Tiểu luận NHỮNG yếu tố QUAN TRỌNG ẢNH HƯỞNG đến sự THÀNH CÔNG của hợp tác CÔNG tư

22 887 13
Tiểu luận NHỮNG yếu tố QUAN TRỌNG ẢNH HƯỞNG đến sự THÀNH CÔNG của hợp tác CÔNG tư

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  MÔN: TÀI CHÍNH CÔNG ĐỀ TÀI: NHỮNG YẾU TỐ QUAN TRỌNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÁC DỰ ÁN HẠ TẦNG HỢP TÁC CÔNG-TƯ Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Hồng Thắng Học viên thực hiện : Nhóm 4 1. Nguyễn Thị Thúy An 2. Trần Lê Xuân An 3. Lưu Vỹ Đào 4. Nguyễn Thùy Mỹ Hạnh 5. Nguyễn Trung Kiên 6. Bùi Thị Lệ Thủy 7. Huỳnh Thị Thu Trang 8. Nguyễn Thị Thanh Trúc Tp.HCM, ngày 10 tháng 12 năm 2014 MỤC LỤC Topic: CSFs of PPP GVHD: TS. Nguyễn Hồng Thắng NHỮNG YẾU TỐ QUAN TRỌNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÁC DỰ ÁN HẠ TẦNG HỢP TÁC CÔNG-TƯ Junxiao Liu, Peter E. D. Love, Jim Smith, Michael Regan and Peter R. Davis TÓM TẮT: Hợp tác công-tư đã được ứng dụng rộng rãi trong việc đầu tư xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội. Kể từ khi có nhiều dự án hợp tác công-tư được thực hiện, đã có một số nghiên cứu về các yếu tố góp phần vào sự thành công của các dự án có hình thức hợp tác này. Sự thành công của dự án được thể hiện bởi chất lượng của sản phẩm và thành công trong việc quản lý dự án. Những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành công của dự án hợp tác công-tư thì đã được định nghĩa và kiểm tra dưới góc độ quản trị. Hiểu được ảnh hưởng của các yếu tố này sẽ giúp các bên liên quan thực hiện được những dự án hợp tác công-tư thành công hơn. 1. GIỚI THIỆU: Hợp tác công-tư đã trở thành một phương thức cung ứng ưa thích được các chính phủ áp dụng để cung cấp các dịch vụ công cộng thiết yếu tốt hơn, bao gồm sức khỏe, giáo dục, cấp nước, cấp điện, và giao thông vận tải (Pongsiri 2002; Chinyio và Gameson 2009; Yong 2010). Đã có nhiều thành công và một số thất bại của các dự án hợp tác công-tư được báo cáo trong các nghiên cứu của Hodge (2004); Duffield (2005); Bult-Spiering và DEWULF (2006); Regan et al (2011a, b). Theo Yong (2010), người ta đã vượt qua được các tranh luận về những ưu điểm và hạn chế của hình thức này để tập trung nghiên cứu làm thế nào để nó có thể giúp đạt được các mục tiêu của chính sách công. Để đạt được những lợi ích tiềm năng, các bên liên quan phải tập trung vào việc cải thiện hiệu suất trong quá trình phát triển của các dự án hợp tác công-tư (Yong 2010). Cải thiện hiệu suất là một trọng tâm của quá trình quản lý, đã được công nhận là một yếu tố rất quan trọng để thành công trong kinh doanh (Lebas 1995; Bititchi et al 1997;. Kagioglou et al 2001.). Quy trình quản lý thường được định nghĩa như là một ứng dụng của kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật, các hệ thống đo lường và cải tiến quy trình để đáp ứng yêu cầu của khách hàng (Smith và Fingar 2003). Quy trình quản lý luôn luôn là tối quan trọng ở cấp dự án vì dự án thành công được đo từ hai quan điểm : một là thành công của sản phẩm (chất lượng và hiệu quả của sản phẩm cuối cùng), hai là quản lý dự án thành công tập trung vào các chi tiết của quá trình dự án (Baccarini 1999). Trong hợp tác công- tư, quy trình quản lý không hiệu quả có thể đóng góp cho sự thất bại của dự án (Koppenjan 2005). Mặc dù là một yếu tố quan trọng, nhưng các nghiên cứu trước đây ít đề cặp đến quy trình quản lý dự án (Yuan et al 2009, 2012;. Liu et al.2013, 2014). Nhóm 4 Trang 3 Topic: CSFs of PPP GVHD: TS. Nguyễn Hồng Thắng Việc xác định các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công là điều cần thiết cho sự thành công của quá trình quản lý kinh doanh (Hong Kim và 2002; Trkman 2010). Mặc dù các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành công của hợp tác công-tư đã được thảo luận trong hai thập kỷ qua, nhưng đã có ít nghiên cứu được thực hiện để khám phá quy trình quản lý của hợp tác công-tư. Trong bối cảnh đó, bài viết này nhằm mục đích xác định các nhân tố quan trọng ảnh hương đến thành công của dự án hợp tác công-tư trên cơ sở các quan điểm quản lý thành công dự án thông qua một các tài liệu nghiên cứu và sử dụng các yếu gốc để phát triển một khuôn khổ khái niệm để chỉ ra các hoạt động chính của quản lý mà phải được thực hiện tốt trong quá trình quản lý các dự án hợp tác công-tư. Việc xác định các yếu tố thành công quan trọng của các dự án hợp tác công-tư là một điều kiện tiên quyết trong việc phát triển một phương thức cung ứng khả thi và có hiệu quả, vì nó giúp cho các dự án hợp tác công-tư có thể đạt được thành công và tạo điều kiện phân bổ hiệu quả các nguồn lực hạn chế (Li et al 2005;. Zhang 2005; Kwak et al . 2009). 2. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY Định nghĩa khác nhau của hợp tác công-tư có thể được tìm thấy trong nhiều tài liệu. Ví dụ, Ngân hàng đầu tư châu Âu (EIB) (2004, p.2), định nghĩa hợp tác công-tư là "các quan hệ hình thành giữa khu vực tư nhân và các cơ quan công thường với mục đích giới thiệu các nguồn tài nguyên của khu vực tư nhân với chuyên môn và tài sản để cung cấp dịch vụ công cộng." The Public Private Infrastructure Advisory Facility (PPIAF) thì định nghĩa hợp tác công -tư "liên quan đến các khu vực tư nhân trong các khía cạnh của việc cung cấp các tài sản sở hạ tầng hoặc các dịch vụ cơ sở hạ tầng mới hoặc hiện có truyền thống được cung cấp bởi chính phủ" (PPIAF 2014). Không có một định nghĩa chung về hợp tác công-tư cho các quốc gia khác nhau. Về bản chất, chính phủ muốn thực hiện hợp tác công tư vì hình thức cung cấp những lợi ích sau đây (Ủy ban châu Âu 2003, p.15): - Gia tăng việc cung cấp các cơ sở hạ tầng; - Thực hiện dự án kịp thời thông qua việc phân bổ việc thiết kế và chịu trách nhiệm xây dựng cho khu vực tư nhân; - Giúp giảm thiểu chi phí và gia tăng hiệu quả quản lý; - Giảm rủi ro bằng cách chia sẽ với khu vực tư; - Cải thiện chất lượng dịch vụ và đổi mới thông qua việc sử dụng các biện pháp khuyến khích chuyên môn và hiệu suất khu vực tư nhân; - Tăng cường quản lý thận trọng của chi tiêu công và giảm tham nhũng bởi sự gia tăng trách nhiệm giải trình và tính minh bạch. Nhóm 4 Trang 4 Topic: CSFs of PPP GVHD: TS. Nguyễn Hồng Thắng Các đặc điểm nổi bật của hợp tác công-tư là sự kết hợp, chia sẻ rủi ro, hợp đồng dài hạn, và thỏa thuận hợp tác (Akintoye et al 2003;. Zhang 2004). Kwak et al. (2009, p. 56) cho rằng "sự phức tạp trong quan hệ hợp đồng giữa các bên tham gia và thời gian nhượng quyền dài làm cho cách phát triển cơ sở hạ tầng theo hình thức hợp tác công-tư khác biệt với cách phát triển cơ sở hạ tầng truyền thống." Đặc tính cố hữu này của hợp tác công-tư đóng vai trò là một sự kích hoạt tạo các yếu tố có thể góp phần vào thành công của dự án hợp tác công-tư (Zhang 2005). Yếu tố thành công quan trọng được định nghĩa là "khu vực trọng điểm của các hoạt động cần thiết được tập trung để đảm bảo hiệu suất cạnh tranh hướng tới mục tiêu chiến lược của một tổ chức" (Rockart 1982, p. 4). Đó là những khía cạnh cốt lõi mà "mọi việc phải đi theo để các doanh nghiệp phát triển" (Kwak et al. 2009, p. 56). Theo Boynton và Zmud (1984), các yêu tố thành công quan trọng là một phương pháp tập trung vào việc xác định các lĩnh vực quan trọng cần thiết để quản lý thành công. Phương pháp này đã được sử dụng trong một loạt các ngành công nghiệp, chẳng hạn như dịch vụ tài chính, hệ thống thông tin, sản xuất và xây dựng (Rockart 1982; Boynton và Zmud 1984; Yeo 1991; Sanvido et al 1992;. Mohr và Spekman 1994). Từ những năm 1990, đã có một số nghiên cứu đã tập trung vào các yếu tố thành công quan trọng của dự án hợp tác công-tư. Bảng 1 chỉ ra những phát hiện của các nghiên cứu trước đây về các yếu tố thành công quan trọng cho dự án hợp tác công-tư, theo thứ tự thời gian. Bảng 1. Các yếu tố thành công quan trọng cho hợp tác công-tư Tác giả Các yếu tố thành công quan trọng cho hợp tác công-tư Tiong et al. (1992) Entrepreneurship, chọn đúng dự án, các bên liên quan đủ mạnh, giải pháp kỹ thuật giàu trí tưởng tượng, đề xuất tài chính cạnh tranh, và các tính năng đặc biệt của nhà thầu Tiong (1996) Entrepreneurship và lãnh đạo, xác định đúng dự án, sức mạnh của các tập đoàn, lợi thế về giải pháp kỹ thuật, sự phân biệt gói tài chính, và sự khác biệt trong bảo lãnh Qiao et al. (2001) Xác định dự án phù hợp, tình hình chính trị và kinh tế ổn định, tài chính trọn gói hấp dẫn, thu phí/mức thuế chấp nhận được, phân bổ rủi ro hợp lý, lựa chọn nhà thầu phụ phù hợp, kiểm soát quản lý và chuyển giao công nghệ Jefferies et al. (2002) Môi trường tác đông, quá trình phê duyệt, đổi mới kỹ thuật, phát triển khung pháp lý, kinh tế, chính trị ổn định, lựa chọn các dự án đúng, liên minh chiến lược, quản lý tài nguyên, tin tưởng, hỗ trợ cộng đồng hiện có, nghiên cứu khả thi, chuyển giao công nghệ, năng lực tài chính, khả năng tương thích, kỹ năng bổ sung, và cơ cấu tập đoàn Jamali (2004) Minh bạch và tuân thủ khung pháp lý, lập kế hoạch, lựa chọn nhượng quyền thích hợp, tài nguyên phụ thuộc, cam kết phù hợp, phù hợp mục Nhóm 4 Trang 5 Topic: CSFs of PPP GVHD: TS. Nguyễn Hồng Thắng tiêu chung, giao tiếp chuyên sâu, liên kết các khả năng học tập hợp tác, hội tụ văn hóa làm việc, khả năng tương thích, khả năng, sự cam kết, điều khiển, hỗ trợ kỹ thuật, tin tưởng vào mối quan hệ giữa các bên, và đàm phán hiệu quả Dixon et al. (2005) Doanh nghiệp mạnh mẽ, đặc điểm kỹ thuật đầu ra cũng được soạn thảo, tư vấn hiệu quả với người dùng cuối, hệ thống đo lường hiệu suất cân bằng, sự cam kết và nguồn lực đầy đủ của dự án, đàm phán hiệu quả với các tổ chức tài chính ở giai đoạn đầu, giao tiếp tốt giữa khách hàng và công chúng các mục đích đặc biệt (SPV), và quản lý dự án tốt và thành phần thích hợp của các nhóm dự án Li et al. (2005) Quy trình đấu thầu minh bạch/cạnh tranh, quản trị tốt, tổ chức tốt và cam kết cơ quan công cộng, hỗ trợ xã hội, quyền được chia sẻ giữa khu vực công và tư nhân, tính khả thi dự án, phân bổ rủi ro thích hợp, cam kết/ trách nhiệm của ku vực công/tư, tập đoàn tư nhân mạnh và tốt, khuôn khổ pháp lý thuận lợi, sự tham gia của chính phủ bằng cách cung cấp bảo lãnh, mục tiêu đa lợi ích, hỗ trợ chính trị, điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, và thị trường tài chính hiện có Zhang (2005) Môi trường đầu tư thuận lợi, khả năng kinh tế, tập đoàn nhượng quyền với sức mạnh kỹ thuật đáng tin cậy, gói tài chính lành mạnh, và phân bổ rủi ro thích hợp thông qua thỏa thuận hợp đồng đáng tin cậy Jefferies (2006) Quá trình phê duyệt, đàm phán nhanh chóng, tính năng dự thầu, đa dạng hóa kinh doanh, khả năng kinh doanh, cạnh tranh, tác động môi trường, đổi mới/phức tạp, chính trị ổn định, liên minh hiện có, nguồn lực tổ chức, sự tin tưởng, hỗ trợ cộng đồng, tính khả thi, xếp hạng tín dụng của các nhà đầu tư , làm việc theo nhóm, cấu trúc tập đoàn, cơ sở hạ tầng hiện có, tài trợ công cộng, giao tài sản, tăng trưởng đầu tư, và xác định dự án Abdel Azziz (2007) Sẵn có của một khuôn khổ pháp lý và khuôn khổ thực hiện hợp tác công-tư, nhận thức các mục tiêu tài chính tư nhân, nhận thức về hậu quả phân bổ rủi ro, nhận thức về mục tiêu của giá trị đồng tiền, quá trình hợp tác công tư minh bạch, chuẩn hóa các thủ tục, và sử dụng các đặc điểm kỹ thuật biểu diễn Jacobson and Choi (2008) Thống nhất quan niệm cụ thể, cam kết, giao tiếp cởi mở và tin tưởng, sẵn sàng thỏa hiệp/cộng tác, tôn trọng, tiếp cận cộng đồng, hỗ trợ chính trị, chuyên gia tư vấn và xem xét, nhận thức về nguy cơ, và các vai trò và trách nhiệm rõ ràng Chan et al. (2010) Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, chia sẻ trách nhiệm giữa khu vực công và tư nhân, quá trình mua sắm minh bạch và hiệu quả, môi trường chính trị và xã hội ổn định, và chính phủ kiểm soát đúng đắn Meng et al. (2011) Lợi nhuận dự án, chất lượng tài sản, phân bổ rủi ro công bằng, đấu thầu cạnh tranh, phối hợp trong nội bộ chính phủ, việc làm của các cố vấn chuyên nghiệp, quản trị doanh nghiệp, chính phủ và giám sát Nhóm 4 Trang 6 Topic: CSFs of PPP GVHD: TS. Nguyễn Hồng Thắng Ng et al. (2012) Hỗ trợ và đổi mới kỹ thuật, môi trường kinh tế ổn định và thuận lợi, gói tài chính lành mạnh, môi trường xã hội thuận lợi, khuôn khổ chính trị và pháp lý, và đội ngũ quản lý dự án và hành động hỗ trợ Hwang et al. (2013) Khu vực công được tổ chức tốt, phân bổ rủi ro thích hợp, tập đoàn tư nhân mạnh, minh bạch trong quá trình mua sắm, rõ ràng xác định trách nhiệm và vai trò, làm rõ các văn bản hợp đồng, khuôn khổ pháp lý thuận lợi, và chia sẻ thẩm quyền giữa khu vực công và tư nhân Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành công của dự án hợp tác công-tư có thể được chia thành 7 nhóm: (1) phân bổ công bằng các rủi ro, (2) khả năng khu vực tư nhân, (3) sự kiểm soát đúng đắn của chính phủ, (4) quy trình đấu thầu minh bạch và hiệu quả, (5) dự án khả thi về kinh tế, (6) khuôn khổ pháp lý đầy đủ và môi trường chính trị ổn định, (7) tính sẵn có của thị trường tài chính (Chan et al. 2010, p. 485). Xác định các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành công của dự án hợp tác công tư như thế cung cấp một cái nhìn sâu sắc vào các khía cạnh quan trọng đối với thành công của hợp tác công-tư. Tuy nhiên, việc xem xét các yếu tố thành công quan trọng của các nghiên cứu trước đó cho thấy rằng: phần lớn các nghiên cứu trước đây về các yếu tố thành công quan trọng cho dự án hợp tác công-tư đã tập trung vào thành công của sản phẩm hơn là thành công của việc quản lý dự án (ví dụ, Tiong et al 1992;. Tiong 1996;. Qiao et al 2001 ; Jefferies et al 2002;. Jamali 2004; Dixon et al 2005;. Li et al 2005;. Zhang 2005; Jefferies 2006; Abdel Azziz 2007; Jacobson và Choi 2008;. Chan et al 2010; Meng et al 2011;. Hwang . et al 2012; Ng et al 2012). Nghiên cứu sự thành công của một dự án mà không xem xét các quan điểm quản lý dự án thành công có thể dẫn đến mức độ hài lòng thấp của bên liên quan (Baccarini 1999). Hợp tác công-tư là một hình thức hợp tác lâu dài của nhiều bên liên quan và là một quá trình phát triển ổn định và năng động (Grimsey và Lewis 2005; Chinyio và Gameson 2009; Raisbeck et al 2010;. Yong 2010). Quy trình quản lý hiệu quả đã được công nhận là một yếu tố cần thiết cho sự hài lòng của các bên liên quan và cho dự án thành công trong mô hình hợp tác công-tư (Koppenjan 2005). Tuy nhiên, nếu cứ chăm chăm vào việc tạo ra sản phẩm tốt thì không thể giúp các nhà quản lý dự án có được những thiết kế, thực hiện và quản lý một quá trình có hiệu quả và các hiệu quả liên quan đến việc cung cấp một tài sản để đáp ứng mong đợi của các bên liên quan. Quan điểm này cho thấy rằng, các yếu tố thành công quan trọng liên quan đến quy trình quản lý cần phải được nghiên cứu. Haponava và Al-Jibouri (2012) lập luận rằng nghiên cứu trong quản lý dự án xây dựng theo quan điểm dựa trên quá trình có thể làm tăng sự hiểu biết toàn diện về nhiều vấn đề (ví dụ, quy trình quản lý). Nhóm 4 Trang 7 Topic: CSFs of PPP GVHD: TS. Nguyễn Hồng Thắng 3. NHỮNG YẾU TỐ QUAN TRONG CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG TRONG VÒNG ĐỜI CỦA DỰ ÁN HỢP TÁC CÔNG-TƯ Khái niệm dự án thành công bao gồm hai thành phần chính: (1) sự thành công của sản phẩm, (2) sự thành công của quản lý dự án. Khái niệm này được giải thích tốt theo lập luận về khuôn khổ của dự án thành công do Baccarini phát triển vào năm 1999 (hình 1), trong đó “thành công trong sản phẩm” liên quan đến sản phẩm cuối cùng và "quản lý thành công dự án" nhấn mạnh việc quản lý quá trình phát triển của dự án. Dưới góc nhìn của quản lý dự án thành công, "Làm thế nào để áp dụng kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật để quản lý các quy trình của dự án để đạt được sự thành công của dự án?" Là một câu hỏi quan trọng cần phải được trả lời (Baccarini 1999). Như đã trình bày bên trên, hợp tác công-tư là một thể thống nhất với nhiều bên liên quan (Grimsey và Lewis 2005; Raisbeck et al.2010). Làm hài lòng các bên liên quan trong các dự án hợp tác công tư là một công việc khó khăn hơn so với trong các dự án truyền thống (Pongsiri 2002, Zheng et al.2008; Henjewele et al.2011). Trong phạm vi bài này, khuôn khổ của một dự án thành công là cơ sở lý tưởng để nghiên cứu những yếu tố thành công quan trọng cho hợp tác công-tư từ quan điểm quản lý thành công dự án (Viết tắt: PM CSFs), bởi vì nó không chỉ xác định rõ ràng tầm quan trọng của quy trình quản lý trong sự thành công của dự án, mà còn đóng vai trò như một công cụ liên lạc để nâng cao sự hài lòng cho các bên liên quan (Baccarini 1999). Quy trình truyền thống của một dự án xây dựng cơ sở hạ tầng theo hợp tác công-tư bao gồm 8 giai đoạn (ví dụ: xác định và lựa chọn dự án, đánh giá việc lựa chọn, tổ chức, tiền đấu thầu, quy trình đấu thầu, soạn thảo hợp đồng và phân tích tài chính, quản lý hợp đồng, và đánh giá sau cùng), chúng có thể được hợp nhất thành 3 giai đoạn chính có tương quan với nhau: (1) khởi xướng và lên kế hoạch, (2) mời thầu và (3) hợp tác (chẳng hạn như, xây dựng, vận hành và bảo trì) (EIB 2012). Ba giai đoạn này được xem như vòng đời của 1 dự án hợp tác công tư (DoFA 2006). Theo Baccarini (1999), chi phí xây dựng, thời gian và chất lượng là những tiêu chuẩn của quản lý dự án thành công. Tương tự, hiệu quả trong xây dựng (chẳng hạn như chi phí, thời gian, chất lượng) cũng thường được coi như là thước đo chính để đo lường sự thành công của dự án hợp tác công-tư như trong các nghiên cứu trước đó (Anthur Anderson Enterprise LSE 2000; Haskin et al 2002; Mott MacDonald 2002; NAO 2003; Fitzgerald 2004; Blanc-Brude et al 2006; Raisbeck et al 2010). Tuy nhiên, vòng đời dự án, đặc biệt là các dự án hợp tác công-tư, biểu lộ tính phức tạp, cái mà không chỉ liên quan đến xây dựng , mà còn liên quan đến sự khởi xướng, lên kế hoạch, thiết kế, vận hành và bảo trì. Do vậy, chỉ tập trung vào chi phí và thời gian xây dựng thì không thể cung cấp một cái nhìn toàn diện cho sự quản lý quy trình dự án. Xem xét một loạt các thuộc tính của quá Nhóm 4 Trang 8 Topic: CSFs of PPP GVHD: TS. Nguyễn Hồng Thắng trình của dự án, các vấn đề liên quan đến vòng đời cần phải được giải quyết trong khuôn khổ dự án thành công và được sử dụng để xác định các PM CSFs cho dự án hợp tác công tư (Hình 1). Hình 1. Sự thành công trong vòng đời của dự án (Baccarini 1999) 3.1. Giai đoạn khởi xướng và lên kế hoạch: Giai đoạn khởi xướng và lên kế hoạch trong dự án hợp tác công-tư (P1) bao gồm một chuỗi các nhiệm vụ nối tiếp nhau từ đánh giá đầu tư cho đến chuẩn bị hợp đồng dự thảo (Chinyio và Gameson 2009; Yong 2010). EIB (2012) phát biểu rằng những công việc cụ thể trong giai đoạn khởi xướng và lên kế hoạch có thể chia làm 6 mục chính sau đây: (1) nghiên cứu tiền dự án (phân tích đầu tư và dự đoán đầu ra); (2) nghiên cứu tính khả thi (phân tích chính trị, kinh tế, xã hội, kỹ thuật, tài chính; đánh giá khả năng chi trả và khả năng vay vốn ngân hang); (3) quản trị rủi ro ( xác định, đánh giá, phân chia, giảm thiểu, định lượng và xem xét lại rủi ro); (4) phân tích giá trị đồng tiền (VfM); (5) tổ chức đội ngũ thực hiện dự án và đội tư vấn; và (6) thiết kế sắp xếp dự án hợp tác công-tư và chuẩn bị trước đấu thầu (đưa ra những nghiên cứu them về chính trị và pháp lý; lựa chọn thủ tục, xác định tiêu chuẩn đánh giá đấu thầu và chuẩn bị hợp đồng dự thảo). Trong các nghiên cứu trước về các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành công của hợp tác công-tư (bảng 1) các vấn đề liên quan đến việc phân tích giá trị đồng tiền (VfM) hiếm khi được đề cập. Các dự án hợp tác công-tư có một mục tiêu chiến lược chung: đạt được các giá trị tốt nhất, mà nhấn mạnh hiệu quả, phân tích giá trị đồng tiền (VfM) và tiêu chuẩn thực hiện (Akintoye et al. 2003; Zhang 2006). Phân tích giá trị đồng tiền (VfM) là một thành phần quan trọng của “giá trị tốt nhất” và đã được xem như là một điểm chuẩn chính của mô hình chiến lược mục tiêu hợp tác công-tư. (Akintoye et al. 2003; Merna and Lamb 2009; Henjewele et al. 2011). The Treasury Taskforce (TTF) ở Nhóm 4 Trang 9 Topic: CSFs of PPP GVHD: TS. Nguyễn Hồng Thắng Anh cho rằng hợp tác công tư chỉ nên được sử dụng nếu qua phân tích giá trị đồng tiền (VfM) cho kết quản tốt hơn truyền thống. Có sự nhất trí rộng rãi rằng việc phân tích giá trị đồng tiền là một phần thiết yếu của việc bắt đầu và lập kế họach dự án hợp tác công- tư. Vì vậy, một đánh giá minh bạch và hiệu quả cho việc phân tích giá trị đồng tiền có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của việc quản lý mô hình hợp tác công tư (Singh and Tiong 2005; Renda and Schrefler 2006). Căn cứ theo các cuộc thảo luận trên, việc bắt đầu phân tích giá trị đồng tiền và giai đoạn lập kế họach trong hợp tác công tư có thể được quyết định như sau (Yong 2010; EIB 2012): • Đánh giá toàn diện trước dự án ( PM CSF P1-1 ); • Phân tích tính khả thi ( PM CSF P1-2 ); • Quản lý rủi ro hiệu quả (xác định, phân tích và phân bổ) ( PM CSF P1-3 ); • Đánh giá phân tích giá trị đồng tiền (VfM) minh bạch và hiệu quả ( PM CSF P1-4 ); • Thủ tục hiệu quả cho việc tổ chức các đội dự án và tư vấn ( PM CSF P1-5 );và • Sắp xếp dự án một cách phù hợp và chuẩn bị đấu thầu ( PM CSF P1-6 ) 3.2. Giai đoạn đấu thầu Một quá trình đấu thầu minh bạch và cạnh tranh là rất quan trọng để có được các thành công của mô hình hợp tác công-tư theo quan điểm sản phẩm thành công (Jefferies et al. 2002; Li et al. 2005). Thông thường, trong hợp tác công-tư giai đoạn đấu thầu (P2) bao gồm hai giai đoạn (ví dụ, quá trình đấu thầu, hợp đồng, sẵn sàng tài chính), trong đó kết hợp một tập hợp các hoạt động chi tiết (Bảng 2) (EIB 2012). Một quá trình đấu thầu minh bạch, cạnh tranh, và tiêu chuẩn hóa là quan trọng cho sự thành công của quản lý đấu thầu dự án hợp tác công-tư, một quá trình đấu thầu không hiệu quả có thể dẫn đến thời gian và chi phí vượt trội của các dự án và lựa chọn không phù hợp cho nhượng quyền (Yuan et al. năm 2009; Meng et al. 2011). Hơn nữa, trong hợp đồng và sẵn sàng tài chính, hợp đồng hợp tác công-tư sẽ được hoàn thành và dự án đạt gần mức tài chính cho phép của các quỹ (ví dụ, vốn chủ sở hữu, vốn vay và các khoản nợ) để bắt đầu chảy vào hỗ trợ thực hiện dự án (Yong 2010). Các cấp chính quyền cần thiết kế, thực hiện và duy trì một " khuôn khổ đàm phán chính thức có hiệu lực" và hiệu quả "sẵn sàng tài chính " cho dự án hợp tác công-tư của họ; nếu không, tiến độ dự án sẽ bị chậm trễ (EIB 2012; Liu et al. Năm 2014). Do đó, một " khuôn khổ đàm phán chính Nhóm 4 Trang 10 [...]... 2) Theo cách nghĩ này, một sự đánh giá Nhóm 4 Trang 12 Topic: CSFs of PPP GVHD: TS Nguyễn Hồng Thắng "giai đoạn dựa trên" hiệu quả có thể được bắt nguồn như là một yếu tố thành công quản lý dự án quan trọng mà thâm nhập vào toàn bộ vòng đời của dự án hợp tác công- tư Hình 2 Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành công của dự án hợp tác công tư dưới góc độ quản lý thành công (theo Liu et al 2014) Ngoài... hiện dự án hợp tác công- tư, đặc biệt là trong việc đấu thầu của dự án, xây dựng, vận hành và bảo trì Regan et al (2011b) tiếp tục xây dựng rằng "quản trị tốt" trong các tổ chức và các các cơ quan có liên quan đến dự án là rất quan trọng cho sự thành công của quá trình hợp tác công- tư Nhóm 4 Trang 13 Topic: CSFs of PPP GVHD: TS Nguyễn Hồng Thắng 3.4 Các yếu tố quan trọng đối với hợp tác công- tư: Việc... đoạn hợp tác là một phần quan trọng của vòng đời dự án vì việc thực hiện một dự án hợp tác công- tư khởi đầu từ giai đoạn này Để đáp ứng mong đợi của các bên liên quan, dựa án hợp tác công- tư phải được thực hiện phù hợp với các điều khoản của hợp đồng và quản lý hợp đồng (tức là, trách nhiệm quản lý phân bổ, giám sát đầu ra, quản lý thay đổi, và giải quyết tranh chấp), đó là một quá trình quan trọng. .. thay đổi, và giải quyết tranh chấp), đó là một quá trình quan trọng trong giai đoạn hợp tác của một dự án (Yuan et al 2009; EIB 2012) Với ý niệm này, "Quản lý hợp đồng có hiệu lực" là rất quan trọng cho quá trình dự án quản lý thành công của dự án hợp tác công- tư Việc xây dựng các tài sản được thực hiện bằng hợp tác công- tư có thể kéo dài trong nhiều năm, trong đó các quản lý và kiểm soát chi phí xây... được đề xuất như một PMCSF cho các giai đoạn đấu thầu và hợp tác của dự án hợp tác công- tư Quản trị trong bối cảnh này đặt ra các ưu tiên và các tiêu chuẩn cho các dự án hợp tác công- tư, công nhận và củng cố các nhà lãnh đạo trong quá trình này và mô tả tất cả các trách nhiệm tham gia tập trung vào việc cải thiện các chiến lược hợp tác công- tư Badshah (1998) và NAO (2001) phát hiện ra rằng quản trị... 2012; Liu et al 2014) Sự thiếu sót của quan điểm vòng đời trong đánh giá dự án hợp tác công -tư có thể như là một hành động kích hoạt cho việc sản xuất dưới chất lượng dịch vụ tối ưu của cơ sở hạ tầng (Yuan et al 2009) Do đó, một sự đánh giá " dựa trên giai đoạn" nhằm mục đích theo dõi và đánh giá hiệu suất của mỗi giai đoạn của dự án hợp tác công- tư nên được đưa ra để thay thế sự đánh giá thông thường... sở định kỳ khi dự án hợp tác công -tư bước vào giai đoạn hoạt động vì quản lý cơ sở hiệu quả có hiệu quả có thể đóng góp vào sự hiệu quả quá trình và hiệu quả của các hoạt động và dịch vụ Dựa trên các cuộc thảo luận đã trình bày trước đây, các PMCSFs gắn liền với giai đoạn hợp tác của một dự án hợp tác công -tư bao gồm hiệu quả (Yuan et al 2009; Yong 2010; EIB 2012) • Quản lý hợp đồng (PMCSFP3-1);... công quan trọng trong vòng đời được đề xuất Khung phát triển có thể thực hiện như một phương châm biểu thị có thể xác định các lĩnh vực chính của hoạt động quản lý quá trình trong giai đoạn vòng đời khác nhau của một dự án hợp tác công- tư Báo cáo này cũng cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ trong việc phát triển các giao thức cải tiến quy trình liên quan và toàn diện cho hợp tác công- tư Nghiên cứu trong tư ng... lý xung đột (PMCSFP3-6); • Quản lý cơ sở vật chất (PMCSFP3-7) Đánh giá là một bước cần thiết trong giai đoạn hợp tác của một dự án hợp tác công -tư vì nó giúp đảm bảo chất lượng của các kết quả đầu ra của dự án (Thomson et al 2005) Về cơ bản, dự án hợp tác công -tư có thể đánh giá sau khi hoàn thành dự án (Chinyio và Gameson 2009; Yong 2010; EIB 2012) Kiểu đánh giá này được coi là một "đo lường sản phẩm... chất là một PMCSFs cho dự án hợp tác công- tư Theo báo cáo của CEPAL (Chính sách Kinh tế Cambridge Associates Ltd 2005), quản lý cơ sở vật chất đóng một vai trò quan Nhóm 4 Trang 11 Topic: CSFs of PPP GVHD: TS Nguyễn Hồng Thắng trọng trong mô hình hợp tác công -tư, mặc dù nó đã không được đề cập đến như là một vấn đề cốt lõi trong quá trình nhiều dự án hợp tác công -tư Yuan et al (2009) khẳng định rằng . tố thành công quan trọng cho dự án hợp tác công- tư, theo thứ tự thời gian. Bảng 1. Các yếu tố thành công quan trọng cho hợp tác công- tư Tác giả Các yếu tố thành công quan trọng cho hợp tác công- tư Tiong. một yếu tố thành công quản lý dự án quan trọng mà thâm nhập vào toàn bộ vòng đời của dự án hợp tác công- tư. Hình 2. Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành công của dự án hợp tác công tư dưới. định các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành công của dự án hợp tác công tư như thế cung cấp một cái nhìn sâu sắc vào các khía cạnh quan trọng đối với thành công của hợp tác công- tư. Tuy

Ngày đăng: 07/05/2015, 10:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TÓM TẮT:

  • 1. GIỚI THIỆU:

  • 2. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

  • 3. NHỮNG YẾU TỐ QUAN TRONG CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG TRONG VÒNG ĐỜI CỦA DỰ ÁN HỢP TÁC CÔNG-TƯ

    • 3.1. Giai đoạn khởi xướng và lên kế hoạch:

    • 3.2. Giai đoạn đấu thầu

    • 3.3. Giai đoạn hợp tác

    • 3.4. Các yếu tố quan trọng đối với hợp tác công-tư:

    • 4. KẾT LUẬN

    • Tài liệu tham khảo:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan