Tiểu luận chuyên đề người khuyết tật

18 3.7K 24
Tiểu luận chuyên đề người khuyết tật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề: Người khuyết tật GVHD: Nguyễn Thị Vân LỜI MỞ ĐẦU “ Mọi người đều có quyền làm việc, quyền tự do chọn nghề, được có những điều kiện làm việc thuận lợi, chính đáng và được bảo vệ chống nạn thất nghiệp; mọi người không có bất kỳ sự phân biệt nào, đều có quyền được trả lương ngang nhau cho những công việc như nhau; mọi người đi làm đều có quyền được trả lương hợp lý và thuận lợi cho bản thân và gia đình một cuộc sống có đầy đủ giá trị nhân phẩm, được phụ cấp, nếu cần thiết và bằng các biện pháp bảo trợ xã hội khác” – Điều 23 của Tuyên ngôn thế giới về Quyền con người (1948) đã chỉ rõ như vậy. Lao động việc làm là quyền thiêng liêng của mỗi con người. Lao động việc làm tạo ra giá trị vật chất và các giá trị khác để con người duy trì cuộc sống và thúc đẩy xã hội phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải lúc nào con người cũng được thỏa mãn nhu cầu làm việc, do xã hội loài người bị chi phối bởi quy luật phát triển không đều, mỗi người lại có một hoàn cảnh khác nhau. Người khuyết tật là một trong những nhóm người yếu thế trong xã hội, trong đó chính những khuyết tật của họ làm hạn chế rất nhiều về khả năng tìm kiếm cơ hội và việc làm. Sự thiếu hụt thể chất dẫn tới khả năng hoạt động chức năng của người khuyết tật có thể bị giảm sút, đặc biệt là ở người khuyết tật về trí tuệ hoặc cơ quan thu nhận cảm giác (khiếm thính, khiếm thị) khả năng tiếp thu tri thức là khá khó khăn. Khó khăn trong học tập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng xin việc, trình độ học vấn chung của người khuyết tật thấp hơn tương đối so với cộng đồng. Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra cho thấy không phải sự khiếm khuyết một chức năng nào đó trên cơ thể mà chính những suy nghĩ thương cảm là một trong những nguyên nhân chính đẩy người khuyết tật (NKT) trở thành gánh nặng của xã hội. Trong khi Doanh nghiệp Việt Nam đang phải loay hoay đối phó với sự bất ổn định của nguồn lao động thì sự thiếu lòng tin đối với năng lực làm việc của NKT đã khiến cho họ lãng phí mất nguồn lao động chăm chỉ và dồi dào này. Hiện nay tại Việt Nam đang có khoảng 6 triệu lao động là NKT, nhưng con số tiếp cận được việc làm tại các DN rất ít. Mặc dù thừa nhận chất lượng lao động của 1 Sinh viên: Đỗ Thị Minh Lớp: D4CT2 Chuyên đề: Người khuyết tật GVHD: Nguyễn Thị Vân NKT không thua kém người bình thường nhưng con số lao động khuyết tật tìm được việc làm chỉ chiếm khoảng 20%. Nguyên nhân chính là do những rào cản về thái độ, từ suy nghĩ tiêu cực, và e ngại về chất lượng lao động của Doanh nghiệp. Nhận thức này hoàn toàn không công bằng với người khuyết tật. Gần đây Nhà nước ta đã đề ra nhiều chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp nhận người lao động là người khuyết tật, đưa ra nhiều chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất của người khuyết tật. Nhiều cơ sở sản xuất của người khuyết tật được hình thành và nhiều doanh nghiệp mở rộng số lượng người lao động là người khuyết tật. Tuy nhiên, quá trình này không phải là không có nhiều khó khăn. Qua việc tìm hiểu về vấn đề việc làm cho người khuyết tật, em đã chú ý đến Hải Phòng. Đây là nơi có nhiều mô hình sản xuất kinh doanh của người khuyết tật, đặc biệt cách làm của Công ty cổ phần phát triển Việc làm và hỗ trợ người khuyết tật An Tuấn (xã An Hòa, huyện Vĩnh Bảo) là một mô hình tốt, có thể nhân rộng để giúp nhiều người khuyết tật có công ăn việc làm ổn định. Vì còn là sinh viên, kiến thức, kinh nghiệm thực tế và cách nhìn nhận vấn đề còn hạn chế nên trong khuôn khổ bài chuyên đề này, em không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô cho chuyên đề của em được đầy đủ hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Vân – giảng viên trực tiếp giảng dạy chuyên đề “Người khuyết tật”, sự hướng dẫn của các anh chị khóa trên và sự đóng góp ý kiến của các bạn; cảm ơn các thầy cô trên Trung tâm thông tin – Thư viện của trường, sự giúp đỡ của Trung tâm Sống độc lập và anh Phạm Văn Tuấn giám đốc Công ty cổ phần phát triển Việc làm và hỗ trợ người khuyết tật An Tuấn đã giúp em hoàn thành bài tiểu luận này. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện: ĐỖ THỊ MINH 2 Sinh viên: Đỗ Thị Minh Lớp: D4CT2 Chuyên đề: Người khuyết tật GVHD: Nguyễn Thị Vân I- CƠ SỞ LÝ LUẬN. 1. Lý luận cơ bản về người khuyết tật 1.1 Khái niệm người khuyết tật, tàn tật “ Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng khác nhau (không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật) làm suy giảm khả năng họat động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn.” (Theo Pháp lệnh về người tàn tật 06/1998/PL – UBNQH10 ngày 30/7/1998 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 10). - Người tàn tật nặng là người tàn tật, không còn khả năng lao động; trong sinh hoạt, nhiều hoạt động họ không phục vụ được bản thân. 1.2 Những nguyên nhân chính gây ra tàn tật và các dạng khuyết tật. a, Những nguyên nhân: - Hậu quả chiến tranh: Việt Nam trải qua nhiều cuộc chiến tranh kéo dài đã đem đến hậu quả về nhiều mặt trong đó số người bị thương tật do sự tàn phá của bom đạn và cả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh chiếm tỷ lệ cao. - Do môi trường sống: như tình trạng đường giao thông chật hẹp, phương tiện giao thông nhiều, thiếu an toàn, ý thức của người tham gia giao thông; tình trạng ô nhiễm môi trường đưa đến tai nạn giao thông, tai nạn rủi ro, thiên tai, bệnh tật… - Tai nạn lao động: môi trường lao động thiếu an toàn, ý thức chấp hành pháp luật về an toàn lao động và ý thức bảo hộ lao động của người lao động chưa cao; hậu quả của những tai nạn lao động đã để lại những di căn trên cơ thể. - Do bẩm sinh, chấn thương khi sinh, ngộ độc khi thai nghén. b, Các dạng khuyết tật: - Khuyết tật cơ quan vận động - Khiếm thị ( mù) - Khiếm thính (câm điếc) 3 Sinh viên: Đỗ Thị Minh Lớp: D4CT2 Chuyên đề: Người khuyết tật GVHD: Nguyễn Thị Vân - Tâm thần 2. Hòa nhập cộng đồng cho người khuyết tật Hòa nhập cộng đồng cho người khuyết tật: là một hệ thống những cơ chế, biện pháp, chính sách của Nhà nước và cộng đồng nhằm trợ giúp người khuyết tật sống, học tập và làm việc trong những điều kiện đặc thù để họ có cơ họi tốt nhất phát huy khả năng và tạo lập mối quan hệ bình đẳng với cộng đồng. Để người khuyết tật hòa nhập cộng đồng thì cùng với việc thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, rất cần sự nhận thức đúng đắn của xã hội, gia đình và ngay cả bản thân người khuyết tật. Thực tiễn hiện nay cho thấy mặc dù Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách đối với người khuyết tật nhưng vẫn còn nhiều rào cản trong việc khuyến khích người khuyết tật hòa nhập cộng đồng. 3 Những khó khăn và ảnh hưởng của khuyết tật đối với việc tiếp cận việc làm ở người khuyết tật. Theo những kết quả nghiên cứu gần đây của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội thì người khuyết tật gặp khó khăn hơn trong tiếp cận cơ hội việc làm bởi vì: - Học vấn - trình độ chuyên môn thấp: 41% NKT từ 6 tuổi trở lên không biết chữ; 19,5% học hết cấp một; và 2,75% có trình độ trung học chuyên nghiệp hay chứng chỉ học nghề và ít hơn 0,1% có bằng ĐH hoặc CĐ (theo Bộ LĐTBXH, 2005) - Có tay nghề chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. - Không đáp ứng sự thay đổi của thị trường lao động. - Bị từ chối vì chủ sử dụng lao động không tin vào khả năng của NKT: khoảng 58% NKT tham gia làm việc, 30% chưa có việc làm và mong muốn có việc làm ổn định - Không tiếp cận được các cơ hội tự tạo việc làm (thiếu thông tin về vốn, thủ tục, kỹ năng )  Họ cần được học văn hóa, học nghề phù hợp với dạng tật. Các công việc thủ 4 Sinh viên: Đỗ Thị Minh Lớp: D4CT2 Chuyên đề: Người khuyết tật GVHD: Nguyễn Thị Vân công đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn có thể phù hợp với họ. Việc làm vừa đem lại cho họ niềm vui trong lao động, vừa giúp họ có thu nhập, điều này giúp họ giảm bớt tâm lý bị bỏ đi. Dạy nghề đối với người khuyết tật sẽ làm tăng cơ hội có việc làm cho họ, nâng cao được trình độ nghề nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi để họ hòa nhập cộng đồng I – THỰC TRẠNG CHUNG VỀ VẤN ĐỀ DẠY NGHỀ, TẠO VIỆC LÀM CHO NKT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY. 1 Vấn đề việc làm của người khuyết tật ở nước ta hiện nay. Theo thống kê của Văn phòng điều phối người khuyết tật Việt Nam (NCCD), hiện nay cả nước có khoảng 5,3 triệu người tàn tật, chiếm 6.3% dân số, tăng 0.29% trong vòng 6 năm qua. Trong đó NKT đang ở độ tuổi lao động chiếm trên 69%, đa số sống cùng gia đình và có mức sống nghèo khổ. Trong số hơn 5.3 triệu người khuyết tật trên phạm vi cả nước, chỉ có 30% có việc làm phù hợp, thu nhập tương đối ổn định. Con số này đồng nghĩa với việc vẫn còn tới 70% NKT đang phải sống dựa vào gia đình, đa số không phải vì lười lao động mà nhiều khi không có cơ hội để được làm việc. Có trên 50% NKT đang tham gia vào các hoạt động với những việc làm khác nhau nhưng thực chất chỉ có 30% trong số này có việc làm phù hợp, tạo thu nhập tương đối ổn định cho bản thân và gia đình. Do vậy, vấn đề tạo việc làm, điều kiện cho NKT vượt qua khó khăn là những hoạt động có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là trách nhiệm chung của xã hội. Theo số liệu thống kê cho thấy, đa số NKT ở nước ta sống ở nông thôn (chiếm 87.3%), với các điều kiện về cơ sở hạ tầng, điều kiện sống, phương tiện sinh hoạt chuyên dùng còn rất nhiều thiếu thốn. Trình độ văn hóa của NKT rất thấp, gần 36% không biết chữ, chỉ có 20.7% có trình độ tiểu học và 24.5% người có trình độ THCS. Phần lớn những NKT không thể sống tự lập, họ phải sống dựa vào gia đình. Một số NKT tuy có việc làm nhưng công việc thường không ổn định và thu nhập cũng thấp. Như vậy vấn đề việc làm và tạo việc làm cho NKT đang là vấn đề cấp thiết, đòi hỏi sự quan tâm thích đáng của Nhà nước và của mỗi người dân. Hiện nay, đa số NKT thường làm các nghề thủ công truyền thống như đan lát, mây tre, bện thừng, làm chổi, dệt đay…Tại nhiều làng nghề truyền thống, họ thực hiện nhiều công việc không đòi hỏi nhiều sức lực và vận động. Ở nhiều nơi khác, 5 Sinh viên: Đỗ Thị Minh Lớp: D4CT2 Chuyên đề: Người khuyết tật GVHD: Nguyễn Thị Vân NKT còn làm việc theo tổ, nhóm trong các hợp tác xã. Ngoài ra, cũng có nhiều người làm việc tại nhà. Hợp tác xã giao nguyên liệu và thu nhận sản phẩm. Việc làm của NKT ở nông thôn đã góp phần nhất định vào thu nhập của gia đình và tạo cho họ một cuộc sống độc lập, tạo vị thế bình đẳng và hòa nhập nhất định. Trên cả nước hiện có hơn 400 cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ của NKT, quy mô khác nhau, có doanh nghiệp hơn 350 công nhân như Cty Chân – Thiện – Mỹ (trụ sở tại Hải Dương và Bắc Ninh), song cũng có doanh nghiệp chỉ vỏn vẹn 5 – 6 người lao động. Trong nền kinh tế thị trường, nếu không được đào tạo thì NKT không thể tìm được việc làm phù hợp để có thu nhập ổn định, dẫn tới không thể có cơ hội bình đẳng thực sự và hòa nhập cộng đồng. Chính vì vậy, năm 2005, lần đầu tiên Nhà nước đã cấp 11.5 tỷ đồng từ Ngân sách vào lĩnh vực dạy nghề ngắn hạn (6 – 11 tháng) dành cho NKT. Năm 2006 nâng lên 20 tỷ đồng và năm 2007 cũng khoảng 20 tỷ đồng. Theo quy định, mỗi NKT học nghề ngắn hạn được hỗ trợ 540.000 đồng/tháng (gồm 300.000 đồng học nghề và 240.000 đồng hỗ trợ chi phí đi lại, ăn ở). Tuy nhiên, số tiền ngân sách cấp chưa đủ để đáp ứng nhu cầu đào tạo – việc làm của tất cả những người khuyết tật. Ước tính mới có 3% NKT thuộc diện “may mắn”, 97% còn lại vẫn đang tiếp tục chờ đợi, hi vọng. 2. Các chính sách của Nhà nước về việc làm và dạy nghề cho NKT. Hệ thống chính sách về việc làm và dạy nghề cho NKT của nước ta khá hoàn chỉnh: Đó là những quy định cho NKT vay vốn tạo việc làm; quy định về việc các doanh nghiệp phải nhận NKT vào làm việc, nếu không phải nộp một khoản tiền vào Quỹ việc làm để giải quyết việc làm cho NKT; Quy định về chế độ ưu đãi đối với cơ sở dạy nghề là NKT; Quy định trong giai đoạn 2006 – 2010 có 80.000 NKT được dạy nghề và có việc lam v.v. Cụ thể là: Bộ luật Lao động và Nghị định 81/CP, Nghị định 116/2004 quy định, tất cả các DN phải nhận từ 2- 3% số lao động là NKT (2% với các DN điện năng, luyện kim, hóa chất, dầu khí ; 3% đối với các DN còn lại). Nếu không, DN phải đóng vào Quỹ việc làm cho NKT (mức lương tối thiểu nhân với số người lao động tàn tật phải nhận). Nhưng thực tế chỉ có 2,5% NKT được DN thu nhận là có nghề nghiệp chuyên môn, 4% có công việc ổn định. Chỉ có 9,3% DN thực hiện nghĩa vụ tuyển dụng NKT. 6 Sinh viên: Đỗ Thị Minh Lớp: D4CT2 Chuyên đề: Người khuyết tật GVHD: Nguyễn Thị Vân Nhà nước khuyến khích thành lập các doanh nghiệp và đơn vị sản xuất đặc biệt dành cho NKT. Các doanh nghiệp tuyển ít nhất 51% NKT trong tổng số công nhân của mình có thể đăng ký như một doanh nghiệp dành cho NKT, được hưởng những chính sách miễn giảm thuế và các chính sách ưu đãi như được tiếp cận thuê đất và vay vốn. Ngày 24/10 năm 2006 Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã thay mặt Thủ tướng Chính phủ ký quyết định 239/2006/QĐ - TTg phê duyệt đề án trợ giúp NKT giai đoạn 2006 - 2010. Mục tiêu của đề án là từng bước tạo điều kiện cho NKT tham gia đầy đủ và bình đẳng vào các hoạt động của xã hội; cải thiện chất lượng cuộc sống của NKT; xây dựng một xã hội không rào cản và vì quyền của NKT. Trong đó: ● Chỉ tiêu cần đạt tới vào cuối năm 2010 về việc dạy nghề và tạo việc làm cho NKT là 80.000 NKT được hỗ trợ học nghề và tạo việc làm phù hợp. ● Các hoạt động chính của Đề án bao gồm: Nâng cao nhận thức về vấn đề khuyết tật; Hỗ trợ thành lập các tổ chức tự lực và hội phụ huynh và gia đình NKT; Phát hiện và can thiệp sớm, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; Trợ giúp học văn hóa, trợ giúp dạy nghề, tạo việc làm v.v Chính sách việc làm đối với NKT được nhìn nhận toàn diện từ ba góc độ: Việc làm phù hợp; sự hỗ trợ của Nhà nước đối với DN sử dụng LĐKT; và trách nhiệm, nghĩa vụ của các tổ chức, DN đối với NKT. Tuy nhiên, chính sách thì rất ưu việt, nhưng thực tế thì lại chưa được như mong muốn. Chỉ có khoảng 3% NKT được học nghề và 3.4% NKT có việc làm. 8/64 tỉnh có Quỹ việc làm dành cho NKT Nguyên nhân bao trùm của tình trạng trên là do đất nước ta còn nghèo, nền kinh tế đang đi những bước đầu của cơ chế thị trường. Nguyên nhân cụ thể là do hệ thống chính sách chưa thật sát thực tế, công tác tuyên truyền về các chủ trương chính. III – MÔ HÌNH DẠY NGHỀ, TẠO VIỆC LÀM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM VÀ HỖ TRỢ NKT AN TUẤN. ● Hải Phòng có 15 quận, huyện, với gần 1,8 triệu người, trong đó có 7 Sinh viên: Đỗ Thị Minh Lớp: D4CT2 Chuyên đề: Người khuyết tật GVHD: Nguyễn Thị Vân 34.380 người tàn tật, chiếm khoảng 1,9%. Nhìn chung, người tàn tật gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống và sinh hoạt, do trình độ học vấn thấp (chỉ 32% có trình độ cấp 2 trở lên, còn lại là không biết chữ: 32,7% và cấp 1: 35,2%), 94% không có trình độ chuyên môn, 68% không có khả năng lao động, số người có việc làm chỉ chiếm 21%, số có bệnh tật chiếm 66%. Những người tàn tật là thương bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam do được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước nên đỡ phần nào nhưng hầu như người tàn tật là những người nghèo nhất, khó khăn nhất trong thành phố. Trong những năm qua, Hải Phòng đã nghiêm túc thực hiện Pháp lệnh về Người tàn tật và đã xác định việc chăm lo, trợ giúp người tàn tật là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Hàng năm, trên cơ sở điều tra rà soát, phân loại các đối tượng người tàn tật, địa phương đã chỉ đạo các ngành, các cấp, đặc biệt quán triệt, hướng dẫn đội ngũ cán bộ làm công tác thương binh xã hội ở cơ sở thực hiện các chương trình, chế độ chính sách, chăm lo cho người tàn tật, cả về đời sống vật chất và tinh thần. Để giúp người tàn tật có cơ hội tìm và tự tạo việc làm, các quận, huyện, các tổ chức xã hội, trường dạy nghề cho người tàn tật, Hội Liên hiệp Phụ nữ đã tổ chức nhiều lớp dạy nghề miễn phí, đào tạo nghề vừa học vừa làm cho 2.684 người tàn tật. Thông qua chương trình vay vốn giải quyết việc làm, trong 5 năm qua đã có 5.065 người được tạo việc làm, trong đó có 2.050 lượt người được hỗ trợ vay tổng số vốn quay vòng là 3.862.600.000đ. Tỉnh đã hình thành 70 cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật, thu hút gần 2.000 người vào làm việc. Trong số đó, mô hình sản xuất kinh doanh của người khuyết tật như Công ty cổ phần phát triển Việc làm và Hỗ trợ người khuyết tật An Tuấn là một mô hình tiêu biểu cần được nhân rộng. 1. Giới thiệu chung về sự hình thành của Công ty Cổ phần phát triển việc 8 Sinh viên: Đỗ Thị Minh Lớp: D4CT2 Chuyên đề: Người khuyết tật GVHD: Nguyễn Thị Vân làm và hỗ trợ người khuyết tật An Tuấn. Anh Phạm Văn Tuấn Phạm Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Cổ phần phát triển việc làm và hỗ trợ người khuyết tật An Tuấn là 1 trong 3 người khuyết tật tiêu biểu của Tp.Hải Phòng tham dự Hội nghị biểu dương người tàn tật tiêu biểu toàn quốc diễn ra ngày 17, 18/4 tại Hà Nội. Anh Tuấn sinh năm 1980, khi còn là học sinh trường trung học, cậu học trò giỏi Phạm Văn Tuấn bất ngờ gặp tai nạn (1996), anh phải cưa bỏ 1/3 chân trái. Là con một trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn (bố là thương binh hạng 3/4, mẹ làm ruộng) nên sau khi gặp tai nạn, tưởng chừng như sự bi quan đã quật ngã chàng trai mới lớn, nhưng Tuấn đã vượt qua và lấy lại niềm tin vào cuộc sống.Sau khi học xong cấp 3, anh tự liên hệ với tỉnh Hà Tây và xin vào học hệ trung cấp điện tử tại Trường dạy nghề cho người khuyết tật Trung ương 1 (Sơn Tây). Sau khi ra trường năm 2003, Tuấn đã trở về và mở cửa hàng điện tử. Đã có thời gian cửa hàng điện tử của anh Tuấn nổi tiếng là nơi có uy tín, vừa rẻ, vừa đảm bảo chất lượng. Người dân tìm đến sửa chữa ngày một đông, tạo cho anh Tuấn nguồn thu nhập khá cao và ổn định. Vốn là người có nhiều suy tư, trăn trở và có óc tổ chức, anh Tuấn đã vận động những người cùng cảnh ngộ trong huyện thành lập CLB thanh niên khuyết tật và được tín nhiệm bầu làm Chủ nhiệm khóa 2003 – 2005. Cuối năm 2005, với mong muốn tạo thêm công ăn việc làm cho những người khuyết tật khác, anh quyết định giải tán cửa hàng sửa chữa điện tử đang đông khách để mở cơ sở may. Cơ sở may của anh Tuấn đi vào hoạt động trên khu đất rộng 200m2 ( tại khu vực cầu Nghìn, xã An Hòa, huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Phòng) với cái tên Trung tâm phát triển việc làm và hỗ trợ người khuyết tật An Tuấn bằng số vốn hơn 200 triệu đồng vay mượn được, với hơn 30 người khuyết tật làm việc. 2. Quá trình thành lập và phát triển Sau khi chạy vạy vay mượn được hơn 200 triệu đồng, anh Tuấn đi tìm mua 9 Sinh viên: Đỗ Thị Minh Lớp: D4CT2 Chuyên đề: Người khuyết tật GVHD: Nguyễn Thị Vân máy may, rồi liên hệ với các hiệu may quanh vùng gia công lại. Nhưng theo như anh Tuấn kể: khó nhất vẫn là việc vận động và dạy nghề cho NKT đến làm việc. Hơn một tháng liền, anh Tuấn đến Hội bảo trợ NKT của huyện Vĩnh Bảo xin địa chỉ của NKT sau đó đến từng nhà để vận động họ tham gia làm việc tại cơ sở may của mình. Tuyển được người, anh Tuấn lại thuê thầy về hướng dẫn từng đường kim, mũi chỉ, cách cắt may Trong số đó, không ít thầy hướng dẫn được vài buổi lại bỏ vì lý do không "giao tiếp" được với học trò. Ban đầu cơ sở may của anh Tuấn đi vào hoạt động với cái tên " Trung tâm phát triển việc làm và hỗ trợ NKT An Tuấn" với hơn 30 người làm việc. Những ngày đầu thành lập, ngày nào anh Tuấn cũng đạp xe đi khắp các xí nghiệp may, hiệu may trong vùng để liên hệ nhận hàng về làm. Người làm đông, nguồn hàng tìm được không đủ, anh Tuấn lại tìm đến các trường học để nhận may đồng phục cho học sinh Đến nay,Công ty của anh Tuấn không chỉ cung cấp cho 31 trường THCS ở Vĩnh Bảo mà đang tìm hướng vươn sang thị trường Thái Bình nữa, đây là thị trường khá tiềm năng. Năm 2006, gần 30.000 bộ quần áo đồng phục học sinh đã được "ra lò'' từ cơ sở may An Tuấn. "Khách hàng tìm đến cơ sở không phải vì đây là một cơ sở nhân đạo" - anh Tuấn tự hào nói. Bản thân anh Tuấn cũng là người khuyết tật nên anh đặc biệt thông cảm và thường chia sẻ tâm tư tình cảm với những con người này, nhất là những người khuyết tật nặng, có hoàn cảnh gia đình éo le, kinh tế khó khăn. Phải nói rằng, đây là điểm đặc biệt và nổi bật của mô hình người khuyết tật tự mở cơ sở sản xuất, dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật. Chính vì thế, mô hình này có những ưu điểm hơn hẳn các mô hình khác. Anh Tuấn cũng chia sẻ "Người bình thường mất khoảng 2 tháng thì có thể làm được việc, nhưng NKT phải mất gấp 3 lần như thế. Không những vậy, thầy cô giáo bắt buộc phải có lòng vị tha và tính kiên nhẫn cao độ mới mong có được kết quả như ý. tuy nhiên "ông trời" lại phú cho họ một số cá tính rất phù hợp với nghề may như chăm chỉ, khéo tay và muốn thể hiện năng lực của mình”. Song song với việc sản xuất kinh doanh, An Tuấn còn mở thêm được 2 khóa 10 Sinh viên: Đỗ Thị Minh Lớp: D4CT2 [...]... như: chủ doanh nghiệp cũng là người khuyết tật nên có thể hiểu và thông cảm cho những đặc điểm hạn chế của người khuyết tật cùng cảnh Người lao động 11 Sinh viên: Đỗ Thị Minh Lớp: D4CT2 Chuyên đề: Người khuyết tật GVHD: Nguyễn Thị Vân khuyết tật cũng không còn tự ti vào bản thân mình nữa mà sẽ biết cố gắng vươn lên Vì thế, hi vọng rằng những cơ sở kinh doanh của người khuyết tật như Công ty Cổ phần phát... khích người khuyết tật tham gia các khóa đào tạo nhân viên phục hồi chức năng lao động và tạo điều kiện để họ trở thành nhân viên làm việc trong chính lĩnh vực này 14 Sinh viên: Đỗ Thị Minh Lớp: D4CT2 Chuyên đề: Người khuyết tật GVHD: Nguyễn Thị Vân KẾT LUẬN Khuyết tật không phải chỉ là do số phận mà còn là hệ quả của các quyết định, các tình huống mà theo đó người khuyết tật cũng như những người khác... của người khuyết tật có thể vượt ra khỏi những rào cản về quan điểm xã hội, những hạn chế về cơ hội, và đóng một vai trò quan trọng trong việc thay đổi nhận thức của xã hội về người khuyết tật mạng lưới những người khuyết tật hay các cơ sở kinh doanh như thế này tạo điều kiện cho người khuyết tật hòa nhập công đồng Tuy nhiên, việc xóa bỏ các rào cản về mặt quan điểm và thể chế để người khuyết tật hòa... nội dung đề tài để bài tiểu luận của em được đầy đủ hơn Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! 16 Sinh viên: Đỗ Thị Minh Lớp: D4CT2 Chuyên đề: Người khuyết tật GVHD: Nguyễn Thị Vân TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình cứu trợ xã hội - Nxb Lao động xã hội - Hà nội 2005 2 "Công ước Quốc tế về quyền của người khuyết tật" (2008) - Văn phòng điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật Việt Nam (NCCD) 3 "Đề án hỗ... Disability): http://www.pwd.vn 7 Website Kênh thông tin của người khuyết tật: http://www.nghilucsong.net 8 Website Chương trình khuyết tật và phát triển (DRD): www.drdvietnam.com 9 Diễn đàn Người khuyết tật: http://www.vndisability.net 10 Diễn đàn Trái tim hồng: http://www.18thang4.com 17 Sinh viên: Đỗ Thị Minh Lớp: D4CT2 Chuyên đề: Người khuyết tật GVHD: Nguyễn Thị Vân 18 Sinh viên: Đỗ Thị Minh Lớp: D4CT2... nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của người khuyết tật, trong đó có các yếu tố chính như cách nhìn nhận của xã hội đối với người khuyết tật và việc làm, sự tự ti của người khuyết tật vào chính bản thân mình đồng thời còn có cả những chính sách, môi trường làm việc v.v.v Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rằng mô hình các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp của người khuyết tật có thể hạn chế rất nhiều những ảnh... khuyết tật hòa nhập cộng đồng là một vấn đề chung của toàn xã hội, chứ không chỉ phụ thuộc vào bản thân người khuyết tật Trên đây là những nhận định của em sau khi nghiên cứu vấn đề dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật, cũng như tham khảo mô hình củ a Công ty Cổ phần Phát triển việc làm và hỗ trợ người khuyết tật An Tuấn Do kiến thức và cách đánh giá vấn đề của sinh viên còn hạn chế, nên kính... trợ thích đáng cho việc thành lập dưới nhiều hình thức khác 12 Sinh viên: Đỗ Thị Minh Lớp: D4CT2 Chuyên đề: Người khuyết tật GVHD: Nguyễn Thị Vân nhau các cơ sở việc làm bảo trợ giành cho người khuyết tật, cho các dịch vụ đào tạo nghề, định hướng nghề nghiệp, tạo việc làm và sắp xếp việc làm cho người khuyết tật - Cần loại bỏ theo một lộ trình cần thiết các rào cản của môi trường vật thể, các rào cản... (NCCD) 3 "Đề án hỗ trợ người tàn tật giai đoạn 2006 - 2010" (2006) - Thủ tướng Chính phủ 4 "Công ước (số 159) và Khuyến nghị (số 168) về phục hồi chức năng Lao động và Việc làm ( Người khuyết tật) ", (2009) - Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) 5 "Cẩm nang thông tin các dịch vụ cho người khuyết tật Việt Nam" (2006) – Hội chữ thập đỏ Tây Ban Nha, Cộng đồng Châu Âu 6 Website của Người khuyết tật Việt Nam (Viet.. .Chuyên đề: Người khuyết tật GVHD: Nguyễn Thị Vân dạy nghề may mặc và mây tre đan cho những đối tượng là con em chính sách, người tàn tật và trẻ em mồ côi Học viên sau khi ra trường đều đạt tay nghề khá, giỏi và được tiếp nhận vào làm việc tại những cơ sở sản xuất tại địa phương Xưởng may Đến cuối năm 2005, khi tình hình hoạt động của cơ sở may và Câu lạc bộ người khuyết tật khá hiệu quả, . Thị Vân I- CƠ SỞ LÝ LUẬN. 1. Lý luận cơ bản về người khuyết tật 1.1 Khái niệm người khuyết tật, tàn tật “ Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng. các cơ sở sản xuất của người khuyết tật. Nhiều cơ sở sản xuất của người khuyết tật được hình thành và nhiều doanh nghiệp mở rộng số lượng người lao động là người khuyết tật. Tuy nhiên, quá trình. gần 1,8 triệu người, trong đó có 7 Sinh viên: Đỗ Thị Minh Lớp: D4CT2 Chuyên đề: Người khuyết tật GVHD: Nguyễn Thị Vân 34.380 người tàn tật, chiếm khoảng 1,9%. Nhìn chung, người tàn tật gặp rất

Ngày đăng: 12/05/2015, 14:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan