SKKN.KHAI THÁC INTERNET TRONG DẠY VĂN HỌC

16 429 5
SKKN.KHAI THÁC INTERNET TRONG DẠY VĂN HỌC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SKKN: Ứng dụng CCTT vào dạy học môn Văn học ĐỀ TÀI: KHAI THÁC TÀI LIỆU, TƯ LIỆU TRÊN INTERNET TRỰC TIẾP VÀO BÀI DẠY CÓ HỖ TRỢ TRÌNH CHIẾU LINH HOẠT ĐỂ DẠY HỌC MÔN VĂN HỌC TẠI TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ A. ĐẶT VẤN ĐỀ: I. Lí do chọn đề tài: - Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh đảo trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của công nghệ thông tin (CNTT). CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới, cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Các phương tiện truyền thông cùng với hệ thống mạng toàn cầu Internet đang làm thay đổi cách con người tiếp cận tri thức : không chỉ đọc để biết , mà còn nghe, thấy, cảm nhận sự kiện xảy ra ở xa như đang diễn ra trước mắt. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ những thập niên cuối thế kỷ 20 đến nay đã tạo ra một khối lượng thông tin khổng lồ, vượt các giới hạn về thời gian và không gian. Chính vì thế, khả năng thu nhận, xử lý để hiểu biết thông tin một cách nhanh chóng và chính xác là yêu cầu quan trọng hơn nhiều so với trước đây. Điều đó cũng có nghĩa là phải thay đổi những tiêu chí đào tạo trong xã hội thông tin hôm nay : cần phải thay khả năng ghi nhớ bằng khả năng tìm kiếm, thu nhận và xử lý thông tin để đạt tới một mục tiêu đặt ra. - Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước nhất là chỉ thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2000 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục ngành giáo dục là đào tạo vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng tâm của nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo, đây là nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao cho ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005 thông qua quyết định số 81/2001/QĐ-TTg; - Năm học 2008 - 2009, Bộ đã chọn là năm Công nghệ thông tin bao hàm: CNTT trong quản lý, điều hành tác nghiệp và trong giảng dạy, học tập. Để chuẩn bị cho năm học này nhiều địa phương trong cả nước tiến hành hội thảo, tập huấn, phát động, khuyến khích, hội thi… nhằm đẩy mạnh úng dụng CNTT vào dạy học, phục vụ đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả. - Từ xu thế chung ấy trường THCS Trần Phú chúng tôi đã mạnh dạn và dẫn đầu trong huyện đưa mạng lưới Internet vào trường học, đặc biệt là tới tận các lớp học. - Vậy làm thế nào để khai thác triệt để có hiệu quả phương tiện dạy học hiện đại đó để kích thích được hứng thú học tập của học sinh, lòng tin của phụ huynh, của nhân dân? Đó là điều BGH và giáo viên chúng tôi trăn trở. Người thực hiện: Nguyễn Thị Biên – Trường THCS Trần Phú – EaKar Trang: 1 SKKN: Ứng dụng CCTT vào dạy học môn Văn học Qua 2 năm hội đồng sư phạm chúng tôi đã cùng nhau nỗ lực học tập cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy hiệu trưởng, sự khích lệ của cha mẹ học sinh, của phòng giáo dục chúng tôi đã thành công, tuy chưa lớn nhưng cũng đủ để sẻ chia với các bạn bè, đồng nghiệp một số kinh nghiệm nhỏ bé ấy. Đó là lí do tôi viết kinh nghiệm về ứng dụng CNTT vào dạy học với đề tài cụ thể là “Khai thác tài liệu, tư liệu trên internet trực tiếp vào bài dạy, có hỗ trợ trình chiếu linh hoạt, trong dạy học phân môn văn học, tại trường THCS Trần Phú”” II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1. Đối tượng nghiên cứu: Để nghiên cứu và thực nghiệm đề tài này đối tượng mà tôi áp dụng đó là học sinh THCS trường THCS Trần Phú, đối tượng để tôi khảo sát thêm là học sinh một số trường xung quanh. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để nghiên cứu đề tài này tôi tôi phải thực hiện một số nhiệm vụ: a. Nghiên cứu tài liệu: - Đổi mới phương pháp dạy và học văn THCS. - Ứng dụng CNTT vào dạy học. - SGK môn ngữ văn 6,7,8,9. - Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng… - Tâm lí học sinh THCS - Nội dung cuộc vận động “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” giai đoạn 2008-201 của bộ GD&ĐT b. Học hỏi đồng nghiệp: - Dự giờ thao giảng, trao đổi chuyên môn - Các bài viết có liên quan đến ứng dụng CNTTcủa bạn bè, đồng nghiệp. 3. Phạm vi nghiên cứu: Khai thác tư liệu, tài liệu trực tuyến trong dạy và học môn Ngữ văn THCS tại trường THCS Trần Phú huyện EaKar. Người thực hiện: Nguyễn Thị Biên – Trường THCS Trần Phú – EaKar Trang: 2 SKKN: Ứng dụng CCTT vào dạy học môn Văn học B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Sự bùng nổ CNTT nói riêng và khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, nếu muốn giáo dục phổ thông đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nếu muốn việc dạy học theo kịp cuộc sống, chúng ta nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng CNTT và các trang thiết bị dạy học hiện đại phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và hứng thú học tập của học sinh để nâng cao chất lượng dạy học. Một trong các điều kiện quan trọng nhất để tăng cường hiệu quả giáo dục và chất lượng giảng dạy là tìm kiếm nguồn tư liệu phong phú và phù hợp để bổ sung những nội dung được quy định trong chương trình và sách giáo khoa. Internet – Nguồn tư liệu vô tận cho các bài giảng sẽ giúp giáo viên và học sinh đáp ứng được yêu cầu đó Ngày nay, internet ngày càng phổ biến và được triển khai ở đa số các trường phổ thông. Đó là một môi trường tương tác đa phương tiện, một thư viện thông tin khổng lồ và là một nguồn tư liệu dạy học vô cùng phong phú. Giáo viên có thể kết hợp các trang web dạy học vào bài giảng thông qua các liên kết trực tiếp đến trang web đó hay download các tư liệu nhằm phục vụ cho công tác dạy học,… Do đó, việc khai thác và sử dụng hiệu quả internet vào trong hoạt động giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học là rất quan trọng. Để thực hiện đề tài này tôi đã nghiên cứu một số văn bản của Đảng, Nhà nước, của ngành : - Chỉ thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2000 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa. - Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã giao cho ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005. - Nhiệm vụ các năm học, theo các văn bản chỉ đạo của sở, phòng và cả nghị quyết Đại hội Chi bộ Đảng, CNVC năm học 2010-201 - Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp. - Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng. 2. Cơ sở thực tiễn: a. Khó khăn: a 1. Về cơ sở vật chất: - Trường THCS Trần Phú xã Cư Ni – huyện Eakar nằm trên địa bàn vùng 2, kinh tế nhân dân trong xã còn khó khăn, nhiều thôn thuộc vùng kinh tế mới. Người thực hiện: Nguyễn Thị Biên – Trường THCS Trần Phú – EaKar Trang: 3 SKKN: Ứng dụng CCTT vào dạy học môn Văn học - Đại đa số học sinh ở xa trường, đường sá đi lại xa xôi và còn rất là khó khăn, nhất là mùa mưa Tây Nguyên có nhiều học sinh nhà xa phải đi bộ 4-5 km, hoặc phải trọ lại nhà bà con, bạn bè. - Với một số lượng học sinh khiêm tốn là 540 em trong đó có gần 1/3 là học sinh dân tộc Êđê và một số em dân tộc phía Bắc kinh tế khó khăn, có rất nhiều học sinh con em hộ nghèo nên việc xây dựng cơ sở vật chất mà nguồn huy động từ nhân dân là rất khó khăn. Thậm chí tiền miễn giảm theo chế độ quy định đã lên tới 1/3 tổng số phải đóng góp, rồi lại phải giúp đỡ hỗ trợ cho nhiều em nghèo không có khả năng đến trường. - Trình độ nhận thức của các gia đình dân tộc tại chỗ còn thấp chưa hiểu gì về tầm quan trọng của CNTT. Chính vì các lí do trên mà việc huy động đóng góp từ nhân dân để xây dựng các phòng học có phương tiện hiện đại rất là khó khăn. - Trên địa bàn huyện có rất nhiều trường ở tất cả các bậc học, có nhiều trường đang cần được đầu tư xây dựng kiên cố, nhiều trường vùng ba mới thành lập nên khả năng hỗ trợ về tài chính là rất thấp. - Việc lắp đặt các phòng máy đã khó, việc đưa mạng Internet lên tới từng lớp học càng khó. Vậy làm thế nào để có được các phòng máy, lớp học nối mạng Internet? a 2. Về trình độ tin học của giáo viên: - Bên cạnh khó khăn về vật chất, kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin ở một số giáo viên vẫn còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh. - Mặc khác, phương pháp dạy học cũ vẫn còn như một lối mòn khó thay đổi, sự uy quyền, áp đặt vẫn chưa thể xoá được trong một thời gian tới. Việc dạy học tương tác giữa người - máy, dạy theo nhóm, dạy phương pháp tư duy sáng tạo cho học sinh, cũng như dạy học sinh cách biết, cách làm, cách chung sống và cách tự khẳng định mình vẫn còn mới mẻ đối với giáo viên và đòi hỏi giáo viên phải kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học đồng thời phát huy ưu điểm của phương pháp dạy học này làm hạn chế những nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống. Điều đó làm cho công nghệ thông tin, dù đã được đưa vào quá trình dạy học, vẫn chưa thể phát huy tính trọn vẹn tích cực và tính hiệu quả của nó. - Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó. - Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu; sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độ đường truyền chậm. - Công tác đào tạo, công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chỉ mới dừng lại ở việc xoá mù tin học nên giáo viên chưa đủ kiến thức, mất nhiều Người thực hiện: Nguyễn Thị Biên – Trường THCS Trần Phú – EaKar Trang: 4 SKKN: Ứng dụng CCTT vào dạy học môn Văn học thời gian và công sức để sử dụng công nghệ thông tin trong lớp học một cách có hiệu quả a 3 .Về mặt quản lí: - Chính sách, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự đồng bộ trong thực hiện, còn nghi ngờ, còn thanh tra khiển trách khi trường mạnh dạn đưa mạng Internet vào tới tận lớp học. Vậy làm thế nào để đưa mạng Internet vào tận lớp học để khai thác trực tuyến tư liệu, tài liệu dạy học? b. Thuận lợi: Bên cạnh những khó khăn trên vẫn có những điều kiện thuận lợi cơ bản nhất định: b 1. Đối với xã hội : - Trong thời đại kinh tế tri thức CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới. Các nước tiên tiến trên thế giới phát triển đến chóng mặt vì họ đã làm chủ được khoa học hiện đại, CNTTđặc biệt là mạng Internet đã tới tận từng người dân, từng nghành nghề, từng lĩnh vực. Nếu chúng ta không làm được như họ thì ta sẽ tụt hậu và mãi là một nước ngheò, chậm phát triển. - Hiện nay việc khai thác thông tin trực tuyến từ mạng Internets là nhu cầu thiết yếu của mọi người, trong đó việc dạy học là rất cần thiết và phù hợp vừa là thu hút và gây hứng thú học tập cho học sinh vừa đỡ tốn thời gian sức lực các thầy cô giáo làm đồ dùng dạy học, tìm kiếm tài liệu. nhất là đối với môn Ngữ văn nhiều tài liệu, phim ảnh mà giáo viên không thể tự chuẩn bị. b 2. Đối với ngành giáo dục: - Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông. Chẳng hạn, cá nhân làm việc tự lực với máy tính, với Internet, dạy học theo hình thức lớp học phân tán qua mang, dạy học qua cầu truyền hình. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động. Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. - Việc khai thác nguồn tư liệu trực tuyến trên mạng rất tiện lợi và phù hợp đói với các bộ môn nói chung và Ngữ văn nói riêng, lại vừa đáp ứng đầy đủ yêu cầu so với nội dung bài học mà đồ dùng dạy học truyền thống không thể có, vừa sinh động nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một Người thực hiện: Nguyễn Thị Biên – Trường THCS Trần Phú – EaKar Trang: 5 SKKN: Ứng dụng CCTT vào dạy học môn Văn học môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, phát triển năng lực sáng tạo của học sinh, chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” b 3 . Đối với trường Trần Phú: - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là lãnh đạo xã Cư Ni đã tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần (có thể). - BGH nhà trường rất chú trọng về việc nâng cao chất lượng, ứng dụng CNTT vào dạy học, thầy hiệu trưởng rất giổi về tin học. - Hiện tại trường chúng tôi đã có phòng máy riêng cho giáo viên, các phòng ban hành chính, phòng máy học sinh gồm 30 máy. Đặc biệt hơn là có 7/14 phòng học có máy vi tính và màn hình LCD. Tất cả đều nối mạng Internet. - Giáo viên đã được BGH trang bị cho những kiến thức cơ bản về tin học để ứng dụng trong dạy học. II. NỘI DUNG VẤN ĐỀ 1. Vấn đề đặt ra: - Khai thác tư liệu, tài liệu trực tuyến trong dạy phân môn văn học như thế nào? - Việc khai thác trực tuyến tư liệu, tài liệu có lợi gì? Có ảnh hưởng không tốt đến bài dạy hay không? - Kết quả cụ thể chất lượng dạy và học trước và sau khi thực hiện đề tài như thế nào?. 2. Phương pháp tiến hành: * Có một số nguồn khai thác như sau: - Thông tin về tác giả tác phẩm - Hình ảnh. - Video. * Các bước tiến hành: Bước 1: Giáo viên thiết kế bài giảng và định hướng những tài liệu, tư liệu cần khai thác phục vụ bài học thiết thực nhất Bước 2: Tiến hành khai thác tư liệu trên mạng : Tìm địa chỉ, chọn nội dung, lưu địa chỉ truy cập trực tiếp, hoặc Download, hoặc chụp, cắt. Lưu nội dung đã khai thác được vào địa chỉ cần sử dụng cho bài giảng. Bước 3: Sắp xếp các dữ liệu vào trong bài giảng. Bước 4: Cung cấp những thông tin trên cho học sinh. Người thực hiện: Nguyễn Thị Biên – Trường THCS Trần Phú – EaKar Trang: 6 SKKN: Ứng dụng CCTT vào dạy học môn Văn học Ví dụ minh họa Ví dụ 1: Khai thác tư liệu bổ trợ cho bài giảng khi phân tích bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”- Tiết 47 - Ngữ văn 9 tập 1. 1. Tìm thông tin về tác giả Phạm Tiến Duật và bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”: - Vào địa chỉ google.com.vn gõ từ khóa: “Phạm Tiến Duật” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. - Chọn website đáp ứng được những thông tin trên. - Chọn những thông tin cơ bản nhất: Chân dung, tóm tắt về cuộc đời, sự nghiệp, những thành tựu nổi bật trong sáng tác; Những nét cơ bản về tác phẩm… hoặc những kiến thức khác mà SGK chưa đáp ứng đủ: Phạm Tiến Duật, sinh ngày 14 tháng 1 năm 1941. Quê quán : Phú Thọ Mất ngày 5 tháng 12 năm 2007 Ông là gương mặt tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ Phong cách thơ: Giọng điệu sôi nổi trẻ trung, tinh nghịch phản ánh hiện thực cuộc sống nơi chiến trường Phong cách thơ: Giọng điệu sôi nổi trẻ trung, tinh nghịch phản ánh hiện thực cuộc sống nơi chiến trường - Chân dung: Gõ từ khóa “Phạm Tiến Duật”, chọn vào mục hình ảnh. Chọn hình ảnh phù hợp. 2.Tìm hình ảnh bổ trợ: Để cung cấp thêm cho học sinh kiến thức khi phân tích bài thơ ở một số nội dung cơ bản sau: a. Hình ảnh những chiếc xe không kính: “Không có kính, không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi.” Không có kính, rồi không có đèn. Không có mui xe, thùng xe có xước. Người thực hiện: Nguyễn Thị Biên – Trường THCS Trần Phú – EaKar Trang: 7 SKKN: Ứng dụng CCTT vào dạy học môn Văn học a. Nguyên nhân xe không có kính:Bom giật, bom rung- kính vỡ => Đây là thực tế chiến tranh khốc liệt trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mỹ nhưng học sinh không thể tưởng tượng được tính chất ác liệt đó. Để hiểu câu thơ “Bom giật, bom rung” mà kính đã vỡ, ta cần chọn một Video có cảnh xe chở hàng ra mặt trận trong cảnh bom đạn ác liệt: Vào google.com.vn -> Chọn mục Video -> gõ từ khóa cần tìm (ví dụ như “lái xe Trường Sơn”) -> Chọn video cần tìm. + Tìm đường link để chạy một đoạn video trực tiếp trên mạng ngay trên lớp học, Ví dụ: http://www.youtube.com/watch? v=fQByVT-4hPY&feature=related + Có thể chụp một số hình xe đang chạy ra chiến trường trong bom đạn để chứng minh - Cho video dừng lại chọn cảnh muốn chụp. - Nhấn Print Sreen (chụp) - Mở file mspaint bằng cách: nhấn biểu tượng lá cờ + R trên bàn phím xuất hiện thẻ => gõ từ khóa mspaint-> open - Dán vào cửa sổ ->chọn crop để cắt phần mình cần xong có thể dán vào và chọn địa chỉ lưu. + Có thể ta Tải video về máy -> chụp cắt những hình ảnh mình cần tương tự thiết trên video. + Có thể dùng nhiều phần mềm chụp, nhưng ở đây tôi chỉ đề cập đến công cụ xử lí hình ảnh Paint có mặc định trong Win. => Từ ba hình ảnh trên, ta đã cung cung cấp cho các em sự hiểu biết sâu sắc về hiện thực của cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ khốc liệt mà không cần phải lí giải nhiều → Xe không kính là do hiện thực chiến trường ác liệt nguy hiểm gây nên và để tố cáo chiến tranh xâm lược. 3.Tìm video để bổ trợ cho tiết dạy: b. Hình ảnh những chiến sĩ lái xe không kính: Người thực hiện: Nguyễn Thị Biên – Trường THCS Trần Phú – EaKar Trang: 8 SKKN: Ứng dụng CCTT vào dạy học môn Văn học * Không có kính phải chịu nhiều khó khăn nguy hiểm: có bụi, ướt áo, mảnh bom rơi, đạn lạc… Nhưng những chiến sĩ ấy không hề tỏ ra lo lắng sợ hãi mà còn coi thường chúng, lấy chúng làm trò đùa vui, dí dỏm. - Còn lấy cái không có ấy làm trò đùa , coi là một sự thuận lợi Như vậy những chiếc xe là cái nền để làm nổi bật hình ảnh người lái xe Ta chỉ cần chọn một đoạn video để cho các em thấy họ là những người lính dũng cảm : - Vào google.com.vn => kích chọn video => gõ từ khóa “Đường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh P7”-> Enter - Chọn video mình cần tìm -> tải về máy lưu vào địa chỉ tài liệu của mình. - Mở phần mềm Boilsoft Video Splitter để cắt. (Có nhiều phần mềm để cắt nhưng ở đây tôi chỉ giới thiệu phần mềm thông dụng nhất Boilsoft Video Splitter ). - Cách mở và cắt: Mở video-> chọn đoạn cần cắt, đánh dấu bằng dấu -> chọn cắt vì có thể có video dài mà ta không cần thiết > lưu vào địa chỉ ta làm việc và đưa vào nội dung cần hỗ trợ thêm - Còn nữa ta có thể trực tiếp linh từ mạng bằng cách tạo ra nút linh cho vào Powpoin khi giảng các nội dung trong bài nhưng phương pháp này có khi bất tiện video dài, hoặc xung quanh trang web có những hình ảnh không tốt ảnh hưởng đến học sinh mà ta không cắt được. => Vào google.com.vn -> Chọn mục Video -> gõ từ khóa cần tìm (ví dụ như “Đường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh P7”-> Chọn video cần tìm => copy địa chỉ về, mở nút linh dán vào để khi cần mình bấm nút linh là lập tức có tài liệu không cần phải chuẩn bị rườm rà, không phải làm đồ dùng vất vả. (http://www.youtube.com/watch?v=fQByVT-4hPY&feature=related Ví dụ 2. : Khai thác tư liệu bổ trợ cho bài giảng khi tìm hiểu truyện ngắn “Lão Hạc” – tiết 13, 14 - Ngữ văn 8 tập 1 - Dạy truyện ngắn “lão Hạc” của Nam cao ta có thể tải phim “Làng Vũ Đại ngày ấy ” để minh họa cho các em biết thêm. - Nhưng tải như thế nào? Hỗ trợ thêm cho phần kiến thức nào trong bài học? Vào google.com.vn -> Chọn mục Video -> gõ từ khóa cần tìm: Lão Hạc (Gõ không dấu: => Đặt đường Link trực tiếp lên mạng ví dụ: => Tìm Clip phim “Lão Hạc” -> đường Link để xem trực tếp trên mạng: http://www.youtube.com/watch?v=ltpjjQX452g&feature=related Hoặc tải Video về máy. Người thực hiện: Nguyễn Thị Biên – Trường THCS Trần Phú – EaKar Trang: 9 SKKN: Ứng dụng CCTT vào dạy học môn Văn học => Chọn và cắt đoạn phim phù hợp với nội dung đoạn trích. => Đưa vào phần tìm hiểu truyện: + Cảnh ông lão sang nhà ông giáo báo tin bán chó và gửi tiền, vườn. + Cảnh lão Hạc ăn bã chó tự tử. Nhờ vậy học sinh hiểu rõ hơn về lão và người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Ví dụ 3: Khai thác một số tư liệu bổ trợ cho bài giảng khi tìm hiểu bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ” Khi ta hướng đẫn học sinh tìm hiểu chung phần xuất xứ bài thơ ta có thể đưa vào trong bài giảng hình ảnh hoặc một đoạn phim trong chiến dịch biên giới Bác cùng hành quân với bộ đội ra trận để câu chuyện của Minh Huệ ghi lại trong bài thơ là có thật và học sinh càng cảm phục và tự hào về Bác. Vào google.com.vn -> Chọn mục Video -> gõ từ khóa cần tìm: “Bác hành quân ra mặt trận Biên giới” (Gõ không dấu) Hoặc là tải về máy, hoặc là tạo nút linh vào Powpoint để khi dạy sử dụng. 3. Sắp xếp các dữ liệu vào bài giảng sao cho phù hợp với từng nội dung cần cung cấp thông tin 4. Trình chiếu (Kết hợp lúc giảng bài phù hợp nội dung bài dạy như trên). Sau khi ta cung cấp các dữ liệu trên thì ta đặt câu hỏi để học sinh tự khám phá, tư duy: Ví dụ 1: - Vì sao xe không có kính? - Qua 2 câu thơ và những hình ảnh, đoạn phim em hiểu gì về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đặc biệt ở tuyến đường Trường Sơn? - Hình người chiến sỹ lái xe Trường Sơn được khắc họa như thế nào? - Tại sao tác giả lại đưa hình ảnh những chiếc xe không kính ra ở đầu bài thơ? - Hình tượng những chiếc xe không kính có vai trò gì trong bài thơ? Ví dụ 2: Người thực hiện: Nguyễn Thị Biên – Trường THCS Trần Phú – EaKar Trang: 10 [...]... học IV BÀI HỌC KINH NGHIỆM, 1 “Khai thác trực tuyến trên Internet tài liệu để hỗ trợ trình chiếu linh hoạt trong dạy học môn ngữ văn là một hình thức tối ưu, hiện đại và phù hợp xu hướng của thời đại, phù hợp vối điều kiện thực tế của nhà trường để góp phần “đổi mới phương pháp dạy học theo chuẩn kiến thức và kĩ năng theo tiêu chí dạy học thân thiện” sử dụng và khai thác các phương tiện dạy học hiện... hiện đại 2 “Khai thác trực tuyến trên Internet tài liệu để hỗ trợ trình chiếu linh hoạt trong dạy học môn ngữ văn nói riêng và các môn học khác nói chung là là một hướng đi đúng cần được triển khai áp dụng rộng rãi trong toàn ngành 3 Trước khi khai thác phải chú ý những điểm sau: - Chuẩn bị, nghiên cứu, thiết kế bài giảng trước, định hướng những tài liệu cần và đủ để hỗ trợ thêm cho dạy học - Kiến thức,... học - Kiến thức, tài liệu khai thác trên mạng phải hỗ trợ đắc lực tối ưu cho việc học tập của các em học sinh, gây hứng thú học tập và đem lại kết quả tốt nâng cao được chất lượng học tập, tạo được lòng tin trong cha mẹ học sinh, sự đồng tình của xã hội 4 Khi đưa tài liệu khai thác vào bài giảng cần chú ý: - Đưa vào đúng chỗ, đúng lúc, vừa phải không biến một tiết dạy học thành một tiết trình chiếu... ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005 - Nhiệm vụ các năm học, theo các văn bản chỉ đạo của sở, phòng và cả nghị quyết Đại hội Chi bộ Đảng, CNVC năm học 2010-201 - Bài tham luận về UD.CNTT trong dạy học của Sở GD&ĐT TP.HCM năm 2009 Người thực hiện: Nguyễn Thị Biên – Trường THCS Trần Phú – EaKar Trang: 15 SKKN: Ứng dụng CCTT vào dạy học môn Văn học MỤC LỤC A ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I Lí do chọn đề tài:A... phương pháp dạy học III KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Từ những năm trước việc ứng dụng CNTT chỉ là động viên khuyến khích chưa đưa vào nhiệm vụ năm học, nhưng từ năm học 2009 – 2010 và năm học 2010 – 2011 này đã đưa vào Nghị quyết của Đại hội công nhân viên nhà trường là tiêu chí đánh giá, xếp loại giáo viên nên việc khai thác phương tiện dạy học hiện đại đã là việc làm thường xuyên - Từ thực tế giảng dạy đã áp dụng... Ứng dụng CCTT vào dạy học môn Văn học giảng điện tử, sử dụng máy móc, đặc biệt là tìm kiếm và xử lí các thông tin, tư liệu, tài liệu dạy học trực tuyến - Biết tải các phần mềm hỗ trợ dạy học về sử dụng - Biết đến và gia nhập các trang web, tham gia các diễn đàn để trao đổi học hỏi kinh nghiệm b Trình độ chuyên môn của tôi ngày được nâng cao hơn Cụ thể: - Kiến thức về văn học của tôi đã được bồi dưỡng... tuyến + Quan tâm và nhân rộng hơn những đơn vị dẫn đầu trong bước đột phá đưa mạng Internet vào trường học như trường chúng tôi * Đối với giáo viên: - Tự học, tự rèn về trình độ tin học để theo kịp bước tiến của xã hội, nếu không sẽ bị tụt hậu, tự đào thải mình - Ứng dụng CNTT vào dạy học để phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của bản thân và học sinh Để hoàn thành đề tài này, tôi xin bày tỏ... rộng để bồi dưỡng học sinh giỏi nhờ ở “Khai thác trực tuyến Internet c Giao tiếp xã hội được mở rộng, có bạn bè, thành viên trên nhiều trang web… d Đặc biệt hơn là ý thức tự học, tự rèn rất nghiêm túc, chưa bao giờ hài lòng với khả năng và trình độ đã có, luôn vươn lên để không tự đào thải chính mình 2 Đối với học sinh: - Trình độ nhận thức được nâng cao, ý thức và thích thú học môn Ngữ văn do tôi đảm... vươn lên Trò phải chịu khó, có hứng thú, tinh thần học tập tốt Đặc biệt nữa là sự hỗ trợ của mọi người trong xã hội C KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: - Đây là kinh nghiệm của bản thân được đúc kết trong quá trình giảng dạy, học tập thêm ở các đồng nghiệp và đã áp dụng với nhiều đối tượng học sinh: Lớp 6a, 9d và một số tiết ở lớp 7a Bản thân đã được các đồng nghiệp trong tổ cũng đã có góp ý, xây dựng thêm và cũng... thân tôi tiến bộ hơn trong chuyên môn Kiến nghị: * Đối với các cấp lí : + Quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện đưa Internet vào trường học đồng bộ + Có chế độ ưu đãi với mạng giáo dục, nhất là cho giáo viên + Trong các kì thi của giáo viên khuyến khích nhiều đối với những tiết dạy có ứng dụng CNTT và trở thành nhiệm vụ của từng người + Mở các lớp dạy, tập huấn, nâng cao trình độ tin học cho giáo viên, và . SKKN: Ứng dụng CCTT vào dạy học môn Văn học ĐỀ TÀI: KHAI THÁC TÀI LIỆU, TƯ LIỆU TRÊN INTERNET TRỰC TIẾP VÀO BÀI DẠY CÓ HỖ TRỢ TRÌNH CHIẾU LINH HOẠT ĐỂ DẠY HỌC MÔN VĂN HỌC TẠI TRƯỜNG. Trang: 12 SKKN: Ứng dụng CCTT vào dạy học môn Văn học IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM, 1. Khai thác trực tuyến trên Internet tài liệu để hỗ trợ trình chiếu linh hoạt trong dạy học môn ngữ văn là một. ứng dụng CNTT vào dạy học với đề tài cụ thể là Khai thác tài liệu, tư liệu trên internet trực tiếp vào bài dạy, có hỗ trợ trình chiếu linh hoạt, trong dạy học phân môn văn học, tại trường THCS Trần

Ngày đăng: 12/05/2015, 18:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan