Tiểu luận tài chính quốc tế Nghiên cứu về bộ ba bất khả thi THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BỘ BA BẤT KHẢ THI Ở VIỆT NAM

51 680 2
Tiểu luận tài chính quốc tế Nghiên cứu về bộ ba bất khả thi THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BỘ BA BẤT KHẢ THI Ở VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục lục PHẦN 1. LÍ DO NGHIÊN CỨU 1 PHẦN 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2 PHẦN 3. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 3 3.1. Mô hình Mundell-Fleming và các hàm ý về chính sách tài khoá. 3 3.1.1. Chính sách tiền tệ dưới các chế độ tỷ giá 3 3.2. Lý thuyết bộ ba bất khả thi 6 3.2.1.Thuyết bộ ba bất khả thi của GS. Robert Mundell 6 3.2.2.Thuyết tam giác mở rộng của Yigang và Tangxian 7 3.3. Thuyết tứ diện (A tetrahedron Hypothesis) 9 3.3.1.Cơ chế tỷ giá trung gian - nền tảng của thuyết tam giác mở rộng và thuyết tứ diện 9 3.3.2.Thuyết tứ diện 10 PHẦN 4. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13 PHẦN 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 14 5.1. Kiểm soát vốn: 14 5.1.1. De jure Controls: Cơ sở dữ liệu Chinn-Ito 14 5.1.2. Sự mở cửa tài khoản vốn trong thực tế 17 5.2. Chế độ tỷ giá hối đoái 24 5.2.1. Phương pháp 24 5.2.2. Bằng chứng về tỷ giá hối đoái linh hoạt của Châu Á-11 25 5.3. Phân tích chính sách 30 5.3.1. Châu Á và bộ ba bất khả thi 30 PHẦN 6. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BỘ BA BẤT KHẢ THI Ở VIỆT NAM 35 6.1. Tình hình áp dụng bộ ba bất khả thi của Việt Nam năm 2007 36 6.1.1. Chính sách tiền tệ: 37 6.1.2. Chính sách tỷ giá 37 6.2. Tình hình áp dụng bộ ba bất khả thi của Việt Nam năm 2008 37 1 6.2.1. Chính sách tỷ giá 37 6.2.2. Chính sách tiền tệ 40 6.2.3. Chính sách kiểm soát vốn 42 6.3. Tình hình áp dụng bộ ba bất khả thi của Việt Nam năm 2009 45 6.3.1. Chính sách tỷ giá 45 6.3.2. Chính sách tiền tệ 46 6.3.3. Hội nhập tài chính 46 6.4. Tình hình áp dụng bộ ba bất khả thi của Việt Nam năm 2010-2011 47 6.4.1. Chính sách tỷ giá 47 6.4.2. Chính sách tiền tệ 47 6.4.3. Hội nhập tài chính 48 KẾT LUẬN 49 PHẦN 1. LÍ DO NGHIÊN CỨU Trong giai đoạn hiện nay thì nền kinh tế toàn cầu đang gặp phải rất nhiều khó khăn, nền kinh tế thế giới đang phải chống chọi với những cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, khủng hoảng dầu mỏ do chiến tranh và tranh chấp ở vùng Tây Á… Tuy nhiên chúng ta không còn có thể mong đợi nhiều vào những nền kinh tế phát triển đã già cỗi lâu nay ở Châu Âu hay nền kinh tế lớn nhất thế giới đang trong giai đoạn khủng hoảng như Mỹ có thể đưa được nền kinh tế thế giới thoát khỏi suy thoái. Trong khi mà niềm tin vào các nước đó đã mất thì người ta lại đang hi vọng nhiều vào nền kinh tế các nước Châu Á sẽ làm được điều này. Bằng với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những năm gần đây đã có nhiều nước Châu Á trở thành những nền kinh tế mạnh của thế giới, điển hình trong đó như là Trung Quốc đã vượt lên trên Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, bên cạnh đó còn có Ấn Độ, HongKong, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapo… cũng phát triển mạnh mẽ trở thành những con rồng của Châu Á và là những nền kinh tế mới nổi của thế giới. Tuy nhiên có một điều thú vị là mặc dù các nước Châu Á có sự phát triển nhanh về kinh tế nhưng lại có sự phát triển chậm chạp trong chính sách tiền tệ. Trong khi các nước phát triển ở Châu Âu lựa chọn một tài khoản vốn mở, tỷ giá hối đoái thả nổi và một chính sách 2 tiền tệ độc lập thì các nước Châu Á lại lựa chọn một cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, tài khoản vốn mở và chính sách tiền tệ không có tính độc lập. Điều này đặt ra một câu hỏi thú vị về tình trạng hiện tại và sự phát triển có thể có của chính sách tiền tệ của Châu Á, và tìm ra một khuôn khổ chính sách tiền tệ phù hợp. Bên cạnh các nước nói trên thì bài viết này cũng đề cập đến tình hình áp dụng bộ ba bất khả thi đối với Việt Nam trong những năm gần đây. Thực tế đã cho thấy mặc dù nền kinh tế Việt Nam có những bước tiến đáng kể trong những năm gần đây tuy nhiên Việt Nam vẫn chưa có một cơ chế phù hợp nhất. Bài viết này sẽ góp phần nào trả lời được hai câu hỏi trên đồng thời liên hệ đến Việt Nam để tìm ra một cơ chế phù hợp nhất cho nền kinh tế Châu Á. PHẦN 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi kiểm tra tính rộng mở của tài khoản vốn và tính linh hoạt trong tỷ giá hối đoái ở 11 nền kinh tế châu Á. Châu Á đã có sự phát triển chậm chạp trong sự mở rộng tài khoản vốn. Trong khi đó là sự gia tăng từng bước trong sự linh hoạt của tỷ giá hối đoái, hầu hết các nền kinh tế châu Á tiếp tục với cơ chế tỷ giá hối đoái cố định. Sự kết hợp giữa tài khoản vốn cùng với cơ chế tỷ giá hối đoái không linh hoạt đã dẫn đến chính sách tiền tệ phản chu kỳ. Bài viết này nhằm nhấn mạnh sự cần thiết cho một khuôn khổ chính sách tiền tệ phù hợp. Một ý tưởng cốt lõi trong kinh tế vĩ mô hiện đại là bộ ba bất khả thi, với khái niệm là một quốc gia chỉ có thế có 2 trong 3 mục tiêu sau đây: hội nhập tài chính, tỷ giá hối đoái cố định, chính sách tiền tệ độc lập. Một quốc gia có thể lựa chọn một chính sách tỉ giá cố định hoặc điều hành một chính sách tiền tệ độc lập nhưng không thể có cả hai. Ngoại trừ các nước châu Âu, hầu hết các quốc gia phát triển đều có một tài khoản vốn mở, tỷ giá hối đoái thả nổi và chính sách tiền tệ độc lập. Ở châu Á, một vài nước ví dụ như HongKong, Trung Quốc có tỷ giá hối đoái cố định, tài khoản vốn mở và không có tính độc lập trong chính sách tiển tệ. Tuy nhiên, nói chung 3 các nước châu Á có xu hướng thiếu một chính sách tiền tệ xác định, và hầu hết đều kết hợp 2 mục tiêu là có tài khoản vốn và tỷ giá hối đoái cố định. Vậy mục đích của bài nghiên cứu này là xác định được một khuôn khổ chính sách tiền tệ phù hợp kết hợp với một tỷ giá hối đoái cố định và hội nhập tài chính cho các nước Châu Á. PHẦN 3. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 3.1. Mô hình Mundell-Fleming và các hàm ý về chính sách tài khoá. 3.1.1. Chính sách tiền tệ dưới các chế độ tỷ giá Khi nghiên cứu tác động của chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ đối với việc gia tăng sản lượng quốc gia trong mô hình IS-LM, James Meade(1951) và Jan Tinbergen (1952) đã có những nỗ lực để đưa các yếu tố nước ngoài vào mô hình. Tuy nhiên, phần lớn những đóng góp này đều chỉ dừng lại ở mức là những tranh luận hấp dẫn, chưa thực sự trở thành một lý thuyết vững chắc. Nỗ lực thành công nhất trong việc đưa yếu tố nước ngoài vào hệ thống lý thuyết Keyness hiện đại được xem là của “mô hình Mundell- Fleming”. Đây là kết quả nghiên cứu của Robert Mundell (1962, 1963) và J.M.Fleming (1962) trong thời gian làm việc tại quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Mô hình Mundell-Fleming là sự mở rộng của nền tảng lý thuyết IS-LM khi có tính đến tác động của cán cân thanh toán. Đây được xem là điểm khởi đầu cho lý thuyết bộ ba bất khả thi. Mô hình Mundell- 4 Fleming chỉ ra sự hiệu quả hay không hiệu quả của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá dưới các chế độ tỷ giá khác nhau. 3.1.1.1.Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ dưới chế độ tỷ giá cố định Đầu tiên, mô hình Mundell-Fleming chỉ ra rằng, chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá có thể làm thay đổi các trạng thái của cán cân thanh toán . Bắt đầu tại điểm cân bằng E trong hình 3.1, nơi mà BP=0, nếu chúng ta thực hiện một chính sách tiền tệ mở rộng (một sự dịch chuyển sang phải từ LM thành LM’) thì sẽ có một điểm F cân bằng mới nằm dưới đường cong BP, và đó là một cán cân thanh toán thâm hụt. Ngược lại, bắt đầu từ điểm E, một sự mở rộng chính sách tài khoá (đường IS dịch chuyển sang phải thành IS’) sẽ hướng nền kinh tế đến một cán cân thanh toán thặng dư tại điểm G. Hình 3.1: Mô hình IS-LM của Mundell-Fleming với tỷ giá cố định Mặc dù chính sách tiền tệ và tài khoá có thể dẫn đến một cán cân thanh toán thặng dư hoặc thâm hụt, nhưng hàm ý của mô hình Mundell-Fleming đó là có thể sử dụng sự kết hợp của chính sách tài khoá và tiền tệ để tăng sản lượng mà không tạo nên một cán cân thanh toán thâm hụt hay thặng dư. Điều này được thể hiện rõ trong hình 3.1. Bắt đầu tại điểm E, chúng ta có thể thực hiện cả hai chính sách tài khoá và tiền tệ mở rộng (nghĩa là, IS dịch chuyển đến IS’ và LM dịch chuyển đến LM’) nhưng vẫn có được một cán cân thanh toán cân bằng (điểm H trong hình 3.1). Điểm H là một điểm cân bằng bền vững trong dài hạn. Khi cán cân thanh toán thặng dư, NHTW sẽ dùng nội tệ để mua ngoại tệ vào. Ngược lại, khi cán cân thanh toán thâm hụt, NHTW sẽ bán ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu trên thị trường. Do đó, một cán cân thanh toán thặng dư hay thâm hụt sẽ làm tăng hoặc giảm cung tiền của nền kinh tế vì NHTW sẽ mua vào hoặc bán ra ngoại tệ. Kết quả là, một cán cân thanh toán thặng dư hay thâm hụt sẽ không được duy trì, nhưng điều này lại tác động 5 đến lạm phát trong nước. Luận điểm này sau đó được Frankel và Krugman khai thác và xây dựng nên lý thuyết bộ ba bất khả thi. Nhằm tránh những tác động của việc mua bán ngoại tệ đến lạm phát trong nước như đã nói ở trên, NHTW sử dụng một công cụ gọi là “chính sách vô hiệu hoá”. Giả định, có một sự mở rộng chính sách tiền tệ và tạo ra một cán cân thanh toán thâm hụt như điểm F trong hình 3.1. Nếu NHTW bán ngoại tệ nhằm đáp ứng cầu ngoại tệ sẽ làm giảm cung tiền nội địa và làm đường LM’ dịch chuyển trở lại đường LM, hay mức cân bằng sẽ trở lại điểm E. Để duy trì vị trí tại F, NHTW phải tiến hành cái gọi là “chính sách vô hiệu hoá”, tức là NHTW sẽ mua các chứng khoán trên thị trường mở nhằm cung ứng ra lưu thông một lượng nội tệ đúng bằng lượng nội tệ giảm đi khi NHTW bán ngoại tệ để duy trì cán cân thanh toán thâm hụt. Ngược lại, để duy trì một cán cân thanh toán thặng dư, chính sách vô hiệu hoá của ngân hàng được thực hiện theo chiều ngược lại. Nghĩa là, NHTW sẽ bán các chứng khoán trên thị trường mở để hút lượng nội tệ được dùng mua ngoại tệ trước đó. Thật quan trọng để hiểu các hàm ý về chính sách tài khóa và tiền tệ dưới các mức độ khác nhau của luân chuyển dòng vốn, cơ chế tỷ giá và chính sách vô hiệu hoá. Nếu chúng ta vẫn tiếp tục giả định chế độ tỷ giá hối đoái là cố định và không có chính sách vô hiệu hoá, thì sau đó tất yếu rằng, chính sách tài khoá trở nên hiệu quả hơn chính sách tiền tệ. Hãy nhìn lại hình 3.1 một lần nữa. Bắt đầu tại điểm E, một sự mở rộng chính sách tiền tệ sẽ chuyển đường LM sang LM’ và do đó đạt được một cán cân thanh toán thâm hụt tại điểm F. Tuy nhiên, không có sự vô hiệu hoá, cung tiền sẽ giảm và sau đó LM’ sẽ dịch chuyển sang phía trái trở lại LM và điểm F sẽ quay trở lại điểm E. Nghĩa là, sản lượng sau khi gia tăng trong một thời gian ngắn sẽ quay lại điểm cân bằng Y*. Do đó, chính sách tiền tệ không hiệu quả hoàn toàn để làm gia tăng sản lượng quốc gia. Ngược lại, giả định rằng, bắt đầu tại điểm E, chúng ta thực hiện một chính sách tài khóa mở rộng, đường IS dịch chuyển sang IS’, dẫn tới một cán cân thanh toán thặng dư tại điểm G. Không có chính sách vô hiệu hoá, một cán cân thanh toán thặng dư hàm ý rằng cung tiền sẽ tăng nhằm đáp ứng cho sự gia tăng trong sản lượng quốc gia. Do đó, đường LM dịch chuyển sang phía phải đến LM’. Tại điểm cân bằng mới, điểm H, là một vị thế dài hạn. Như vậy, sản lượng đã tăng đáng kể trong trường hợp này vì sự dịch chuyển của cung tiền khi không có vô hiệu hoá bổ sung cho sự mở rộng chính sách tài khoá ban đầu. Điều này đưa ta đến kết luận: dưới chế độ tỷ giá cố định, chính sách tài khoá có hiệu quả cao hơn và chính sách tiền tệ kém hiệu quả hơn. 3.1.1.2.Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ dưới chế độ tỷ giá linh hoạt 6 Các hàm ý của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá dưới chế độ tỷ giá linh hoạt có thể được hình dung trong hình 3.2. Giả định chúng ta bắt đầu tại E=(r*, Y*) - phần giao nhau của đường cong IS, LM, BP; và giả định có một sự mở rộng chính sách tiền tệ từ LM sang LM’. Kết quả, chúng ta dịch chuyển từ E đến F, là một cán cân thanh toán thâm hụt. Tại điểm F, có một cầu thặng dư về ngoại tệ và cung thặng dư về nội tệ trên thị trường ngoại hối. Dưới cơ chế tỷ giá linh hoạt, tỷ giá thực sẽ giảm, do đó đường BP dịch chuyển sang phải thành BP’ và IS dịch chuyển sang phải thành IS’, tạo nên một điểm cân bằng sản lượng mới J cao hơn Y*J. Chúng ta có được sự cân bằng bên trong và bên ngoài khi có sự giao nhau của ba đường IS’, LM’ và BP’. Do đó, dưới chế độ tỷ giá linh hoạt, chính sách tiền tệ tỏ ra khá hiệu quả để gia tăng sản lượng. Ngược lại, sự hiệu quả của chính sách tài khoá dưới cơ chế tỷ giá linh hoạt là không rõ ràng. Trong hình 3.2, bắt đầu tại điểm E, giả định có một chính sách tài khoá mở rộng làm cho đường cong IS dịch chuyển đến IS’’ tại điểm G. Tuy nhiên, tại điểm G, chúng ta có một cán cân thanh toán thặng dư và do đó có một sự gia tăng trong tỷ giá thực. Điều này sẽ làm cho đường BP dịch chuyển lên trên thành BP’’ và IS’’ dịch chuyển ngược lại thành IS’. Ta có một điểm cân bằng mới K, là sự giao nhau của đường IS’, LM và BP’’. Như vậy, trong điều kiện tương đối, một chính sách tài khoá mở rộng dưới chế độ tỷ giá linh hoạt là ít hiệu quả hơn dưới chế độ tỷ giá cố định. Hình 3.2: Mô hình IS-LM của Mundell-Fleming với tỷ giá linh hoạt. 7 3.2.LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI 3.2.1.Thuyết bộ ba bất khả thi của GS. Robert Mundell Từ những hàm ý của mô hình Mundell-Fleming ở trên ta thấy rằng: hiệu quả của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá phụ thuộc vào cơ chế tỷ giá hối đoái và mức độ kiểm soát vốn. Ví dụ, quốc gia nào có chuyển dịch dòng vốn tự do và tỷ giá cố định, thì các nhà quản lý tiền tệ không thể theo đuổi một chính sách tiền tệ độc lập. Trong một quốc gia có cơ chế tỷ giá cố định thì không có rủi ro tỷ giá, và lãi suất trong nước biến động cùng với lãi suất nước ngoài. Từ những nhận định trên, các nhà kinh tế như Krugman (1979) và Frankel (1999) đã mở rộng mô hình Mundell-Fleming thành “mô hình bất khả thi”. Giống như trong hình 3.3, Frankel (1999) cho rằng, một quốc gia phải từ bỏ một trong 3 mục tiêu: chính sách tiền tệ độc lập, sự ổn định của chính sách tỷ giá, và hội nhập thị trường tài chính. Các nội dung này được tóm tắt trong bảng 3.1. Hình 3.3 là sự minh hoạ về nguyên tắc hoạt động của bộ ba bất khả thi. Mỗi cạnh thể hiện cho các mục tiêu tốt nhất, lần lượt là: chính sách tiền tệ độc lập, sự ổn định của tỷ giá, và hội nhập tài chính hoàn toàn. Đối nghịch với mỗi cạnh (hay mỗi mục tiêu) là các công cụ chính sách tại các đỉnh. Mục tiêu hội nhập tài chính đối ngược với đỉnh kiểm soát vốn; mục tiêu ổn định tỷ giá đối ngược với đỉnh thả nổi hoàn toàn; mục tiêu chính sách tiền tệ độc lập đối ngược với đỉnh liên minh tiền tệ. Bất kỳ cặp mục tiêu nào cũng có thể đạt được bởi một đỉnh nằm giữa. Ví dụ, mục tiêu chính sách tiền tệ độc lập và tỷ giá ổn định đạt được bởi đỉnh kiểm soát vốn hoàn toàn. Mục tiêu chính sách tiền tệ độc lập và hội nhập tài chính hoàn toàn có thể khả thi với đỉnh thả nổi hoàn toàn. Cuối cùng, mục tiêu tỷ giá ổn định và hội nhập tài chính đạt được bởi đỉnh liên minh tiền tệ. Hoàn toàn không khả thi để đạt được đồng thời cả ba mục tiêu. Hình 3.3 tam giác bộ ba bất khả thi. 8 Bảng 3.1- Nguyên lí của bộ ba bất khả thi Dòng vốn lưu động hoàn toàn Chính sách tiền tệ độc lập Hệ thống tỷ giá cố định Ví dụ Kiểm soát vốn Không Có Có Trung Quốc trước cuộc cải cách tháng 7/2005 Liên minh tiền tệ Có Không Có Hồng Kông, EU Tỷ giá thả nổi Có Có Không Nhật, Úc 3.2.2.Thuyết tam giác mở rộng của Yigang và Tangxian Yigang và Tangxian (2001) tiếp tục phát triển lý thuyết bộ ba bất khả thi của Mundell và đưa lên thành thuyết tam giác mở rộng. Nền tảng của thuyết này là những quan niệm mới về sự độc lập của chính sách tiền tệ và ổn định tỷ giá. Theo đó, bộ ba bất khả thi của Mundell kết luận rằng một quốc gia không thể có một chính sách tỷ giá ổn định một nửa (half-stability) và chính sách tiền tệ độc lập một nửa (half- independence). Nói rõ hơn, tam giác bất khả thi của Mundell chỉ mới tập trung đến các cơ chế tỷ giá nằm ở các đỉnh (hay góc) tam giác mà chưa đề cập đến một cơ chế tỷ giá trung gian nằm đâu đó trong tam giác bất khả thi. Sự tồn tại của cơ chế tỷ giá trung gian sẽ được bàn luận kỹ hơn trong phần sau. Yigang và Tangxian đã mở rộng mô hình này và kết luận rằng một quốc 9 gia có thể có những phối hợp mục tiêu khác nhau và không phải chấp nhận sự đánh đổi hoàn toàn như tam giác của Mundell. Tương tự như hình 3.3, ba cạnh trong tam giác mở rộng (hình 3.4) cũng tương ứng cho 3 mục tiêu chính sách. Giả định: cạnh M tượng trưng cho chính sách tiền tệ độc lập; cạnh đáy K, tượng trưng cho dòng vốn lưu động hoàn hảo; và cạnh phải E, tượng trưng cho ổn định tỷ giá. Ba đỉnh của góc tam giác tượng trựng cho 3 cam kết tỷ giá: A1 = cố định, A2 = Thả nổi hoàn toàn, A3 = liên minh tiền tệ. Gọi Ms, Kc và Ev là các khoảng cách từ điểm O tuỳ ý đến 3 cạnh, tượng trưng lần lượt cho mức độ của độc lập chính sách tiền tệ, mức độ kiểm soát vốn và mức độ biến động tỷ giá. Một tính chất quan trọng của tam giác đều là: tổng khoảng cách của bất kỳ điểm nào ở bên trong tam giác đến ba cạnh bằng chiều cao của tam giác. Do đó ta có Ms + Kc + Ev = Mh. Để đơn giản, đặt chiều cao của tam giác đều Mh = 1, thì ta có Ms + Kc + Ev = 1 và 0 <= Ms, Kc, Ev <= 1. Hình 3.4: Thuyết tam giác mở rộng của Yigang và Tangxian Trong đó: (1) Khi Kc = 0, tức là dòng vốn lưu động hoàn toàn và Kc = 1 tức là kiểm soát vốn hoàn toàn. (2) Ms = 0, nghĩa là chính sách tiền tệ hoàn toàn và Ms = 1, nghĩa là mất độc lập về chính sách tiền tệ. (3) Ev = 0, tức là tỷ giá cố định và Ev = 1, tức là tỷ giá thả nổi. Chúng ta xét 3 trường hợp sau: Trường hợp 1: Khi Kc = 0, dòng vốn hoàn toàn lưu động, ta có Ms + Ev = 1. Ở đây nếu Ms=0 thì Ev=1; nếu Ms=1 thì Ev=0; nếu 0<Ms<1 thì 0<Ev<1. Do đó, có ba sự kết hợp: (1) dòng vốn lưu động hoàn toàn ∩ chính sách độc lập tiền tệ hoàn toàn ∩ tỷ giá thả nổi tự do; (2) dòng vốn lưu động hoàn toàn ∩ mất độc lập về chính sách tiền tệ ∩ tỷ giá cố định; (3) dòng vốn lưu động hoàn toàn ∩ độc lập chính sách tiền tệ có giới hạn ∩ tỷ giá thả nổi có giới hạn. 10 [...]... chúng ta: sự khác biệt giữa những hạn chế tài khoản vốn trên luật và trên thực tế, và khả năng chính sách tiền tện tự chủ không được sử dụng 5.3.1 Châu Á và bộ ba bất khả thi Bộ ba bất khả thi cho rằng một đất nước chỉ có thể có hai trong số ba điều: linh họat tỷ giá, mở tài khoản vốn và chính sách tiền tệ tự chủ Trong một số trường hợp, một quốc gia với độ mở tài khoản vốn hoàn toàn và tỷ giá hối đoái... kinh tế 11 các nước Asia so với phần còn lại của thế giới Sử dụng phân tích thành phần chính, Chinn và Ito (2008) đã xây dựng một cơ sở dữ liệu thực tế về kiểm soát vốn dựa trên các thông tin về kinh tế của IMF Cở sở dữ liệu mang lại điểm số hàng năm cho mỗi nền kinh tế với các giá trị khác nhau từ -1.81 đối với các nền kinh tế áp dụng chính sách kiểm soát vốn hoàn toàn cho tới +2.53 đối với nền kinh tế. .. Loan, Trung Quốc hoặc Hàn Quốc Chúng tôi đề cập đến những nền kinh tế của 11 quốc gia Châu Á Chúng tôi khảo sát 11 nước châu Á đứng trên khía cạnh 3 góc của bộ ba bất khả thi: kiểm soát nguồn vốn, chế độ tỷ giá hối đoái, quyền tự chủ chính sách tiền tệ Chúng tôi có được số liệu thống kê của 11 nền kinh tế, và cũng tập trung vào 3 nền kinh tế lớn nhất: Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc Bởi vì các quốc gia... nhất với khung của bộ ba bất khả thi Những nền kinh tế với tỷ giá thả nổi có R 2 trong hồi quy tỷ giá hối đoái từ 0.4-0.5 Những nền kinh tế này có thể đạt được tài khoản vốn mở và chính sách tiền tệ tự chủ Các quốc gia Châu Á gần đạt được cấu trúc này có Hàn Quốc; Ấn Độ trong khi đó đã rất nỗ lực để áp dụng cấu trúc này Câu hỏi thú vị liên quan đến những nền kinh tế đó là với độ mở tài khoản vốn thấp... này đã tăng lên 56 điểm phần trăm ở Ấn Độ, 30% ở Trung Quốc, 69% ở Hàn Quốc và 45 điểm phần trăm trong các nền kinh tế Châu Á-11 trung bình 5.1.2.2 Phát triển nghành tài chính: Các biện pháp kiểm soát vốn thường rất có hiệu quả trong nghành tài chính đang phát triển tài chính Hệ thống tài chính càng chặt chẽ thì hiệu quả của việc quản lí vốn càng giảm Khi xem xét về việc hiệu quả kiểm soát vốn do đó... thông qua áp lực tài chính, áp đặt kiểm soát vốn hoặc làm bão hòa, logic của bộ ba bất khả thi cho rằng việc neo tỷ giá hối đoái sẽ đánh đổi với chính sách tiền tệ tự chủ 32 Bảng này tổng hợp những kết quả chính cho các nước Asia-11 ở phần 4 với dữ liệu mỗi nền kinh tế trong những năm qua sát gần đây Dữ liệu về sự cứng nhắc tỷ giá hối đoái 2009 rút ra bằng phương pháp trong phần 3.1 Cơ sở dữ liệu Chinn-Ito... một sự suy giảm rõ rệt về tình hình tài chính của khu vực ngay sau khung hoảng kinh tế Châu Á Từ năm 2000 trở đi thì cải thi n rỏ rệt Hình 5.4 là biểu đồ xu hướng của điểm số trung bình về nền tài chính của Châu Á Thông tin của Dorrucci, Meyer-Circel, and Santabarbara (2009) Ở cả hai đương chúng ta đều thấy sự tăng trưởng của hệ thống tài chính trước cuộc khủng hoảng Từ năm 2000 trở đi cả hai đường đều... kinh tế mở rộng và ngược lại, và kiểm nghiệm chính sách tiền tệ có phản chu kỳ không Hình 5.8 kiểm nghiệm mức độ chính sách tiền tệ ở Trung Quốc trở nên đồng chu kỳ trong sự mở rộng chu kỳ kinh tế gần đây Đồ thị này – sử dụng tăng trưởng GDP hàng quý để đo lường tình trạng chu kỳ kinh tế - phản ảnh sự bùng nổ kinh tế từ 2002-2007 Đặt đồ thị này bên cạnh lãi suất trái phiếu chính phủ 90-ngày (lãi suất thực) ,... chủ về chính sách tiền tệ Bảng 5.8 Trong hệ thống đặt thù của châu Á, gia tăng độ mở thực tế phải đi cùng với giải phóng mặt pháp lý và phát triển lĩnh vực tài chính trong nước, như vậy sự từ bỏ kiểm soát vốn trở nên khả thi hơn với tài khoản vãng lai lớn Với những điều kiện này, tỷ giá hối đoái linh họat có thể dẫn đến những biến dạng chính sách tiền tệ Mặc dù một quốc gia có thể cố gắng đạt được chính. .. giá tình hình tài chính của 1 nước Để làm rõ điều này chúng ta chuyển sang báo cáo của Dorrucci, Meyer-Circel, và Santabarbara (2009) những người này đã phát triển một cơ sở dữ liệu về bảng điều khiển phát triển tài chính trong 26 nền kinh tế mới nổi Cơ sở dữ liệu này thì bao gồm tất cả các nền kinh của Asia 11 (ngoại trừ Việt Nam ) Các giá trị này chạy từ 0 tới 1: 0 là các nước có nền tài chính kém phát . Á và bộ ba bất khả thi 30 PHẦN 6. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BỘ BA BẤT KHẢ THI Ở VIỆT NAM 35 6.1. Tình hình áp dụng bộ ba bất khả thi của Việt Nam năm 2007 36 6.1.1. Chính sách tiền tệ: 37 6.1.2. Chính. áp dụng bộ ba bất khả thi của Việt Nam năm 2008 37 1 6.2.1. Chính sách tỷ giá 37 6.2.2. Chính sách tiền tệ 40 6.2.3. Chính sách kiểm soát vốn 42 6.3. Tình hình áp dụng bộ ba bất khả thi của Việt. hình áp dụng bộ ba bất khả thi đối với Việt Nam trong những năm gần đây. Thực tế đã cho thấy mặc dù nền kinh tế Việt Nam có những bước tiến đáng kể trong những năm gần đây tuy nhiên Việt Nam vẫn

Ngày đăng: 09/05/2015, 14:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan