Tiểu luận môn Kinh tế lượng Các nhân tố ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối Việt Nam-thực trạng & giải pháp

51 1.2K 5
Tiểu luận môn Kinh tế lượng Các nhân tố ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối Việt Nam-thực trạng & giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh Môn: Kinh tế lượng Đề tài tiểu luận: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ TRỮ NGOẠI HỐI VIỆT NAM THỰC TRẠNG & GIẢI PHÁP GVHD: Đỗ Hoàng Oanh Sinh viên thực hiện: Vũ Đức Hùng Lê Thiên Hương Lê Kim Ngân Nguyễn Trần Ngọc Quyên Trần Thị Kim Tiên Lớp: EC004_122_T03 04/2015 DANH SÁCH NHÓM 15 STT Họ & Tên MSSV 26 Vũ Đức Hùng 030127110598 27 Lê Thiên Hương 030127110612 38 Lê Kim Ngân 03012711975 53 Nguyễn Trần Ngọc Quyên 030127111320 69 Trần Thị Kim Tiên 030127111672 Mục lục MỤC LỤC 3 2.2.Thực trạng dự trữ ngoại hối Việt Nam: 12 2.2.1 Mức dự trữ ngoại hối thấp làm mất an toàn cho nền tài chính quốc gia: 14 2.2.2 Tình trạng đô la hóa cao tác động đến dự trữ ngoại hối: 14 2.2.3 Chiến lượt quản lý dự trữ ngoại hối còn thụ động: 14 2.2.4 Bất cập trong phân tích và dự báo của NHNN: 14 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 37 4.2 Những khuyến nghị: 37 KẾT LUẬN 39 PHỤ LỤC 40 ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH THEO PHƯƠNG PHÁP VECM 40 HỒI QUY GIẢ MẠO: KHI HỒI QUY CÁC CHUỖI THỜI GIAN KẾT QUẢ HỒI QUY CÓ THỂ LÀ GIẢ MẠO VÌ CÁC CHUỔI NÀY CÓ CÙNG XU THẾ, ĐIỀU NÀY THƯỜNG XẢY RA TRONG KINH TẾ ƯỚC LƯỢNG CỦA CÁC HỆ SỐ HỒI QUY KHÔNG PHẢI CHỈ CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIẾN ĐỘC LẬP LÊN BIẾN PHỤ THUỘC MÀ CÒN BAO HÀM XU THẾ VIỆC HỒI QUY CÁC BIẾN KHÔNG DỪNG CÓ THỂ DẪN ĐẾN HỒI QUY GIẢ MẠO KHI ĐÓ THÌ CÁC TIÊU CHUẨN T VÀ F KHÔNG CÒN ĐÚNG NỮA .40 THEO GRANGER VÀ NEWBOLD DẤU HIỆU HỒI QUY GIẢ MẠO LÀ : R2>D 40 KHẮC PHỤC HỒI QUY GIẢ MẠO: ĐƯA THÊM BIẾN XU THẾ VÀO MÔ HÌNH, CHỈ CHẤP NHẬN BIẾN XU THẾ PHI NGẪU NHIÊN 40 ĐỒNG LIÊN KẾT: ENGLE VÀ GRANGER (1987) CHO RẰNG NẾU KẾT HỢP TUYẾN TÍNH CÁC CHUỖI THỜI GIAN KHÔNG DỪNG LÀ CHUỖI DỪNG THÌ CÁC CHUỖI KHÔNG DỪNG ĐÓ ĐƯỢC COI LÀ ĐỒNG LIÊN KẾT NẾU MÔ HÌNH LÀ ĐỒNG LIÊN KẾT TỨC LÀ KHÔNG XẢY RA TRƯỜNG HỢP HỒI QUY GIẢ MẠO TRONG PHẦN NÀY NHÓM KIỂM ĐỊNH ĐỒNG LIÊN KẾT THEO PHƯƠNG PHÁP VAR CỦA JONHANGEN 40 MÔ HÌNH VECM- MÔ HÌNH HIỆU CHỈNH SAI SỐ VECTOR: MÔ HÌNH NÀY THỂ HIỆN MỐI QUAN HỆ TRONG DÀI HẠN GIỮA CÁC BIẾN SỐ NÓ CÒN THỂ HIỆN ĐƯỢC ĐỘNG THÁI TRONG NGẮN HẠN TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIẾN SỐ TRONG VIỆC GIỮ CHO HỆ THỐNG QUY VỀ MỐI QUAN HỆ TRONG DÀI HẠN .40 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH LỰA CHỌN MÔ HÌNH VÀ DỰ BÁO: 40 DỮ LIỆU: GDP CỦA VIỆT NAM, XUẤT-NHẬP KHẨU, DỰ TRỮ NGOẠI HỐI, TÀI KHOẢN VÃNG LAI, TÀI KHOẢN VỐN, CUNG TIỀN ĐƠN VỊ: TRIỆU USD NGOÀI RA CÒN CÓ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI, LÃI SUẤT TÁI VẤP VỐN, LÃI SUẤT FED SỐ LIỆU THỐNG KÊ THEO NĂM (1996-2011) 40 BẢNG: SỐ LIỆU HẰNG NĂM CÁC BIẾN CHUỖI THỜI GIAN CỦA PHƯƠNG TRÌNH .41 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH TÍNH DỪNG THEO 2 PHƯƠNG PHÁP ADF VÀ PP .41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 LỜI MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài: Năm 2012, dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng mạnh trở lại Giá trị này không chỉ gói gọn ở chính sách tiền tệ, mà mang tầm quốc gia Tuy nhiên, sự gia tăng này có được duy trì trong vài năm sắp tới hay lại sụt giảm Thêm vào đó, mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam chỉ được xem ở mức chấp nhận được Chế độ quản lý dự trữ ngoại hối còn tồn tại nhiều mặt hạn chế nhưng vẫn chưa được quan tâm khắc phục Cuộc khủng hoảng Châu Á vừa qua cho thấy khi có sự đảo chiều của các luồng vốn ngắn hạn, các nước đang phát triển hạn chế với việc tiếp cận với thị trường tài chính quốc tế cần dự trữ ngoại hối nhiều hơn để tự bảo hiểm, chống khủng hoảng tài chính có thể xảy ra Đứng trước sự mở cửa, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và tiềm năng phát triển kinh tế ngày một mạnh hơn, đặc biệt là sau giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua đòi hỏi Việt Nam phải có một mức dự trữ ngoại hối an toàn và tối ưu Vì vậy, đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối Việt Nam – thực trạng và giải pháp” sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về việc sử dụng dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện nay Từ đó, có thể giúp các nhà quản lí, các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô Việt Nam có những biện pháp tăng cường và sử dụng dự trữ ngoại hối hiệu quả hơn phù hợp hơn giai đoạn hướng nền kinh tế ra thế giới 2 Mục tiêu nghiên cứu: - Thứ nhất, xây dựng một hệ thống cơ sở lý luận về dự trữ ngoại hối và các phương pháp kinh tế lượng hiệu quả được sử dụng: ước lượng, kiểm định Wald, kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định phương sai thay đổi, kiểm định White, kiểm định phương pháp chuẩn U và những cách khắc phục chúng kết hợp với mô hình đồng lien kết và mô hình Vecm để phân tích các tác động trong ngắn và dài hạn của dự trữ ngoại hối - Thứ hai, vẽ nên một bức chân dung chân thật về toàn cảnh dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện nay - Thứ ba, cung cấp những mức độ tác động của các biến vĩ mô trong nền kinh tế đến dự trữ ngoại hối của quốc gia và phương trình hàm nhu cầu dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong dài hạn thông qua mô hình đồng liên kết - Thứ tư, xây dựng những giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết của nền kinh tế đối với việc gia tăng mức dự trữ ngoại hối, sử dụng ngoại hối có hiệu quả và đảm bảo tính an toàn cho dự trữ ngoại hối hiện nay 3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:  Đối tượng nghiên cứu: Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm đưa ra một cái nhìn tổng quan về dự trữ ngoại hối, định lượng những nhân tố ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối của Việt Nam T ập trung vào nghiên cứu một vấn đề ước lượng mô hình dự trữ ngoại hối, phân tích các mức độ biến động của các biến kinh tế vĩ mô đến dự trữ ngoại hối Và cuối cùng đề xuất một số khuyến nghị Việt Nam trong quá trình hội nhập ngày nay  Phạm vi thời gian: Hầu hết các số liệu sử dụng trong đề tài được lấy theo quý, từ năm 1996 cho đến năm 2012 để phục vụ cho việc phân tích Các số liệu được lấy chủ yếu từ nguồn thống kê của IMF (IFS), WB, ADB, GSO nên rất đáng tin cậy 4 Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lý thuyết nền tảng của dự trữ ngoại hối, hàm nhu cầu dự trữ, kiểm định Wald, kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định phương sai thay đổi, kiểm định White, kiểm định phương pháp chuẩn U và những cách khắc phục chúng và cách áp dụng các phương pháp này Phương pháp biện chứng: nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa dự trữ ngoại hối và các biến kinh tế vĩ mô, từ đó đo lường mức độ tác động các nhân tố vĩ mô đến dự trự ngoại hối Phương pháp lịch sử: dựa vào việc phân tích và nghiên cứu các số liệu lịch sử để có thể đánh giá biến động và những tồn tại của dự trự ngoại hối và rút ra những nhận định ban đầu về mức độ tác động của các biến kinh tế vĩ mô đến dự trữ ngoại hối 5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng thì bất cứ một quốc gia nào cũng không thể tự mình khép kín mọi hoạt động, cũng không thể phát triển đất nước một cách đơn độc, riêng lẻ đặc biệt giai đoạn hiện nay,khi nền kinh tế thị trường đang ngày một sôi động,luôn đòi hỏi sự hợp tác,liên minh giữa các quốc gia Do vậy việc dự trữ ngoại hối là một trong những mục tiêu kinh tế có ý nghĩa chiến lược quan trọng, có dự trữ ngoại hối cần thiết tức là nhà nước đã nắm được trong tay một công cụ quan trọng để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô Hay nói cách khác, dự trữ ngoại hối chính là kết quả, là biểu hiện của sức mạnh của tiềm lực kinh tế quốc gia Dự trữ ngoại hối để đảm bảo sự cân bằng khả năng thanh toán quốc tế, thoả mãn nhu cầu nhập khẩu phục vụ phát triển kinh tế và đời sống trong nước, mở rộng hoạt động đầu tư,hợp tác kinh tế với các nước khác phục vụ mục tiêu chính sách kinh tế mở Đề tài áp dụng các phương pháp kinh tế lượng trong việc kiểm định và ước lượng tuy được sử dụng nhiều tại các nước khác nhưng vẫn còn rất mới tại Việt Nam Vì vậy, có thể nói đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối của Việt Nam – thực trạng và giải pháp” là một đề tài rất mới và phù hợp với nhu cầu phát triển cũng như hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới 6 Kết cấu của bài nghiên cứu: Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối Việt Nam – thực trạng và giải pháp” gồm 4 chương nội dung chính:  Chương 1: Tổng quan về ngoại hối và dự trữ ngoại hối  Chương 2: Thực trạng dữ trữ ngoại hối ở Việt Nam hiện nay  Chương 3: Nghiên cứu dự trữ ngoại hối và ước lượng mô hình dự trữ ngoại hối tại Việt Nam  Chương 4: Một số kiến nghị CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI 1.1 Khái niệm ngoại hối và dự trữ ngoại hối: “Ngoại hối” (the foreign exchange) bao gồm các phương tiện thanh toán có giá trị được sử dụng trong thanh toán quốc tế Trong đó, phương tiện thanh toán là những thứ có sẵn để chi trả, thanh toán lẫn cho nhau “Dự trữ ngoại hối” hay còn gọi là dự trữ ngoại tệ, là lượng ngoại tệ mà NHTW hoặc cơ quan chịu trách nhiệm về tiền tệ của một quốc gia nắm giữ Đây là một loại tài sản của Nhà nước được cất giữ dưới dạng ngoại tệ, thường là các ngoại tệ mạnh như : USD, EURO, YEN, v.v… Dự trữ ngoại hối để đảm bảo sự cân bằng thanh toán quốc tế, thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu phục vụ phát triển kinh tế và đời sống trong nước, mở rộng hoạt động đầu tư, hợp tác kinh tế với các nước khác, phục vụ mục tiêu chính sách kinh tế mở 1.2 Tầm quan trọng của dự trữ ngoại hối trong phát triển kinh tế: Dự trữ ngoại hối ngày càng có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia Có nhiều yếu tố cấu thành lên tầm quan trọng của dự trữ ngoại hối, nhưng một số yếu tố chủ yếu là: - Thứ nhất, dự trữ ngoại hối dùng để giải quyết các khoản nợ và các khoản thanh toán quốc tế giữa chính phủ các nước - Thứ hai, dự trữ ngoại hối giúp quốc gia tăng khả năng can thiệp vào thị trường ngoại hối - Thứ ba, dự trữ ngoại hối bảo vệ nền kinh tế - Thứ tư, dự trữ ngoại hối làm tăng vị thế quốc gia và doanh nghiệp - Thứ năm, tăng niềm tin vào các chính sách tỷ giá và tiền tệ của Chính phủ 1.3 Các tiêu chí đánh giá quy mô dự trữ ngoại hối: Là công cụ quan trọng để ngăn chặn khủng hoảng nhưng DTNH vẫn còn tồn tại một vài hạn chế trong việc phòng ngừa hỗn loại tài chính, nhất là khi nắm giữ lượng dự trữ quá lớn có thể sẽ dẫn đến chi phí lớn Rất khó để xác định mức DTNH hợp lý, nên các nhà kinh tế học đã đưa ra ba tiêu chí cơ bản để xác định mức dự trữ tạm ổn cho các hoạt động kinh tế trong và ngoài nước của từng quốc gia: Tỷ lệ giữa DTNH và nợ ngắn hạn nước ngoài: đây là chỉ tiêu chính và phổ biến nhất để đánh giá mức tương xứng của các tài sản DTNH Chỉ tiêu này (cũng được biết đến như nguyên tắc Greenspan-Guidotti) phản ánh khả năng đối phó của một quốc gia khi có hiện tượng tấn công ngoại tệ hoặc rút tiền ồ ạt ra nước ngoài Tiêu biểu, một quốc gia được xem là thận trọng và khôn ngoan nếu quốc gia đó nắm giữ lượng dự trữ tiền tệ đủ để trả cho các khoản nợ nước ngoài trong vòng một năm (Rodrik và Velasco, 1999 và Garcia Soto, 2004) Tỷ lệ giữa DTNH và giá trị tuần nhập khẩu trong năm tiếp theo: quy mô DTNH được tính bằng số tuần nhập khẩu, nó cho thấy mức độ hỗ trợ thanh toán quốc tế của DTNH Và theo đánh giá của IMF, DTNH có quy mô tương đương 12 đến 14 tuần (tương đương 3 đến 4 tháng) nhập khẩu thì quốc gia sẽ được coi là đủ DTNH Tỷ lệ giữa DTNH và mức cung tiền rộng: cho thấy khả năng can thiệp tỷ giá của NHTW Nếu tỷ lệ này gần với 0%, cung tiền rộng vượt quá mức DTNH Trong chế độ tỷ giá cố định, mức gia tăng trong tổng tiền liên qua đến DTNH càng cao, thì khả năng đối phó với các cú sốc cầu tiền càng phải cao Với tiêu chí này, tỷ lệ từ 10% đến 20% được xem là hợp lý → Các tỷ số được trình bày ở đây chỉ có thể được dùng để đánh giá tính thích hợp của mức dự trữ ngoại hối tại một nước Chúng không cung cấp một mức dự trữ ngoại hối tối ưu đối với đặc điểm của từng quốc gia Do đó, cần có những quan sát và phương pháp nhất định để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối và từ đó xác định được mức dự trữ ngoại hối cần thiết cho quốc gia 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối: 1.4.1 Quy mô kinh tế: Quy mô nền kinh tế là nhân tố được xem ở gốc độ tổng quát nhất Chịu sự tác động của nhiều biến vĩ mô khác nhau Nhưng ở đây, chỉ xem xét 2 yếu tố làm chỉ báo khi cần đưa ra nhận xét về quy mô nền kinh tế của một nước Đó là dân số và GDP thực theo đầu người Tuy nhiên, trong các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về nhu cầu dự trữ ngoại hối quốc gia, nhân tố này hiếm khi được sử dụng trong ước lượng Đối với các nước đang phát triển và các nước có thị trường mới nổi thì nhân tố này hoàn toàn không được xem xét đến Phải tới một mức độ nào đó, giao dịch quốc tế tăng cùng với quy mô kinh tế thì dự trữ được mong đợi là tăng cùng với dân số và GDP thực theo đầu người 1.4.2 Tính dễ bị tổn thương của tài khoản vãng lai: Tài khoản vãng lai là công cụ là một thước đo rộng nhất của mậu dịch quốc tế về hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia Thành phần chủ yếu của tài khoản này là cán cân mậu dịch, chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa Ngoài ra còn bao gồm cán cân dịch vụ và các chuyển giao đơn phương Tính dễ bị tổn thương của tài khoản vãng lai được đo lường bằng các tỷ số như: tỷ số nhập khẩu trên GDP, tỷ số mậu dịch trên GDP và tỷ số thâm hụt tài khoản vãng lai trên GDP Trong một nền kinh tế càng mở cửa, càng hội nhập khi mậu dịch càng mở rộng thì sẽ càng liên quan mật thiết đến dự trữ ngoại hối của quốc gia Trong dài hạn, NHNN sẽ gia tăng dự trữ để đáp lại những tổn thất lớn trong tài khoản vãng lai Vì lí do này, mức dự trữ bình quân được xem là có mối tương quan tuyệt đối với sự gia tăng trong dài hạn của cả xuất khẩu và nhập khẩu 1.4.3 Tính dễ bị tổn thương của tài khoản vốn: Tài khoản vốn phản ánh các thay đổi trong tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn mà quốc gia sở hữu Những tỷ số đo lường tính dễ bị tổn thương của tài khoản vốn: tỷ lệ của thâm hụt tài khoản vốn trên GDP, tỷ lệ của nợ nước ngoài ngắn hạn trên GDP và tỷ lệ của tiền rộng trên GDP Một sự sôi động gia tăng trong hoạt động của dòng chảy vào và ra dẫn đến một mức độ dễ bị tổn thương của tài khoản vốn gia tăng và từ đó làm gia tăng tính mở của tài chính của một quốc gia, vì thế ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối Thêm vào đó, cùng với sự gia tăng này sẽ là nguy cơ đảo chiều một cách đột ngột của các luồng vốn ngắn hạn như luồng vốn đầu tư gián tiếp Do đó, cần có một lượng dự trữ Hệ thống ngân hàng ngoại hối đủ lớn và mạnh để có thể sẵn sàng can thiệp khi xảy ra hiện tượng rút vốn và chuyển tiền ồ ạt ra nước ngoài Hình 1: Mối quan hệ giữa cán cân thanh toán và dự trữ ngoại hối Tài khoản vãng lai E Nhà xuất khẩu Nhà nhập khẩu C DN tư nhân Tài khoản vốn A DN nhà nước Dự trữ ngoại hối tại ngân hàng trung ương B Cán cân thanh toán Thay đổi ròng dự trữ ngoại hối D Thay đổi giá trong thị trường tài chính Trong đó: • A: Nhà xuất khẩu của một nước bán hàng hòa (hoặc dịch vụ) cho đối tác nước ngoài và nhận về ngoại tệ • B: Nhà xuất khẩu đi đến NHTW để đổi ngoại tệ về nội tệ, vì vậy làm tăng lượng nội tệ trong nước • C: Trong giao dịch xuất nhập khẩu, cơ quan đại diện Chính phủ ở đây có thể là các cơ quan thuế • D: Giúp giảm bớt lượng tiền tệ lưu hành trong nước nhằm các mục tiêu cơ bản của Nhà nước, như kiềm chế lạm phát NHTW lúc này bán trái phiếu trên thị trường mở mà điển hình ở đây là thị trường trái phiếu Chính phủ nhằm thu tiền về 1.4.4 Tính linh hoạt của tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ vừa biểu hiện quan hệ cung cầu của ngoại hối Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 4.1 Đánh giá kết quả của mô hình xác định mức dữ trữ: Nhìn nhận lại vấn đề, để đảm bảo cho nền kinh tế được phát triển một cách bền vững khi hội nhập sau rộng vào nền kinh tế thế giới thì DTNH đã, đang và sẽ là yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ quốc gia nào Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy tác động của DTNH lên các thành phần khác của nền kinh tế rất quan trọng, nên việc xác định mức hợp lý là điều hết sức cần thiết Nắm giữ DTNH làm cho quốc gia chống đỡ lại với những cú sốc bất ngờ từ bên ngoài vào, tăng vị thế của quốc gia Trong tiến trình tự do hóa tài chính, bước cao nhất là tự do hóa tài khoản vốn, khi điều này diễn ra tức là nguồn vốn được lưu chuyển tự do giữa quốc gia với nền kinh tế thế giới, hoạt động đầu tư và rút vốn có thể diễn ra một cách khó kiểm soát hơn, nên một mức dự trữ cao sẽ bảo đảm được tính ổn định của đất nước Cùng với luận điểm trên, kết hợp với xu hướng của DTNH theo dự báo cho giai đoạn 2013 – 2015 thì có thể thấy mô hình đã cho những kết quả tương đối phù hợp khi mức DTNH cần thiết tăng dần theo thời gian 4.2 Những khuyến nghị: 4.2.1 Chính sách dự trữ ngoại hối: Vì sự lưu chuyển vốn ngày càng lớn trong quá trình hội nhập kinh tế Việt Nam, chính sách về dự trữ ngoại hối cũng trở nên quan quan trọng hơn bao giờ hết Với vai trò là một phòng tuyến bảo vệ, mức dự trữ ngoại hối tối ưu không chỉ gắn liền với việc nhập khẩu mà phải được xem xét trong mối tương quan với các dòng vốn chảy vào Nhưnng dự trữ ngoại hối nền lớn hơn nếu tài khoản vãng lai đang thâm hụt lớn, nếu tỷ giá được cố định (do đó nền kinh tế dễ bị tổn thương hơn), hoặc nếu nền kinh tế đã có xu hướng đi tới sự bất ổn trong quá khứ Đó là bởi sự phụ thuộc vào hàng hóa và tính chu kỳ của các cú sốc thương mại Bên cạnh đó, chắc chắn số lượng tối ưu của dự trữ ngoại hối cần phải xem xét trong mối quan hệ với chi phí cơ hội khi nắm giữ chúng Đối với dự trữ ngoại hối, rất khó khăn để tính toán được khối lượng dự trữ cần thiết, nhưng với việc ứng dụng mô hình như trong các phần trên có thể gợi ý cho các nhà làm chính sách được phần nào Nói như vậy, nhưng chúng ta cần tránh tình trạng những người làm luật, bao gồm cả các viện tài chính quốc tế đều có khuynh hướng đánh giá thấp số lượng cần thiết để đối phó với các tổn thương bên ngoài, và mỗi khi mức độ dự trữ được nhận thấy là cao, sẽ có rất nhiều những sức ép lớn yêu cầu sử dụng chúng cho nhiều nhu cầu ngay lập tức, hơn là cho phép tích lũy, để chống lại các cuộc tấn công đầu cơ sau đó 4.2.2 Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ: Các chính sách đưa ra nên dựa trên nền tảng tổng cầu của nền kinh tế để tránh việc thừa thãi thái quá trong tín dụng nội địa và rút ngắn sự lệ thuộc vào tín dụng nước ngoài Hiện này tỷ số cung tiền M2/GDP của Việt Nam gia tăng nhanh chóng, cho thấy chiều sâu tài chính đang gia tăng mạnh mẽ, điều này cũng đồng nghĩa với sự mỏng manh dễ đổ vỡ của hệ thống tài chính Do đó, từ nhìn nhận này có thể thấy rằng, Việt Nam cần có chính sách điều chỉnh lượng cung tiền cùng với tăng trưởng tín dụng quá nóng, điều này tuy sẽ là giảm sự mở rộng của nền kinh tế những nó giúp cho cán cân tài khoản vãng lai lại ngày càng lành mạnh hơn, đồng thời làm chậm quá trình tích tụ nợ nước ngoài ngắn hạn với tích tự dự trữ ngoại hối 4.2.3 Chính sách tỷ giá hối đoái: Những quốc gia có thâm hụt tài khoản vãng lai lớn thường dựa vào dòng vốn chảy vào để căn bằng cán cân đối ngoại của họ Nếu các nhà đầu tư mất đi niềm tin vào giá trị tiền tệ thì dù thế nào việc đảo chiều của các dòng vốn là điều không thể tránh khỏi Trong thời gian qua, NHTW thường dùng nguồn dự trữ ngoại hối để đảm bảo được tỷ giá phù hợp, tuy nhiên điều này làm giảm đi nguồn dự trữ ngoại hối của NHTW Cho nên, điều quan trọng trong việc điều hành chính sách tỷ giá hiện này là cố gắng xây dựng được một chính sách thích hợp, từng bước ổn định tỷ giá để tránh làm tăng áp lực lên việc giảm nguồn dự trữ ngoại hối 4.2.4 Sự tự do hóa tài khoản vốn: Việc tự do hóa tài khoản vốn giúp cho các tổ chức tài chính có cơ hội tiếp cận với các khoản tiết kiệm nước ngoài giá rẻ, nhưng có thể gây tình trạng mất cân đối trong bảng cân đối tài sản có và nợ Dòng lưu chuyển vốn tự do quá mức có thể là nguy hiểm nếu nền tảng nguyên tắc và chính sách giám sát yếu Trong quá trình tự do hóa, DTNH đóng một vai trò hết sức quan trọng, như là một tấm đệm giảm sốc trước những thay đổi ngày càng tự do của luồng vốn trong nền kinh tế Tuy nhiên, nếu tự do hóa quá nhanh các tài khoản vốn sẽ rất là sai lầm và phải chịu “cái giá phải trả” mà chúng ta chưa lường trước hết được Cho dù lúc đó mức dự trữ ngoại hối có lớn bao nhiêu cũng sẽ phải cạn kiệt, và hệ lụy cho những thành phần khác là điều rất đáng sợ Vì vậy, Việt Nam cần phải xây dựng một lộ trình tự do hóa các tài khoản vốn hợp lý phù hợp với từng giai đoạn cụa hệ thống tài chính KẾT LUẬN Mặc dù chịu những tác động bất lợi của nền kinh tế thế giới, nhất là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, cùng với những nhược điểm mang tính nội tại, kinh tế Việt Nam năm 2012 và những tháng đầu năm 2012 vẫn có nhiều biến chuyển tích cực, và đạt được những thành tích rất đáng khích lệ Điều đó cũng cho thấy, mức độ hội nhập vào kinh tế thế giới đã có bước nhảy vọt so với những năm trước đây Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm để giải quyết hậu quả do khủng hoảng tài chính mang lại, đồng thời cần có những biện pháp phù hợp để khắc phục những khó khăn Năm 2008, với đỉnh cao là cuộc khủng hoảng tài chính, là cột mốc đáng nhớ đối với chúng ta kể từ khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nó như là một chướng ngại vật thử thách nền kinh tế trước khi có những bước hội nhập sâu hơn Trong bối cảnh đó, nguồn dữ trữ ngoại hối sẽ là một trong những thước đo mạnh nhất, mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc rất nhiều yếu tố, cả yếu tố trong nước và ngoài nước Giải quyết được những vấn đề trên sẽ là tiền đề rất tốt cho chúng ta thoát khỏi khủng hoảng, tạo được một “tấm đệm giảm sốc” vững chắc và có những bước phát triển mạnh mẽ sau này Những nghiên cứu của tác giả về các nhân tố tác động, cũng như xem xét các ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, từ đó xây dựng mô hình xác định mức dự trữ hợp lý là nhằm mục đích cung cấp những cơ sở để đưa ra một số đề xuất hướng tới cải thiện nguồn dự trữ của Việt Nam nói riêng và thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước nói chung Những chính sách phù hợp sẽ là những liều thuốc công hiệu để giải quyết các khó khăn trong nền kinh tế có nhiều rủi ro và bất ổn như hiện nay, nhất là sau cuộc khủng hoảng được đánh giá lớn nhất trong lịch sử PHỤ LỤC ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH THEO PHƯƠNG PHÁP VECM Hồi quy giả mạo: khi hồi quy các chuỗi thời gian kết quả hồi quy có thể là giả mạo vì các chuổi này có cùng xu thế, điều này thường xảy ra trong kinh tế Ước lượng của các hệ số hồi quy không phải chỉ chịu ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc mà còn bao hàm xu thế Việc hồi quy các biến không dừng có thể dẫn đến hồi quy giả mạo khi đó thì các tiêu chuẩn t và F không còn đúng nữa Theo Granger và Newbold dấu hiệu hồi quy giả mạo là : R2>d Khắc phục hồi quy giả mạo: đưa thêm biến xu thế vào mô hình, chỉ chấp nhận biến xu thế phi ngẫu nhiên Đồng liên kết: Engle và Granger (1987) cho rằng nếu kết hợp tuyến tính các chuỗi thời gian không dừng là chuỗi dừng thì các chuỗi không dừng đó được coi là đồng liên kết Nếu mô hình là đồng liên kết tức là không xảy ra trường hợp hồi quy giả mạo Trong phần này nhóm kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Var của Jonhangen Mô hình VECM- mô hình hiệu chỉnh sai số vector: mô hình này thể hiện mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến số nó còn thể hiện được động thái trong ngắn hạn trong mối quan hệ giữa các biến số trong việc giữ cho hệ thống quy về mối quan hệ trong dài hạn Kết quả phân tích lựa chọn mô hình và dự báo: Dữ liệu: GDP của Việt Nam, xuất-nhập khẩu, dự trữ ngoại hối, tài khoản vãng lai, tài khoản vốn, cung tiền Đơn vị: triệu USD Ngoài ra còn có tỷ giá hối đoái, lãi suất tái vấp vốn, lãi suất FED Số liệu thống kê theo năm (1996-2011) NĂM GDP 1996 24400.13 1997 25514.48 1998 25991.07 1999 28510.27 2000 30428.97 2001 31907.65 2002 34782.96 2003 39207.66 2004 45338.59 2005 52727.51 2006 60686.81 2007 70995.41 2008 87042.29 2009 92755.41 2010 106426.85 2011 123600.14 XUẤT NHẬP 9971.93 12648.31 10997.40 13074.03 11656.59 13555.15 14245.51 15059.45 16745.83 17495.31 17425.48 18153.54 19753.42 21550.74 23247.79 26525.82 29803.89 33226.60 36571.31 38775.89 44640.09 47703.19 54516.14 64053.62 68073.63 84169.99 56583.99 68829.99 72191.88 84801.20 96905.67 106749.85 DỰ TRỮ NGOẠI HỐI 1718.76 1973.11 1999.73 3324.69 3416.18 3660.00 4121.00 6222.00 7041.00 9049.68 13382.50 23471.80 23882.00 15580.30 12466.60 13539.12 TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 11149.00 12292.00 13890.00 14028.00 14514.00 15084.00 15403.00 15646.00 15777.00 15916.00 16054.00 16114.00 16977.00 17740.00 19121.16 20656.70 NĂ M 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 TK VÃNG LAI -2020.00 -1528.00 -1074.00 1177.00 1106.00 682.00 -604.00 -1931.00 -957.00 -560.19 -163.74 -6992.08 -11435.00 -8868.00 -4276.00 236.00 TK VỐN 2909.00 2125.00 1646.00 1058.00 -316.00 371.00 2090.00 3279.28 2807.00 3087.00 3088.00 17540.00 14232.00 8670.00 4703.03 5674.71 CUNG TIỀN 5053.26 5742.60 6291.92 10369.97 13572.69 16629.94 18447.32 24163.36 31403.12 40749.81 52386.38 77820.53 89152.38 120674.79 129610.85 134304.19 FED RATE 5.50% 5.50% 5.75% 4.75% 5.75% 6.50% 1.80% 1.00% 1.50% 3.25% 5.25% 5.00% 2.00% 0.25% 0.17% 0.08% LS TÁI CẤP VỐN 13.20% 13.20% 12.00% 10.00% 5.40% 5.00% 4.80% 6.00% 5.00% 6.00% 6.50% 14.00% 7.00% 7.00% 8% 13% Bảng: Số liệu hằng năm các biến chuỗi thời gian của phương trình NĂM RES 1996 -2.65299 1997 -2.55964 1998 -2.56474 1999 -2.14889 2000 -2.18687 2001 -2.16538 2002 -2.13303 2003 -1.84078 2004 -1.86241 2005 -1.76241 2006 -1.51178 2007 -1.10682 2008 -1.29327 2009 -1.78396 2010 -2.14440 2011 -2.21147 IM TRADE CAD CAC M ER -0.65706 -0.66862 -0.65099 -0.63826 -0.55346 -0.56398 -0.47872 -0.39075 -0.31081 -0.30734 -0.24073 -0.10289 -0.03356 -0.29833 -0.22715 -0.14656 -2.21012 -2.50850 -2.61666 -3.55613 -3.70377 -3.78022 -2.96283 -2.48163 -2.58373 -3.17460 -2.98630 -2.00739 -1.68780 -2.02477 -2.13302 -2.53017 -2.49149 -2.81529 -3.18636 3.18730 3.31465 3.84557 -4.05331 -3.01083 -3.85811 -4.54462 -5.91520 -2.31784 -2.02972 -2.34752 -3.21444 -6.26098 -2.12678 -2.48547 -2.75940 -3.29388 -4.56741 -4.45440 -2.81196 -2.48125 -2.78204 -2.83794 -2.97820 -1.39813 -1.81090 -2.37010 -3.11925 -3.08103 -1.57455 -1.49133 -1.41849 -1.01135 -0.80734 -0.65164 -0.63421 -0.48403 -0.36725 -0.25769 -0.14708 0.09179 0.02395 0.26313 0.19708 0.08306 -14.974 -12.919 -12.703 -15.157 -14.008 -13.829 -14.880 -14.901 -16.236 -15.738 -15.231 -15.139 -13.715 -13.631 -13.859 -13.785 Kết quả kiểm định tính dừng theo 2 phương pháp ADF và PP ADF PP IRD 1.07299 1.07299 1.05910 1.05012 0.99669 0.98592 1.02947 1.04950 1.03448 1.02663 1.01188 1.08571 1.04902 1.06733 1.07817 1.12910 T-statistic CAC D(CAC) D(CAC,2) CAD D(CAD) ER D(ER) IM D(IM) IRD D(IRD) M D(M) RES D(RES) TRADE D(TRADE) D(TRADE,2) -0.194986 -0.316698 -5.436544 -1.787577 -3.772563 -2.291877 -4.764747 -0.898337 -3.90866 -1.29923 -3.770384 -1.906655 -3.321632 -0.778311 -2.487965 -3.270025 -3.131218 -4.194616 Test critical value -3.081002 -3.14492 -3.14492 -3.081002 -3.098896 -3.081002 -3.098896 -3.081002 -3.098896 -3.081002 -3.098896 -3.081002 -3.098896 -1.96627 -1.96843 -3.791172 -3.875302 -3.933364 T-statistic -0.891786 -3.877252 -8.546749 -1.849107 -3.772563 -2.291877 -5.040927 -0.537646 -5.675876 -1.29923 -3.763016 -2.540834 -3.320418 -0.740034 -2.521174 -2.275751 -1.995696 -6.113604 Test critical vaue -3.759743 -3.098896 -3.11991 -3.081002 -3.098896 -3.081002 -3.098896 -3.081002 -3.098896 -3.081002 -3.098896 -3.081002 -3.098896 -1.96627 -1.96843 -3.759743 -3.791172 -3.828975 Kiểm định đồng liên kết Date: 05/05/13 Time: 23:10 Sample (adjusted): 1997 2011 Included observations: 15 after adjustments Trend assumption: Linear deterministic trend Series: RES IM CAD M ER IRD Lags interval (in first differences): No lags Unrestricted Cointegration Rank Test (Trace) Hypothesized No of CE(s) Eigenvalue Trace Statistic 0.05 Critical Value Prob.** None * At most 1 * At most 2 At most 3 At most 4 At most 5 0.963578 0.881875 0.707746 0.527370 0.413851 0.125876 121.4532 71.76448 39.72430 21.27233 10.03071 2.017989 95.75366 69.81889 47.85613 29.79707 15.49471 3.841466 0.0003 0.0347 0.2325 0.3409 0.2784 0.1554 Trace test indicates 2 cointegrating eqn(s) at the 0.05 level * denotes rejection of the hypothesis at the 0.05 level **MacKinnon-Haug-Michelis (1999) p-values => Có hai mối liên hệ đồng liên kết giữa các biến Mô hình vector hiệu chỉnh sai số VECM Nhóm nghiêm cứu sử dụng số liệu theo quý để đánh giá mối quan hệ của các biến trong ngắn hạn nhằm tăng độ chính xác của kết quả hồi quy (1996Q1-2012Q3) RES= -23.93494+3.293068IM + 0.088006CAD -1.067077M-0.730733ER+13.37951IRD Vector Error Correction Estimates Date: 05/06/13 Time: 19:05 Sample (adjusted): 1997Q2 2012Q3 Included observations: 62 after adjustments Standard errors in ( ) & t-statistics in [ ] Cointegrating Eq: CointEq1 RES(-1) 1.000000 IM(-1) -3.293068 (0.79969) [-4.11793] CAD(-1) -0.088006 (0.05020) [-1.75327] M(-1) 1.067077 (0.41595) [ 2.56537] ER(-1) 0.730733 (0.16757) [ 4.36066] IRD(-1) -13.37951 (3.83258) [-3.49099] C 23.93494 Error Correction: D(RES) D(IM) CointEq1 0.015457 (0.03811) [ 0.40561] 0.144126 (0.03371) [ 4.27497] -0.137069 0.041511 -0.982495 (1.13321) (0.02273) (0.45242) [-0.12096] [ 1.82600] [-2.17163] 0.001478 (0.00282) [ 0.52434] D(RES(-1)) 0.164631 (0.20714) [ 0.79477] 0.302115 (0.18326) [ 1.64855] 0.596348 (6.15988) [ 0.09681] 0.147675 0.667718 (0.12357) (2.45926) [ 1.19504] [ 0.27151] -0.025716 (0.01533) [-1.67785] D(RES(-2)) 0.236692 (0.21680) [ 1.09176] 0.075867 (0.19180) [ 0.39554] 7.039157 (6.44704) [ 1.09184] 0.219631 -1.103445 (0.12933) (2.57391) [ 1.69816] [-0.42870] -0.018940 (0.01604) [-1.18069] D(RES(-3)) -0.137908 (0.24958) [-0.55256] -0.124926 (0.22081) [-0.56577] 4.176293 -0.110554 -0.258555 (7.42186) (0.14889) (2.96310) [ 0.56270] [-0.74252] [-0.08726] 0.018504 (0.01847) [ 1.00201] D(RES(-4)) 0.509293 (0.23121) [ 2.20274] 0.477947 (0.20455) [ 2.33653] 1.465121 (6.87556) [ 0.21309] 0.216944 0.957817 (0.13793) (2.74499) [ 1.57285] [ 0.34893] 0.004348 (0.01711) [ 0.25418] D(IM(-1)) -0.057977 (0.16074) [-0.36068] -0.104212 (0.14221) [-0.73279] -0.427071 -0.211002 -2.853478 (4.78011) (0.09589) (1.90840) [-0.08934] [-2.20037] [-1.49522] 0.035506 (0.01189) [ 2.98526] D(IM(-2)) -0.048810 (0.17586) [-0.27755] -0.007968 (0.15559) [-0.05121] -0.954496 -0.206682 0.508395 (5.22960) (0.10491) (2.08786) [-0.18252] [-1.97006] [ 0.24350] 0.037717 (0.01301) [ 2.89860] D(CAD) D(M) D(ER) D(IRD) D(IM(-3)) 0.126579 (0.17843) [ 0.70940] -0.187438 (0.15786) [-1.18737] -11.08619 -0.155014 1.189391 (5.30607) (0.10645) (2.11839) [-2.08934] [-1.45628] [ 0.56146] 0.031995 (0.01320) [ 2.42344] D(IM(-4)) 0.057171 (0.18192) [ 0.31426] 0.188731 (0.16095) [ 1.17261] -7.985260 -0.078185 -1.107042 (5.40992) (0.10853) (2.15985) [-1.47604] [-0.72041] [-0.51256] -0.002042 (0.01346) [-0.15173] D(CAD(-1)) 0.000558 (0.00680) [ 0.08214] 0.011869 (0.00601) [ 1.97412] -0.379093 -0.000741 -0.147087 (0.20208) (0.00405) (0.08068) [-1.87592] [-0.18288] [-1.82311] 0.000286 (0.00050) [ 0.56876] D(CAD(-2)) 0.011599 (0.00636) [ 1.82457] 0.015161 (0.00562) [ 2.69561] -0.289174 0.009498 -0.096960 (0.18904) (0.00379) (0.07547) [-1.52967] [ 2.50440] [-1.28469] -0.000177 (0.00047) [-0.37698] D(CAD(-3)) 0.002249 (0.00674) [ 0.33391] 0.006435 (0.00596) [ 1.07975] -0.105380 (0.20033) [-0.52604] 0.004473 -0.102798 (0.00402) (0.07998) [ 1.11290] [-1.28532] -0.000330 (0.00050) [-0.66177] D(CAD(-4)) 0.001895 (0.00563) [ 0.33681] 0.003991 (0.00498) [ 0.80156] -0.187048 (0.16735) [-1.11769] 0.004618 -0.087816 (0.00336) (0.06681) [ 1.37558] [-1.31434] -0.000201 (0.00042) [-0.48211] D(M(-1)) -0.344349 (0.37473) [-0.91892] -1.308080 (0.33153) [-3.94555] -11.52873 (11.1436) [-1.03456] -0.487523 5.907976 (0.22355) (4.44897) [-2.18079] [ 1.32794] -0.011597 (0.02773) [-0.41824] D(M(-2)) -0.689700 (0.39729) [-1.73599] -1.263532 (0.35149) [-3.59477] -13.39868 -0.717029 6.052143 (11.8145) (0.23701) (4.71681) [-1.13409] [-3.02529] [ 1.28310] 0.008568 (0.02940) [ 0.29146] D(M(-3)) -0.846536 (0.41004) [-2.06450] -0.964463 (0.36277) [-2.65859] 0.631763 -0.710866 5.759483 (12.1937) (0.24462) (4.86818) [ 0.05181] [-2.90603] [ 1.18309] 0.029417 (0.03034) [ 0.96959] D(M(-4)) 0.038053 (0.40100) [ 0.09490] -0.919865 (0.35477) [-2.59284] -6.378421 (11.9247) [-0.53489] 0.226340 9.006656 (0.23922) (4.76082) [ 0.94615] [ 1.89183] 0.022228 (0.02967) [ 0.74915] D(ER(-1)) -0.009235 (0.02858) [-0.32316] -0.094968 (0.02528) [-3.75617] 0.339338 -0.018571 -0.256715 (0.84983) (0.01705) (0.33928) [ 0.39930] [-1.08928] [-0.75664] 0.001478 (0.00211) [ 0.69886] D(ER(-2)) -0.014225 (0.02592) [-0.54889] -0.060338 (0.02293) [-2.63160] 0.383107 -0.008210 -0.132716 (0.77068) (0.01546) (0.30768) [ 0.49710] [-0.53104] [-0.43134] 0.001347 (0.00192) [ 0.70242] D(ER(-3)) 0.009256 (0.02012) [ 0.46011] -0.032627 (0.01780) [-1.83315] 0.205446 0.011362 0.013582 (0.59824) (0.01200) (0.23884) [ 0.34342] [ 0.94669] [ 0.05687] -0.001280 (0.00149) [-0.85988] D(ER(-4)) 0.006516 (0.01334) [ 0.48847] -0.006851 (0.01180) [-0.58048] -0.240725 (0.39670) [-0.60682] 0.008231 0.062966 (0.00796) (0.15838) [ 1.03429] [ 0.39757] -0.001442 (0.00099) [-1.46093] D(IRD(-1)) -1.981677 (2.14864) [-0.92229] -3.334785 (1.90093) [-1.75429] -16.41086 -3.112236 19.99064 (63.8951) (1.28180) (25.5094) [-0.25684] [-2.42801] [ 0.78366] 0.558553 (0.15898) [ 3.51329] D(IRD(-2)) 0.122081 (2.43778) -3.942910 (2.15674) 79.88607 (72.4935) -0.310026 (0.18038) 1.898910 (1.45429) 7.500424 (28.9422) [ 0.05008] [-1.82818] [ 1.10198] [ 0.25915] [-1.71877] D(IRD(-3)) -1.772944 (2.29249) [-0.77337] -0.094315 (2.02820) [-0.04650] -24.61486 -2.004994 -15.35070 (68.1729) (1.36762) (27.2173) [-0.36106] [-1.46605] [-0.56401] 0.383692 (0.16963) [ 2.26198] D(IRD(-4)) 0.290035 (2.01011) [ 0.14429] -0.437782 (1.77838) [-0.24617] 5.246956 0.176071 -20.14496 (59.7757) (1.19916) (23.8648) [ 0.08778] [ 0.14683] [-0.84413] -0.063409 (0.14873) [-0.42633] C 0.053670 (0.03735) [ 1.43702] 0.132521 (0.03304) [ 4.01061] 1.166790 (1.11064) [ 1.05056] 0.078085 -0.618241 (0.02228) (0.44341) [ 3.50460] [-1.39429] -0.002288 (0.00276) [-0.82798] 0.701652 0.494466 0.485233 0.116098 3.386576 62.38388 -1.173674 -0.281649 0.013445 0.163286 0.729806 0.542171 0.379802 0.102714 3.889503 69.97821 -1.418652 -0.526628 0.014471 0.151801 0.421714 0.849747 0.654262 0.020127 0.745405 0.414165 429.1004 0.172689 68.39498 3.452456 0.069260 1.378354 1.050118 8.143851 2.724998 -147.9454 94.41105 -91.01730 5.611143 -2.206808 3.774752 6.503167 -1.314784 4.666776 0.090297 0.028684 0.032490 3.487733 0.137264 1.800833 0.788389 0.641436 0.002657 0.008590 5.364931 223.8191 -6.381263 -5.489239 0.000592 0.014346 R-squared Adj R-squared Sum sq resids S.E equation F-statistic Log likelihood Akaike AIC Schwarz SC Mean dependent S.D dependent [ 1.30573] Determinant resid covariance (dof adj.) 4.58E-10 Determinant resid covariance 1.75E-11 Log likelihood 239.9133 Akaike information criterion -2.513331 Schwarz criterion 3.044665 Bảng kết quả phương pháp VECM: D(IM) D(CAD) D(M) D(ER) D(IRD) D(RES(-1)) D(RES) 0.16463 1 0.302115 0.596348 0.147675 0.667718 -0.02572 D(RES(-2)) 0.236692 0.075867 7.039157 0.219631 -1.10345 -0.01894 D(RES(-3)) -0.13791 -0.12493 -0.11055 -0.25856 0.018504 D(RES(-4)) 0.509293 0.477947 4.176293 1.46512 1 0.216944 0.957817 0.004348 D(IM(-1)) -0.05798 -0.10421 -0.42707 -0.211 -2.85348 0.035506 D(IM(-2)) -0.04881 -0.00797 -0.9545 -0.20668 0.508395 0.037717 D(IM(-3)) 0.126579 -0.18744 -11.0862 -0.15501 1.189391 0.031995 D(IM(-4)) 0.188731 -7.98526 -0.07819 -1.10704 -0.00204 D(CAD(-1)) 0.057171 0.00055 8 -0.37909 -0.00074 -0.14709 0.000286 D(CAD(-2)) 0.011599 -0.28917 0.009498 -0.09696 -0.00018 D(CAD(-3)) 0.002249 0.011869 0.01516 1 0.00643 5 -0.10538 -0.1028 -0.00033 D(CAD(-4)) 0.001895 0.003991 -0.18705 0.004473 0.00461 8 -0.08782 -0.0002 D(M(-1)) -0.34435 -1.30808 -11.5287 -0.48752 -0.0116 D(M(-2)) -0.6897 -1.26353 -13.3987 -0.71703 5.907976 6.05214 3 0.008568 D(M(-3)) -0.96446 0.631763 0.029417 -0.91987 -6.37842 -0.71087 0.22634 0 5.759483 D(M(-4)) -0.84654 0.03805 3 9.006656 0.022228 D(ER(-1)) -0.00924 -0.09497 0.339338 -0.01857 -0.25672 0.001478 D(ER(-2)) -0.01423 -0.06034 0.383107 -0.00821 -0.13272 0.001347 0.009256 0.00651 6 -0.03263 0.20544 6 -0.00685 D(IRD(-2)) -1.98168 0.12208 1 D(IRD(-3)) D(IRD(-4)) D(IRD(-1)) 0.01358 2 -0.00128 -0.24073 0.062966 -0.00144 -3.33479 -16.4109 -3.11224 19.99064 0.558553 -3.94291 79.88607 1.898910 7.500424 -0.31003 -0.09432 -24.6149 -2.00499 -15.3507 0.383692 0.290035 D(ER(-4)) 0.011362 0.00823 1 -1.77294 D(ER(-3)) -0.43778 5.246956 0.176071 -20.145 -0.06341 Kiểm định phần dư: nhìn vào đồ thị bên dưới ta thấy các giá trị dao động xung quanh giá trị 0, do đó phần dư của mô hình này là dừng chứng tỏ mô hình đưa ra phù hợp với chuổi dữ liệu RES Residuals IM Residuals 3 3 2 2 1 1 0 0 -.1 -.1 -.2 -.2 98 00 02 04 06 08 10 12 98 00 CAD Residuals 02 04 06 08 10 12 08 10 12 08 10 12 M Residuals 8 15 10 4 05 0 00 -.05 -4 -.10 -8 -.15 98 00 02 04 06 08 10 12 98 00 ER Residuals 02 04 06 IRD Residuals 3 03 2 02 1 01 0 00 -1 -.01 -2 -3 -.02 98 00 02 04 06 08 10 12 98 00 02 04 06 Phân tích kết quả nhận được: 1 Phân tích tác động trong dài hạn: Mô hình dài hạn theo phương pháp VECM RES= -23.93494 + 3.293068IM + 0.088006CAD -1.067077M-0.730733ER + 13.37951IRD • Nhìn vào phương trình có thể thấy tác động của biến chi phí cơ hội IRD đến mức dự trữ là cao nhất, có thể giải thích bằng việc lãi suất tái cấp vốn của ngân hàng nhà nước Việt Nam luôn có xu hướng cao hơn rất nhiều so với lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ, và xu hướng của các nước trên thế giới hiện nay là giảm bớt nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ để chuyển sang các loại ngoại tệ khác như EUR, GBP, JPY Tuy nhiên, với biến IRD này có rất nhiều cách tính khác nhau do đó kết quả nhận được chỉ có thể giải thích một cách tương đối sự tác động, con số nhận được là không có ý nghĩa thống kê • Tác động của mức cung tiền M2 cũng ảnh hưởng nhiều đến dự trữ ngoại hối Điều này phù hợp với những chính sách điều hành hiện nay Với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, người cư trú được phép sử dụng ngoại tệ sẵn có của mình đi mua hoặc đi vay để đầu tư sau khi được phép của cơ quan có thẩm quyền về việc đầu tư ra nước ngoài • Do các giao dịch vốn đã tương đối được tự do hoá nên NHNN cần phải mua ngoại tệ cho dự trữ ngoại hối khi các luồng vốn đổ vào Việt Nam để duy trì sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu và phải bán ra khi đến hạn trả nợ hay có hiện tượng đảo chiều của các luồng vốn ngắn hạn của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán • Bên cạnh đó, với mức độ đô la hoá tương đối cao của Việt Nam, dự trữ ngoại hối cũng phải gia tăng để đảm bảo can thiệp khi có hiện tượng rút ngoại tệ ồ ạt tại các ngân hàng thương mại Hiện tượng đô la hoá (theo số tương đối) hiện nay có xu hướng giảm do hoạt động đầu tư vào thị trường chứng khoán gia tăng mạnh mẽ • Các biến Cad và Er tác đông không lớn đến dự trữ ngoại hối Điều này có ý nghĩa lượng dữ trữ ngoại hối của Việt Nam ít nhạy cảm với sự thay đổi của tỷ giá hối đoái và tài khoản vãng lai 2 Phân tích tác động trong ngắn hạn : Kết quả của phương pháp VECM lại một lần nữa khẳng định kết quả của mô hình đồng liên kết Với những biến có tác động lớn đến dự trữ ngoại hối trong dài hạn là Ird và M một lần nữa lại có tác động đến dự trữ ngoại hối trong ngắn hạn Biến Ird có tác động mạnh nhất đến dự trữ ngoại hối với độ trễ 2 và 4 quý hay 6 và 12 tháng Điều này có thể giải thích đây là kì hạn của trái phiếu ngắn hạn kho bạc Mỹ Với những thay đổi lãi suất của ngân hàng nhà nước và chính phủ Mỹ thì các nhà điều hành chính sách ở Việt Nam đã thay đổi mức dự trữ ngoại hối bằng cách giảm bớt hay tăng thêm việc mua trái phiếu ngắn hạn chính phủ Mỹ để không phải mất đi chi phí cơ hội quá lớn Mức cung tiền M2 có tác động giảm dần theo thời gian vì những chính sách của ngân hàng nhà nước được đưa ra kịp thời để giải quyết những vấn đề nảy sinh Các biến Cad và Er không có nhiều tác động đến dự trữ ngoại hối trong ngắn hạn Có một điểm đáng chú ý là mức dự trữ ngoại hối ở quý trước cũng có những ảnh hưởng đáng kể đến mức dự trữ ngoại hối hiện tại, điều này chứng tỏ mức dự trữ hiện tại cũng là một yếu tố được các nhà điều hành chính sách xem xét để đưa ra mức dự trữ ngoại hối trong tương lai TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PGS, TS Lê Thị Tuấn Nghĩa & TS Phạm Thị Hoàng Anh, “Quy mô và cơ cấu dự trữ ngoại hối của Việt Nam thời kì hậu WTO” 2 Nguyễn Thị Phương Mai, “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự trữ ngoại hối tại NHNN Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng năm, 2012 3 Lê Thị Tuấn Nghĩa, Nguyễn Thị Thanh Huyền, “Tăng dự trữ ngoại hối nhà nước để đáp ứng yêu cầu hội nhập”, Tạp chí Ngân hàng số 22, năm 2006 4 NHNN Việt Nam, “Báo cáo thường niên các năm từ 2007đến 2012” 5 Phan Thanh Hoàn, Nguyễn Đăng Hào, “Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại Việt Nam thời kỳ 1995-2004”, Tạp chí khoa học, số 43 – 2007 6 Ths.Phùng Thanh Bình , “Applied Economics”, TIMe sERies data, 2010 7 OliviER Jeanne and Romain Rancière, “The OptIMal Level of IntERnational RESERves for EmERging Market Countries: Formulas and Applications”, IMF, 10/2006 8 Joshua Aizenman, Yi Sun, “The finacial crisis and sizable intERnational RESERves depletion: from “fear of floating” to the “fear of losing intERnational RESERves”, 10/2009 9 Marc-André Gosselin and Nicolas Parent, “ An Empirical Analysis of Foreign Exchange RESERves in EmERging Asia”, 12/2005 10 Prabheesh K P, Malathy D, Madhumati R, “ Demand for Foreign Exchange RESERves for India: A Cointegration Approach”, 2007 11 ChristophER Mun-Yin Seck, “CHINA’S foreign exchange RESERves: Balancing consumption with investments in treasury bonds and sovEReign funds”, 06/2009 12 Yuko HashIMoto, “ Too Much for Self-Insurance? Asian Foreign RESERves” , 03/2008 13 Donghyun Park and Gemma B Estrada, “Are Developing Asia’s Foreign Exchange RESERves Excessive? An Empirical Examination”, 08/2009 14 Akash Gupta, Rahul Agarwal, “How should emERging economies manage their foreign exchange RESERves?”, 2007 15 Dr N K Dashora, Ms Payal Sachdeva , “Foreign Exchange RESERve- How Much Is Sufficient”, 2008 16 Bộ Tài Chính, website: [www.mof.gov.vn] 17 Tổng cục Thống kê, website: [www.gso.vn] 18 Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB, website: [www.adb.org] 19 Quỹ tiền tệ thế giới IMF, website: [www.IMf.org] 20 Ngân hàng thế giới World Bank, website: [www.worldbank.org] 21 TS Trương Quang Thông, “Tản mạn về cán cân thanh toán Việt Nam năm 2009”, 12/2009, [http://www.thesaigontIMes.vn] 22 Mạnh Quân, “Sáng sủa hơn, nhưng lo khoản thâm hụt”, 04/2010, [http://sgtt.com.vn] 23 Ví Đăng Minh, “Vụ quản lý ngoại hối – Tác động của tỷ giá đến xuất nhập khẩu”, 04/2010, [http://www.bsc.com.vn] 24 Hạnh Phương, “Kinh tế năm 2010: Cần kiểm soát tốt các luồng tiền”, 01/2010 25 Thời báo kinh tế Sài Gòn, “Chính sách tỷ giá, cần giải pháp kỷ trị”, 10/2009, [http://www.doanhnhan360.com] 26 Nguyễn Khắc Bảo, “ Ứng dụng giải Nobel Kinh tế năm 2003 để kiểm định mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái”, 2005, website: http://www.quantri.com.vn 27 Kinh nghiệm quản lý dự trữ ngoại hối một số nước và một số đề xuất với Việt Nam, 03/05/2013, [http://kiemtoan.com.vn] ... ? ?Các nhân tố ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối Việt Nam – thực trạng giải pháp? ?? gồm chương nội dung chính:  Chương 1: Tổng quan ngoại hối dự trữ ngoại hối  Chương 2: Thực trạng trữ ngoại hối Việt. .. hỏi Việt Nam phải có mức dự trữ ngoại hối an tồn tối ưu Vì vậy, đề tài ? ?Các nhân tố ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối Việt Nam – thực trạng giải pháp? ?? cung cấp nhìn tồn diện việc sử dụng dự trữ ngoại. .. quan dự trữ ngoại hối, định lượng nhân tố ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối Việt Nam T ập trung vào nghiên cứu vấn đề ước lượng mô hình dự trữ ngoại hối, phân tích mức độ biến động biến kinh tế vĩ

Ngày đăng: 11/05/2015, 11:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mục lục

    • 2.2. Thực trạng dự trữ ngoại hối Việt Nam:

      • 2.2.1. Mức dự trữ ngoại hối thấp làm mất an toàn cho nền tài chính quốc gia:

      • 2.2.2. Tình trạng đô la hóa cao tác động đến dự trữ ngoại hối:

      • 2.2.3. Chiến lượt quản lý dự trữ ngoại hối còn thụ động:

      • 2.2.4. Bất cập trong phân tích và dự báo của NHNN:

      • CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

        • 4.2. Những khuyến nghị:

        • KẾT LUẬN

        • PHỤ LỤC

        • ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH THEO PHƯƠNG PHÁP VECM

        • Hồi quy giả mạo: khi hồi quy các chuỗi thời gian kết quả hồi quy có thể là giả mạo vì các chuổi này có cùng xu thế, điều này thường xảy ra trong kinh tế. Ước lượng của các hệ số hồi quy không phải chỉ chịu ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc mà còn bao hàm xu thế. Việc hồi quy các biến không dừng có thể dẫn đến hồi quy giả mạo. khi đó thì các tiêu chuẩn t và F không còn đúng nữa.

        • Theo Granger và Newbold dấu hiệu hồi quy giả mạo là : R2>d

        • Khắc phục hồi quy giả mạo: đưa thêm biến xu thế vào mô hình, chỉ chấp nhận biến xu thế phi ngẫu nhiên.

        • Đồng liên kết: Engle và Granger (1987) cho rằng nếu kết hợp tuyến tính các chuỗi thời gian không dừng là chuỗi dừng thì các chuỗi không dừng đó được coi là đồng liên kết. Nếu mô hình là đồng liên kết tức là không xảy ra trường hợp hồi quy giả mạo. Trong phần này nhóm kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Var của Jonhangen.

        • Mô hình VECM- mô hình hiệu chỉnh sai số vector: mô hình này thể hiện mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến số nó còn thể hiện được động thái trong ngắn hạn trong mối quan hệ giữa các biến số trong việc giữ cho hệ thống quy về mối quan hệ trong dài hạn.

        • Kết quả phân tích lựa chọn mô hình và dự báo:

        • Dữ liệu: GDP của Việt Nam, xuất-nhập khẩu, dự trữ ngoại hối, tài khoản vãng lai, tài khoản vốn, cung tiền. Đơn vị: triệu USD. Ngoài ra còn có tỷ giá hối đoái, lãi suất tái vấp vốn, lãi suất FED. Số liệu thống kê theo năm (1996-2011).

        • Bảng: Số liệu hằng năm các biến chuỗi thời gian của phương trình

        • Kết quả kiểm định tính dừng theo 2 phương pháp ADF và PP

        • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan