Hoàn thiện pháp luật về đấu thầu xây lắp và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần Sông đà 4

49 669 5
Hoàn thiện pháp luật về đấu thầu xây lắp và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần Sông đà 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy hướng dẫn luận văn của tôi, Thạc sĩ Nguyễn Thái Trường đã tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa luận này. Sự hiểu biết sâu sắc về chuyên môn cũng như kinh nghiệm của thầy chính là tiền đề giúp tôi đạt được những thành tựu và kinh nghiệm quý báu. Xin cám ơn Khoa Kinh Tế - Luật, Trường đại học Thương Mại đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi làm việc trên khoa để tiến hành tốt luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn bạn bè và gia đình đã luôn bên tôi, cổ vũ và động viên tôi những lúc khó khăn để có thể vượt qua và hoàn thành tốt khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn! 1 MỤC LỤC 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT LĐT (2005) : Luật Đấu thầu năm 2005 LĐT (2013) : Luật Đấu thầu năm 2013 3 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Đấu thầu là một phương thức vừa có tính khoa học vừa có tính pháp quy, khách quan mang lại hiệu quả cao, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh và hợp pháp trên thị trường xây dựng. Đó là một điều kiện thiết yếu để đảm bảo sự thành công cho chủ đầu tư thông qua tính tích cực, hiệu quả mang lại là hạ giá thành công trình, tiết kiệm kinh phí đầu tư, sản phẩm xây dựng được đảm bảo về chất lượng và thời hạn xây dựng. Đấu thầu đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đẩy mạnh phát triển khoa học kỹ thuật trong xây dựng, đổi mới công nghệ thi công từ đó góp phần tích cực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế nhà nước. Đấu thầu xây ở Việt Nam đã và đang chiếm một vị thế ngày càng quan trọng trong hoạt động đấu thầu nói chung ở nước ta. Đặc thù giá trị gói thầu lớn và hoạt động đấu thầu xây lắp chiếm tổng số vốn đầu tư cao của nhà nước càng làm cho hoạt động đấu thầu xây lắp được đặc biệt chú trọng. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác đấu thầu ở nhiều nơi đã không phát huy được hiệu quả và đúng mục tiêu như nêu trên, bởi những bất cập trong quá trình mời thầu, tổ chức đấu thầu, trong xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp của chính những người trong cuộc là chủ đầu tư, nhà thầu và cơ quan quản lý nhà nước về công tác đấu thầu. Họ tìm cách lách luật vì lợi ích cục bộ, nhưng lại gây ra những hậu quả lớn hơn cho lợi ích của các bên liên quan, thậm chí gây tổn hại đến lợi ích của nền kinh tế, của Nhà nước. Chính vì vậy, pháp luật quy định về công tác đấu thầu cần phải có sự điều chỉnh, bổ sung và bắt kịp với thời đại để luôn đem lại được hiệu quả cao trong quá trình thực thi. Việc ban hành Luật đấu thầu năm 2005 đã khắc phục các tồn tại của thực tiễn thực hiện đấu thầu như tình trạng lạm dụng hình thức đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu; thông đồng móc ngoặc trong đấu thầu; vấn đề khép kín trong đấu thầu;… đảm bảo các mục tiêu của công tác đấu thầu như cạnh tranh, công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế. Đó cũng chính là một minh chứng thể hiện sự quyết tâm của Việt Nam trong việc nâng cao địa vị pháp lý, tăng cường tính công khai, minh bạch của công tác đấu thầu tại Việt Nam. Tuy nhiên sau nhiều năm thực hiện, Luật Đấu thầu (LĐT) (2005) còn bộc lộ nhiều hạn chế, đem lại khó khăn trong công tác đấu thầu cho các doanh nghiệp nói riêng và sự quản lí của nhà nước nói chung. Đứng trước những khó khăn này, đòi hỏi phải có những quy định khắc phục được các bất cập của LĐT (2005) để tạo cơ sở pháp lý áp dụng đồng bộ nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác đấu thầu. Ngay sau khi Luật Đấu thầu năm 2013 có hiệu lực thi hành (1/7/2014), đã cơ bản giải quyết được những bất cập của hệ 4 thống pháp luật về đấu thầu trước đó, tiệm cận với những thông lệ quốc tế, đưa công tác tổ chức đấu thầu đạt hiệu quả cao, hạn chế những rủi ro có khả năng xảy ra trong các dự án quy mô lớn và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong nước và quốc tế tham gia. Quan trọng hơn là trong quy trình lựa chọn nhà thầu, Luật Đấu thầu 2013 đã quy định rất rõ về việc thương thảo hợp đồng, giúp cho bước thương thảo hợp đồng thực sự có ý nghĩa. Để quá trình vận dụng pháp luật về đấu thầu nói chung và pháp luật quy định về đấu thầu xây lắp nói riêng được thuận lợi, dễ dàng thì cần nghiên cứu kỹ lưỡng các quy định pháp luật về đấu thầu của các nhà thầu trong đấu thầu xây lắp. Những hiểu biết càng sâu sắc bao nhiêu về các quy định pháp luật trong lĩnh vực này sẽ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhà thầu trong nước, góp phần xây dựng hệ thống pháp luật quốc gia Việt Nam trong hoạt động đấu thầu nói chung và đấu thầu xây lắp nói riêng. Do đó sự quan tâm, nghiên cứu thấu đáo về mặt lý luận cũng như thực tiễn theo quy định tại LĐT(2013) rất quan trọng và có tính cấp thiết cao. Thêm vào đó, việc ban hành LĐT (2013) đưa vào thực thi còn gây nhiều bỡ ngỡ cho các bên tham gia mời thầu, gây ra việc khó khăn trong công tác đấu thầu nói chung và đặc biệt là công tác đấu thầu xây lắp nói riêng. Xuất phát từ thực tiễn cũng như tính thời sự cao của vấn đề này, tác giả đã lựa chọn vấn đề “Hoàn thiện pháp luật về đấu thầu xây lắp và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần Sông đà 4” làm đề tài khóa luận của mình. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu Luật đấu thầu là một trong những vấn đề cơ bản của hệ thống luật nên cũng đã được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu. Các công trình chủ yếu xoay quanh việc nghiên cứu và phân tích các quy định trong hệ thống pháp luật đấu thầu, chỉ ra những tồn tại yếu kém mà LĐT (2005) còn đang mắc phải. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như Luận văn Thạc sỹ Luật học “Đấu thầu trong các hoạt động xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và ODA theo pháp luật Việt Nam hiện hành” của tác giả Trần Thắng Lợi - Đại học Luật Hà Nội năm 2003; luận văn tập trung phân tích các quy định của pháp luật Đấu thầu Việt Nam hiện hành đặc biệt là các quy định về đấu thầu trong hoạt động xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Về việc phân tích các quy định về công tác đấu thầu cũng có nhiều công trinh đã từng nghiên cứu kĩ lưỡng, ví dụ như “Pháp luật về đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản” của tác giả Hà Thị Minh Châu – Đại học Luật Hà Nội năm 2010. Không chỉ kể đến các khóa luận, luận văn của các tác giả, còn có nhiều công trình được viết dưới dang tạp chí đề cập đến các vấn đề xung 5 quanh công tác đấu thầu, đơn cử như bài viết “Quản lí nhà nước về đấu thầu trong xu thế toàn cầu hóa” của tác giả Đỗ Kiến Vọng được đăng trên ấn phẩm của Học viện hành chính quốc gia số 11/2014; bài viết “ Vấn đề chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng” của tác giả Nguyễn Chí Dũng được đăng trên ấn phẩm của trường Đại học Luật Hà Nội số 10/2006…Về mặt tổng quát các công trình đều chỉ dừng lại ở nghiên cứu một cách khái quát các quy định của Luật Đấu thầu đề từ đó đưa ra các kiến nghị để hoàn thiện luật Về góc độ nghiên cứu riêng đấu thầu xây lắp thì có rất ít công trình tập trung đi sâu , có thể kể đến như khóa luận “ Pháp luật điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp các công trình sử dụng vốn nhà nước” của tác giả Bùi Thị Thanh Hằng - Đại học Luật Hà Nội năm 2009. Tuy nhiên công trình này cũng chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một hành vi nhỏ trong cả công tác đấu thầu xây lắp mà chưa có cái nhìn tổng quát để làm rõ được về các quy định về công tác đấu thầu xây lắp đang rất có tính thời sự hiện nay. Xem xét một cách khái quát, hầu như đã có rất nhiều công trình tập trung nghiên cứu về lí luận cũng như thực tiễn các quy định trong LĐT nhưng lại chưa có một công trình nào làm rõ được những mặt cụ thể của công tác đấu thầu, đơn cử như đấu thầu xây lắp. Thêm vào đó, khi LĐT (2013) có hiệu lực thi hành thì các công trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến pháp luật về đấu thầu đều thiếu tính thời sự, không phân tích được những điểm mới theo pháp luật hiện hành. Do đó, với sự kế thừa nghiên cứu và phân tích đánh giá, lấy “điểm mới” là phân tích theo LĐT (2013) mới đưa vào thực thi, tác giả hy vọng sẽ là một công trình nghiên cứu đáp ứng được tính cấp thiết hiện nay. 3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể như sau: Thứ nhất, chỉ ra thực trạng các quy phạm pháp luật về đấu thầu xây lắp tại Việt Nam, phân tích bình luận những quy định của pháp luật về đấu thầu và đấu thầu xây lắp và đánh giá tác động, ảnh hưởng của chúng trong thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần sông đà 4 Thứ hai, trên cơ sở phân tích thực trạng, đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về đấu thầu xây lắp nói riêng và lĩnh vực đấu thầu nói chung. 4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Khóa luận chủ yếu hướng đến đối tượng là các vấn đề pháp lý về Luật đấu xây lắp, đặc biệt là áp dụng thực tiễn tại các công ty cổ phần. 4.2. Mục tiêu: 6 Với đề tài đã chọn, tác giả muốn làm rõ các quy định của pháp luật về đấu thầu xây lắp bằng cách phân tích thực trạng pháp luật và thực trạng thi hành trong công tác đấu thầu xây lắp, trên cơ sở những ưu điểm và tồn tại để đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về pháp luật đấu thầu xây lắp nói riêng và lĩnh vực đấu thầu nói chung. Do vậy mục tiêu mà khóa luận nhắm tới chính nhất là hoàn thiện hệ thống pháp Luật Đấu thầu, cụ thể hơn là liên quan đến đấu thầu xây lắp để giúp cho các doanh nghiệp trên thương trường có thể cạnh tranh lành mạnh và có thể phát triển một cách công bằng dẫn tới sự phát triển của đất nước nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng. 4.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Về nội dung, khóa luận tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật về đấu thầu xây lắp trong công tác đấu thầu trên cơ sở phân tích những hạn chế của Luật Đấu thầu hiện nay đối với công tác chuẩn bị đấu thầu và lựa chọn nhà thầu, từ đó thấy được những bất cập hiện có để đưa ra những kiến nghị giúp hoàn thiện Luật Đâu thầu nói chung và pháp luật về đấu thầu xây lắp nói riêng. Về không gian, khóa luận nghiên cứu dựa trên phạm vi các quy định của Luật Đấu thầu và hướng đến đối tượng chính là đấu thầu xây lắp, chủ yếu là các quy định của LĐT (2013), ngoài ra khóa luận còn có sự đối chiếu với các quy định của LĐT (2005) và tham chiếu tới một số Luật Đấu thầu của một số nước trên thế giới. 5. Phương pháp nghiên cứu Để làm rõ vấn đề nghiên cứu, khóa luận trên dùng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học như: Ở chương 1 của khóa luận tác giả sử dụng phương pháp phân tích các vấn đề chung về đấu thầu, các loại hình thức đấu thầu, các nguyên tắc trong đấu thầu. Đến chương 2, tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhằm làm rõ những quy định của pháp luật về đấu thầu xây lắp trong công đoạn đấu thầu, qua đấy thấy được những bất cập khó khăn của pháp luật hiện hành. Chính vì vậy ở chương 3 bằng phương pháp đối chiếu, phương pháp thống kê – phân tích tác giả đã đưa ra kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu. 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp: Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận bao gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lí luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh lĩnh vực đấu thầu và đấu thầu xây lắp Chương 2: Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực đấu thầu xây lắp. Thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần Sông đà 4 7 Chương 3: Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực đấu thầu xây lắp 8 Chương 1: Những vấn đề lí luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh lĩnh vực đấu thầu và đấu thầu xây lắp 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đấu thầu và đấu thầu xây lắp 1.1.1. Khái niệm đấu thầu 9 Có rất nhiều những quan điểm khác nhau vế đấu thầu, theo từ điển tiếng việt thì đấu thầu được hiểu là việc tổ chức cuộc so đọ công khai ai nhận làm, nhận bán với điều kiện tốt nhất thì được chấp nhận. Theo đó, thì đấu thầu là cuộc đọ sức công khai giữa các tổ chức kinh tế và tài chính. Theo quan điểm của nhà thầu thì, khái niệm đấu thầu được hiểu là một phương thức kinh doanh mà thông qua đó nhà thầu với điều kiện và khả năng về năng lực tài chính, kỹ thuật, tiến độ đáp ứng được cơ bản các yêu cầu của Bên mời thầu, có cơ hội dành được hợp đồng, thực hiện các công việc của gói thầu. Theo quan điểm của Bên mời thầu đấu thầu là hính thức lựa chọn nhà thầu tốt nhất đáp ứng được các yêu cầu về kinh tế, về kỹ thuật, chất lượng, tiến độ thi công và chi phí xây dựng công trình. Quan điểm này cũng như theo điều 4 của Luật đấu thầu năm 2013 quy định Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật đấu thầu trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Quan niệm theo quan hệ hợp đồng hoạt động đấu thầu là quan hệ hợp đồng giữa bên mua ( Bên mời thầu) và bên bán ( các nhà thầu). Tuy nhiên nó đặc biệt hơn vì đây là quan hệ trong đó chỉ có một người mua nhưng rất nhiều người bán Xét về bản chất đấu thầu là phương thức lựa chọn đối tác. Sau khi đấu thầu , bên mời thầu xếp hạng được một danh sách ưu tiên giao kết hợp đồng. Người trúng thầu là người đứng đầu danh sách ưu tiên giao kết hợp đồng Nguời trúng thầu là người đứng đầu danh sách được ưu tiên thương thảo, ký kết đầu tiên, nếu không thành sẽ đến người tiếp theo. Pháp luật về hợp đồng không điều chỉnh việc lựa chọn đối tác, mà đó là quyền tự do của các chủ thể giao kết hợp đồng. Hình thức củ hợp đồng giao kết thông qua đấu thầu phải bằng văn bản. Hợp đồng chỉ có hiệu lực khi được người có thẩm quyền phê duyệt Tóm lại các quan điểm trên được nghiên cứu từ nhiều phương diện khác nhau, nhưng có thể rút lại chung khái niệm đấu thầu, đó là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng cơ bản các yêu cầu của bên mời thầu nhằm bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch, và hiệu quả kinh tế cho gói thầu. 1.1.2. Phân loại các hình thức đấu thầu: - Đấu thầu rộng rãi 10 [...]... các quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực đấu thầu xây lắp Thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần Sông đà 4 2.1.Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật về đấu thầu xây lắp 2.1.1 Tổng quan tình hình pháp luật về đấu thầu xây lắp 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh quan hệ đấu thầu nói chung và đấu thầu xây lắp nói riêng - Giai... luật về hình sự nếu hành vi đó cấu thành tội phạm Tổ chức, cá nhân vi phạm Luật đấu thầu, ngoài việc bị xử lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn bị đăng tải trên tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu 2.3 Thực trạng thực hiện các quy phạm pháp luật về đấu thầu xây lắp tại Công ty cổ phần Sông đà 4 2.3.1 Thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luật về đấu thầu xây lắp tại Công. .. thầu và đấu thầu xây lắp Pháp luật về đấu thầu xây lắp bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình tổ chức đấu thầu, thực hiện hợp đồng đấu thầu và quá trình cơ quan Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đấu thầu Pháp luật về đấu thầu xây lắp bao gồm những nhóm quy định cơ bản sau: - Điều kiện áp dụng đấu thầu xây lắp - Quyền,... bản pháp luật trên thì áp dụng các văn bản pháp luật quy định các vấn đề chung như: Luật dân sự … Xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu trong xây lắp đi liền với quá trình 17 hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật về đấu thầu Tại Việt Nam, đấu thầu và pháp luật đấu thầu nói chung, đấu thầu xây lắp. .. thế trong đấu thầu, giúp doanh nghiệp giành thắng lợi 2.2 Thực trạng các quy phạm pháp luật về đấu thầu xây lắp: 2.2.1 Các quy định cơ bản của pháp luật đấu thầu về đấu thầu xây lắp 2.2.1.1 Phạm vi áp dụng đấu thầu xây lắp Đối với đấu thầu nói chung, Nhà nước ta chỉ quy định một số dự án bắt buộc phải tiến hành đấu thầu, còn các dự án khác Nhà nước khuyến khích áp dụng Trong đấu thầu xây lắp thì các... máy móc và mong muốn được bán cho bên mời thầu 1.1 .4 Khái niệm về đấu thầu xây lắp: Đấu thầu xây lắp được hiểu là hình thức đấu thầu lựa chọn nhà thầu để thực hiện những công việc xây dựng và lắp đặt các công trình, hạng mục công trình, cải tạo, sửa chữa lớn Thực chất của đấu thầu xây lắp là việc áp dụng phương pháp xét hiệu quả thực tế trong việc lựa chọn đơn vị thi công xây dựng Phương pháp này đòi... nhận và xem xét về đấu thầu Đấu thầu được phân làm 4 loại: 1 Đấu thầu theo nội dung cơ bản của quá trình tuyển chọn 2 Đấu thầu theo phạm vi lãnh thổ 3 Đấu thầu theo phương thức đấu thầu 4 Đấu thầu theo lĩnh vực hoạt động 1.1.3.1 Đấu thầu theo nội dung của quá trình tuyển chọn Loại hình đấu thầu này gồm : đấu thầu tuyển chọn tư vấn, đấu thầu mua sắm hàng hoá, đấu thầu xây lắp, đấu thầu đối với gói thầu. .. luật về đấu thầu và đấu thầu xây lắp 1.2.1 Cơ sở ban hành pháp luật về đấu thầu và đấu thầu xây lắp Việt nam đang trong giai đoạn phát triển bước đầu, do vậy công việc về xây dựng cơ sở hạ tầng là một vấn đề quan trọng, không thể thiếu để áp ứng được với những yêu cầu phát triển kinh tế Việc Nhà nước ban hành Luật đấu thầu nói chung và Đấu thầu xây lắp nói riêng là một hệ quả tất yếu, nhằm góp phần. .. đấu thầu xây lắp - Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia đấu thầu xây lắp – - Quy trình đấu thầu xây lắp Việc đấu thầu xây lắp tuân theo pháp luật xây dựng, những vấn đề không được quy định trong pháp luật xây dựng thì sẽ áp dụng pháp luật đấu thầu, đối với dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA), việc đấu thầu được thực hiện trên cơ sở nội dung điều ước quốc tế mà nước Cộng... áp ứng được yêu cầu nêu trong thông báo mời thầu hoặc thư mời thầu của bên mời thầu, + Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu 2.2.2 Quy trình đấu thầu xây lắp Hoạt động đấu thầu xây lắp cần được thực hiện theo các bước sau: 26 - Chuẩn bị đấu thầu Tổ chức đấu thầu Đánh giá hồ sơ dự thầu Thẩm định và phê duy ệt kết quả đấu thầu Thông báo kết quả đấu thầu Thương thảo hoàn thiện . gia đấu thầu xây lắp – - Quy trình đấu thầu xây lắp Việc đấu thầu xây lắp tuân theo pháp luật xây dựng, những vấn đề không được quy định trong pháp luật xây dựng thì sẽ áp dụng pháp luật đấu thầu, . lí luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh lĩnh vực đấu thầu và đấu thầu xây lắp Chương 2: Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực đấu thầu xây lắp. Thực tiễn áp dụng tại Công. hành và nội dung pháp luật về đấu thầu và đấu thầu xây lắp 1.2.1. Cơ sở ban hành pháp luật về đấu thầu và đấu thầu xây lắp Việt nam đang trong giai đoạn phát triển bước đầu, do vậy công việc về xây

Ngày đăng: 06/05/2015, 03:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Có rất nhiều những quan điểm khác nhau vế đấu thầu, theo từ điển tiếng việt thì đấu thầu được hiểu là việc tổ chức cuộc so đọ công khai ai nhận làm, nhận bán với điều kiện tốt nhất thì được chấp nhận. Theo đó, thì đấu thầu là cuộc đọ sức công khai giữa các tổ chức kinh tế và tài chính.

  • Tổ chức đấu thầu

  • Đánh giá hồ sơ dự thầu

  • Thông báo kết quả đấu thầu

  • Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng

  • 2.2.3. Chế định ký kết hợp đồng trong đấu thầu cung ứng và xây lắp công nghiệp

    • a. Hình thức trọn gói: Hình thức trọn gói được áp dụng cho những phần công việc được xác định rõ về số lượng, khối lượng.Giá hợp đồng không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu bằng đúng giá ghi trong hợp đồng khi nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng.

    • b. Hình thức theo đơn giá: Hình thức theo đơn giá được áp dụng cho những phần công việc chưa đủ điều kiện xác định chính xác về số lượng hoặc khối lượng.Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo khối lượng, số lượng thực tế thực hiện trên cơ sở đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá được chấp nhận điều chỉnh theo quy định tại Điều 57 của Luật này.

    • c. Hình thức theo thời gian: Hình thức theo thời gian được áp dụng cho những phần công việc nghiên cứu phức tạp, tư vấn thiết kế, giám sát xây dựng, đào tạo, huấn luyện.Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo tháng, tuần, ngày, giờ làm việc thực tế trên cơ sở mức thù lao cho chuyên gia nêu trong hợp đồng hoặc mức thù lao được chấp nhận điều chỉnh theo quy định tại Điều 57 của Luật này.

    • d . Hình thức theo tỷ lệ phần trăm: Hình thức theo tỷ lệ phần trăm được áp dụng cho những phần công việc tư vấn thông thường, đơn giản. Giá hợp đồng không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. Giá hợp đồng được tính theo phần trăm giá trị của công trình hoặc khối lượng công việc. Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu bằng đúng giá ghi trong hợp đồng khi nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng.

    • 2.2.4. Các chế tài xử lý các vi phạm pháp luật về đấu thầu .

    • Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu bị xử lý theo một hoặc các hình thức sau đây:

      • 2.3.1.1.1 Chuẩn bị Hồ sơ dự thầu

      • 2.3.1.1.2. Khi dự thầu nhà thầu phải nộp

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan