Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân trầm cảm bằng liệu pháp kích hoạt hành vi tại bệnh viện tâm thần thành phố đà nẵng

150 560 0
Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân trầm cảm bằng liệu pháp kích hoạt hành vi tại bệnh viện tâm thần thành phố đà nẵng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rối loạn trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến ở Việt nam cũng như trên thế giới, nó ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống của người bệnh, ở mức độ nặng bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng đến tính mạng do nguy cơ tự sát cao. Trong các cơn điển hình, có biểu hiện ức chế toàn bộ hoạt động tâm thần. Bệnh nhân có khí sắc buồn rầu ủ rũ, giảm mọi quan tâm thích thú, cảm thấy tương lai ảm đạm, tư duy chậm chạp, liên tưởng khó khăn, tự cho mình là hèn kém, giảm sút lòng tự tin, thường hoang tưởng bị tội, đưa đến bệnh nhân có ý tưởng tự sát và ý nghĩ về cái chết xảy ra trên 2/3 số bệnh nhân này, đây là nguyên nhân dẫn đầu của tự sát [48], 10-15% toan tự sát [4], năm 2006 ở châu Âu có ít nhất 59.000 bệnh nhân tự sát thành công [79] và nguy cơ này hiện diện trong suốt quá trình bệnh lý [18]. Theo nghiên cứu của chương trình sức khỏe tâm thần do quỹ cựu chiến binh Mỹ tại Việt nam (VVAF) đã đánh giá thấy tỉ lệ trầm cảm và lo âu là những vấn đề thường gặp nhất, ở thành phố Đà Nẵng có tỉ lệ 18,3% người lớn mắc bệnh và hầu hết các rối loạn trầm cảm đều trị liệu bằng liệu pháp hóa dược [19]. Nhưng như chúng ta đã biết thuốc chống trầm cảm có rất nhiều tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, mệt ngực, run tay, táo bón…một số thuốc khi dùng ở giai đoạn đầu có khi làm tăng nguy cơ tự sát ở bệnh nhân. Trong khi đó một số nghiên cứu chỉ ra rằng, khi kết hợp thuốc chống trầm cảm và liệu pháp hành vi nhận thức trong điều trị trầm cảm thì cho kết quả tốt trên 71%, nếu điều trị liệu pháp hành vi nhận thức đơn độc chỉ đạt tỉ lệ 43%, và thuốc chống trầm cảm đơn độc thì đạt 61% [64]. Liệu pháp kích hoạt hành vi là liệu pháp đơn giản, có lợi về thời gian, và tiết kiệm chi phí [63]. Đây là liệu pháp đang được sử dụng rộng rãi ở Mỹ, liệu pháp này là một phần của liệu pháp hành vi nhận thức, dựa trên lý thuyết hành vi cơ bản và những chứng cớ hiện tại để cấu thành hành vi có thể kích hoạt cơ chế của sự thay đổi liệu pháp hành vi nhận thức trong lâm sàng trầm cảm [66]. 2 Từ đó chúng tôi thấy rằng ở Việt nam chúng ta cần phải áp dụng liệu pháp kích hoạt hành vi này kết hợp với thuốc cho bệnh nhân để khắc phục một số nhược điểm trên. Thành phố Đà Nẵng với sự hỗ trợ chính của tổ chức quỹ cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam, trong chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng từ năm 2009 đến năm 2011. Chúng tôi đã áp dụng liệu pháp kích hoạt hành vi kết hợp với thuốc chống trầm để điều trị cho bệnh nhân trầm cảm tại 5 xã/phường trong thành phố. Đồng hành với việc nghiên cứu tại cộng đồng, chúng tôi tiến hành tại bệnh viện với việc áp dụng liệu pháp kích hoạt hành vi cho tất cả bệnh nhân trầm cảm khi được khám tại phòng khám với đề tài: “Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân trầm cảm bằng liệu pháp kích hoạt hành vi tại Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng” Tại Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu về đề tài này. Các mục tiêu của đề tài nghiên cứu: 1- Khảo sát các đặc điểm lâm sàng trên bệnh nhân rối loạn trầm cảm điều trị tại bệnh viện tâm thần thành phố Đà Nẵng. 2- Đánh giá kết quả điều trị kết hợp bằng liệu pháp kích hoạt hành vi trên bệnh nhân trầm cảm so với điều trị bằng thuốc chống trầm cảm. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. KHÁI NIỆM, LỊCH SỬ, DỊCH TỄ HỌC VÀ BỆNH NGUYÊN CỦA RỐI LOẠN TRẦM CẢM 1.1.1. Khái niệm chung Rối loạn khí sắc thể hiện từ buồn bã quá mức gọi là trầm cảm hay vui sướng quá mức gọi là hưng cảm. Trầm cảm và hưng cảm là hai hội chứng của rối loạn khí sắc. Rối loạn khí sắc là trạng thái bệnh lý biểu hiện bằng rối loạn trầm cảm đơn thuần hoặc xen kẽ với những rối loạn hưng cảm hoặc rối loạn khí sắc chu kỳ ở cường độ cao, trong thời gian dài hoặc có những rối loạn hành vi, tác phong rõ rệt, những hoạt động này làm người bệnh mất khả năng hoạt động, thích ứng với xã hội và xung quanh. Thuật ngữ rối loạn cảm xúc thường được dùng chỉ rối loạn khí sắc thì chưa đúng bởi vì: + Cảm xúc chỉ là một biểu hiện nhất thời và ngắn ngủi của tình cảm như vui, buồn, giận dữ,… + Ngược lại khí sắc là tâm trạng, là tính khí biểu hiện một trạng thái tình cảm lâu dài, cường độ mạnh và bền vững hơn. Về lâm sàng, người ta quan tâm tới những rối loạn trầm cảm nhiều hơn, vì các rối loạn này bệnh sinh phức tạp hơn và điều trị khó hơn so với rối loạn hưng cảm. Giai đoạn trầm cảm là một giai đoạn rối loạn khí sắc kéo dài ít nhất 2 tuần lễ hoặc hơn [20], bệnh nhân có các triệu chứng cảm thấy buồn bã, cô đơn, dể cáu kỉnh, tồi tệ, vô vọng, lo âu và bối rối những triệu chứng đó có lẽ đi cùng với các triệu chứng của cơ thể [72]. Những triệu chứng cơ thể thì phổ biến trong trầm cảm nặng có lẽ dẫn đầu đó là các triệu chứng đau nhức mãn tính và điều trị rất phức tạp [76]. 4 Trầm cảm nặng là một rối loạn khí sắc được đặc trưng bởi sự thiếu hụt cảm xúc, nản chí, giảm sút hoạt động, bi quan, mất hứng thú và buồn bã [40]. Phân loại các rối loạn trầm cảm căn cứ vào các yếu tố sau: + Không nhất thiết phải có hội chứng hưng cảm xen kẽ. + Phụ thuộc vào cường độ và mức độ phức tạp của hội chứng rối loạn trầm cảm. + Khoảng thời gian của các cơn trầm cảm. + Rất hay tái phát. + Phải lưu ý các yếu tố thuận lợi. Như vậy, các rối loạn trầm cảm được coi là bệnh lý độc lập và trong các rối loạn trầm cảm không nhất thiết phải có cơn hưng cảm. Rối loạn trầm cảm được phân loại bằng các mức độ tái phát và thời gian của các cơn như: + Rối loạn trầm cảm là chủ yếu, có một cơn duy nhất, hoặc một cơn tái phát. + Loạn khí sắc. + Rối loạn trầm cảm không biệt định. + Rối loạn cảm xúc lưỡng cực thì bắt buộc phải có cơn hưng cảm xen kẽ với các cơn trầm cảm, đây là điểm cơ bản khác nhau giữa rối loạn trầm cảm và rối loạn khí sắc lưỡng cực. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực được chia thành: - Rối loạn cảm xúc lưỡng cực 1: Có hội chứng hưng cảm điển hình xen kẽ với trầm cảm chu yếu. - Rối loạn cảm xúc lưỡng cực 2: Có hội chứng hưng cảm nhẹ, xen kẽ với trầm cảm chủ yếu (trầm cảm nặng chiếm chủ yếu trong lâm sàng) Khí sắc chu kỳ và loạn khí sắc trong ICD-10 còn gọi là rối loạn cảm xúc bền vững nhưng cường độ thấp, các rối loạn này ít ảnh hưởng đến năng lực hoạt động xã hội của cá nhân. 1.1.2. Lịch sử bệnh trầm cảm 5 Trầm cảm hay trầm uất là thuộc ngữ được Hyppocrate dùng trong học thuyết thể dịch của ông. Đến thế kỷ thứ XVIII, Pinel mô tả trầm uất là một trong 4 loại loạn thần. Sau đó Esquirol tách ra từ các bệnh loạn thần bộ phận trầm cảm mà ông gọi là lypemanie (cơn buồn rầu) và đi sâu nghiên cứu các yếu tố bệnh căn, bác bỏ thuyết thể dịch. Thế kỷ XIX người ta đã mô tả lâm sàng rõ ràng hơn trong các bệnh: Loạn thần có hai thể (Baillarger, 1854), loạn thần tuần hoàn (Falret J.P, 1854) và loạn thần hưng trầm cảm (Kraepelin, 1899).Kraepelin cũng đã tách ra bệnh trầm cảm thoái triển thành một bệnh riêng. Các tác giả cổ điển muốn nhấn mạnh các yếu tố nội sinh, thể tạng, di truyền, sinh học…Song nhiều trạng thái trầm cảm còn phát sinh do các yếu tố ngoại sinh (thực tổn hay tâm lý). 1.1.3. Vài nét về dịch tễ học lâm sàng Rối loạn trầm cảm là rối loạn phổ biến và mãn tính, điều trị hiệu quả thì khó và đắt đỏ, giá cả vượt trội hơn một số bệnh mãn tính khác như đái tháo đường hay tăng huyết áp [35], hơn một nửa số bệnh nhân trải qua điều trị lần thứ nhất thì cũng trải qua lần thứ hai [67], điều này sẽ làm cho bệnh nhân mất việc làm, cản trở quan hệ cá nhân, lạm dụng thuốc, tình trạng sức khỏe trở nên tồi tệ [23], và ước lượng trầm cảm là nguyên nhân dẫn đầu mất khả năng hoạt động được tính toán bởi YLDs chiếm tỉ lệ 12% của tất cả căn nguyên gây mất khả năng lao động [69]. Theo Tổ chức y tế thế giới tới năm 2020 trầm cảm chỉ đứng sau các bệnh tim mạch về gánh nặng bệnh tật và nguyên nhân gây tử vong [16]. Rối loạn trầm cảm ảnh hưởng tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người già [62], Ở Pháp 10% dân số có nguy cơ mắc bệnh này, tỉ lệ mắc bệnh chung ở một thời điểm nhất định là 2- 3% số dân [12], ở Anh hơn 2.9 triệu người được chẩn đoán trầm cảm ở một thời điểm nào đó [42] và ở Mỹ tỉ lệ mắc bệnh chung ở giới nữ là 5-9%, nam giới là 2-3% [73], tỉ lệ trầm cảm tái phát sau 6 tháng là 27% [25], sau 1 năm là 50% [22], tần suất suốt đời của trầm cảm và lo âu khoảng 15-20% [19], ở các bệnh viện thực hành tỉ lệ còn cao hơn khoảng 10-12% [14]. 6 Nữ giới chiếm tỉ lệ cao (70%), phụ nữ thu nhập thấp có nguy cơ trầm cảm cao hơn các phụ nữ ở nhóm thu nhập khác [60], phụ nữ có thai có nguy cơ cao hơn phụ nữ bình thường [46], những bà mẹ mới sinh nguy cơ trầm cảm từ 13-16% [21], khoảng 80% phụ nữ sau sinh trải nghiệm sự buồn chán, nhưng chỉ có khoảng 10-15% có triệu chứng nghiêm trọng [59], trầm cảm sau sinh tỉ lệ dàn trải từ 5-25% phụ thuộc vào sự thay đổi định nghĩa và tính đa dạng của cộng đồng nghiên cứu [33], tỉ lệ cao ở các nước phát triển và từ 16-35% trong các nền văn hóa khác nhau [70], nhưng trong giai đoạn tiền mãn kinh nguy cơ trầm cảm gấp 14 lần so với tuổi trước 30 [6]. Phù hợp với mẫu nghiên cứu cộng đồng, ở nhóm sinh viên các trường Đại học Mỹ tỉ lệ trầm cảm khoảng từ 15-20% và gia tăng trong 2 thập kỷ trước [45]. Trẻ em và trẻ vị thành niên trong cộng đồng bị trầm cảm có tỉ lệ 2-6% [5], theo một báo cáo của trung tâm thông tin sức khỏe thanh thiếu niên quốc gia Mỹ hơn 25% thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi trầm cảm mức độ nhẹ [58], nguy cơ tự sát ở nhóm này cũng cao hơn so với cộng đồng chung [29]. Yếu tố thể tạng đóng vai trò quan trọng, thường hay gặp ở người có thể tạng mập mạp 67% và thường gặp ở người lớn tuổi từ 35- 60 [13], tuổi trung bình khoảng 40 tuổi [9], đặc biệt ở phụ nữ tuổi xuất hiện sớm hơn nam giới [11], tần suất trong cả cuộc đời khoảng 15% dân số [10], ở nam giới khoảng 15%, ở nữ giới là 24% [3]. Theo Dunlop (2003), tỉ lệ trầm cảm ở người da trắng và cộng đồng người Hispanic (Tây ban nha và Bồ Đào Nha) thì cao hơn người da đen [44]. Ở người già tỉ lệ trầm cảm và loạn khí sắc khoảng từ 5-10%. Khi so sánh với trầm cảm ở người trẻ ở những người già mắc bệnh trầm cảm thường tồn tại cùng lúc nhiều bệnh mãn tính [47] mặc dù tỉ lệ cao như vậy nhưng do phần lớn bênh nhân đánh giá không đúng mức tình trạng bệnh nên chỉ có khoảng 70% bệnh nhân tìm kiếm đến để điều trị [34], nhưng chỉ 10% được điều trị đầy đủ [39]. 7 Theo nghiên cứu của Polit, D;& Martinez (2001), chỉ ra rằng, những người phụ nữ có nguy cơ trầm cảm cao thì khả năng lạm dụng chất cao, còn những người phụ nữ có lạm dụng chất thì có nguy cơ trầm cảm cao [65]. Năm 1961, E. Moller cho rằng tỉ lệ rối loạn trầm cảm nói chung là 6-7% dân số và tỉ lệ trầm cảm điển hình chỉ là 1%. Greenfield (1997) đã xác định tỉ lệ trầm cảm là 10-13% và trong đó có 55% số bệnh nhân đã có một cơn trầm cảm trong vòng 12 tháng gần đây. Nghiên cứu của các tác giả khác cũng đã chỉ ra rằng: trầm cảm thường không được thừa nhận, chỉ có 9,2% tổng số bệnh nhân được chẩn đoán là rối loạn trầm cảm trong các khoa lâm sàng khác. Việc gia tăng tỉ lệ rối loạn trầm cảm được giải thích như sau: + Do tăng tuổi thọ. + Do quá trình đô thị hóa nhanh làm người ta không thích ứng kịp. Ngược lại tỉ lệ rối loạn cảm xúc lưỡng cực chỉ chiếm 1% dân số và phân bố đều cho 2 giới. + Rối loạn trầm cảm và rối loạn cảm xúc lưỡng cực có sự khác nhau rõ về tuổi khởi phát, số lượng và thời gian tồn tại của các giai đoạn bệnh. + Theo Angst (1986): tuổi khởi phát trung bình của trầm cảm chủ yếu là tuổi 45, trong khi đó tuổi của rối loạn cảm xúc lưỡng cực là 29, tuổi trung bình trên 30 và trên 40 đối với thể đơn cực [17]. 1.1.4. Bệnh nguyên của rối loạn trầm cảm 1.1.4.1. Các giả thuyết về sinh học * Các giả thuyết về di truyền Các giả thuyết sinh học căn cứ vào gen di truyền, thay đổi monoamin trong não, rối loạn nội tiết, tổn thương giải phẫu thần kinh và sinh lý thần kinh. Các giả thuyết hiện đại căn cứ cả vào rối loạn gen di truyền (thể hiện trong các nghiên cứu gen di truyền) và rối loạn cơ thể đáp ứng thần kinh. Vai trò quan trọng của gen di truyền trong bệnh rối loạn cảm xúc là không thể bàn cải được [8] và nó được thể hiện qua các nghiên cứu về gia đinh, về con nuôi, nghiên cứu về trẻ sinh đôi và nghiên cứu về phân tử. Một nghiên cứu của người Thụy điển 8 cho rằng những cá thể khác nhau thì có gen di truyền khác nhau, khoảng 40% ở giới nữ và 30% ở nam giới liên quan đến yếu tố di truyền [36]. + Những nghiên cứu về gia đình: nguy cơ cao ở những người cùng huyết thống, (mức độ 1) và giảm đi ở những người có quan hệ họ hàng với người bệnh (mức độ 2). Nguy cơ mắc bệnh rối loạn cảm xúc ở những người cùng huyết thống, (mức độ 1) chủ yếu là rối loạn trầm cảm chiếm nhiều hơn (gấp 3 lần), nhưng ngược lai đối với rối loạn cảm xúc lưỡng cực thì ít hơn nhiều. Trẻ em có bố mẹ bị bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực có nguy cơ mắc bệnh rất cao (15% - 25%). + Nghiên cứu về trẻ em sinh đôi: tỷ lệ bị bệnh cao ở trẻ em sinh đôi cùng trứng (69%) so với trẻ sinh đôi khác trứng (13%) cho bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực (Mc.Guffin 1984) và 40% so với 11% cho rối loạn cảm xúc đơn cực (Goodwin và Guze). + Nghiên cứu về phân tử: người ta cố gắng xác định được gien gây bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực nhưng cơ chế chuyển gen đơn giản thì không thể giải thích gen (một hay nhiều gen).Những nghiên cứu đã tập trung trên nhánh ngắn của nhiễm sắc thể XI và nhiễm sắc thể X. Người ta cố gắng giải thích mối liên quan này với các kiểu chuyển gen của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực. * Các giả thuyết về monoamin Theo giả thuyết này, người ta thấy có tổn thương đa dạng nhiều hệ thống dẫn truyền thần kinh ở các vùng khác nhau của não, các tổn thương này là nguyên nhân gây ra các rối loạn trầm cảm. Giả thuyết về monoamin có nguồn gốc từ sự quan sát reserpine, chất làm giảm monoamin của não, gây ra các rối loạn trầm cảm, biểu hiện bằng sự thay đổi thụ cảm thể đặc biệt và thay đổi các thụ cảm thể nói chung. * Giả thuyết về serotoninergic Rối loạn trầm cảm là hậu quả của giảm nộng độ serotonin (5 – hydroxyl tryptamin – 5HT) ở khe sinap và đã nhấn mạnh các đặc điểm sau: 9 + Tác dụng chống trầm cảm, đặc biệt là ức chế biệt định của thụ thể serotonin. + Thay đổi mẫn cảm 5-HT1a của thụ thể sau sinap. + Giảm thụ cảm thể 5-HT2 sau khi điều trị bằng thuốc chống trầm cảm. + Giảm chuyển hóa serotonin trong dịch não tủy của người tự sát. + Giảm tryptophan (tiền chất của serotonin) trong huyết tương của bệnh nhân rối loạn trầm cảm. + Giảm đáp ứng với prolactin trong điều trị bằng dẫn chất của serotonin như L-tryptophan và D-phenfluramin. * Giả thuyết về nor-epinephrine + Giảm nồng độ nor-epinephrin là do: + Giảm thụ cảm thể β -adrenergic trong 1 – 3 tuần sau điều trị bằng thuốc chống trầm cảm. + Thể hiện mối liên quan chức năng thụ cảm thể nor-epinephrin và serotoninergic. + Giảm 3-methoxy-4-hydroxyphenylglycol (MPHG – chất chuyển hóa của nor-epinephrine) trong dịch não tủy của bệnh nhân và tăng trong các rối loạn hưng cảm. * Giả thuyết về dopaminergic Một số nghiên cứu vai trò của dopamin trong rối loạn trầm cảm đã chỉ ra mối liên quan giữa tổn thương các nhân thần kinh (ví dụ như bệnh Parkinson) với rối loạn trầm cảm và được thể hiện: + Mất chức năng của dopamin có thể là nguyên nhân mất chức năng serotoninergic. + Một số thuốc tăng dẫn truyền thần kinh dopaminergic thúc đẩy sự xuất hiện của một số cơn rối loạn hưng cảm, qua đó cho thấy vai trò của dopamin trong bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực (giảm dopamin trong rối loạn trầm cảm và tăng dopamin trong rối loạn hưng cảm) * Giả thuyết về rối loạn nội tiết 10 Giả thuyết này cho rằng rối loạn trầm cảm là kết quả rối loạn trục dưới đồi – tiền yên – thượng thận với các biểu hiện sau: Tăng tiết hormone adrenocorticotrop (ACTH) trong bệnh Cushing và cũng hay gặp trong rối loạn trầm cảm. Sử dụng steroid ngoại sinh có thể gây ra rối loạn trầm cảm. * Các giả thuyết về tâm lý – xã hội + Nhân cách: Những người có đặc điểm nhân cách cảm xúc không ổn định, cảm xúc chu kỳ, lo âu, phụ thuộc, ám ảnh, phô trương hay bị trầm cảm + Các sự kiện của cuộc sống và stress cũng có vai trò làm bùng nổ cơn trầm cảm [15]. Bệnh nhân trầm cảm thường có stress trước cơn trầm cảm đặc biệt là dạng trầm cảm nhẹ, trầm cảm phản ứng. Tuy nhiên cũng gặp nhiều stress trong bênh nhân trầm cảm nặng [16]. Những stress liên quan đến trầm cảm thường là những sự mất mát, tang tóc. Trầm cảm nặng đặc trưng bởi sự khởi phát nhanh, một cách bất thường của nổi buồn do thiếu sự kiểm soát của nhận thức [37]. Nỗi buồn và trầm cảm giống nhau về mặt triệu chứng. Buồn đáp ứng với sự mất mát. Buồn đặc trưng bởi các pha: + Ban đầu là phủ định, không hiểu và tê cóng. + Sau đó dần dần nhận ra thực tế và biểu lộ cảm xúc ban đầu, theo thời gian người đó sẽ quên công việc gần với sự mất mát và người đã chết, sau đó công việc buồn bã này được điều chỉnh từng bước và cuối cùng được giải quyết. Người chịu tang tóc chấp nhận sự mất mát đành lập lại môi trường cho họ, dần dần họ hoạt động lại vì mục đích mới. Nỗi buồn vì thế có giới hạn về thời gian. Nếu được sự giúp đở của gia đình, bạn bè, đôi khi là công việc thì sự phục hồi càng nhanh và tốt hơn. Thông thường sự hồi phục có kết quả sau 6-12 tháng. + Trong khi người trầm cảm thì trải nghiệm mất mát, buồn, tức giận, cô đơn, rối loạn giấc ngủ, mất quan tâm và cách ly xã hội. Họ bị dày vò bởi ý nghĩ về những người đã chết và tưởng tượng ra giọng nói, hình ảnh của họ. Họ trải [...]... phố Đà Nẵng và được chia thành 02 nhóm nghiên cứu: + Nhóm can thiệp: 30 bệnh nhân trầm cảm, các bệnh nhân này được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm kết hợp với liệu pháp kích hoạt hành vi + Nhóm chứng: 30 bệnh nhân trầm cảm, các bệnh nhân này được điều trị bằng các thuốc chống trầm cảm 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu và số lượng đối tượng Nghiên cứu này được thực hiện tại bệnh vi n tâm thần thành phố Đà. .. Delta 1.3 LIỆU PHÁP KÍCH HOẠT HÀNH VI VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÁC 1.3.1 Liệu pháp kích hoạt hành vi 1.3.1.1 Vài nét về liệu pháp tâm lý Tâm lý liệu pháp là một trong những phương pháp trị liệu có lịch sử lâu đời nhất Một số liệu pháp tâm lý đã được trải qua thực nghiệm như: Thôi miên, liệu pháp hành vi, thư giãn,…Trên thực tế lâm sàng không thể phủ nhận hiệu quả điều trị của liệu pháp tâm lý đặc biệt... vi là một trong những liệu pháp tâm lý có thể giúp cho bệnh nhân làm được điều này Liệu pháp kích hoạt hành vi là thế hệ thứ 3 của liệu pháp hành vi trong điều trị trầm cảm Đó là một trong những liệu pháp tâm lý phân tích chức năng dựa trên mô hình tâm lý về thay đổi hành vi của Skinner Liệu pháp kích hoạt hành vi là một phần của liệu pháp hành vi nhận thức Vào năm 1990 Jacobson và cộng sự ở trường đại... liệu pháp kích hoạt hành vi trên thế giới Khi nghiên cứu 25 bệnh nhân trầm cảm điều trị nội trú tại bệnh vi n Derek R Hopko nhận thấy sau thời gian điều trị bằng liệu pháp kích hoạt hành vi điểm trong bình của thang Beck trầm cảm từ 35,1(SD= 7,4) giảm xuống còn 19,1 (SD=13,1) [50] Theo Coffman, Martell, Dimidjian, Gallop, & Hollon, (2007), Dimidjian, (2006), liệu pháp kích hoạt hành vi là một trị liệu. .. dạng bệnh tâm thần nhi khác như: Tự kỷ, tăng động giảm chú ý và là nơi được nhân dân trong thành phố Đà nẵng và khu vực miền Trung tin cậy Bệnh nhân mắc rối loạn trầm cảm trong những năm gần đây đến khám, điều trị ngày càng nhiều tại phòng khám của bệnh vi n và đã đạt nhiều kết quả khả quan nhưng chủ yếu là điều trị bằng hóa dược, chỉ một số ít bệnh nhân trầm cảm gần đây có kết hợp với liệu pháp kích hoạt. .. khuẩn và 2 phòng ban chức năng Tổng số biên chế 186 nhân vi n trong đó có 27 bác sĩ, 75 điều dưỡng, 4 cử nhân tâm lý và một số nhân vi n phòng ban chức năng khác 35 Bệnh vi n tâm thần thành phố Đà nẵng có chức năng điều trị tất cả các rối loạn tâm thần, quản lý 2 loại bệnh là Động kinh và Tâm thần phân liệt (thuộc chương trình mục tiêu quốc gia) cho nhân dân toàn thành phố và là cơ sở điều trị bắt... hiệu quả trong điều trị trầm cảm, liệu pháp có hiệu quả tương đương với Paroxetine và tốt hơn liệu pháp nhận thức trong trầm cảm mức độ trung bình đến mức độ nặng trong một số lớn thử nghiệm ngẫu nhiên [61], dựa trên lý thuyết hành vi cơ bản và những chứng cớ hiện tại để cấu thành hành vi có thể kích hoạt cơ chế của sự thay đổi liệu pháp hành vi nhận thức trong lâm sàng trầm cảm [66] Liệu pháp hành vi. .. thành phố Đà Nẵng Vài nét về bệnh vi n tâm thần thành phố Đà nẵng Bệnh vi n tâm thần thành phố Đà nẵng được thành lập từ năm 1977, từ một trại nuôi dưỡng người tâm thần lang thang và những người không nơi nương tựa, cơ sở vật chất thì sử dụng lại cơ sở bệnh vi n nhi đồng chế độ cũ, với hệ thống các dãy nhà trệt cũ nát, qua nhiều lần cải tạo có tính chất chắp vá tạm bợ để sử dụng cho bệnh nhân ở và phục... lý thần kinh, học thuyết hành vi, học thuyết về stress của Seley Tâm lý liệu pháp, một phần của liệu pháp hành vi nhận thức được đề nghị để điều trị trầm cảm, tuy nhiên ít hơn 10% những người mắc trầm cảm được điều trị [41] 1.3.1.3 Liệu pháp kích hoạt hành vi Những triệu chứng của trầm cảm như mệt mỏi, thờ ơ, mất quan tâm, mất động cơ và do dự có thể dẫn đến kém hoạt động và điều này thường làm cho trầm. .. thức điều trị chung sẽ gặp một số trở ngại Cùng như các liệu pháp tâm lý khác, liệu pháp kích hoạt hành vi đòi hỏi sự linh hoạt, bền bĩ và sáng tạo của nhà trị liệu Khi thực hiện hoạt động sẽ có các vấn đề nảy sinh, vì vậy bệnh nhân và nhà trị liệu sẳn sàng để đối phó với các cản trở đó Nhà trị liệu tốt là nhà trị liệu biết đưa các tình huống khó khăn đó để bệnh nhân giải quyết và giám sát kết quả của . đặc điểm lâm sàng trên bệnh nhân rối loạn trầm cảm điều trị tại bệnh vi n tâm thần thành phố Đà Nẵng. 2- Đánh giá kết quả điều trị kết hợp bằng liệu pháp kích hoạt hành vi trên bệnh nhân trầm. hành tại bệnh vi n với vi c áp dụng liệu pháp kích hoạt hành vi cho tất cả bệnh nhân trầm cảm khi được khám tại phòng khám với đề tài: Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân trầm cảm. Delta 1.3. LIỆU PHÁP KÍCH HOẠT HÀNH VI VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÁC 1.3.1. Liệu pháp kích hoạt hành vi 1.3.1.1. Vài nét về liệu pháp tâm lý Tâm lý liệu pháp là một trong những phương pháp trị liệu

Ngày đăng: 11/05/2015, 14:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Tâm trạng

  • tồi tệ nhất

  • Ghi chú

  • Tâm trạng tồi tệ nhất

  • Tâm trạng

  • tồi tệ nhất

  • Các hoạt động có lợi cho sức khỏe

  • Tâm trạng tồi tệ nhất

  • Các bước

  • đi riêng

  • Các hoạt động anh/chị đã thực hiện được

  • Anh/chị đóng góp bao nhiêu phần trăm vào sự thành công

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan