GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI TRUNG TÂM GIAO DỊCH HỘI SỞ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM.docx

71 676 4
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI TRUNG TÂM GIAO DỊCH HỘI SỞ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM.docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI TRUNG TÂM GIAO DỊCH HỘI SỞ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

Trang 1

-o0o -BẢN THẢO

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI TRUNG TÂM GIAO DỊCH HỘI SỞ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : TS CAO Ý NHI

Hà Nội, Tháng 4 - 2008

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 8

1.1 Thanh toán quốc tế và các phương thức thanh toán quốc tế 8

1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế 8

1.1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế 8

1.1.2.1 Phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance) 8

1.1.2.2 Phương thức thanh toán mở tài khoản (Open Account) 9

1.1.2.3 Phương thức thanh toán nhờ thu 9

1.1.2.4 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary credit) 11

1.2 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 11

1.2.4 Các bên tham gia quá trình thanh toán 20

1.2.5 Quy trình thanh toán trong phương thức tín dụng chứng từ 21

1.2.6 Ưu thế của phương thức tín dụng chứng từ 22

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình thanh toán 23

1.3.1 Nhân tố chủ quan 24

1.3.2 Nhân tố khách quan 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾBẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI TRUNG TÂM GIAODỊCH HỘI SỞ NHTMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 28

2.1 Giới thiệu về Trung tâm giao dịch hội sở NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam 28

2.1.1 Lịch sử hình thành 28

2.1.2 Cơ cấu tổ chức 29

Trang 3

2.1.3 Tình hình hoạt động của Trung tâm giao dịch hội sở NHTMCP Kỹ Thương 32

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn 322.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn 342.1.3.3 Hoạt động thanh toán quốc tế 36

2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụngchứng từ tại Trung tâm giao dịch hội sở NHTMCP Kỹ Thương 39

2.2.1 Tình hình hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu 39

2.2.1.1 Quy trình thanh toán L/C nhập khẩu 392.2.1.2 Thực trạng hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu tại Trung tâm giao dịchHội sở NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam 43

2.2.2 Tình hình hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu 44

2.2.2.1 Quy trình thanh toán L/C xuất khẩu 442.2.2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu tại Trung tâm giao dịchHội sở NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam 46

2.3 Đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C tại Trung tâm giao dịchHội sở NHTMCP Kỹ Thương 47

2.3.1 Kết quả đạt được 47 2.3.2 Hạn chế 48 2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C tại Trung tâm giao dịch Hội sở NHTMCP Kỹ Thương 50

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ THANH TOÁNQUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI TRUNGTÂM GIAO DỊCH HỘI SỞ NHTMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 523.1 Chiến lược phát triển của Trung tâm giao dịch Hội sở NHTMCP KỹThương 52

3.1.1 Định hướng phát triển chung của TTGDHS 52 3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của TTGDHS 54

Trang 4

3.2 Một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằngphương thức tín dụng chứng từ tại Trung tâm giao dịch Hội sở NHTMCP Kỹ

Thương Việt Nam 55

3.2.1 Hoạt động mở rộng và thu hút khách hàng 55

3.2.1.1 Không ngừng nâng cao hiệu quả của công tác Marketing 56

3.2.1.2 Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn cho khách hàng 56

3.2.1.3 Quan tâm phát triển các dịch vụ hỗ trợ khách hàng 57

3.2.2 Nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng L/C

3.2.2.4 Mở rộng quan hệ với các ngân hàng đại lý trên toàn thế giới 62

3.2.2.5 Xây dựng định mức ký quỹ cho từng đối tượng khách hàng 63

3.2.3 Một số công việc khác cần quan tâm nhằm hỗ trợ hoạt động thanh toán L/C 65

3.2.3.1 Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát nguồn ngoại tệ phục vụ cho nhu cầu

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, khối các ngân hàng thương mại cổ phần đang được đánh giá là phát triển năng động và chiếm thị phần ngày càng lớn trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng thương mại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) là một trong số những NHTMCP đang phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây Techcombank cũng là ngân hàng có thế mạnh về thanh toán quốc tế, đang nỗ lực duy trì vị trí một trong các NHTMCP có thị phần cao nhất về thanh toán quốc tế Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra nhanh chóng trên phạm vi rộng lớn như hiện nay, các quan hệ kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng đang ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của mỗi nước, và Việt Nam cũng không nằm ngoài dòng chảy đó Nắm bắt được xu thế ấy, các ngân hàng thương mại trong nước nói chung và Techcombank nói riêng đang rất chú trọng tới việc phát triển các nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại đơn vị để nâng cao thị phần của mình, từ đó gia tăng thu nhập từ lĩnh vực dịch vụ hấp dẫn và đầy tiềm năng này Trong số các phương thức thanh toán quốc tế đang được sử dụng phổ biến hiện nay, phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng rộng rãi nhất do những ưu điểm vượt trội của nó so với các phương thức thanh toán khác Tuy nhiên, đây cũng là phương thức thanh toán có quy trình phức tạp và chặt chẽ, việc áp dụng trong thực tế hiện nay vẫn tồn tại nhiều vướng mắc.

Trung tâm giao dịch Hội sở NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam nằm trong toà nhà Trụ sở chính NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam dự kiến sẽ được phát triển thành Sở giao dịch của ngân hàng trong thời gian tới Do đó, đây sẽ là đầu mối thực hiện các giao dịch lớn của ngân hàng, đặc biệt là các giao dịch thanh toán quốc tế Tuy nhiên, tính đến nay, Trung tâm giao dịch mới hoạt động được hơn một năm nên số lượng khách hàng còn ít, quá trình thanh toán gặp phải không ít khó khăn; do đó, quy mô và hiệu quả hoạt động của Trung tâm chưa xứng với tiềm năng và trọng

trách mà Trung tâm phải đảm nhận Vì vậy, em chọn đề tài “Giải pháp phát triển

Trang 7

nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Trungtâm giao dịch Hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam” với

mong muốn đề xuất một số phương hướng, biện pháp cho việc nâng cao quy mô cũng như chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế của Trung tâm giao dịch trong thời gian tới Trong phạm vi chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, em sẽ trình bày ba phần chính sau:

Chương 1: Tổng quan về phương thức tín dụng chứng từ

Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thứctín dụng chứng từ tại Trung tâm giao dịch Hội sở NHTMCP Kỹ Thương ViệtNam

Chương 3: Giải pháp phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằngphương thức tín dụng chứng từ tại Trung tâm giao dịch Hội sở NHTMCP KỹThương.

Em xin chân thành cảm ơn TS Cao Ý Nhi đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.

Trang 8

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ1.1.Thanh toán quốc tế và các phương thức thanh toán quốc tế

1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế

Do điều kiện địa lý và đặc điểm xã hội khác nhau, mỗi quốc gia thường có thế mạnh về việc sản xuất một loại sản phẩm nào đó Vì vậy, thương mại quốc tế trở nên ngày càng quan trọng, được tiến hành thường xuyên với quy mô và số lượng ngày càng tăng Quan hệ thương mại quốc tế tất yếu làm nảy sinh nghĩa vụ tiền tệ giữa các bên, hay nói cách khác là quan hệ thanh toán giữa các bên Như vậy, có thể

hiểu “thanh toán quốc tế là việc chi trả tiền liên quan đến hàng hoá, dịch vụ vượt

ra ngoài phạm vi một quốc gia” Quan hệ thanh toán quốc tế được tiến hành thông

qua các phương thức thanh toán.

1.1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế

Phương thức thanh toán là cách thức mà thông qua đó người nhập khẩu trả tiền để nhận hàng hoá hoặc dịch vụ, còn người xuất khẩu giao hàng hoặc thực hiện các dịch vụ để nhận tiền Việc trả tiền và nhận tiền này được thực hiện thông qua ngân hàng Có nhiều phương thức thanh toán quốc tế đang được sử dụng hiện nay như: chuyển tiền, nhờ thu, mở tài khoản, tín dụng chứng từ Tùy từng điều kiện cụ thể, các bên sẽ thoả thuận với nhau để sử dụng phương thức thanh toán phù hợp với quan hệ thương mại và thanh toán giữa họ.

1.1.2.1 Phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance)

Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán mà trong đó khách hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu Ở đây, người trả tiền có thể là người mua, người nhập khẩu, người mắc nợ… Còn người thụ hưởng có thể là người bán, người xuất khẩu, chủ nợ… Phương tiện chuyển tiền có thể là chuyển bằng thư (Mail Transfer – M/T), chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T) hoặc sử dụng mạng SWIFT liên

Trang 9

ngân hàng Với phương thức này, ngân hàng chỉ đứng ở vị trí trung gian phục vụ khách hàng và nhận phí.

Phương thức thanh toán chuyển tiền có ưu điểm là thủ tục đơn giản, nhanh gọn Tuy nhiên, đây cũng là phương thức thanh toán chứa đựng nhiều rủi ro Nếu là thanh toán trước thì người mua không chỉ bị đọng vốn mà còn không được đảm bảo về số lượng và chất lượng hàng hoá Còn nếu là thanh toán sau thì người bán có thể bị rủi ro không được thanh toán hoặc trì hoãn thanh toán mặc dù đã giao đủ hàng cho người mua.

Do những hạn chế như trên nên phương thức này thường chỉ áp dụng cho các đối tác làm ăn lâu dài, có uy tín và tin cậy lẫn nhau

1.1.2.2 Phương thức thanh toán mở tài khoản (Open Account)

Phương thức mở tài khoản là phương thức thanh toán trong đó bên bán mở một tài khoản (hoặc một quyển sổ) để ghi nợ bên mua sau khi bên bán đã hoàn thành giao hàng hoặc cung cấp dịch vụ Định kỳ (tháng, quý, năm) sau khi kiểm tra, đối chiếu theo thoả thuận giữa hai bên, người mua trả tiền cho người bán Phương thức này có đặc điểm là chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên Người mua chỉ có thể mở tài khoản để theo dõi, không có giá trị thanh quyết toán Trong phương thức này không có sự tham gia của các ngân hàng với chức năng là người mở tài khoản và thực thi thanh toán Ngân hàng chỉ có thể tham gia với vai trò là trung gian chuyển tiền giữa các bên Chính vì vậy, đây cũng là phương thức thanh toán mang lại nhiều rủi ro Bên bán có thể bị chiếm dụng vốn vì việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí và tình hình tài chính của bên mua Do đó, phương thức thanh toán mở tài khoản thường được áp dụng trong quan hệ bạn hàng tin cậy, tín nhiệm lẫn nhau.

1.1.2.3 Phương thức thanh toán nhờ thu

Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán mà người bán sau khi giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho người mua sẽ uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu hoặc chứng từ do người bán lập.

Trang 10

Căn cứ vào cách thức yêu cầu thanh toán của bên bán có thể phân biệt thành hai hình thức nhờ thu, đó là nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ.

Nhờ thu trơn là phương thức thanh toán trong đó bên bán sau khi giao hàng cho bên mua sẽ uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ bên mua căn cứ vào hối phiếu do chính bên bán lập Còn các chứng từ thương mại có liên quan đến giao dịch bên bán chuyển giao trực tiếp cho bên mua mà không qua ngân hàng Như vậy, phương thức này cũng không an toàn nên chỉ áp dụng trong trường hợp bên mua và bên bán có quan hệ bạn hàng tin cậy.

Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi giao hàng cho người mua sẽ uỷ nhiệm cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ người mua không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá gửi kèm theo hối phiếu với điều kiện nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ cho người mua nhận hàng Khi đưa ra yêu cầu nhờ thu, khách hàng cần nêu rõ điều kiện thanh toán: trả tiền theo điều kiện D/P (Documents against Payment) hay D/A (Document against Acceptance) Nếu theo điều kiện D/P thì người mua chỉ được ngân hàng giao bộ chứng từ nhận hàng khi họ đã hoàn tất việc thanh toán tiền trên hối phiếu Nếu theo điều kiện D/A thì người mua được ngân hàng giao bộ chứng từ nhận hàng sau khi họ ký chấp nhận thanh toán trên hối phiếu kỳ hạn Như vậy, trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ, việc trả tiền và nhận hàng đã không còn tách rời nhau nên phương thức này an toàn hơn các phương thức chuyển tiền, mở tài khoản, nhờ thu trơn Tuy nhiên, ở phương thức này, người bán vẫn ở thế bất lợi Đối với nhờ thu kèm chứng từ D/P, khi người mua từ chối thanh toán và không nhận hàng thì người bán có thể gặp khó khăn trong việc giải toả hàng hoá, nhất là đối với loại hàng hoá mau hỏng như rau quả, lương thực thực phẩm Đối với nhờ thu kèm chứng từ D/A, người mua có thể không trả tiền mặc dù trước đó họ đã ký chấp nhận thanh toán trên hối phiếu.

Tóm lại, đối với phương thức nhờ thu, rủi ro vẫn luôn là vấn đề cần quan tâm của bên bán Vì vậy phương thức này cũng thường chỉ áp dụng trong quan hệ bạn hàng làm ăn lâu dài, tín nhiệm lẫn nhau.

Trang 11

1.1.2.4 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary credit)

Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, do nó là phương thức ưu việt hơn cả trong các phương thức thanh toán quốc tế Phương thức này đảm bảo quyền lợi tương đối cho cả người mua và người bán, do đó góp phần thúc đẩy hoạt động ngoại thương, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu của các nước.

1.2.Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

1.2.1 Khái niệm

“Phương thức tín dụng chứng từ là một sự cam kết thanh toán có điều kiện

bằng văn bản của ngân hàng, trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng)theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả tiền cho ngườihưởng lợi hay chấp nhận, mua hối phiếu do người hưởng lợi phát hành; hoặc chophép một ngân hàng khác trả tiền, chấp nhận, hay mua hối phiếu đó khi mọi điềukiện đặt ra trong thư tín dụng đều được thực hiện đầy đủ” Phương thức tín dụng

chứng từ có đặc trưng là ngân hàng và các bên liên quan chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ mà không dựa trên hàng hoá hoặc dịch vụ, nghĩa là ngân hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán là hoàn toàn dựa vào việc kiểm tra bộ chứng từ chứ không phải là trực tiếp kiểm tra hiện trạng hàng hoá.

Phương thức tín dụng chứng từ được điều chỉnh bởi “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ”, số xuất bản 600 – UCP 600 của phòng thương mại quốc tế ICC Bản quy tắc này mang tính chất pháp lý tuỳ, hoàn toàn do các chuyên gia thuộc khu vực tư nhân soạn thảo, ra đời nhằm làm giảm sự bất đồng giữa các bên thuộc các quốc gia khác nhau trong thương mại quốc tế Điều đó có nghĩa là quy tắc này áp dụng cho bất kỳ tín dụng chứng từ nào có nội dung chỉ ra một cách rõ ràng nó phụ thuộc quy tắc này.

Trong phương thức tín dụng chứng từ, thư tín dụng (L/C – Letter of credit) được coi là một phương tiện thanh toán, một văn bản pháp lý quan trọng trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Đó là bức thư do một ngân hàng lập ra trên cơ sở yêu cầu của khách hàng là người nhập khẩu, trong đó thể hiện cam kết

Trang 12

thanh toán của ngân hàng cho người xuất khẩu nếu họ xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C.

Thư tín dụng được lập ra trên cơ sở hợp đồng ngoại thương, tuy nhiên khi L/ C đã được mở thì nó lại hoàn toàn độc lập với các hợp đồng đó Đó là vì khi thanh toán, ngân hàng chỉ căn cứ vào các chứng từ được quy định trong L/C chứ không căn cứ vào hợp đồng Điều 4 của UCP 600 ghi: “Về bản chất, tín dụng là một giao dịch riêng biệt với hợp đồng mua bán hoặc các hợp đồng khác mà có thể là cơ sở của tín dụng Các ngân hàng không liên quan đến hoặc bị ràng buộc bởi các hợp đồng như thế, ngay cả khi tín dụng có dẫn chiếu đến các hợp đồng đó”.

Phương thức tín dụng chứng từ đảm bảo quyền lợi cho cả bên mua và bên bán vì trong phương thức này, ngân hàng không chỉ là trung gian thu hộ, trả hộ mà còn là chủ thể đứng ra bảo đảm cho bên xuất khẩu nhận được số tiền tương ứng với hàng hoá mà họ cung cấp; đồng thời, bảo đảm cho bên nhập khẩu nhận được hàng hoá tương ứng với số tiền mà họ phải chi trả.

1.2.2 Nội dung của thư tín dụng

Như đã nói ở trên, thư tín dụng được hình thành trên cơ sở hợp đồng thương mại nhưng khi đã được mở thì nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng đó Ngân hàng chấp nhận hay từ chối thanh toán hoàn toàn dựa vào việc đối chiếu bộ chứng từ do người xuất khẩu xuất trình với các điều kiện và điều khoản quy định trong thư tín dụng Do những đặc điểm như vậy nên mỗi thư tín dụng thường có các nội dung chủ yếu sau:

- Số hiệu của L/C

Mỗi L/C đều có số hiệu riêng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin giữa các bên liên quan trong quá trình giao dịch Số hiệu này cũng được ghi vào các chứng từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán.

- Địa điểm và ngày mở L/C

Địa điểm mở L/C là nơi ngân hàng phát hành L/C viết cam kết cho người

xuất khẩu Địa điểm này rất quan trọng vì nó liên quan đến việc tham chiếu luật lệ áp dụng để giải quyết những bất đồng, tranh chấp xảy ra.

Trang 13

Ngày mở L/C là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở L/C với

người xuất khẩu, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C, và cũng là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu có thực hiện việc mở thư tín dụng đúng thời hạn mà hai bên đã thoả thuận trong hợp đồng không.

- Loại thư tín dụng

Mỗi loại thư tín dụng có tính chất, nội dung khác nhau; quy định quyền lợi, nghĩa vụ của các bên liên quan tới L/C khác nhau Vì vậy, khi mở L/C, người yêu cầu mở phải xác định rõ loại L/C cần mở.

- Tên, địa chỉ của những người có liên quan

Các thương nhân: bao gồm những người nhập khẩu, người yêu cầu mở L/C,

người xuất khẩu, người hưởng lợi L/C.

Các ngân hàng tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ: bao gồm

ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo, ngân hàng trả tiền, ngân hàng xác nhận và các ngân hàng khác (nếu có).

- Số tiền của thư tín dụng

Số tiền trên thư tín dụng phải được ghi vừa bằng số, vừa bằng chữ và phải thống nhất với nhau Tên đơn vị tiền tệ phải được ghi cụ thể, chính xác Trong thư tín dụng không nên ghi số tiền dưới dạng một số tuyệt đối vì như vậy có thể gây khó khăn cho việc giao hàng và nhận tiền của bên bán Do đó, nên ghi số tiền theo một giới hạn mà người xuất khẩu có thể đạt được.

- Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng

Đây là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu, nếu người này xuất trình được bộ chứng từ thanh toán trong thời hạn đó và phù hợp với những điều quy định trong thư tín dụng.

Thời hạn hiệu lực của L/C được tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực của L/C Việc xác định thời hạn này phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

 Ngày mở L/C phải trước ngày giao hàng một khoảng thời gian hợp lý, được tính tối thiểu bằng tổng số ngày cần có để thông báo L/C, số ngày lưu L/C ở ngân hàng thông báo, số ngày chuẩn bị hàng để giao cho người nhập khẩu.

Trang 14

 Ngày hết hiệu lực của L/C phải sau ngày giao hàng một khoảng thời gian hợp lý, bao gồm số ngày cần thiết để nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ và chuyển tới ngân hàng thông báo, số ngày ngân hàng thông báo kiểm tra chứng từ và số ngày chuyển chứng từ tới ngân hàng phát hành.

- Thời hạn trả tiền của L/C

Thời hạn trả tiền được quy định trong L/C là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền về sau và điều này hoàn toàn tùy thuộc vào quy định của hợp đồng thương mại giữa các bên Nếu là trả tiền ngay thì thời hạn trả tiền phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C Nếu là trả chậm thì thời hạn trả tiền có thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C Tuy nhiên, hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của L/C.

- Thời hạn giao hàng

Thời hạn giao hàng được ghi trong thư tín dụng cũng do hợp đồng thương mại quy định Đó là thời hạn quy định bên xuất khẩu phải chuyển chuyển giao xong hàng hoá cho bên nhập khẩu kể từ khi thư tín dụng có hiệu lực

- Những nội dung liên quan đến hàng hoá

Nội dung này bao gồm tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu…

- Những nội dung về vận chuyển, giao nhận hàng hoá

Nội dung này bao gồm điều kiện cơ sở giao hàng (FOB, CIF, CFR,…), nơi giữ hàng, nơi giao hàng, cách vận chuyển, cách giao hàng,…

- Các chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình

Đây là nội dung rất quan trọng của thư tín dụng, vì bộ chứng từ thanh toán là căn cứ để ngân hàng kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ chuyển giao hàng hoá đúng như L/C quy định của người xuất khẩu, từ đó tiến hành trả tiền hay chấp nhận trả tiền cho người hưởng lợi.

Thông thường, bộ chứng từ bao gồm:

 Hối phiếu thương mại (Commercial Bill of Exchange)  Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)

Trang 15

 Vận đơn (Bill of Lading)

 Chứng nhận bảo hiểm (Insurance Policy)  Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)  Chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality)  Danh sách đóng gói (Packing List)

 Chứng nhận kiểm nghiệm (Inspection Certificate)

Trong thư tín dụng còn quy định số lượng bản chứng từ thuộc mỗi loại và có thể có yêu cầu về việc ký phát từng loại chứng từ.

- Cam kết của ngân hàng mở L/C

Đây là nội dung ràng buộc trách nhiệm mang tính pháp lý của ngân hàng mở L/C đối với khách hàng của mình, là cam kết trả tiền bằng uy tín của chính ngân hàng Cam kết này là một cam kết có điều kiện, nghĩa là ngân hàng chỉ thực hiện cam kết với điều kiện các quy định trong L/C được người xuất khẩu thực hiện đầy đủ.

- Chữ kí của ngân hàng mở L/C

Nếu L/C được mở bằng thư thì cuối L/C phải có chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của ngân hàng phát hành Chữ ký này phải đúng với chữ ký đã được thông báo cho ngân hàng thông báo L/C trong thoả thuận đại lý giữa hai ngân hàng Còn nếu L/C được mở bằng điện thì chữ ký sẽ được thay bằng Testkey.

1.2.3 Phân loại L/C

Thư tín dụng bao gồm nhiều loại, mỗi loại đều có tính chất, nội dung khác nhau, quy định quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan khác nhau Do đó, tùy từng tình huống cụ thể mà lựa chọn loại thư tín dụng phù hợp.

Trang 16

Đây là loại L/C mà người yêu cầu mở có toàn quyền đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ nó mà không cần báo trước cho người hưởng lợi biết Việc này đương nhiên phải diễn ra trước khi thư tín dụng được thanh toán

Thư tín dụng có thể huỷ ngang không đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu Trong khi đó, người nhập khẩu lại có sự thuận lợi, chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình do có thể sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ L/C trước khi việc thanh toán được thực hiện Như vậy, loại L/C này thuộc loại cam kết không bị ràng buộc trách nhiệm pháp lý Do đó, nó ít được sử dụng trong thực tế và thường chỉ được sử dụng trong quan hệ thương mại giữa công ty mẹ và công ty con, giữa người mua và người bán có quan hệ tín dụng rất tốt.

- Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C)

Thư tín dụng không thể huỷ ngang là loại thư tín dụng mà sau khi đã được phát hành thì ngân hàng phát hành chỉ có thể sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ nó trên cơ sở sự thoả thuận của các bên có liên quan Điều này có nghĩa là nếu không có sự đồng ý của người xuất khẩu thì ngân hàng phát hành không được phép chỉnh sửa nội dung của L/C theo yêu cầu đơn phương của người nhập khẩu.

Như vậy, thư tín dụng không thể huỷ ngang thể hiện sự ràng buộc trách nhiệm pháp lý của ngân hàng phát hành đối với cam kết thanh toán của nó với người nhập khẩu Do đó, loại thư tín dụng này đảm bảo được quyền lợi cho người xuất khẩu và được áp dụng rất phổ biến trong thương mại quốc tế.

- Thư tín dụng không thể huỷ ngang, có xác nhận (Confirmed IrrevocableL/C)

Đây là loại L/C không thể huỷ ngang, được một ngân hàng khác có uy tín hơn, gọi là ngân hàng xác nhận, đứng ra đảm bảo thanh toán tiền cho người thụ hưởng, theo yêu cầu của ngân hàng phát hành thư tín dụng đó Yêu cầu xác nhận L/ C không xuất phát từ mong muốn của người mở L/C mà xuất phát từ yêu cầu của người hưởng lợi khi họ không tin tưởng vào tình hình tài chính và uy tín của ngân hàng phát hành hoặc lo lắng về khả năng an toàn ở nước người nhập khẩu Việc lựa

Trang 17

chọn ngân hàng xác nhận là tuỳ theo thoả thuận giữa người xuất khẩu, người nhập khẩu và ngân hàng phát hành L/C.

Với loại thư tín dụng này, có hai ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền cho người hưởng lợi nên đây là loại thư tín dụng rất đảm bảo quyền lợi cho bên bán Khi ngân hàng xác nhận đã trả tiền cho người hưởng lợi thì ngân hàng này có quyền truy đòi số tiền đã thanh toán từ ngân hàng phát hành Do vậy, để đảm bảo an toàn, ngân hàng xác nhận thường yêu cầu ngân hàng phát hành phải ký quỹ, có khi bằng 100% giá trị L/C, tại ngân hàng xác nhận.

Việc trả phí xác nhận tùy thuộc vào thoả thuận giữa các bên Về nguyên tắc, người nhập khẩu phải trả phí xác nhận, nhưng trên thực tế, người xuất khẩu mới là người phải chịu khoản phí này.

- Thư tín dụng không thể huỷ ngang, miễn truy đòi (Irrevocable withoutrecourse L/C)

Đây là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang, trong đó quy định sau khi người thụ hưởng đã được trả tiền thì ngân hàng phát hành không có quyền đòi lại số tiền đó trong bất kỳ trường hợp nào.

Với loại thư tín dụng này, người xuất khẩu phải ghi trên hối phiếu miễn truy đòi người ký phát (Without recourse to drawers) và trong thư tín dụng cũng phải được ghi như vậy.

1.2.3.2 Các loại L/C đặc biệt

- Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C)

Đây là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang, trong đó quy định ngân hàng trả tiền có thể trả toàn bộ hay một phần số tiền của thư tín dụng cho một hoặc nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên.

Loại L/C này được sử dụng trong trường hợp người hưởng lợi đầu tiên không tự cung cấp được hàng hoá mà chỉ là trung gian môi giới giữa người cung cấp hàng hoá và người mua cuối cùng Như vậy loại L/C này giúp cho người xuất khẩu có thể cung cấp hàng hoá cho đối tác mà không cần đến vốn của mình.

Trang 18

Với thư tín dụng chuyển nhượng, việc chuyển nhượng chỉ được thực hiện một lần, nghĩa là người hưởng lợi thứ hai không được chuyển nhượng cho người hưởng lợi thứ ba Phí chuyển nhượng thường do người hưởng lợi đầu tiên trả.

- Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C)

Là loại L/C không thể huỷ ngang mà sau khi đã sử dụng xong hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì sẽ tự động khôi phục khôi phục lại giá trị như cũ và tiếp tục được sử dụng như vậy cho tới khi hết tổng giá trị L/C L/C tuần hoàn cần chỉ rõ ngày hết hạn hiệu lực cuối cùng , số lần tuần hoàn và giá trị mỗi lần đó.

Có thể phân biệt hai dạng tuần hoàn:

 Tuần hoàn có tích luỹ (Cumulative Revolving L/C)

Là loại L/C tuần hoàn cho phép cộng thêm số tiền của L/C trước chưa sử dụng hết vào giá trị của L/C ở vòng tuần hoàn sau

 Tuần hoàn không tích luỹ (Non – cumulative Revolving L/C)

Là loại L/C tuần hoàn không cho phép cộng dồn số dư của L/C trước vào giá trị của L/C sau khi L/C trước chưa sử dụng hết.

Về cách thức tuần hoàn, có ba phương pháp tuần hoàn sau:

 Tuần hoàn tự động: L/C giai đoạn trước hết thời hạn thì L/C giai đoạn sau tự động có giá trị mà không cần có sự thông báo của ngân hàng phát hành.

 Tuần hoàn không tự động: L/C giai đoạn sau chỉ có hiệu lực thanh toán khi ngân hàng phát hành thông báo cho người bán.

 Tuần hoàn hạn chế: Nếu sau một vài ngày kể từ ngày L/C cũ hết hạn hiệu lực hoặc đã sử dụng hết mà ngân hàng phát hành không có ý kiến gì thì L/C kế tiếp tự động có giá trị hiệu lực.

L/C tuần hoàn chỉ được sử dụng trong việc mua bán hàng hoá với số lượng đều đặn và nhiều lần trong năm, do có thể xảy ra những biến động không tốt trên thị trường tiêu thụ mặt hàng đó dẫn đến người nhập khẩu vẫn phải tiếp tục nhận hàng trong khi hàng hoá bị ứ đọng Mặt khác, trong một khoảng thời gian dài, tình hình tài chính của người nhập khẩu có thể bị xấu đi, gây ra rủi ro cho ngân hàng phát hành.

Trang 19

- Thư tín dụng giáp lưng (Back to Back L/C)

Đây là loại L/C được mở ra dựa trên cơ sở một L/C khác đã được mở trước đó; nghĩa là sau khi nhận được một L/C (L/C gốc) do người nhập khẩu mở cho mình, người xuất khẩu dùng L/C này làm căn cứ để mở một L/C khác (L/C giáp lưng) cho người hưởng lợi khác với nội dung gần giống L/C gốc.

Lý do của việc dùng L/C giáp lưng là người hưởng lợi thứ nhất không thể tự mình cung cấp hàng hoá mà chỉ đóng vai trò như một người trung gian để hưởng hoa hồng Tuy nhiên, nó khác với L/C chuyển nhượng ở chỗ L/C gốc và L/C giáp lưng hoàn toàn độc lập với nhau, tức là trách nhiệm thanh toán cho bộ chứng từ hợp lệ của L/C giáp lưng thuộc về ngân hàng phát hành l/C giáp lưng Do đó, quyền lợi của người cung cấp hàng hoá (người hưởng lợi L/C giáp lưng) sẽ được đảm bảo hơn.

Như đã nói ở trên, người hưởng lợi thứ nhất đóng vai trò như một người trung gian để hưởng hoa hồng Do đó, giá trị L/C giáp lưng thường nhỏ hơn L/C gốc và phần chênh lệch này để bù đắp chi phí phát sinh và hoa hồng Thời hạn giao hàng của L/C giáp lưng phải sớm hơn L/C gốc Số chứng từ của L/C giáp lưng phải nhiểu hơn L/C gốc.

- Thư tín dụng dự phòng (Stand by L/C)

Đây là loại thư tín dụng do người nhập khẩu yêu cầu người xuất khẩu, thông qua ngân hàng phục vụ họ mở cho người nhập khẩu hưởng; theo đó ngân hàng phát hành L/C dự phòng cam kết sẽ bồi hoàn cho người nhập khẩu về những thiệt hại do người xuất khẩu không thực hiện được nghĩa vụ của họ Như vậy, đối với L/C dự phòng, việc xuất trình chứng từ nhằm mục đích chứng minh việc người xuất khẩu vi phạm hợp đồng thương mại và gây thiệt hại cho người nhập khẩu để ngân hàng mở L/C dự phòng thanh toán tiền cho người nhập khẩu.

- Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red clause L/C)

Là loại L/C có một điều khoản đặc biệt, cho phép người thụ hưởng được ứng trước một số tiền nhất định trong tổng số tiền của thư tín dụng đã mở để có thể sản xuất hàng hoá và giao hàng theo quy định trong L/C Người hưởng lợi phải xuất

Trang 20

trình chứng từ tại ngân hàng mà họ đã nhận tiền ứng trước và phải hoàn trả lại số tiền này nếu không xuất trình đủ chứng từ hợp lệ trong thời gian quy định.

1.2.4 Các bên tham gia quá trình thanh toán

Thành phần tham gia vào quá trình thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ bao gồm:

- Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant for L/C)

Là người mua, người nhập khẩu hàng hoá Người yêu cầu mở thư tín dụng có trách nhiệm pháp lý về việc trả tiền của ngân hàng cho người bán theo L/C mà họ yêu cầu mở Họ cũng có quyền hoàn trả toàn bộ hay một phần số tiền của L/C nếu xét thấy bộ chứng từ không phù hợp với điều kiện, điều khoản của L/C.

- Ngân hàng phát hành L/C (Issuing Bank or Opening Bank)

Là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, phát hành thư tín dụng theo yêu cầu của người nhập khẩu Ngân hàng phát hành chịu trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ do người xuất khẩu xuất trình và thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán cho một xuất trình phù hợp.

- Ngân hàng thông báo (Avising bank)

Là ngân hàng được ngân hàng phát hành yêu cầu thông báo thư tín dụng cho người hưởng lợi một cách trực tiếp hoặc thông báo cho một ngân hàng khác Ngân hàng này có thể là chi nhánh hoặc ngân hàng đại lý cho ngân hàng phát hành, thường ở tại nước người hưởng lợi.

- Người hưởng lợi (Beneficiary)

Là người được hưởng số tiền thanh toán hoặc sở hữu hối phiếu đã có chấp nhận thanh toán Người hưởng lợi có thể là người xuất khẩu, người bán hay bất cứ người nào mà người xuất khẩu chỉ định.

Ngoài các thành phần trên, tuỳ theo điều kiện cụ thể trong thực tế, có thể có một số ngân hàng khác tham gia quá trình thanh toán:

- Ngân hàng xác nhận (Confirming bank)

Trang 21

Người yêu cầu mở

Là ngân hàng đứng ra nhận trách nhiệm sẽ cùng ngân hàng mở thư tín dụng đảm bảo việc trả tiền cho người xuất khẩu khi nhận được xuất trình phù hợp Ngân hàng xác nhận thường là một ngân hàng lớn, có uy tín

- Ngân hàng được chỉ định (Nominated bank)

Là ngân hàng được chỉ định trong thư tín dụng để thực hiện việc thanh toán, chiết khấu hoặc chấp nhận bộ chứng từ hợp lệ của người xuất khẩu Tuỳ theo nhiệm vụ được chỉ định mà ngân hàng này có thể được gọi là ngân hàng chỉ định thanh toán (Nominated paying bank), ngân hàng chỉ định chiết khấu (Nominated negotiating bank), hay ngân hàng chỉ định chấp nhận (Nominated accepting bank).

1.2.5 Quy trình thanh toán trong phương thức tín dụng chứng từ

Chú thích:

(1) Người xuất khẩu và người nhập khẩu ký kết hợp đồng thương mại, trong đó có điều khoản thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.

(2) Người nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại, lập đơn xin mở L/C cho người xuất khẩu hưởng và gửi tới ngân hàng phục vụ mình.

(3) Ngân hàng phát hành lập thư tín dụng căn cứ vào nội dung đơn xin mở L/ C; sau đó thông báo cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng đại lý của mình về

Trang 22

việc mở thư tín dụng và chuyển bản chính của thư tín dụng qua ngân hàng thông báo.

(4) Ngân hàng thông báo thông báo và chuyển giao L/C cho người xuất khẩu.

(5) Người xuất khẩu kiểm tra L/C, nếu chấp nhận nội dung L/C đã mở thì giao hàng; nếu thấy sai sót và không chấp nhận thì đề nghị ngân hàng phát hành tu chỉnh lại cho phù hợp với nội dung hợp đồng rồi giao hàng.

(6a), (6b) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo quy định của thư tín dụng, sau đó thông qua ngân hàng thông báo xuất trình cho ngân hàng phát hành để yêu cầu được thanh toán tiền hàng.

(7a), (7b) Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ thanh toán, nếu thấy phù hợp với quy định trong L/C thì trả tiền, chấp nhận hoặc chiết khấu bộ chứng từ Nếu thấy không phù hợp thì từ chối (kèm theo lý do) và gửi trả bộ chứng từ cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo.

(8) Ngân hàng phát hành giao bộ chứng từ cho người nhập khẩu và yêu cầu thanh toán bồi hoàn.

(9) Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với quy định của L/C thì hoàn trả tiền cho ngân hàng, nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền cho ngân hàng.

1.2.6 Ưu thế của phương thức tín dụng chứng từ

Phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng rộng rãi nhất trong thanh toán quốc tế, chiếm khoảng 70% tổng giá trị thanh toán Sở dĩ như vậy là vì phương thức này ưu việt hơn hẳn các phương thức thanh toán quốc tế khác, đảm bảo được quyền lợi một cách tương đối cho cả nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu.

Đối với người nhập khẩu

- Chỉ phải thanh toán khi nhận được bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C Các chứng từ này phản ánh phần nào thực trạng hàng hoá (như Danh sách đóng gói, Chứng nhận chất lượng, Chứng nhận xuất xứ…) nên

Trang 23

người nhập khẩu ít gặp phải rủi ro nhập về hàng hoá không đúng với hợp đồng thương mại đã ký.

- Người nhập khẩu được ngân hàng tài trợ vốn khi họ chỉ phải ký quỹ dưới 100% giá trị của L/C, nhờ đó mà có thể tận dụng được vốn của mình vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đối với người xuất khẩu:

- Được đảm bảo thanh toán khi tuân thủ các điều kiện và điều khoản của L/C và nhận được thanh toán nhanh nhất do có được sự cam kết thanh toán của ngân hàng.

- Được ngân hàng giúp đỡ, tư vấn (như tìm ra các điều kiện, điều khoản trong L/C bất lợi cho người xuất khẩu), do đó giảm thiểu được các rủi ro.

- Có thể sử dụng L/C như một phương thức tài trợ cho xuất khẩu như chiết khấu bộ chứng từ, bán bộ chứng từ cho ngân hàng hay vay vốn ngân hàng bằng thế chấp bộ chứng từ.

Đối với ngân hàng

Thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng thu được phí dịch vụ; nhờ đó thu nhập của ngân hàng tăng, tạo điều kiện mở rộng tín dụng, bảo lãnh quốc tế, kinh doanh ngoại tệ

Tuy là phương thức thanh toán ưu việt hơn cả trong thanh toán quốc tế, nhưng phương thức tín dụng chứng từ vẫn có những hạn chế nhất định Ở phương thức này, ngân hàng chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ, do đó người nhập khẩu vẫn phải thanh toán nếu bộ chứng từ xuất trình hợp lệ,mặc dù thực trạng hàng hoá nhập về không đúng với những điều được phản ánh trong chứng từ Người xuất khẩu cũng có thể gặp phải bất lợi khi họ không đáp ứng được những quy định trong L/C, dẫn đến việc thanh toán có thể bị trì hoãn, thậm chí bị từ chối thanh toán Ngân hàng cũng phải đối mặt với rủi ro khi người nhập khẩu gặp khó khăn về tài chính, không có khả năng hoàn trả tiền cho ngân hàng.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình thanh toán

Trang 24

Hiệu quả của dịch vụ thanh toán được thể hiện thông qua nhiều chỉ tiêu như: tốc độ thanh toán, tính an toán trong quá trình thanh toán, thu nhập từ việc cung cấp dịch vụ thanh toán Rủi ro tiềm ẩn cao có thể làm giảm hiệu quả của dịch vụ thanh toán mà ngân hàng cung cấp Việc thanh toán tiền hàng giữa các đối tác ở các quốc gia khác nhau luôn chứa đựng nhiều rủi ro hơn so với thanh toán trong nước Đó là khả năng xảy ra những điều không mong muốn và khi xảy ra thì sẽ mang lại tổn thất cho các bên Sở dĩ như vậy là vì các quốc gia khác nhau có hệ thống pháp luật, tập quán thương mại và thanh toán khác nhau; việc tìm hiểu thông tin về các đối tác nước ngoài cũng gặp nhiều khó khăn hơn so với đối tác trong nước Rủi ro trong thanh toán quốc tế có thể xảy ra với bất cứ bên nào, có thể do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan Dưới đây sẽ trình bày các nhân tố tác động tới quá trình thanh toán.

1.3.1 Nhân tố chủ quan

- Các quy định và chính sách của ngân hàng đối với nghiệp vụ thanh toán

Các quy định và chính sách của ngân hàng có thể ví như kim chỉ nam định hướng cho hoạt động của nhân viên ngân hàng Nếu ngân hàng đưa ra được chính sách hợp lý, vừa đem lại lợi ích cho khách hàng, vừa đảm bảo lợi ích của ngân hàng thì sẽ có thể thu hút được khách hàng, mở rộng hoạt động của ngân hàng Ngược lại, một chính sách không dung hoà được lợi ích của khách hàng và ngân hàng sẽ chứa đựng nhiều rủi ro cho ngân hàng, làm giảm tính cạnh tranh của ngân hàng và làm mất lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng.

Trong các quy định của ngân hàng về nghiệp vụ thanh toán có tác động tới quá trình thanh toán phải kể đến quy trình thanh toán được xây dựng chung cho hệ thống ngân hàng Đó là một trình tự các bước được quy định chi tiết, cụ thể, có sự phân công công việc rõ ràng để thực hiện một thương vụ thanh toán cho khách hàng theo một phương thức thanh toán nhất định Để hoạt động thanh toán có hiệu quả, quy trình thanh toán phải hợp lý, chặt chẽ, được áp dụng thống nhất trong ngân hàng nhưng vẫn đảm bảo tính linh hoạt trong quá trình thực hiện Nhìn chung, quy trình thanh toán của các ngân hàng đều tuân theo thông lệ quốc tế Tuy vậy, giữa

Trang 25

quy định của các ngân hàng vẫn có sự khác biệt nhất định về mức độ chặt chẽ và tính hợp lý Một quy trình trong đó các hồ sơ khách hàng hay bộ chứng từ xuất trình phải qua quá nhiều khâu kiểm tra, kiểm soát có thể đảm bảo an toàn hơn nhưng sẽ làm giảm tốc độ thanh toán Ngược lại, một quy trình mà việc kiểm tra, kiểm soát sơ sài lại tiềm ẩn nhiều rủi ro Do đó, tính chặt chẽ và hợp lý là rất quan trọng trong việc xây dựng quy trình thanh toán.

Bên cạnh đó, sự khác biệt giữa các ngân hàng còn được thể hiện ở chính sách của ngân hàng đối với việc phát triển nghiệp vụ thanh toán Các ngân hàng có thể có chính sách khác nhau dành cho từng đối tượng khách hàng, từng chủng loại hàng hoá Chẳng hạn, đối với những khách hàng có tình hình tài chính tốt, có uy tín thì ngân hàng có thể áp dụng những chính sách hỗ trợ như: cho vay để ký quỹ mở L/C, chiết khấu bộ chứng từ…giúp khách hàng có được sự thuận lợi trong quá trình sản xuất kinh doanh của họ Qua đó khách hàng có thể tin cậy và lựa chọn ngân hàng làm trung gian thanh toán.

- Trình độ nghiệp vụ của các cán bộ nhân viên ngân hàng

Nhân viên ngân hàng là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và cũng là những người tham gia thực hiện việc thanh toán cho khách hàng Do đó, trình độ nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của dịch vụ thanh toán Đặc biệt, phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán khá phức tạp, vừa đòi hỏi sự làm việc tỉ mỉ, chính xác, vừa cần có tính linh hoạt trong từng tình huống cụ thể của các nhân viên ngân hàng Hiệu quả của việc cung cấp dịch vụ thanh toán phụ thuộc rất lớn vào khả năng của nhân viên ngân hàng trong việc tìm hiểu tình hình hoạt động của khách hàng để có thể đưa ra những tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng; nhanh chóng tìm ra sai sót trong chứng từ thanh toán để sửa chữa kịp thời; phát hiện được các chứng từ giả mạo hay không hợp lý để tránh tổn thất cho khách hàng và ngân hàng Để làm được như vậy, nhân viên ngân hàng cần phải am hiểu về kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán, hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của các khách hàng mà mình đang phục vụ và hướng tới phục vụ, linh hoạt trong xử lý tình huống Bên cạnh năng lực trình độ, sự phục vụ nhiệt tình chu đáo

Trang 26

đối với khách hàng của cán bộ, nhân viên ngân hàng cũng góp phần gia tăng hình ảnh của ngân hàng và thu hút khách hàng.

- Công nghệ ngân hàng

Công nghệ đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng Quy trình thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ đòi hỏi sự an toàn, nhanh chóng và chính xác Do vậy, việc sử dụng công nghệ tiên tiến là rất cần thiết để nâng cao tốc độ thanh toán, đẩy nhanh tiến độ xử lý công việc, giảm thiểu những sai sót do các thao tác thủ công gây ra Chẳng hạn, việc áp dụng công nghệ thông tin vào việc trao đổi dữ liệu, sử dụng hệ thống truyền tin qua mạng SWIFT đã tạo ra những bước nhảy vọt, khắc phục được những yếu kém, chậm trễ và không an toàn của việc truyền tin qua Telex trước đây.

1.3.2 Nhân tố khách quan

- Những tác động từ phía khách hàng

Các nhà xuất nhập khẩu là những chủ thể quan trọng tham gia vào quá trình thanh toán, do đó có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của quá trình thanh toán Yếu tố quan trọng đầu tiên phải kể tới là năng lực kinh doanh của khách hàng Năng lực kinh doanh sẽ quyết định khả năng tài chính và uy tín của khách hàng Người nhập khẩu kinh doanh có hiệu quả thường sẽ có tình hình tài chính lành mạnh, có khả năng hoàn trả tiền cho ngân hàng Ngược lại, người nhập khẩu có thể mất khả năng thanh toán, bị phá sản dẫn đến không có khả năng trả tiền cho ngân hàng trong trường hợp ký quỹ dưới 100%, trong khi ngân hàng vẫn phải thanh toán cho người xuất khẩu khi họ xuất trình được bộ chứng từ hợp lệ.

Một yếu tố không kém phần quan trọng là đạo đức, uy tín của khách hàng Ngân hàng có thể gặp phải rủi ro đạo đức khi người nhập khẩu cố ý không hoàn trả tiền cho ngân hàng Về phía người xuất khẩu, có thể giả mạo chứng từ để đòi tiền ngân hàng Nếu ngân hàng không phát hiện được thì sẽ khó tránh khỏi tổn thất.

Trang 27

Ngoài ra, khách hàng có những hiểu biết nhất định về các bước cần thực hiện trong quy trình thanh toán cũng góp phần giúp quá trình thanh toán được nhanh chóng, suôn sẻ.

- Nhân tố thuộc về ngân hàng đại lý

Mỗi ngân hàng thương mại đều có hệ thống ngân hàng đại lý đặt ở nhiều nước trên thế giới để thuận lợi cho việc giao dịch, giảm được thời gian và chi phí do phải thanh toán qua nhiều ngân hàng trung gian Các ngân hàng thương mại thường chọn ngân hàng đại lý là những ngân hàng lớn, có uy tín trên thị trường tài chính để tránh bị ảnh hưởng bởi rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng này.

- Hệ thống chính sách, pháp luật của các nước

Mỗi quốc gia đều có hệ thống pháp luật, tập quán thương mại khác nhau Do đó, quan hệ thương mại và thanh toán quốc tế dễ xảy ra xung đột hơn so với thương mại và thanh toán nội địa.

Chính sách của các nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu như thay đổi hạn ngạch xuất nhập khẩu, thay đổi thuế suất nhập khẩu của hàng hoá khi các bên đã ký kết hợp đồng sẽ tạo ra những bất lợi cho người xuất khẩu hoặc nhập khẩu, từ đó có thể ảnh hưởng tới quá trình thanh toán.

Trang 28

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNGTHỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI TRUNG TÂM GIAO DỊCH HỘI SỞNHTMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

2.1 Giới thiệu về Trung tâm giao dịch hội sở NHTMCP Kỹ Thương ViệtNam

Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) là một trong những ngân hàng thương mại cổ phẩn lớn và đang phát triển mạnh mẽ của Việt Nam Techcombank hiện là ngân hàng thương mại cổ phẩn có vốn điểu lệ lớn thứ ba trong khối các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam (2.524 tỷ đồng) Đây cũng là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản và doanh thu hàng năm khá cao (trong nhiều năm qua luôn đạt từ 30% trở lên) Đặc biệt năm 2007, tổng doanh thu của ngân hàng đạt trên 2.600 tỷ đồng (tăng khoảng 86% so với năm 2006), lợi nhuận sau thuế đạt 510 tỷ đồng Dưới đây là đôi nét về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, tình hình hoạt động của Trung tâm giao dịch Hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam.

2.1.1 Lịch sử hình thành

Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Techcombank được thành lập vào ngày 27 tháng 9 năm 1993 Đây là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội Ban đầu, các bên tham gia góp vốn thành lập ngân hàng bao gồm Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam… và một số cá nhân Hiện nay, góp vốn tại ngân hàng có các cổ đông lớn trong và ngoài nước như: The Hongkong and Shanghai Banking Corporation (HSBC), Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) Đặc biệt, Techcombank là ngân hàng đầu tiên và duy

Trang 29

nhất tại Việt Nam có tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài (HSBC) đạt mức tối đa 15%.

Năm 1998, Trụ sở chính của ngân hàng được chuyển sang Toà nhà Techcombank, 15 Đào Duy Từ, Hà Nội Trực thuộc Hội sở có Trung tâm kinh doanh, thực hiện các chức năng như một chi nhánh, và sau này trở thành Chi nhánh Hà Nội (Techcombank Hà Nội) Ngày 27/01/2007, Trụ sở chính được chuyển sang 70 - 72 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội Tháng 2/2007, thành lập Trung tâm giao dịch hội sở nằm trong tòa nhà trụ sở chính.

Trung tâm giao dịch hội sở NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam là đơn vị hạch toán phụ thuộc của NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam, thực hiện kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng theo các quy định của Pháp luật và của NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam Trung tâm giao dịch hội sở hoạt động có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các TCTD theo quy định của Pháp luật, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam Dự kiến trong thời gian tới, Trung tâm giao dịch hội sở sẽ được phát triển thành Sở giao dịch của NHTMCP Kỹ Thương.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

TTGDHS là đơn vị kinh doanh trực thuộc Hội sở Techcombank Các phòng ban hội sở bao gồm:

- Trung tâm Quản lý Nguồn vốn và Giao dịch trên thị trường tài chính - Phòng Tiếp thị, Phát triển Sản phẩm và Chăm sóc Khách hàng - Phòng Kế toán Tài chính

- Phòng Kiểm soát nội bộ

- Phòng quản lý đầu tư xây dựng

- Ban xử lý nợ và Khai thác Tài sản thu nợ - Văn phòng

- Phòng Quản lý nhân sự - Phòng Kế hoạch Tổng hợp

Trang 30

- Ban Quản lý Uỷ thác Đầu tư, Quản lý Tài sản & Thị trường Vốn - Phòng Pháp chế và Kiểm soát tuân thủ

- Ban đào tạo

- Phòng Quản lý chất lượng - Phòng Dịch vụ cho vay mua nhà - Phòng nghiệp vụ Kho qũy

- Trung tâm Ứng dụng và Phát triển Sản phẩm Dịch vụ Công nghệ Ngân hàng

- Trung tâm Thẻ và Dịch vụ Tín dụng Tiêu dùng

- Trung tâm Quản lý thu nợ và kiểm soát rủi ro tín dụng cá nhân - Trung tâm Thanh toán và Ngân hàng Đại lý

- Khối Tín dụng và Quản trị Rủi ro

- Khối Dịch vụ Khách hàng Doanh nghiệp - Trung tâm Giao dịch Hội sở

Bộ máy tổ chức điều hành của TTGDHS bao gồm: điều hành quản lý Trung tâm là Giám đốc và các Phó giám đốc, dưới ban giám đốc là các phòng ban thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh Hiện tại, Trung tâm có 5 phòng với cơ cấu tổ chức như sau:

Trang 31

Giám đốc Trung tâm

Phó Giám đốcPhó Giám đốc

Phòng Tư vấn và giải pháp tài chínhPhòng Đầu tư tài chính cá nhânPhòng Dịch vụ khách hàngPhòng Hỗ trợ và quản lý tín dụng

Bộ phận Logistics

Bộ phận tư vấn tái cấu trúcBộ phận tư vấn tài chính dự án

Bộ phận hỗ trợ tín dụngBộ phận tác nghiệp TTQTBộ phận kiểm soát tuân thủ

Phòng Tiếp thị khách hàng

CƠ CẤU TỔ CHỨC TRUNG TÂM GIAO DỊCH HỘI SỞ TECHCOMBANK

Bộ phậnthẩm định

Trang 32

2.1.3 Tình hình hoạt động của Trung tâm giao dịch hội sở NHTMCP KỹThương.

TTGDHS mới hoạt động được hơn một năm, do đó phải đối mặt với khá nhiều khó khăn trong bối cảnh cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt Tuy nhiên, do được kế thừa công nghệ ngân hàng sẵn có, cùng với nỗ lực của ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên ngân hàng, Trung tâm đã đạt được những kết quả khả quan trên nhiều phương diện.

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là một trong những hoạt động hết sức quan trọng của các ngân hàng thương mại để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả Do vậy, đây là mảng hoạt động luôn được chú trọng tại NHTMCP Kỹ Thương nói chung và TTGDHS nói riêng Bên cạnh các phương thức huy động truyền thống như tiết kiệm không kỳ hạn và tiết kiệm có kỳ hạn với nhiều kỳ hạn phong phú: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng…, Trung tâm còn áp dụng các hình thức huy động mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng như: rút gốc linh hoạt, tiền gửi tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm nhân thọ…; giúp khách hàng có nhiều sản phẩm hơn để lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu của họ Chính vì vậy, chỉ trong vòng một năm, công tác huy động vốn của Trung tâm đã đạt được những thành tựu đáng kể.

Trang 33

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn các quý trong năm 2007

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các quý)

Tổng vốn huy động của Trung tâm giao dịch nhìn chung tăng qua các quý: Quý II tăng 28,2% so với Quý I; Quý III có sự gia tăng đột biến, 663%; Quý IV giảm nhẹ 4,7% so với Quý III Sở dĩ như vậy là do Trung tâm giao dịch mới chính thức hoạt động từ tháng 2/2007 nên trong hai quý đầu, lượng tiền gửi của dân cư còn ít, tiền gửi của các tổ chức kinh tế không đáng kể Sang quý III, lượng tiền huy động tăng mạnh nhờ Trung tâm đã đẩy mạnh công tác tiếp thị sản phẩm Quý IV có sự giảm nhẹ là do cuối năm, nhu cầu sử dụng tiền mặt của các tổ chức và cá nhân tăng cao để chi trả cho các khoản công nợ và mua sắm hàng tiêu dùng

Đạt được những thành tựu như vậy là nhờ Trung tâm giao dịch hội sở đã đưa ra được chương trình hành động phù hợp:

- Xây dựng các chương trình chăm sóc khách hàng lớn và thực hiện việc chăm sóc khách hàng thường xuyên để tạo mối liên hệ mật thiết với khách hàng, qua đó củng cố và duy trì hệ thống khách hàng.

- Tìm kiếm những khách hàng tiềm năng thông qua các kênh Marketing khách hàng.

Trang 34

- Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt và cạnh tranh nhằm thu hút và duy trì ổn định khách hàng.

2.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn

Trong hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng, việc cấp tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất Với sự phát triển của sản xuất kinh doanh, sự gia tăng hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhu cầu sử dụng vốn của các chủ thể trong nền kinh tế ngày càng tăng lên, và theo đó, nhu cầu tiếp cận tín dụng ngân hàng cũng tăng lên.

Việc cấp tín dụng của TTGDHS tuân theo sự chỉ đạo thống nhất của NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam với những quy định khá chặt chẽ về chất lượng:

- Phải xác định thị trường mục tiêu một cách rõ ràng, đánh giá mức độ phù hợp và rủi ro của từng phân đoạn thị trường mục tiêu Việc cung cấp dịch vụ phải luôn tính đến yếu tố cân bằng giữa lợi ích của Techcombank và cầu thị trường.

- Xây dựng và vận hành chính sách tín dụng một cách hiệu quả; đảm bảo không có sự mơ hồ trong nội bộ ngân hàng về một lĩnh vực cho vay cụ thể nào.

- Tuân thủ chặt chẽ và nhất quán các thông lệ lành mạnh trong hoạt động tín dụng; tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành và các quy định chính sách nội bộ của Techcombank.

Trung tâm giao dịch đã thực hiện nghiêm túc các nội dung chỉ đạo về cho vay, nhờ đó mà đạt được những kết quả khả quan:

Trang 35

Bảng 2.2 Tình hình hoạt động cho vay các quý trong năm 2007

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các quý)

Techcombank là ngân hàng phát triển theo định hướng ngân hàng bán lẻ Do đó, tỉ lệ cho vay đối với khách hàng cá nhân trong tổng dư nợ khá cao Doanh số cho vay và tổng dư nợ nhìn chung tăng với tốc độ khá cao Đó là nhờ Trung tâm giao dịch đã đẩy mạnh công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng, có chính sách ưu tiên các sản phẩm có nhiều tiềm năng phát triển như tài trợ cho vay mua nhà trả góp, tài trợ cho vay mua ô tô trả góp… Tuy nhiên, dù phát triển theo định hướng ngân hàng bán lẻ thì tín dụng doanh nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động tín dụng Thứ nhất là do một khoản tín dụng cấp cho khách hàng doanh nghiệp

Ngày đăng: 20/09/2012, 16:41

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn các quý trong năm 2007 - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI TRUNG TÂM GIAO DỊCH HỘI SỞ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM.docx

Bảng 2.1..

Tình hình huy động vốn các quý trong năm 2007 Xem tại trang 32 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan