoa Houblon, men, nước với một quy trình công nghệ khá đặc biệt. Ngoài ra để tăng hiệu quả kinh tế cũng như đa dạng hóa sản phẩm, các nhà máy bia cũn dựng một số loại nguyên liệu thay thế như đại mạch chưa nảy mầm, gạo, ngụ đó tỏch phụi… Do nước ta không trồng được đại mạch và hoa Houblon nờn cỏc nguyên liệu này được nhập từ nước ngoài về. Ngày nay tùy theo phương pháp thực hiện, loại nguyên liệu, và nấm men sử dụng… mà có rất nhiều loại bia khác nhau. Mỗi loại được đặc trưng bởi mùi, vị, màu sắc, độ rượu khác nhau.  Malt đại mạch Malt đại mạch là nguyên liệu chính trong sản xuất bia. Đó là các hạt đại mạch được nẩy mầm trong những điều kiện nhân tạo ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Trong quá trình nảy mầm, một lượng lớn các enzim hình thành và tích tụ trong hạt đại mạch, trong đó chủ yếu là nhóm enzim amylaza, ngoài ra cũn cú enzim proteaza và các enzim khỏc. Cỏc enzim trong malt đại mạch là các tác nhân phân giải các hợp chất gluxit, protein trong malt thành các loại đường, peptit, các axit amin tự do và các hợp chất hữu cơ khỏc… trong đó có pectin, đường được sử dụng để lên men etanol[1]. Bia sản xuất từ malt đại mạch có mùi vị và tính chất công nghệ hơn hẳn so với bia được sản xuất từ malt của các loài hòa thảo khác. Thành phần hóa học trung bình của Malt bia tính theo phần trăm chất khô được thể hiện theo bảng 1.2. Bảng 1.2. Thành phần hóa học của Malt [1] Thành phần (%) Tỷ lệ % trong Malt Tinh bột 58 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Liên Lớp: 49MT Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 7 Ngành: Kỹ thuật môi trường Chất béo 2,5 Khoáng 2,5 Đường khử 4 Protein 10 Xơ 6 Sacarozo 5 Pentoza hòa tan 1 Hexoza và pentoza không hòa tan 9 Trong thành phần hóa học quan trọng nhất của Malt để sản xuất bia là hàm lượng tinh bột. Hàm lượng tinh bột càng cao càng tốt, nhưng hàm lượng protein phải nằm trong khoảng từ 9 – 12%, nếu cao hơn thì bia sẽ bị đục, khó bảo quản, nếu thấp hơn thì bia sẽ ít bọt, kém đậm đà và kèm theo các chỉ số non yếu khác.  Hoa houblon Hoa Houblon là nguyên liệu không thể thiếu được trong sản xuất bia. Nó làm cho bia có vị đắng dễ chịu, hương thơm đặc trưng, làm tăng khả năng tạo và giữ bọt, làm tăng độ bền keo và ổn định thành phần sinh học của sản phẩm. Trong sản xuất bia người ta thường sử dụng hoa cái chưa thụ phấn vì hoa đã thụ phấn sẽ tạo hạt làm giảm chất lượng bia. Hoa được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau :dạng hoa nguyờn cỏnh, hoa viên, cao hoa… Tuy nhiên không sử dụng 100% cao hoa vì sẽ làm cho mùi, vị của bia bị giảm sút. Thành phần hóa học của hoa Houblon bao gồm nhiều loại khác nhau, nhưng có giá trị nhất là nhựa hoa, các tamin và tinh dầu. Ngoài ra trong hoa cũn cú chứa một số chất khỏc (tớnh theo phần trăm chất khô tuyệt đối) (bảng 1.3) Bảng 1.3. Thành phần hóa học của hoa Houblon [1] Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Liên Lớp: 49MT Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 8 Ngành: Kỹ thuật môi trường Thành phần Tỷ lệ % trong hoa Houblon Nước 11 – 13 Chất đắng 15 – 21 Polyphenol 2,5 – 6 Chất khoáng 5 – 8 Protein 15 – 21 Tinh dầu thơm 0,3 – 1 Xenluloza 12 – 14 Các hợp chất khác 26 – 28  Nước Trong bia thành phẩm hàm lượng nước chiếm khoảng 85 – 90%. Trong nhà máy, nước được dùng với nhiều mục đích khác nhau như xử lý nguyên liệu, nấu nguyên liệu, làm lạnh bán thành phẩm, thanh trùng, vệ sinh sát trùng thiết bị… Do đó lượng nước dùng trong quá trình sản xuất rất lớn. Lượng nước dùng để nấu bia đòi hỏi có đầy đủ tiêu chuẩn của nước uống mà cũn cú những yêu cầu riêng đáp ứng cho công nghệ sản xuất bia như sau [1]: - Tính chất lý hóa: Không có mùi lạ, trong suốt. pH = 6ữ8 Hàm lượng sắt < 0.3 mg/l NH 3 và muối của và không có. - Tính chất vi sinh: Nước không chứa mầm bệnh E.Coli : không có, Vi sinh vật < 100 tế bào/1ml  Gạo tẻ Để tận dụng lượng enzim amilaza có trong malt và để hạ giá thành sản phẩm, gạo tẻ thường được sử dụng làm thế liệu. Tỷ lệ này trong bia chiếm khoảng 30%. Yêu cầu gạo phải sạch, không tạp chất, không mối mọt, lượng amylopectin thấp. Thành phần hóa học của gạo (tính theo phần trăm chất khô) (bảng 1.4) Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Liên Lớp: 49MT Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 9 Ngành: Kỹ thuật môi trường Bảng 1.4. Thành phần hóa học của gạo tẻ [1] Thành phần Tỷ lệ % trong gạo tẻ Tinh bột 70 – 75 Các loại đường 2 – 5 Khoáng 1 – 1,5 Chất béo 1 – 1,5 Protit 7 – 8  Nấm men Là loại nấm đơn bào, đường kính tế bào khoảng 1/100 mm. Có nhiều dòng men khác nhau, mỗi dòng men cú cỏc đặc tính, đặc thù riêng. Nấm men dùng trong sản xuất bia thường là các chủng nấm men chìm thuộc giống Saccharomyces, chúng có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong môi trường nước mạch nha như các loại đường hoà tan, các hợp chất nitơ (các acid amin, peptit), vitamin và các nguyên tố vi lượng… qua màng tế bào. Sau đó, hàng loạt các phản ứng sinh hóa mà đặc trưng là quá trình trao đổi chất để chuyển hoỏ cỏc chất này thành những dạng cần thiết cho quá trình phát triển và lên men của nấm men được tiến hành. 1.2.1.2. Phụ liệu Ngoài các nguyên liệu chính, công nghệ sản xuất bia cũn dựng cỏc phụ liệu sau: - Chất trợ lọc (diatomit): được sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian trong quá trình lọc bia. Khi rửa thiết bị, chất trợ lọc cuốn theo nước rửa sẽ làm tăng hàm lượng chất rắn trong nước thải. Trong hệ thống xử lý, chất trợ lọc thường lắng lại ở bể lắng sơ cấp. - Muối hạt: được sử dụng nhằm tăng hiệu quả làm lạnh. - Xút, P3 + Reecon + Disoree, Ozonia… được sử dụng để chế dung dịch rửa (CIP nóng, CIP lạnh), khử trùng, vệ sinh thiết bị. Các chất này được tuần hoàn tái sử dụng đến khi loãng được xả ra cùng với nước thải làm cho pH của nước thải thay đổi. 1.2.2. Quy trình công nghệ Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Liên Lớp: 49MT Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 10 Ngành: Kỹ thuật môi trường Công nghệ sản xuất bia được thể hiện trờn hỡnh 1.1. Quy trình sản xuất bia qua 4 giai đoạn: - Quy trình ở phân xưởng nấu - Quy trình ở phân xưởng lên men - Quy trình lọc bia - Quy trình ở phân xưởng chiết Nguyên liệu chuẩn bị gồm malt và gạo được rửa, ngâm, nghiền và định lượng sẵn cho từng mẻ nấu. 1.2.1.1. Quy trình ở phân xưởng nấu Quá trình nấu gồm 4 công đoạn[2]: - Hồ hóa và đường hóa: nguyên liệu sau khi xay nghiền được chuyển tới thiết bị hồ hóa và đường hóa bằng cách điều chỉnh hỗn hợp ở các nhiệt độ khác nhau. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Liên Lớp: 49MT [...]... công nghệ sản xuất, nguyên liệu, chế độ sử dụng nước và thải nước của từng cơ sở sản xuất mới Tùy thuộc vào hệ thống thoát nước mà dòng thải có đặc trưng khác nhau về màu sắc, mùi và độ pH Nếu thông thoát tốt, nước thải có màu vàng sáng đặc trưng của sản xuất bia Điều quan trọng trong sản xuất bia là đặc trưng nước thải sản xuất bia biến động theo mùa vụ, theo thời điểm trong ngày Ngoài vụ sản xuất (từ... Ngoài vụ sản xuất (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) khối lượng nước thải chỉ bằng 30 – 50 % Vào ngày nghỉ hoặc ban đêm khối lượng nước thải có khi chỉ còn khoảng 20 – 30% và nước thải có độ ô nhiễm thấp hơn Nhìn chung, nước thải từ sản xuất bia nếu không được xử lý trước khi thải ra môi trường sẽ có những tác động chính như sau:  Ảnh hưởng đến môi trường nước: Trong nước thải bia có chứa lượng protein,... 49MT Lớp: Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 26 Ngành: Kỹ thuật môi trường CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SINH HỌC HIẾU KHÍ NƯỚC THẢI 2.1 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SINH HỌC HIẾU KHÍ 2.1.1 Nguyên tắc và cơ chế  Nguyên tắc Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học thực chất là lợi dụng sự sống và hoạt động của các vi sinh vật, chủ yếu là vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh có trong nước thải để thực hiện các... nước thải Tùy thuộc vào quy mô, công nghệ của nhà máy mà lượng chất thải sẽ khác nhau Các chất thải này nếu không có biện pháp xử lý sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người Các chất thải trong quá trình sản xuất bia sinh ra từ nhiều công đoạn khác nhau được thể hiện trờn hỡnh 1.2: Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Liên 49MT Lớp: Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 18 Ngành: Kỹ thuật môi trường. .. cần được quan tâm là nước thải Để thực hiện phát triển bền vững, hướng tới một nền công nghiệp xanh đòi hỏi các cơ sở sản xuất phải có biện pháp xử lý để giảm thiểu ô nhiễm do nước thải, hạn chế tối đa tác động đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng Do đó, nước thải sản xuất bia phải được xử lý đạt yêu cầu loại B của QCVN 24:2009/BTNMT trước khi thải ra nguồn tiếp nhận Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị... đường hóa, hệ thống vệ sinh, tiệt trùng, thanh trùng bia  Nhu cầu điện: điện được sử dụng trong các khu vực chiết chai, máy lạnh, khí nén, thu hồi CO2, xử lý nước thải, điều hòa không khí, chiếu sáng, sinh hoạt, bảo vệ… Trung bình định mức điện khoảng 120 kWh/1000 lít bia 1.3 CÁC CHẤT THẢI TỪ SẢN XUẤT BIA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG Các chất thải từ sản xuất bia bao gồm: khí thải, chất thải rắn... tham gia sản xuất Nếu hít phải thường xuyên có thể gây nờn cỏc bệnh về đường hô hấp, thị giác, bệnh ngoài da… ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của con người Ảnh hưởng này có thể khắc phục được bằng cách sử dụng hệ thống tách bụi bằng túi lọc hoặc bao che kín hệ thống nghiền và tải liệu 1.3.2 Chất thải rắn Các chất thải rắn chính của quá trình sản xuất bia bao gồm bã malt, cặn sinh khối, các mảnh thủy... hòa CO2: Bia trong và sau khi lọc được bão hòa thêm CO 2 để đảm bảo tiêu - chuẩn bia thành phẩm trước khi đóng chai, lon Lọc bia vô trùng: Có nhều nhà máy trang bị hệ thống lọc màng để sản xuất bia tươi đóng chai/lon không thanh trùng Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Liên 49MT Lớp: Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 14 Ngành: Kỹ thuật môi trường Như vậy hệ thống lọc bia trong nhà máy sản xuất bia có nhiều... mỏt cỏc động cơ và nước phục vụ sinh hoạt cho công nhân, nước mưa cú dũng thải không lớn, có thể thải trực tiếp ra cống thải  Ảnh hưởng đến môi trường đất: Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Liên 49MT Lớp: Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 25 Ngành: Kỹ thuật môi trường Nước ô nhiễm chưa qua xử lý khi thấm vào đất làm thay đổi đặc tính (lý, hóa học) của đất; phá vỡ liên kết giữa các hạt keo và cấu trúc đất;... CN Môi trường- ĐHBK) Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Liên 49MT Lớp: Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 23 Ngành: Kỹ thuật môi trường Trong đó: M1: Nước thải rửa thiết bị lên men M2: Nước thải rửa thiết bị lọc – rửa bã M3: Nước thải từ phân xưởng chiết, đóng chai M4: Nước thải từ phân xưởng chiết keg M5: Xả tank lên men 117 m3 M6: Nước rửa thiết bị lọc M7: Nước rửa thiết bị chứa thành phẩm M8 :Nước thải . cứu thực nghiệm ảnh hưởng của một số yếu tố đến hiệu quả xử lý nước thải sản xuất bia bằng hệ thống Aeroten sẽ tập trung khảo sát các đặc tính của một số yếu tố đối với nước thải sản xuất bia bằng. trong thiết kế hệ thống xử lý nước thải. • Mục đích của đồ án - Tìm hiểu đặc trưng của nước thải bia và nghiên cứu xử lý nước thải bia bằng hệ thống Aeroten. Thông qua nghiên cứu đề tài này sẽ. nghệ sản xuất bia và các vấn đề môi trường. - Chương 2: Cơ sở lý thuyết của phương pháp xử lý sinh học hiếu khí nước thải. - Chương 3: Nghiên cứu xử lý nước thải sản xuất bia bằng hệ thống Aeroten -

Ngày đăng: 13/05/2015, 10:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan