Tình hình lạm phát của việt nam chính sách tác động và hiệu quả

28 1.2K 1
Tình hình lạm phát của việt nam chính sách tác động và hiệu quả

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm trở lại đây, tình hình nền kinh tế nước ta tăng trưởng khá cao. Đặc biệt là khi chính phủ áp dụng một loạt các chính sách nhằm ổn định nền kinh tế nhằm thiết lập một mối quan hệ cân bằng giữa tăng trưởng và lạm phát. Mặc dù tăng trưởng đạt được nhũng chỉ số cao nhưng điều này đồng nghĩa với sự đánh đổi lạm phát mà kéo theo đó là sự gia tăng về chỉ số giá của hàng hóa và dịch vụ, gia tăng tình trạng nhập siêu, mất cân đối tỉ giá hối đoái, tác động vào cơ cấu kinh tế cũng như hiệu quả kinh tế. Lạm phát luôn là một hiện tượng phổ biến và dai dẵng của mọi nền kinh tế. Mặc dù, tỉ lệ lạm phát được dự đoán một cách đầy đủ nhưng vẫn gây nhiều thiệt hại cho nền kinh tế. Đương nhiên, nền kinh tế tăng trưởng nào cũng vậy luôn phải chịu sức ép lạm phát nhiều mặt. Tùy theo tình hình kinh tế xã hội của từng đất nước mà đưa ra những biện pháp khác nhau. Vì vậy, tình hình lạm phát của Việt Nam luôn là một đề tài nghiên cứu quan trọng của các nhà kinh tế học và được sự quan tâm của đại đa số quần chúng nhân dân quan tâm. Cũng chính vì vậy, tôi đã lấy tên bài nghiên cứu “Tình hình lạm phát của Việt Nam trong 5 năm vừa qua –Chính sách tác động và hiệu quả”. Mặc dù đã có khá nhiều những công trình nghiên cứu về vấn đề này. Nhưng qua đây, tôi muốn tổng hợp những chính sách và đóng góp thêm một số ý kiến chủ quan để làm rõ thêm góp phần xây dựng hệ thống chính sách hiệu quả hơn LỜI CẢM ƠN Qua nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn thầy Bùi Ngọc Tân – Giảng viên bộ môn Kinh tế vĩ mô cùng một số bạn bè đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt bài nghiên cứu này. Đây là những ý kiến đánh giá xây dựng trên cơ sở khác nhau nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu xót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô cùng các bạn. CHƯƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ VỀ LÝ THUYẾT 1.1. Khái niệm lạm phát Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một thời kỳ nhất định. Lạm phát làm cho tiền bị mất giá và tỷ lệ lạm phát là thước đo sự mất giá của tiền tệ. Đó là tỷ lệ phần trăm tăng của mức giá giữa hai thời kì. 1.2. Phân loại lạm phát Lạm phát vừa phải: Là loại lạm phát ở mức một con số - dưới 10%/năm. Loại lạm phát này có ý nghĩa về mặt tích cực rất nhiều và cần thiết vì nó có thể tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo được môi trường kinh doanh cho nhà đầu tư, đặc biệt khuyến khích sản xuất trong nước, kích thích tiêu dùng. Lạm phát cao (Lạm phát phi mã): Là loại lạm phát ở mức hai đến ba con số, từ 10%, 100% một năm. Hay chỉ số giá tiêu dùng quá cao gây sai lệch tín hiệu về giá cả hàng hóa. Loại lạm phát này gây tiêu cực đến nền kinh tế, với những hậu quả khó khăn cho đời sống kinh tế, xã hội, chính trị trong nước, đặc biệt, chính là tầng lớp dân cư nghèo. Siêu lạm phát: Là loại lạm phát 4 con số, từ 1000 % trở lên. Đây được xem là một giai đoạn hỗn loạn và gây bất ổn định đời sống kinh tế xã hội . Siêu lạm phát là lạm phát làm tình trạng giá cả tăng nhanh nhanh chóng trong khi đồng tiền trong nước mất giá trị. Nếu tình trạng này kéo dài mà không có giải pháp kịp thời của chính phủ sẽ có thể gây sụp đổ nền kinh tế chính trị của một nước. 1.3. Sự quan tâm đến lạm phát Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Nếu tiền bị mất giá với tốc độ nhanh làm tổn thương đến toàn bộ nền kinh tế và khiến cho nó chậm phục hồi. - Trường hợp: nếu như lạm phát được dự đoán nó sẽ không đảm nhiệm tốt chức năng trung gian trao đổi và người ta luôn có xu hướng tránh giữ tiền. Dù có nhu cầu về chi tiêu nhưng họ luôn muốn giảm bớt thiệt hại do mất giá. Nhưng điều này chỉ thực sự khi xảy ra lạm phát ở mức rất cao. - Trường hợp: nếu như lạm phát không theo dự đoán, ngay cả khi ở mức rất thấp thì đó vẫn là một vấn đề nghiêm trọng. Nó phân phối lại của cải thu nhập người cho vay và người đi vay, người trả lương và người nhận lương. Ngoài ra, nó còn tạo ra giao động ngoài dự kiến của mức giá và tạo ra sự thay đổi trong GDP thực, nhân dụng và thất nghiệp. CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM CHÍNH SÁCH TÁC ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ 2.1 Tình hình lạm phát của Việt Nam 2.1.1 Đôi nét về lạm phát của Việt Nam trong 5 năm qua Trong những năm qua, khi Việt Nam mở rộng tiến trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu mà tiêu biểu là việc gia nhập WTO. Chính vì vậy, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng và luôn đạt ở mức ấn tượng, điều mà trước đây Việt Nam ít khi làm được. Nhưng song hành với nó chính là nguy cơ cao về lạm phát gây ảnh hưởng đến nền kinh tế. Vì tăng trưởng và lạm phát luôn song hành với nhau. Bởi lẽ, nếu không kiềm chế được lạm phát, chẳng những sẽ ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân, đến ổn định kinh tế vĩ mô mà còn ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong trung và dài hạn, việc làm cũng giảm sút, môi trường đầu tư kinh doanh cũng sẽ trở nên xấu hơn. Nói kiềm chế lạm phát là mục tiêu ưu tiên hàng đầu, có nghĩa là không chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng đã đặt ra từ các năm trước mà phải tập trung sức để kiềm chế bằng được lạm phát, phấn đấu bảo đảm tốc độ tăng giá giảm dần. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tốc độ tăng trưởng GDP nước ta năm nay đạt 8,5%, mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây; khối lượng vốn đầu tư thực hiện được qua 11 tháng từ ngân sách nhà nước đạt 86,76 nghìn tỷ đồng; giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt 43,64 tỷ USD, tăng 20%; nhập khẩu - 54,11 tỷ USD, tăng 33,1%; tỷ trọng nhập siêu 10,5 tỷ USD, bằng 24% giá trị xuất khẩu.(1) Những con số thật ấn tượng. Nhưng ấn tượng và mang đậm dấu ấn WTO nhất đó chính là 1283 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cấp phép với tổng số vốn đăng ký 13,4 tỷ USD (tính đến 22/11/2007), đó là chưa kể số dự án chờ phê duyệt lên tới gần 50 tỷ USD Rõ ràng, vào WTO cùng với việc chính thức trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (10/2007), Việt Nam đang trở thành một điểm đến tin cậy của giới đầu tư toàn cầu. Tương lai tăng trưởng kinh tế của Việt Nam rất sáng sủa. Tuy nhiên, cũng chính trong luồng sáng đó đã nổi rõ nhiều vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt. Đối với áp lực lạm phát, Giá cả vẫn tiếp tục leo thang bất chấp các giải pháp kiềm chế tăng giá của Chính phủ. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 11 tháng đầu năm 2007 tăng 7.92% so với năm trước. Cả 10/10 nhóm hàng dùng để tính chỉ số này đều tăng. Dẫn đầu là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống: tăng 10,51%; tiếp theo là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 10,49%; đứng thứ 3 là nhóm đồ dùng và các dịch vụ khác – tăng 7,6%. Cá biệt, mặt hàng thực phẩm tăng kỷ lục là 14,98%. Có thể thấy ngay, đây là những hàng hóa chính ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hằng ngày của người dân. Nên không có gì ngạc nhiên, khi dân chúng than phiền về cuộc sống sao ngày một chật vật? Năm qua, báo chí đã bàn quá nhiều về vấn đề này. Chúng tôi chỉ xin nhấn mạnh, rõ ràng, kinh tế của chúng ta tăng trưởng cao, nhưng năng lực sản xuất thực tăng không đáng kể, hiệu quả sản xuất cũng không có gì biến chuyển. Tăng trưởng của ta vì thế chủ yếu dựa nguồn vốn đầu tư được rót không mệt mỏi, mà một phần không nhỏ trong số đó là tiền đi vay. Hàng hóa tuy tràn ngập thị trường, nhưng chủ yếu là hàng ngoại nhập. Nên không khó để thấy chúng ta đang mắc vào vòng luẩn quẩn. Càng đầu tư, càng tăng trưởng, lượng tiền lưu thông đưa vào càng lớn, nhưng nền kinh tế không hấp thụ được, năng lực và hiệu quả sản xuất tăng không tương xứng, lạm phát cao là đương nhiên. Giá cả vì vậy chỉ còn một đường - tiến. Rõ ràng, mô hình tăng trưởng kinh tế của chúng ta đang có vấn đề. Cách đây gần 3 năm, ngày 16-9-2005, trước những biến động về giá cả thị trường quốc tế, Viện Nghiên cứu khoa học thị trường - giá cả (Bộ Tài chính) đã tổ chức hội thảo "Kiểm soát lạm phát trong điều kiện mặt bằng mới giá thế giới". Tại thời điểm đó, các nhà nghiên cứu đã cảnh báo: "Cần có chính sách tiết kiệm nguyên nhiên liệu "đầu vào" của sản xuất, nhất là tiết kiệm xăng dầu; tăng cường kiểm soát hoạt động xuất - nhập khẩu để điều hòa cung cầu hàng hóa, bình ổn giá những mặt hàng thiết yếu đối với sản xuất và đời sống nhân dân". Để kiểm soát lạm phát, các chuyên gia kinh tế Việt Nam cho rằng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt về tỷ giá, thực hiện lãi suất theo hướng khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập siêu, nâng cao hiệu quả đầu tư vào các lĩnh vực của nền kinh tế. Và không ít lần trong các cuộc họp của Quốc hội và Chính phủ, vấn đề kiểm soát lạm phát cũng được đặt ra. Tác động từ hai phía. Vấn đề lạm phát và kiềm chế lạm phát đã được đặt ra từ nhiều năm trước nhưng từ bàn hội nghị đến thực tế sinh động của nền kinh tế mức đáng lo ngại. Chính phủ và mỗi người dân đang phải đối đầu với một cuộc chiến quyết liệt khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3-2008 so với tháng 12- 2007 đã tăng 9,19%, nếu tính CPI bình quân 3 tháng đầu năm 2008 so với cùng kỳ năm 2007 đã tăng 16,38%. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, quý 1- 2008 có mức tăng CPI cao nhất tính từ năm 1995 trở lại đây. Để duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định và đối phó với tình trạng lạm phát hiện nay, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng vấn đề quan trọng nhất là kiểm soát và giám sát tiền tệ. Tuy nhiên, điều này không đơn giản bởi độ trễ của các chính sách tiền tệ, nhằm kiểm soát lạm phát quá dài, thêm vào đó là việc phối hợp các "liều thuốc" khác còn hạn chế chưa kể công tác dự báo quá yếu dẫn đến việc điều hành chưa chủ động, không linh hoạt Thời gian qua, việc giám sát tài chính không tốt, đã để xảy ra những sai lệch về tài sản của một số ngân hàng, dẫn đến nhiều tình huống khó lường về tính thanh khoản của các nhà băng. Đó là điều rất nguy hiểm cho hệ thống kinh tế. Tại thời điểm này, chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức lớn: Mức "cung" tiền trong lưu thông quá lớn đã tạo nên lạm phát tiền tệ; do "cung" hàng hóa giảm kéo theo lạm phát "cầu"; tình trạng tăng giá của các sản phẩm như xăng dầu, sắt thép, thiết bị đã bị đẩy chi phí lên cao. Giá các sản phẩm trên thị trường thế giới tăng dẫn đến Việt Nam phải hứng chịu nạn lạm phát ngoại nhập. Chưa kể các yếu tố "té nước theo mưa" trong bối cảnh lạm phát đang làm cho giá cả hàng hóa nâng lên từng ngày. Thực tế cho thấy, nền kinh tế nước ta đang chịu tác động từ cả 2 phía: Trong nước và ngoài nước. Xét ở góc độ khách quan, từ năm 2004 trở lại đây, do kinh tế thế giới tăng trưởng ở mức cao, nên nhu cầu về các loại hàng hóa, năng lượng, vật tư cũng tăng cao làm cho giá thế giới tăng mạnh, từ đó đẩy giá cả hầu hết các loại hàng hóa trong nước tăng theo. Thêm vào đó, dòng vốn đầu tư quốc tế đang có xu hướng chảy về các nước châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, kéo theo một lượng lớn ngoại tệ đổ vào nước ta, gây áp lực lên tỷ giá và nới rộng khả năng lạm phát. Ở trong nước, những "cơn sốt" bất thường trên 2 thị trường bất động sản và chứng khoán đã góp phần kích hoạt giá cả tăng theo. 12 là con số được lặp lại nhiều lần khi nói đến lạm phát trong những ngày cuối năm 2007.Theo ước tính mới nhất của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam vào tháng 12/2007 đã tăng 12,6% so với tháng 12/2006. Đây là mức tăng giá tiêu dùng cao nhất trong vòng 12 năm qua. (Nguồn Tổng cục thống kê) Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Chỉ số giá tiêu dùng (%) 12,7 4,5 3,6 9,2 0,1 -0,6 0,8 4,0 3,0 9,5 8,4 6,6 12,6 Lạm phát giai đoạn 1995-2007, tính theo chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 mỗi năm so với tháng 12 năm trước. Những con số đã thể hiện một cách rõ nét tình trạng tiêu dùng ở nước ta. Nếu như năm 2004 chỉ là 3% thì đến năm 2007 con số này theo thống kê chưa đầy đủ là 12,6% tức đã lên tới hai con số.Vì thế, tình trạng này nếu kéo dài quá mức sẽ tổn hại đến nền kinh tế. Đặc biệt, điều này cũng kéo theo việc thâm hụt ngân sách của Chính phủ, bảo đảm an sinh xã hội, tiêu dùng của người dân và cân bằng thương mại. Chúng ta không thể phủ nhận rằng, đúng là giá lương thực – thực phẩm và giá dầu thế giới đã tăng cao trong năm 2007. Do hai nhóm hàng hóa này đều là những sản phẩm ngoại thương chủ đạo của Việt Nam và đồng thời chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu CPI, đây chắc chắn là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát cao ở Việt Nam trong suốt năm nay. Nhưng nếu giá lương thực – thực phẩm và giá dầu lửa thế giới là nguyên nhân chính, thì các nước trong khu vực như Thái Lan và Trung Quốc cũng phải chịu sức ép tăng giá tương tự. Tuy nhiên, trong khi tỷ lệ lạm phát của Việt Nam năm 2007 lên tới 2 chữ số, thì Trung Quốc chỉ chịu lạm phát ở mức 6,5% và Thái Lan 2,9%. Khác biệt rõ rệt nhất giữa Việt Nam với các quốc gia có lạm phát thấp hơn, như Trung Quốc và Thái Lan, đó là tốc độ tăng cung tiền. Tính tới cuối tháng 6 năm 2007, lượng tiền mặt trong lưu thông và tiền gửi ngân hàng ở Việt Nam đã tăng tới 21,1% so với đầu năm. Con số tương ứng của Trung Quốc và Thái Lan lần lượt là 10,0% và 1,4%. Tăng trưởng kinh tế liên tục và ở mức cao đòi hỏi lượng tiền đưa vào lưu thông cũng phải tăng lên tương ứng. Tuy nhiên, khi chênh lệch giữa mức tăng cung tiền và tăng tổng sản phẩm quốc gia (GDP) trở nên quá lớn thì áp lực lạm phát sẽ nảy sinh. Về mặt nguyên tắc, giá trị tính theo tiền của một mặt hàng luôn bằng lượng nhân với giá. Nếu giá trị tính theo tiền tăng lên, nhưng lượng hàng không tăng hay tăng chậm hơn, thì giá buộc phải tăng. Ta có thể hình dung GDP (sau khi loại bỏ yếu tố trượt giá) là tổng sản lượng sản xuất ra trong năm để phục vụ tiêu dùng cuối cùng, đầu tư hay ngoại thương. Còn mức cung tiền là tổng giá trị tính theo tiền. Mức cung tiền vượt GDP nhiều lần thì lạm phát cao là điều không tránh khỏi. Như đã được đề cập, cung tiền ở Việt Nam tăng mạnh trong năm 2007 là do vốn nước ngoài chảy vào tăng đột biến, từ đó buộc Ngân hàng Nhà nước phải đóng vai trò người mua ngoại tệ cuối cùng và đưa thêm tiền đồng vào lưu thông. Nhưng lạm phát bùng lên trong năm nay có thể còn bắt nguồn từ mức chênh lệch giữa tăng trưởng GDP và tăng cung tiền của Việt Nam đã ngày một dãn rộng trong vòng 3 năm qua. (Nguồn: Số liệu Thống kê tài chính quốc tế của Tổ chức Tiền tệ Quốc tế, riêng số liệu tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2007 của Việt Nam và Trung Quốc lấy từ nguồn Economist Intelligent Unit.) So sánh tốc độ tăng trưởng cung tiền và tăng trưởng GDP của ba nước, lấy mốc năm 2004 bằng 100%. Cung tiền đo bằng M2 (gồm tổng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng). Trong khoảng thời gian 2 năm rưỡi, tính từ đầu năm 2005 cho đến cuối tháng 6 năm 2007, GDP của Việt Nam tăng 22%, còn mức cung tiền mặt cho lưu thông và tiền gửi ngân hàng đã tăng lên đến 110%. Trong cùng giai đoạn này, GDP của Trung Quốc tăng 29%, nhưng mức cung tiền chỉ tăng 50%. Chênh [...]... lạm phát 1.2 Phân loại lạm phát 1.3 Sự quan tâm đến lạm phát CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM – CHÍNH SÁCH TÁC ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ 2.1 Tình hình lạm phát của Việt Nam 2.1.1 Đôi nét về lạm phát của Việt Nam trong 5 năm qua 2.1.2 Nguyên nhân của tình trạng lạm phát nhìn từ góc độ Việt Nam 2.2 Những chính sách khắc phục tình trạng lạm phát của Việt Nam KẾT LUẬN ... Xét ở tầm kinh tế học Vĩ mô, lạm phát hiện tại ở Việt Nam là sự tích hợp của lạm phát tiền tệ, lạm phát cầu kéo và lạm phát chi phí đẩy, ba loại này tác động lẫn nhau làm cho lạm phát càng trở nên phức tạp  Lạm phát tiền tệ Do việc thực thi chính sách chính sách tiền tệ không nghiêm, có thể chưa phù hợp nên việc phát huy tác dụng của chính sách không được như mong muốn Quản lý yếu kém dẫn tới lượng... Nguyên nhân của tình trạng lạm phát nhìn từ góc độ Việt Nam Nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến những bất ổn định kinh tế vĩ mô là do sự bùng nổ luồng vốn vào Việt Nam, giá lương thực và lạm phát tăng, cùng với thâm hụt thương mại tăng dẫn đến nền kinh tế phát triển quá nóng Sự bùng nổ của luồng vốn đầu tư cũng tạo nên hiện tượng bong bóng tại thị trường bất động sản Nhận diện lạm phát ở Việt nam Xét ở tầm... không lạm phát, tăng giá dầu chỉ là yếu tố dẫn tới tăng giá trong nước Đối với những nền kinh tế tăng trưởng nóng như Việt Nam, Trung Quốc, ấn Độ, giá dầu tăng đã thực sự đẩy lạm phát cao Do vậy, việc nhập khẩu các yếu tố đầu vào từ những nền kinh tế tăng trưởng nóng cũng bao hàm việc nhập cả những yếu tố lạm phát của các nền kinh tế đó 2.2 Những chính sách khắc phục tình trạng lạm phát của Việt Nam. .. mức độ hoạt động ổn định cho dù có những biến động về giá cả Thứ hai, đầu tư nước ngoài vẫn gia tăng Sự gia tăng này phần nào chứng tỏ môi trường đầu tư thuận lợi và nền kinh tế ổn định của Việt Nam Thứ ba, lạm phát có chiều hướng gia tăng khi mà chính sách tăng trưởng kinh tế kết hợp mục tiêu kiềm chế lạm phát vẫn tỏ ra chưa có hiệu quả Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ cơ cấu lạm phát thì tình hình không... nhà đầu tư Đặc biệt, cũng với biến động này làm tình hình bất động sản trong thời gian qua có xu hướng nóng lên trong khoảng từ năm 2003 trở đi và đang cần sự kiểm soát đồng bộ của chính phủ Những giải pháp được sẽ bao gồm cả trước mắt và lâu dài của Chính phủ đã và đang để thực hiện Một là, cần thực hiện chính sách tài chính - tiền tệ năng động và hiệu quả Ngoài những giải pháp Ngân hàng Nhà nước đã... tiêu ngân sách của Chính phủ để lượng tiền trong lưu thông luôn cân đối Vì thế, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ hơn bao giờ hết nên đưa ra đúng thời điểm, đúng theo quy trình, đúng yều cầu của nền kinh tế Mặt khác, các ban nghành đoàn thể cần nhận thức rõ nguy cơ tiềm tàng dẫn đến lạm phát, điều chỉnh cân đối giữa thu và chi đảm bảo cho mình hoạt động tốt Ngoài ra, để kiềm chế lạm phát, cần... kinh tế Tiếp đó, cần quản lý chặt chẽ chi tiêu ngân sách Cần xem xét lại các chương trình, dự án đầu tư, hoạt động chi tiêu của Chính phủ, của các ban ngành Tập trung ngân sách vào những công trình cấp thiết, những chương trình không cấp thiết nên chuyển vào những năm sau Tăng hiệu quả chi tiêu ngân sách bằng việc hoàn thành các chương trình, các dự án đúng thời hạn để sớm phát huy tác dụng Giảm chi phí... dân cư Lạm phát và sự bóp méo về giá cả đã khiến một số nhà phân tích cho rằng nền kinh tế quá nóng của Việt Nam là một thử thách kỹ thuật lớn đối với Chính phủ và NHNN do việc mở cửa nền kinh tế cho luồng vốn đầu tư của nước ngoài tràn vào Trong những tháng gần đây, NHNN đã ngăn chặn tình trạng nguồn cung ứng tiền tệ gia tăng, trong một nỗ lực nhằm thu gom nguồn tiền mặt đang đổ vào hệ thống tài chính. .. vượt bậc của nền kinh tế, thì lạm phát đang là vấn đề khó khăn mà VN phải đương đầu Tình hình lạm phát nước ta thông qua sơ bộ có chiều hướng gia tăng và cần có sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước và Chính phủ Các giải pháp cấp bách lúc này là ngăn chặn suy giảm nền kinh tế, ngăn chặn sự trì trệ của sản xuất kinh doanh, đảm bảo duy trì tăng trưởng kinh tế Điều này cần phải có sự kết hợp đồng bộ và kịp . TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM CHÍNH SÁCH TÁC ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ 2.1 Tình hình lạm phát của Việt Nam 2.1.1 Đôi nét về lạm phát của Việt Nam trong 5 năm qua Trong những năm qua, khi Việt Nam mở. hiện tại ở Việt Nam là sự tích hợp của lạm phát tiền tệ, lạm phát cầu kéo và lạm phát chi phí đẩy, ba loại này tác động lẫn nhau làm cho lạm phát càng trở nên phức tạp.  Lạm phát tiền tệ. nhập cả những yếu tố lạm phát của các nền kinh tế đó. 2.2. Những chính sách khắc phục tình trạng lạm phát của Việt Nam Các chính sách mà chính phủ ta thực hiện thời gian vài năm trở lại đây.

Ngày đăng: 06/05/2015, 00:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan