luận văn Pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại 2005.Thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH NHẬT- VIỆT

44 2.3K 31
luận văn Pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại 2005.Thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH NHẬT- VIỆT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kinh tế - Luật LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của Khoa Kinh tế - Luật Trường Đại Học Thương Mại và sự đồng ý của Cô giáo hướng dẫn Thạc sĩ Đỗ Hồng Quyên, em đã thực hiện đề tài: “Pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật thương mại 2005. Thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH NHẬT- VIỆT”. Để hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại Trường Đại Học Thương Mại. Xin chân thành cảm ơn Cô giáo hướng dẫn Thạc sĩ Đỗ Hồng Quyên đã hết lòng hướng dẫn tận tình, chu đáo cho em những kiến thức quý báu để thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp này. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hậu GVHD: Th.S Đỗ Hồng Quyên SVTH: Nguyễn Thị Hậu 1 1 Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kinh tế - Luật MỤC LỤC GVHD: Th.S Đỗ Hồng Quyên SVTH: Nguyễn Thị Hậu 2 2 Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kinh tế - Luật DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ GVHD: Th.S Đỗ Hồng Quyên SVTH: Nguyễn Thị Hậu 3 3 Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kinh tế - Luật DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT HĐMBHH Hợp đồng mua bán hàng hóa LTM Luật thương mại BLDS Bộ luật dân sự TNHH Trách nhiệm hữu hạn UCC Bộ luật Thương Mại Thống Nhất ( Uniform Commercial Code) GVHD: Th.S Đỗ Hồng Quyên SVTH: Nguyễn Thị Hậu 4 4 Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kinh tế - Luật LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong đời sống xã hội, hợp đồng là một hình thức thiết lập mối quan hệ giữa người với người. Sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của hợp đồng đã chứng minh đó là một hình thức pháp lý thích hợp và hiệu quả trong việc đảm bảo sự vận động của hàng hóa và tiền tệ. Khi nền kinh tế phát triển, xã hội văn minh thì việc điều chỉnh bằng pháp luật quan hệ hợp đồng ngày càng cần thiết, càng được coi trọng và hoàn thiện. Trên thực tế, việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các thương nhân, giữa các doanh nghiệp với nhau ngày càng tăng về số lượng. Vấn đề đặt ra trong việc nâng cao hiệu quả của việc giao kết và thực hiện hợp đồng mau bán hàng hóa, là làm thế nào để để hợp đồng được xác lập nhanh chóng, đảm bảo hợp đồng được thực hiện một cách nghiêm túc đưa đến lợi nhuận tối ưu, tránh các thiệt hại không đáng có. Điều này phụ thuộc trưỡ hết vào hệ thống pháp luật hiện hành, đồng thời phụ thuộc vào nhiều khả năng nhận biết cũng như trình độ áp dụng pháp luật của từng doanh nghiệp. Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH NHẬT-VIỆT, em thấy công ty hàng năm ký kết rất nhiều hợp đồng, chủ yếu là hợp đồng mua bán hàng hóa. Do nhận thức được vai trò to lớn của hợp đồng mua bán hàng hóa, nên việc tìm hiểu pháp luật hợp đồng là điều cần thiết đối với công ty. Trên thực tế, việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty còn nhiều thiếu sót. Do đó cần phải đưa ra giải pháp để giúp công ty TNHH NHẬT_ VIỆT nói riêng cũng như các công ty khác nói chung trong việc thực hiện hợp đồng để đạt được hiệu quả trong kinh doanh. 2.Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa là bộ phận pháp luật có vị trí quan trọng trong pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam. Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa được hình thành và phát triển với các quy định tại Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989( đã hết hiệu lực) và đặc biệt sau đó là Bộ luật Dân sự năm 1995( đã hết hiệu lực), Luật Thương mại 1997( đã hết hiệu lực), và hai văn bản pháp luật hiện hành là Luật Thương mại 2005( LTM 2005) và Bộ luật Dân sự 2005( BLDS 2005). Vấn đề pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, dưới những góc độ khác nhau. Trên thực tế đã có nhiều luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ… Nghiên cứu các đề tài liên quan đến hợp đồng, như đề tài: - “Chế độ hợp đồng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” luận án phó tiến sỹ khoa học luật học năm 1996 của TS. Phạm Hữu Nghị. GVHD: Th.S Đỗ Hồng Quyên SVTH: Nguyễn Thị Hậu 5 5 Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kinh tế - Luật - “Pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài- Kinh nghiệm so sánh với luật Trung Quốc và những định hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam” luân văn Thạc sỹ năm 2012 của Trương Thị Bích. - “Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam”, luân án tiến sỹ luật học năm 2010 của Lê Minh Hùng. - “Quyền tự do giao kết hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam”, luận án Tiễn sĩ luật học năm 2006 của Phạm Hoàng Giang. - “Hợp đồng kinh tế vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng kinh tế vô hiệu”,luận án tiến sỹ năm 2002 của TS. Lê Thị Bích Thọ. - “Tự do giao kết hợp đồng - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” luận văn Thạc sỹ năm 2010 của Nguyễn Thị Hường. Ngoài ra còn có sách chuyên khảo, công trình nghiên cứu, các giáo trình có đề cập đến các khía cạnh pháp lý của hợp đồng như: - Giáo trình Luật kinh tế Việt Nam( 2001), Giáo trình Luật Thương Mại( năm 2002), của khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. - Giáo trình pháp luật kinh tế( 2005), của khoa Luật kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân. - Giáo trình Luật kinh tế của đại học Luật Hà Nội. - “Chế định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam” của TS. Nguyễn Ngọc Khánh (2007). - “Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án” của TS. Đỗ Văn Đại(2010). - “Chế độ hợp đồng kinh tế - Tồn tại hay không tồn tại” của GS.TS Lê Hồng Hạnh (2005). Cùng với các công trình nghiên cứu và các sách, giáo trình nêu trên, đã có nhiều bài báo khoa học đăng trên các tạp trí, như: - “Một số bất cập của chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2005”, của tác giả Trần Thị Huệ, tạp chí dân chủ và pháp luật số định kỳ tháng 6 (255) năm 2013. - “Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng những vấn đề đặt ra khi sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2005”, của tác giả Phạm Văn Bằng, tạp chí dân chủ và pháp luật Số định kỳ tháng 4 (253) năm 2013… Tất cả các công trình nghiên cứu, các bài báo khoa học, sách chuyên khảo, các luận án, luận văn nêu trên đều có những thành công nhất định về một số khía cạnh pháp lý của hợp đồng. GVHD: Th.S Đỗ Hồng Quyên SVTH: Nguyễn Thị Hậu 6 6 Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kinh tế - Luật 3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu Xuất phát từ thực tiễn , em nhận thấy pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung cũng như trong luật thương mại nói riêng còn nhiều vấn đề cần tìm hiểu và làm rõ. Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH NHẬT- VIỆT, em thấy pháp luật hợp đồng là rất quan trọng đối với công ty, tuy nhiên do hạn chế về tổ chức quản lý của công ty nên công ty không có bộ phận pháp chế, còn chưa chú trọng chuyên sâu tìm hiểu về vấn đề này. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu pháp luật về hợp đồng, nhưng nhu cầu việc tiếp tục nhận thức các quy định của pháp luật hiện hành về pháp luật mua bán hàng hóa còn nhiều. Tất cả những thành công của các công trình nghiên cứu nêu trên đều là cơ sở cho em thực hiện nghiên cứu, nhằm hướng tới nhận thức thêm, nhận thức sâu hơn, nhận thức đầy đủ hơn một số khía cạnh pháp luật hợp đồng, cụ thể là pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa trong luật thương mại. Trên cơ sở phân tích, đánh giá, nhìn nhận cả về lý luận và thực tiễn, em chọn đề tài: “Pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại 2005.Thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH NHẬT- VIỆT”. 4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những vấn đề liên quan đến việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật Thương mại 2005, thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH NHẬT- VIỆT. 4.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là thông qua việc nghiên cứu các vấn đề lý luận, khảo sát thực trạng áp dụng pháp luật và thực tiễn áp dụng Luật Thương mại trong hợp đồng mua bán hàng hóa tại doanh nghiệp, để có thể: - Tiếp cận nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định hiện hành của Luật thương mại về hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên cũng như thực tiễn thi hành các quy định trong luật này; - Đánh giá việc thực hiện Luật thương mại 2005 trong hợp đồng mua bán hàng hóa của doanh nghiệp; - Lập luận đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu lực của pháp luật cũng như tính hiệu quả của hợp đồng mua bán hàng hóa kinh doanh của doanh nghiệp. 4.3. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung và hướng tiếp cận: Tên đề tài nghiên cứu luận văn là : “Pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại 2005.Thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH NHẬT- VIỆT”. Vấn đề về hợp đồng mua bán hàng hóa rất rộng GVHD: Th.S Đỗ Hồng Quyên SVTH: Nguyễn Thị Hậu 7 7 Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kinh tế - Luật cho nên trong giới hạn của khóa luận này, em chỉ đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn các khía cạnh pháp lý của quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa trong Luật thương mại 2005. Đối tượng phân tích là Luật Thương mại 2005, bổ sung kèm theo như Bộ luật Dân sự 2005 và các hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty TNHH NHẬT-VIÊT. 5. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các phương pháp chuyên ngành khoa học pháp lý để giải quyết những vấn đề lý luận và pháp lý liên quan đến các quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa. Một số phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp so sánh luật học, phương pháp logic…. Dưới đây là hai phương pháp em sử dụng chủ yếu trong quá trình nghiên cứu đề tài: - Phương pháp thu thập thông tin: Mục đích của việc thu thập tông tin là làm cơ sở lý luận khoa học hay luận cứ để đi sâu vào vấn đề giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. + Thu thập các quy định, các văn bản quy phạm pháp luật và các tài liệu tổng quan quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng như Luật Thương mại 2005 hay Bộ luật dân sự 2005, các văn bản quy phạm pháp luật các nước Pháp, Anh, Mỹ về hợp đồng mua bán hàng hóa. Từ đó đưa ra một số nội dung pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa trong chương 1 về: Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa. + Thu thập sổ sách, số liệu có liên quan đến thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty TNHH NHẬT- VIỆT. Để làm rõ thực trạng áp dụng Luật thương mại 2005 trong quá thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty, Chương 2 của đề tài đã thu thập các tài liệu của Công ty TNHH NHẬT- VIỆT như: Điều lệ, các Quy chế, quy trình, Báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2012- 2014, các hợp đồng mua bán hàng hóa của công ty. - Phương pháp phân tích- tổng hợp: Dựa trên cơ sở các tài liệu đã thu thập được, em phân tích đánh giá nội dung các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa được thực hiện trong Chương 1 và thực trạng áp dụng chúng trong giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty TNHH NHẬT- VIỆT. Từ những kết quả đã phân tích, tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung cũng như Luật thương mại nói riêng và đề xuất giải pháp hoàn thiện. GVHD: Th.S Đỗ Hồng Quyên SVTH: Nguyễn Thị Hậu 8 8 Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kinh tế - Luật 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp. Với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu như đã nêu ở trên, đề tài ngoài tóm lược, lời cảm ơn, lời mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung, thì khóa luận gồm có 3 chương: Chương 1. Những lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa Chương 2. Các quy định của Luật thương mại 2005 về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH NHẬT- VIỆT Chương 3. Một số đề xuất cho việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và áp dụng quy đinh của Luật thương mại 2005 tại công ty TNHH NHẬT- VIỆT Kết luận GVHD: Th.S Đỗ Hồng Quyên SVTH: Nguyễn Thị Hậu 9 9 Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kinh tế - Luật CHƯƠNG 1. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 1.1.Khái niệm của hợp đồng mua bán hàng hóa 1.1.1. Hợp đồng mua bán hàng hóa theo quan điểm của một số nước trên thế giới: Pháp, Anh, Mỹ… Hiện tại, pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa của Mỹ bao gồm 2 phần: Phần thứ nhất là Chương 2 Bộ luật Thương Mại Thống Nhất( Uniform Commercial Code- UCC) và phần thứ hai là Luật án lệ về hợp đồng mua bán hàng hóa. Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa của Mỹ không phân biệt giữa giao kết và hợp đồng. Hợp đồng được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả giao dịch đơn phương và hợp đồng theo cách nghĩ truyền thống của dòng họ pháp luật Châu Âu lục địa. Theo án lệ, hợp đồng được hiểu một hoặc một số lời hứa, nếu vi phạm thì pháp luật buộc bên vi phạm phải bồi thường hoặc buộc phải thực hiện lời hứa như một nghĩa vụ UCC phân biệt thỏa thuận và hợp đồng; theo đó: thỏa thuận là sự mặc cả giữa các bên trên thị trường thông được thể hiện bằng lời nói hoặc các hình thức khác ( Điều 1- 201-3). Còn “ hợp đồng là tổng hợp nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ thỏa thuận giữa các bên do luật này xác định và được bổ sung bởi các luật khác”. (Điều 1-201-12) [III,4,tr12-13]. Trên thực tế, do án lệ là nguồn luật quan trọng và chủ yếu trong lĩnh vực hoạt động nên khái niệm hợp đồng theo Luật án lệ được áp dụng rộng rãi hơn. Từ hai khái niệm trên, ta có thể thấy không phải mọi lời hứa hay thỏa thuận đều trở thành hợp đồng; chỉ có những lời hứa hay thỏa thuận được pháp luật can thiệp khi có vi phạm xảy ra thì mới gọi là hợp đồng. Từ đó, hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được hiểu là những lời hứa, thỏa thuận hay là tổng hợp nghĩa vụ phát sinh từ thỏa thuận giữa các bên do Luật UCC xác định, được bổ sung bởi các luật diễn ra trong các lĩnh vực kinh doanh thương mại… 1.1.2. Hợp đồng mua bán hàng hóa theo quan điểm của Việt Nam Có thể nói, hợp đồng nói chung cũng như hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng xuất hiện từ rất lâu đời;nó được điều chỉnh bởi rất nhiều văn bản luật khác nhau theo sự phát triển của đất nước a. Lịch sử hình thành pháp luật về hợp đồng Đầu tiên là hợp đồng trong Bộ Luật Hồng Đức- Bộ luật được coi là nổi bật nhất, quan trọng nhất và có vai trò rất đặc biệt trong lịch sử pháp quyền phong kiến Việt Nam. Hợp đồng thời này chủ yếu được quy định điều chỉnh trong vấn đề về hợp đồng ruộng đất, sở hữu ruộng đất. Vấn đề này được quy định tại Chương Điền sản. Trong bộ GVHD: Th.S Đỗ Hồng Quyên SVTH: Nguyễn Thị Hậu 10 10 [...]... Khóa luận tốt nghiệp     - Khoa: Kinh tế - Luật CHƯƠNG 3 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ ÁP DỤNG QUY ĐINH CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI 2005 TẠI CÔNG TY TNHH NHẬT- VIỆT 3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa 3.1.1 Những hạn chế của pháp luật hợp đồng nói chung và pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng hiện nay  Pháp luật hợp. .. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa 1.2.1 Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa Hợp đồng được ký kết giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Theo Luật Thương mại 2005, hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được giao kết giữa các thương nhân hoặc ít nhất một bên là thương nhân Theo khoản 1- Điều 6- Luật Thương mại năm 2005: Thương nhân... thương mại 2005 GVHD: Th.S Đỗ Hồng Quyên 33 SVTH: Nguyễn Thị Hậu Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kinh tế - Luật 2.2.3 Nhận xét và đánh giá việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty TNHH NHẬT- VIỆT 2.2.3.1 Thành tựu đạt được Từ thực tiễn thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty TNHH NHẬTVIỆT, có thể thấy rằng công ty đã rất chú trọng đến việc thực hiện các điều khoản quy định trong hợp đồng. .. Nguồn: Báo cáo công ty TNHH NHẬT- VIỆT năm 2014 2.2.2 .Thực trạng áp dụng quy định của Luật thương mại 2005 về thực hiện HĐMBHH tại Công ty TNHH NHẬT- VIỆT Nhìn vào bảng 2- bảng kê các hợp đồng mua bán hàng hóa năm 2014 cũng như trong quá trình tìm hiểu về công ty, tôi nhận thấy công ty ký kết rất nhiều các hợp đồng liên quan đến mua bán hàng hóa, rộng khắp trên cả nước Số lượng hợp đồng ngày càng nhiều... thông thương mại Trong mua bán hàng hóa, điều khoản về đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là điều khoản cơ bản và chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hóa Khi thiếu nó hợp đồng mua bán hàng hóa không thể hình thành được do người ta không thể hình dung được các bên tham gia hợp đồng nhằm mục đích gì và trao đổi cái gì Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa được xác định thông qua tên gọi của hàng hóa, ... đồng mua bán hàng hóa các bên có thể thỏa thuận những nội dung chủ yếu sau:  Đối tượng của hợp đồng: GVHD: Th.S Đỗ Hồng Quyên 15 SVTH: Nguyễn Thị Hậu Khóa luận tốt nghiệp     Khoa: Kinh tế - Luật Hợp đồng mua bán hàng hóa có đối tượng là hàng hóa Theo Luật Thương mại 2005, hàng hóa là đối tượng của quan hệ mua bán có thể là hàng hóa hiện đang tồn tại hoặc hàng hóa sẽ có trong tương lai; hàng hóa. .. bên bán chịu rủi ro cao cao hơn do phải bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển từ nơi giao hàng của bên bán về kho, địa điểm kinh doanh của bên mua GVHD: Th.S Đỗ Hồng Quyên 17 SVTH: Nguyễn Thị Hậu Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Kinh tế - Luật CHƯƠNG 2 CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI 2005 VỀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH NHẬT- VIỆT 2.1 Các quy định của Luật. .. đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa Mỗi đối tượng đều có hình thức trao đổi khác nhau, nhưng vẫn phải tuân theo những nguyên tắc chung trong hợp đồng mua bán hàng hóa 1.2.4 Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa Nội dung của hợp đồng nói chung là các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của bên bán và bên mua trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa Luật Thương mại 2005 không... chối thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại Bên từ chối thực hiện hợp đồng phải thông báo cho bên kia biết trước khi bên kia bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng trong thời hạn 10 ngày 2.2 Thực trạng áp dụng quy định của Luật thương mại 2005 về thực hiện HĐMBHH tại Công ty TNHH NHẬT- VIỆT 2.2.1 Khái quát chung về công ty 2.2.1.1 Giới thiệu chung về công. .. Việt Nam chưa tương thích với pháp luật và tập quán thương mại quốc tế Ở Việt Nam cũng chưa thừa nhận rộng rãi án lệ, tập quán, thông lệ thương mại là nguồn của pháp luật hợp đồng BLDS 2005 và các văn bản pháp luật về hợp đồng chưa giải quyết mối quan hệ giữa pháp luật hợp đồng với điều lệ, quy chế của doanh nghiệp… cũng như các điều kiện giao dịch mà các doanh nghiệp tự ban hành Pháp luật về hợp đồng . quan đến thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty TNHH NHẬT- VIỆT. Để làm rõ thực trạng áp dụng Luật thương mại 2005 trong quá thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty, Chương. cứu Về nội dung và hướng tiếp cận: Tên đề tài nghiên cứu luận văn là : Pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại 2005 .Thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH NHẬT- VIỆT” nghiên cứu liên quan Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa là bộ phận pháp luật có vị trí quan trọng trong pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam. Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa được hình thành

Ngày đăng: 06/05/2015, 03:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • c. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan