BỘ ĐỀ TUYỂN SINH LỚP 10

4 669 1
BỘ ĐỀ TUYỂN SINH LỚP 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề và bài giải gợi ý kỳ thi tuyển sinh lớp 10 – TP Huế, Đà Nẵng năm học 2009 – 2010 Đề bài Câu 1: (1,5 diểm)Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Giải thích nghĩa của từ thu ở (a), (b). Xác định đó là hiện tượng đồng âm hay nhiều nghĩa. Nêu ngắn gọn lý do. Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về(Sang thu – Hữu Thỉnh) Câu 2: (2,0 điểm)Đọc kỹ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần nhà quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới”.(Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê) 2.1. Tìm các câu có yếu tố miêu tả trong đoạn trích trên. Nêu tác dụng chung của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự. 2.2. Xác định các thành phần câu và kết luận về cấu trúc ngữ pháp của câu văn sau: “Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt”. Câu 3: (2,5 điểm)Chỉ ra sự khác nhau về kiểu bài nghị luận trong hai đề văn sau: Đề 1: Suy nghĩ của em về hiện tượng một bộ phận không nhỏ thanh biên thời nay lười học, sa vào các tệ nạn xã hội. Đề 2: Để chuẩn bị hành trang vào thế kỉ XXI, theo Vũ Khoan, “Sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”. Suy nghĩ của em về vấn đề đó. Chọn một trong hai đề trên để viết văn bản (dài không quá một trang giấy thi), trong đó có sử dụng khởi ngữ, một thành phần biệt lập và phép liên kết nối (gạch chân xác định) Câu 4: (4,0 điểm)Từ sự cảm nhận về hai bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt) và Nói với con (Y Phương) em hãy trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tình cảm gia đình. Bài giải gợi ý :Câu 1: Từ đồng âm là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau. Từ nhiều nghĩa là một từ nhưng có nhiều nghĩa khác nhau. Những nghĩa này có quan hệ với nhau. Cần lưu ý phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa dựa vào sự khác biệt về nghĩa và từ loại của các từ này. Nếu hai từ khác nhau về từ loại, về ý nghĩa, đó là từ đồng âm. Ví dụ, từ “bàn” (danh từ, chỉ vật thể có mặt phẳng dùng để đặt, để, bày biện các vật khác) và từ “bàn” (động từ, chỉ hoạt động bình luận, phân tích của nhiều người về một vấn đề họ cùng quan tâm) là hai từ đồng âm. Nếu hai từ cùng từ loại, nghĩa của chúng có quan hệ với nhau, đó là từ nhiều nghĩa. Chẳng hạn, từ “ăn” (động từ, hoạt động đưa thức ăn vào cơ thể: ăn cơm, ăn rau…) và từ “ăn” (động từ, hoạt động hóa học của một chất phá hủy một chất, vật thể khác: xà phòng ăn tay, nước ăn chân ) (a): mùa thu (danh từ), còn thu (b): nhận, gom (động từ). Đây là hai từ đồng âm (do cùng âm nhưng khác từ loại, khác nghĩa và nghĩa không có quan hệ với nhau) Câu 2: 2.1. Các câu có yếu tố miêu tả trong đoạn trích trên: Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Tác dụng chung của các yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự: làm cho câu chuyện trở nên cụ thể, sinh động, gợi cảm, hấp dẫn. 2.2. Xác định các thành phần câu và kết luận về cấu trúc ngữ pháp của câu văn đã cho: Chắc có: thành phần phụ của câu, trong đó: chắc: thành phần tình thái. có: thành phần gọi đáp các anh ấy: chủ ngữ của câu có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt: vị ngữ của câu, trong đó: có: yếu tố chính của vị ngữ (vị từ) những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt: bổ ngữ của vị từ có; bổ ngữ này có kết cấu một cụm chủ - vị, trong đó: những cái ống nhòm: chủ ngữ có thể: thành phần tình thái thu cả trái đất vào tầm mắt: vị ngữ. Câu 3: Chỉ ra sự khác nhau về kiểu bài nghị luận trong hai đề văn đã cho.Hai đề văn đã cho thuộc loại nghị luận xã hội nhưng đề 1 là nghị luận về một hiện tượng đời sống (hiện tượng một bộ phận không nhỏ thanh niên thời nay lười học, sa vào các tệ nạn xã hội), đề 2 là nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí (Sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất để chuẩn bị hành trang vào thế kỉ XXI). 1 Chọn một trong hai đề để viết văn bản đảm bảo yêu cầu: Số lượng: dài không quá một trang giấy thi Sử dụng: khởi ngữ, một thành phần biệt lập, phép liên kết nối (gạch chân xác định) Ở mỗi đề, thí sinh có thể triển khai theo nhiều hướng khác nhau. Dưới đây là một gợi ý tham khảo: Đề 1: Học tập có vai trò quan trọng đối với từng cá nhân và toàn xã hội. Thế nhưng, hiện nay đang có hiện tượng một bộ phận không nhỏ thanh niên lười học, sa vào các tệ nạn xã hội. Tác hại của hiện tượng trên: Đối với bản thân thanh niên: học sinh thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình, không có lí tưởng sống và phấn đấu, đánh mất giá trị cá nhân, dần dần đi vào bế tắc, tuyệt vọng, hủy hoại tương lai. Đối với gia đình của thanh niên: làm gia đình phiền lòng, lo lắng, hao tổn về vật chất và tinh thần. Đối với xã hội: nếu không sớm khắc phục, hiện tượng này sẽ gây ra một làn sóng, một xu hướng sống không lành mạnh trong thanh niên, tác động tiêu cực tới giới trẻ và toàn xã hội. Phân tích nguyên nhân: Chủ quan: học sinh mải chơi, không ý thức hết vai trò của việc học, không chịu tu rèn bản thân, dễ dãi, buông thả trong lối sống nên dễ dàng mắc vào các tệ nạn xã hội. Khách quan: chương trình học nặng nề, những bất cập từ phía nhà trường phổ thông, gia đình thiếu quan tâm, môi trường xã hội ngày càng có nhiều cám dỗ. Biện pháp khắc phục: Bản thân thanh niên: ý thức rõ vai trò của việc học, tự giác rèn luyện, trau dồi, tu dưỡng về đạo đức và tri thức. Gia đình: quan tâm cả về đời sống vật chất cũng như tinh thần, chú ý những biến đổi tâm lí lứa tuổi để hiểu và có định hướng đúng đắn cho con em mình. Xã hội: ngăn chặn những tác động tiêu cực của hoàn cảnh tới học sinh. Liên hệ: Là học sinh sắp chuyển cấp, em đã ý thức vai trò của việc học và tu dưỡng bản thân như thế nào? Đề 2 Khái quát về đặc điểm của thế kỉ XXI: xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa về mọi mặt đòi hỏi vừa hòa nhập vừa cạnh tranh. Việt Nam là một nước đang phát triển, việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ XXI có vai trò vô cùng quan trọng để không bị tụt hậu. Các yếu tố cần chuẩn bị: cơ sở vật chất, khoa học công nghệ, pháp chế…trong đó con người là yếu tố hạt nhân, quan trọng nhất. Phân tích yếu tố con người quyết định sự thành bại của mọi công trình, sự nghiệp. Con người cần chuẩn bị những gì để bước vào thế kỉ XXI: có nhận thức đúng đắn về bản thân, xã hội, thời đại, trang bị tri thức khoa học, hiện đại, có niềm tin, lý tưởng, tâm hồn trong sáng, lành mạnh. Liên hệ bản thân: Là học sinh, em cần chuẩn bị tri thức, tu dưỡng về đạo đức hàng ngày. Câu 4: Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau tuy nhiên nên có một số ý như sau: Cảm nhận về bài thơ Bếp lửa Giới thiệu khái quát về Bằng Việt và bài thơ Bếp lửa. Nêu cảm nhận về bài Bếp lửa: Hình ảnh cao đẹp của bà: người phụ nữ Việt Nam giàu lòng yêu thương (gia đình, làng xóm, đất nước), chịu thương, chịu khó, nhẫn nại, đảm đang. Tình cảm yêu kính tha thiết của cháu đối với bà (khi còn nhỏ, được bà iu ấp cho tới khi trưởng thành, đã đi xa vẫn hướng một phương thương nhớ về bà). => Bài thơ thể hiện tình cảm bà cháu thiêng liêng, cảm động. Cảm nhận về bài thơ Nói với con (Y Phương) Giới thiệu ngắn gọn về Y Phương và bài thơ Nói với con Nêu cảm nhận về bài thơ Nói với con: Người cha thể hiện tình yêu tha thiết với quê hương và “người đồng mình”. Người cha bộc lộ tình yêu tha thiết với con, với không khí gia đình đầm ấm, chan chứa yêu thương. Người cha nhắn nhủ con phải biết: yêu gia đình, quê hương, biết sống xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của quê hương. Người cha bày tỏ niềm tin con sẽ tiếp nối được truyền thống quê hương. 2 Hai bài thơ đã gợi mở những suy nghĩ thấm thía, sâu sắc về tình cảm gia đình: Là tình cảm tự nhiên, thiêng liêng, cao quí của con người. Là nguồn cảm hứng vô tận cho văn học. Có vai trò lớn lao, không thể thiếu đối với mỗi cá nhân: Giúp con người được nuôi dưỡng trong bầu sữa yêu thương ngọt ngào, tạo môi trường thuận lợi để con người phát triển toàn diện về thể xác, tinh thần. Là môi trường giáo dục đầu tiên, tạo cơ sở cho việc hình thành, phát triển những tình cảm khác ở con người. Nền tảng tinh thần, để lại ấn tượng sâu đậm trong suốt cuộc đời, giúp con người sống bản lĩnh, vững vàng, là điểm tựa, động lực để con người vượt qua mọi khó khăn thử thách. Gia đình là tế bào của xã hội. Tình cảm gia đình tốt đẹp góp phần xây dựng một xã hội lành mạnh. Câu 1. Trong bài thơ Cành phong lan bể, Chế Lan Viên có viết: "Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về". Ở bài Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận cũng có một câu thơ giàu hình ảnh tương tự. Em hãy chép chính xác khổ thơ có câu thơ đó theo sách Ngữ văn 9 và cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Câu 2. Con cá song và ngọn đuốc là những sự vật vốn rất xa nhau trong thực tế nhưng nhà thơ Huy Cận lại có một sự liên tưởng gần gũi. Vì sao vậy? Câu thơ của ông giúp người đọc hiểu thêm gì về thiên nhiên và tài làm thơ của nhà thơ? Câu 3. Dưới đây là câu chủ đề cho một đoạn văn trình bày cảm nhận về khổ thơ được chép theo yêu cầu ở câu 1: "Chỉ với bốn câu thơ, Huy Cận đã cho ta thấy một bức tranh kì thú về sự giàu có và đẹp đẽ của biển cả quê hương". Em hãy viết tiếp khoảng 8 đến 10 câu để hoàn chỉnh đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch, trong đó có một câu ghép và một câu có thành phần tình thái. (Yêu cầu xác định rõ câu ghép và thành phần tính thái). 2, Đoạn cuối cảnh chia tay của cha con ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) được kể như sau: " Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó. Không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con: - Ba đi rồi ba về với con. - Không! - Con bé thét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run. Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng cảm thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi." 3 (Sách Ngữ văn 9, tập một - NXB Giáo dục 2005, tr199) Câu 1. Vì sao khi chứng kiến giây phút này, bà con xung quanh và nhân vật "tôi" lại có cảm xúc như vậy? Câu 2. Người kể chuyện ở đây là ai? Cách chọn vai kể ấy góp phần như thế nào để tạo nên thành công của Chiếc lược ngà? Câu 3. Kể tên hai tác phẩm viết về đề tài người lính cách mạng đã được học trong chương trình Ngữ văn 9 và ghi rõ tên tác giả. Đề thi chuyên văn đà nẵng Tưởng tượng rằng em là nhân vật người họa sĩ trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long). Hãy viết một bài thuyết minh ngắn (từ 15-20 dòng) để giới thiệu với mọi người về vẻ đẹp của con người và cảnh vật Sa Pa mà người hoạ sĩ đã nhận ra. Bài thuyết minh có sử dụng yếu tổ nghị luận và miêu tả (cảnh vật và nội tâm). (3 điểm) , Nét đẹp chuyển thu trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. (4.5 điểm) 4 . Đề và bài giải gợi ý kỳ thi tuyển sinh lớp 10 – TP Huế, Đà Nẵng năm học 2009 – 2 010 Đề bài Câu 1: (1,5 diểm)Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều. về kiểu bài nghị luận trong hai đề văn sau: Đề 1: Suy nghĩ của em về hiện tượng một bộ phận không nhỏ thanh biên thời nay lười học, sa vào các tệ nạn xã hội. Đề 2: Để chuẩn bị hành trang vào. về kiểu bài nghị luận trong hai đề văn đã cho.Hai đề văn đã cho thuộc loại nghị luận xã hội nhưng đề 1 là nghị luận về một hiện tượng đời sống (hiện tượng một bộ phận không nhỏ thanh niên thời

Ngày đăng: 08/05/2015, 16:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan