Mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và tăng trưởng kinh tế việt nam

68 1.9K 23
Mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và tăng trưởng kinh tế việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI NÓI ĐẦU 5 CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 9 1.1. Các vấn đề về tăng trưởng kinh tế 9 1.1.1 Khái niệm và bản chất của tăng trưởng kinh tế 9 1.1.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế: 9 1.1.1.2 Các cấp độ của tăng trưởng kinh tế: 10 1.1.1.3 Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế: 11 1.1.2 Đo lường tăng trưởng kinh tế 12 1.1.2.1 Mức tăng trưởng tuyệt đối 12 1.1.2.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế 12 1.1.2.3 Thu nhập bình quân đầu người 13 1.1.3. Một số học thuyết và mô hình tăng trưởng kinh tế 13 1.1.3.1 Học thuyết John Maynard Keynes về tăng trưởng kinh tế 13 1.1.3.2 Mô hình tăng trưởng Harrod – Domar 15 1.2. Điều kiện của tăng trưởng kinh tế 17 1.2.1 Các điều kiện của tăng trưởng kinh tế 17 1.2.1.1 Tài nguyên thiên nhiên 17 1.2.1.2 Nguồn nhân lực 18 1.2.1.3 Công nghệ 18 2 1.2.1.4 Vốn 19 1.2.2 Nguồn vốn đối với tăng trưởng kinh tế: Tín dụng ngân hàng 22 1.2.2.1 Các kênh huy động vốn cho nền kinh tế 22 1.2.2.2 Tín dụng ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển 23 1.3 Tín dụng ngân hàng và tăng trưởng kinh tế tại một số quốc gia trên thế giới 24 CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 – 2012 28 2.1 Tổng quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam 28 2.1.1 Đặc điểm tăng trưởng kinh tế Việt Nam 28 2.1.1.1 Tốc độ tăng trưởng cao nhưng không bền vững 28 2.1.1.2 Tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng 32 2.1.2 Tín dụng ngân hàng là điều kiện tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam 34 2.1.2.1 Tổng quan về hệ thống tài chính Việt Nam 34 2.1.2.2 Tín dụng ngân hàng là kênh cung ứng vốn chủ yếu trong hệ thống tài chính Việt Nam hiện nay 36 2.2 Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 2001 – 2012 41 2.2.1 Thực trạng tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001 – 2012 41 2.2.2 Khảo sát mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam giai đọan 2001 – 2012 47 2.2.2.1 Giới thiệu mô hình và giải thích các biến 47 3 2.2.2.2 Mô tả số liệu 48 2.2.2.3 Kết quả khảo sát mô hình 48 2.2.2.4 Nhận định, giải thích 52 CHƯƠNG 3 – KHUYẾN NGHỊ ĐIỀU CHỈNH TÍN DỤNG NGÂN HÀNG HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ BỀN VỮNG 56 3.1 Bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay 56 3.2. Khuyến nghị đối với NHNN và Chính phủ: 58 3.2.1 Khơi thông nguồn vốn tín dụng: 59 3.2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ngân hàng, hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững 61 KẾT LUẬN 64 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU Tran g Bảng 1. Tỷ trọng đóng góp của các yếu tố tới tăng trưởng kinh tế ở một số quốc gia 22 Bảng 2. Kết quả hồi quy mô hình theo phương pháp OLS ứng dụng Eviews 4 50 DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Tran g Hình 1.1. Sơ đồ vai trò của hệ thống tài chính 23 Hình 1.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và thế giới 1980 – 2012. 26 Hình 1.3. Tốc độ phát triển của tín dụng tại Trung Quốc giai đoạn 2005 – 2012 27 Hình 1.4. Tốc độ tăng trưởng tín dụng ngân hàng ở Ấn Độ giai đoạn 1994 – 2012 27 Hình 2.1. Tăng trưởng GDP hàng năm của một số nước Châu Á từ 1986 – 2000 29 Hình 2.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2001 – 2012 30 Hình 2.3. GDP và lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2001 – 2012 31 Hình 2.4. Tỷ lệ lam phát của Việt Nam và một số quốc gia khác 32 Hình 2.5. GDP bình quân đầu người/năm của Việt Nam giai đoạn 1980 – 2010 32 Hình 2.6. Đóng góp của vốn, lao động và TFP tới tăng trưởng kinh tế 33 Hình 2.7. Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội/GDP 2006 – 2011 34 Hình 2.8. Hệ số ICOR của Việt Nam qua các thời kì 34 Hình 2.9. Độ sâu tài chính của Việt Nam 36 Hình 2.10.Vốn hóa và mức huy động qua thị trường chứng khoán hàng năm 39 Hình 2.11. Số lượng ngân hàng Việt Nam qua các năm 1991 – 2011 40 Hình 2.12. Tăng trưởng GDP, tín dụng/GDP của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2011 41 Hình 2.13. Tín dụng/GDP của các 1 số nước châu Á giai đoạn 2001 – 2010 43 Hình 2.14. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng tín dụng, tốc độ tăng trưởng kinh tế và CPI của Việt Nam 2001 – 2012 43 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CSTT Chính sách tiền tệ NHTW Ngân hàng trung ương NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng nhà nước WB World Bank GDP Gross Domestic Products GNP Gross National Products AD Aggressive Demand TNTN Tài nguyên thiên nhiên TFP Total Factor Productivity HTTC Hệ thống tài chính TTTC Thị trường tài chính TCTK Tổng cục thống kê WDI World Development Indicators IMF International Monetary Fund GDPG Gross Domestic Products Growth CGR Credit Growth Rate TTKT Tăng trưởng kinh tế WTO World Trade Organization UBCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nước TPCP Trái phiếu Chính phủ LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ khi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986 diễn ra, Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc Đổi Mới và mở cửa, tiến hành hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Quá trình Đổi Mới và hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong suốt những năm qua, ngay cả khi nền kinh tế thế giới lâm vào suy thoái. Giai đoạn 2001 – 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam bình quân đạt 7.15%, cao 6 hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây bắt đầu có dấu hiệu suy giảm, với 5.89% năm 2011 và 5.03% năm 2012, nhưng vẫn đạt được mục tiêu mà Đảng và Quốc hội đề ra. Tuy nhiên, xét về mặt bản chất, tăng trưởng kinh tế Việt Nam là không bền vững, chưa có chiều sâu và phụ thuộc nhiều vào nhân tố vốn. Thị trường chứng khoán Việt Nam với 12 năm phát triển chưa thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc huy động và cung cấp vốn cho nền kinh tế, và tín dụng ngân hàng trở thành kênh dẫn vốn chủ yếu cho nền kinh tế Việt Nam. Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài “Mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam” được nghiên cứu với mục tiêu tìm ra mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng và tốc độ tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, từ đó đưa ra những khuyến nghị đối với Chính phủ và NHNN về việc tạo ra một tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả của tín dụng ngân hàng hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững mà Đảng và Quốc hội đề ra. 7 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện nhằm hệ thống hóa lý thuyết về tăng trưởng kinh tế và các điều kiện tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra và làm rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, từ đó, đề xuất với NHNN và Chính phủ những khuyến nghị liên quan đến tín dụng nhằm hỗ trợ tốt nhất cho tăng trưởng kinh tế. 3. Phạm vi nghiên cứu Tăng trưởng kinh tế là kết quả của nhiều nhân tố khác nhau, bao gồm nhân tố vốn, nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, công nghệ… Tuy nhiên, trong phạm vi bài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu muốn nhấn mạnh đến vai trò của vốn đối với sự phát triển của nền kinh tế. Về mặt lý luận, nhóm nghiên cứu về mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và tăng trưởng kinh tế. Về mặt thực tế, nhóm sử dụng số liệu trong giai đoạn 2001 – 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong bài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để rút ra kết luận về mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế bao gồm: thống kê, tổng hợp, diễn dịch và mô hình kinh tế lượng với số liệu thứ cấp được thu thập từ Tổng cục thống kê, NHNN và các nguồn khác. 8 5. Kết cấu đề tài Chương 1: Cơ sở lý luận cho việc đánh giá mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và tăng trưởng kinh tế. Hệ thống hóa lý thuyết về tăng trưởng kinh tế và đưa ra cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tín dụng ngân hàng. Từ đó, khẳng định tín dụng là điều kiện tăng trưởng tại các quốc gia đang phát triển. Chương 2: Thực trạng tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001 – 2012 Nghiên cứu đặc điểm tăng trưởng kinh tế Việt Nam, khẳng định tín dụng ngân hàng là điều kiện để tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, xây dựng mô hình kinh tế lượng để khảo sát định lượng mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế. Kết quả khảo sát cho thấy tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ thuận chiều với nhau, song sự ảnh hưởng của tăng trưởng tín dụng tới tăng trưởng kinh tế đã bị suy giảm trong giai đoạn 2007 – 2012, đặt ra những yêu cầu cấp bách trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ngân hàng. Chương 3: Khuyến nghị điều chỉnh tín dụng ngân hàng hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững Đưa ra những khuyến nghị với Chính phủ và NHNN trong việc thực hiện khơi thông nguồn vốn tín dụng và nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững. Các khuyến nghị này được đưa ra trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay dựa trên mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và tốc độ tăng trưởng kinh tế. 9 CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1.1. Các vấn đề về tăng trưởng kinh tế 1.1.1 Khái niệm và bản chất của tăng trưởng kinh tế 1.1.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP) trong một thời gian nhất định. Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản sản phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính). Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng tổng sản phẩm mà nền kinh tế tạo ra theo thời gian hay là sự tăng lên về số lượng, chất lượng hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Vì vậy, nó tạo tiền đề vật chất cho sự phát triển nói chung và là cơ sở để thực hiện hàng loạt các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội. GDP - tổng sản phẩm trong nước đồng thời phản ánh tổng thu nhập nhận được và tổng chi tiêu của nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế làm tăng thu nhập của người dân, tăng mức thỏa mãn trong xã hội: các điều kiện sống như nhà ở, thức ăn, quần áo, cũng như các dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục, Qua đó, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống không ngừng được cải thiện. 10 Như vậy, về bản chất, tăng trưởng kinh tế không chỉ là sự tăng lên của tổng sản phẩm hàng hóa dịch vụ trong một thời kỳ nhất định mà còn là sự gia tăng của mức sản xuất của xã hội, từ đó làm thỏa mãn nhu cầu vật chất của mỗi cá nhân, hay chính là sự tăng lên về phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống mà mỗi cá nhân được hưởng. Từ đó, tạo ra sự ổn định kinh tế vĩ mô, tạo cơ sở phát triển cho các hoạt động văn hóa, chính trị, xã hội khác. Tăng trưởng kinh tế cao đồng nghĩa với sự tăng lên nhanh hơn về quy mô nền kinh tế. Đây là điều kiện tiên quyết để mỗi quốc gia duy trì được vị trí dẫn đầu hoặc đuổi kịp các nền kinh tế đã phát triển khác, để các nước đang phát triển khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với những nước đã phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, tăng trưởng nhanh không phải bằng mọi giá. Tăng trưởng kinh tế quá nóng sẽ gây lạm phát cao, nền kinh tế có biến động lớn và khó kiểm soát, đặc biệt với các nước đang phát triển với trình độ quản lý còn yếu kém. Vì vậy, những người điều hành, quản lý Nhà nước cần có chiến lược rõ ràng, kết hợp hài hòa các chính sách kinh tế vĩ mô, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế đề ra. 1.1.1.2 Các cấp độ của tăng trưởng kinh tế: Tùy theo điều kiện khách quan và chủ quan ở mỗi quốc gia, tăng trưởng kinh tế có những cấp độ khác nhau: Tăng trưởng theo chiều rộng và tăng trưởng theo chiều sâu Theo nguồn gốc, tăng trưởng được chia thành hai loại: tăng trưởng theo chiều rộng và tăng trưởng theo chiều sâu. Tăng trưởng theo chiều rộng, tức là tăng trưởng dựa vào vốn, tăng lao động và tăng cường khai thác tài nguyên. Đối với các nước đang phát triển, chiều rộng vẫn là chủ đạo trong yếu tố tăng trưởng do dư địa với yếu tố vốn còn lớn, lao động khá dồi dào. [...]... sản xuất, kinh doanh, tín dụng ngân hàng thúc đẩy việc gia tăng sản lượng của nền kinh tế Ngoài ra, trong quá trình cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung các ngân hàng sẽ tham gia giám sát quá trình sử dụng vốn từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng vốn tính cho cả nền kinh tế 1.3 Tín dụng ngân hàng và tăng trưởng kinh tế tại... phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 28 CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 – 2012 2.1 Tổng quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2.1.1 Đặc điểm tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2.1.1.1 Tốc độ tăng trưởng cao nhưng không bền vững Xuất phát điểm từ một nền kinh tế lạc hậu, kể từ sau công cuộc “Đổi Mới” năm 1986, chuyển đổi từ cơ chế kinh tế tập trung bao... 1.1.2 Đo lường tăng trưởng kinh tế 1.1.2.1 Mức tăng trưởng tuyệt đối Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn Mức tăng trưởng tuyệt đối (∆Y) là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so sánh 1.1.2.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế (gt) được tính bằng cách... biệt là tín dụng ngân hàng Tại đây, mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế luôn 26 được thể hiện rõ nét, khi mà tốc độ tăng trưởng cao luôn kèm theo sự mở rộng nhanh chóng của tín dụng Hình 1.3 Tốc độ phát triển của tín dụng tại Trung Quốc giai đoạn 2005 – 2012 Nguồn: CEIC, UBS 1.3.2 Ấn Độ Từ cải cách kinh tế năm 1991, Ấn Độ đang dần vươn lên với tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng thứ... lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %: 13 Trong đó: ∆Y là mức tăng trưởng tuyệt đối gt là tốc độ tăng trưởng kinh tế Yt, Yt – 1 lần lượt là quy mô nền kinh tế năm t và năm t – 1 Nếu quy mô nền kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa/thực tế thì ta sẽ có được tốc độ tăng trưởng. .. đối với kinh tế thế giới Trong các trụ cột của tăng trưởng kinh tế, vốn là yếu tố quan trọng nhất đối với các quốc gia đang phát triển Vì vậy, việc huy động và tận dụng vốn một cách hiệu quả nhất, hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững luôn là vấn đề được các quốc gia quan tâm 22 1.2.2 Nguồn vốn đối với tăng trưởng kinh tế: Tín dụng ngân hàng 1.2.2.1 Các kênh huy động vốn cho nền kinh tế Tiết... kinh tế Việt Nam Đối với nguồn vốn trong nước, hệ thống tài chính là bộ phận quan trọng trong việc chuyển tiết kiệm thành đầu tư, tín dụng ngân hàng là một kênh nhỏ trong hệ hống này, song thực tế Việt Nam cho thấy, đây gần như là kênh chủ yếu trong việc cung ứng vốn cho sản xuất kinh doanh, thông qua đó đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế nước ta 2.1.2.1 Tổng quan về hệ thống tài chính Việt Nam. .. gia trên thế giới Thực tế các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ, đằng sau thành tích tăng trưởng ấn tượng là sự đóng góp không nhỏ của tín dụng ngân hàng Trong suốt thời gian qua, các quốc gia này có tốc độ tăng trưởng tín dụng khá cao và được duy trì trong một thời gian tương đối dài cho thấy sự mở rộng liên tục của tín dụng ngân hàng tại các quốc gia này Tín dụng ngân hàng đã cung cấp một... 30 tốc độ tăng trưởng bình quân vẫn đạt trên 7% – một con số cao và đáng mơ ước trong khi nhiều nước không có tăng trưởng hoặc tăng trưởng âm Sang năm 2011, 2012, mặc dù kinh tế thế giới rơi vào suy thoái cùng với đó là sự bùng phát của khủng hoảng nợ công, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng trên 5%, đạt 5.89% năm 2011 và 5.03% năm 2012 Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và duy trì... kinh tế, trong đó có cân đối ngân sách Nhà nước, cân đối cán cân thương mại, cán cân tài khoản vãng lai và tình trạng nợ công tăng nhanh 2.1.2 Tín dụng ngân hàng là điều kiện tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam Với đặc điểm là một quốc gia đang phát triển và tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng, vốn hiện nay là yếu tố đóng góp nhiều nhất trong việc tạo ra tăng trưởng tại Việt Nam Bởi vậy, các kênh cung cấp . giá mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và tăng trưởng kinh tế. Hệ thống hóa lý thuyết về tăng trưởng kinh tế và đưa ra cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tín dụng ngân hàng. . Việt Nam hiện nay 36 2.2 Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 2001 – 2012 41 2.2.1 Thực trạng tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1.1. Các vấn đề về tăng trưởng kinh tế 1.1.1 Khái niệm và bản chất của tăng trưởng kinh tế 1.1.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế: Tăng

Ngày đăng: 08/05/2015, 22:44

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

  • 1.1. Các vấn đề về tăng trưởng kinh tế

    • 1.1.1 Khái niệm và bản chất của tăng trưởng kinh tế

      • 1.1.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế:

      • 1.1.1.2 Các cấp độ của tăng trưởng kinh tế:

      • 1.1.1.3 Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế:

      • 1.1.2 Đo lường tăng trưởng kinh tế

        • 1.1.2.1 Mức tăng trưởng tuyệt đối

        • 1.1.2.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế

        • 1.1.2.3 Thu nhập bình quân đầu người

        • 1.1.3. Một số học thuyết và mô hình tăng trưởng kinh tế

          • 1.1.3.1 Học thuyết John Maynard Keynes về tăng trưởng kinh tế

          • 1.1.3.2 Mô hình tăng trưởng Harrod – Domar

          • 1.2. Điều kiện của tăng trưởng kinh tế

            • 1.2.1 Các điều kiện của tăng trưởng kinh tế

              • 1.2.1.1 Tài nguyên thiên nhiên

              • 1.2.1.2 Nguồn nhân lực

              • 1.2.1.3 Công nghệ

              • 1.2.1.4 Vốn

                • Bảng 1. Tỷ trọng đóng góp của các yếu tố tới tăng trưởng kinh tế ở một số quốc gia

                • 1.2.2 Nguồn vốn đối với tăng trưởng kinh tế: Tín dụng ngân hàng

                  • 1.2.2.1 Các kênh huy động vốn cho nền kinh tế

                  • 1.2.2.2 Tín dụng ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển

                  • 1.3 Tín dụng ngân hàng và tăng trưởng kinh tế tại một số quốc gia trên thế giới.

                  • CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 – 2012

                  • 2.1 Tổng quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam

                    • 2.1.1 Đặc điểm tăng trưởng kinh tế Việt Nam

                      • 2.1.1.1 Tốc độ tăng trưởng cao nhưng không bền vững

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan