Đánh giá kết quả sớm sau phẫu thuật sửa toàn bộ điều trị bệnh lý thất phải hai đường ra

39 411 0
Đánh giá kết quả sớm sau phẫu thuật sửa toàn bộ điều trị bệnh lý thất phải hai đường ra

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Thất phải hai đường ra (DORV) là một dạng bệnh tim bẩm sinh bất thường kết nối tâm thất và đại động mạch trong đó hai đại động mạch xuất phát hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn từ thất phải [36]. Bệnh tim bẩm sinh phức tạp này bao hàm trong đó sự đa dạng và rất nhiều thay đổi về hình thái giải phẫu học cũng như sinh lý bệnh học [4]. Bệnh lý thất phải hai đường ra là bệnh lý ít gặp, tần suất từ 1-1,5% trong các bệnh tim bẩm sinh. Trung bình trong 1 triệu trẻ ra đời sống sót có khoảng 157 trẻ bị bệnh thất phải hai đường ra [30]. Hình thái học của bệnh được hoàn thiện khi được mô tả kỹ lưỡng mối liên quan giữa lỗ thông liên thất với các van nhĩ thất, tương quan giữa động mạch chủ và động mạch phổi, giải phẫu của động mạch vành, có hay không thương tổn tắc nghẽn đường ra của hai thất, khoảng cách giữa van ba lá và vòng van động mạch phổi, và các bất thường tim bẩm sinh khác phối hợp với bệnh [4], [29]. Theo phân loại của Hiệp hội các phẫu thuật viên lồng ngực (STS) và Hiệp hội phẫu thuật tim mạch lồng ngực Châu Âu (EACTS), bệnh thất phải hai đường ra được phân loại thành 4 thể khác nhau bao gồm thể thông liên thất, thể Fallot, thể chuyển gốc động mạch và thể thông liên thất biệt lập với những biểu hiện lâm sàng tương đối giống với các thể bệnh được mang tên [36]. Siêu âm tim giúp chẩn đoán xác định và đánh giá tương đối toàn diện cho phần lớn các trường hợp bệnh nhân thất phải hai đường ra [31], [32]. Ngoài ra các thăm dò chụp buồng tim và chụp mạch của thông tim chẩn đoán cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tình trạng huyết động học của bệnh nhân, cũng như giải phẫu của hệ mạch máu phổi và đánh giá sức cản phổi do khả năng hạn chế của siêu âm tim đối với vấn đề này [19]. 1 Phẫu thuật sửa chữa toàn bộ của trường hợp thất phải hai đường ra đầu tiên đã được Kirklin tiến hành vào tháng 5 năm 1957 tại Mayo Clinic với chẩn đoán thất phải hai đường ra thể thông liên thất dưới van động mạch chủ. Hiện nay có rất nhiều lựa chọn cho phẫu thuật sửa chữa toàn bộ bệnh nhân thất phải hai đường ra tùy thuộc vào vị trí của lỗ thông liên thất, mối tương quan giữa hai đại động mạch. Kết quả điều trị phẫu thuật của bệnh lý này tại các trung tâm tim mạch lớn trên thế giới đạt được tỷ lệ sống còn sau phẫu thuật sửa chữa toàn bộ khoảng 80% - 95% sau 10 năm tùy theo từng thể bệnh [5], [6], [12], [13], [26]. Tại Việt Nam chỉ có một vài bệnh viện có khả năng phẫu thuật sửa chữa toàn bộ cho bệnh nhân thất phải hai đường ra, do vậy còn rất nhiều bệnh nhân vẫn tiếp tục không được điều trị và tử vong trước khi được tiến hành phẫu thuật. Đồng thời cũng chưa có nghiên cứu cụ thể nào đánh giá về hình thái giải phẫu lâm sàng và kết quả phẫu thuật điều trị bệnh lý này ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm sau phẫu thuật sửa toàn bộ điều trị bệnh lý thất phải hai đường ra. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1.Lịch sử chẩn đoán và điều trị [8], [15], [25], [27] Vào những năm giữa của thế kỷ 19, Peacock và Rokitansky đã báo cáo vài trường hợp bệnh thất phải hai đường ra, tuy nhiên tại thời điểm đó bệnh lý này chưa mang tên như ở thời điểm hiện tại. Năm 1952, Braun là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ thất hai đường ra (double outlet ventricle) để mô tả hình thái của tim của một thanh niên 19 tuổi với thương tổn thất phải hai đường ra, thông liên thất dưới van động mạch chủ kèm theo hẹp phổi. Thuật ngữ “thất phải hai đường ra” (double outlet right ventricle) được Witham sử dụng lần đầu tiên trong một báo cáo hình thái học vào năm 1957. Cũng vào thời điểm này, tháng 5 năm 1957, tại Mayo Clinic, Kirklin là phẫu thuật viên đầu tiên tiến hành phẫu thuật sửa toàn bộ cho một trường hợp thất phải hai đường ra thể thông liên thất dưới van động mạch chủ. Tại thời điểm đó, bệnh nhân được chẩn đoán thông liên thất lớn và tăng áp lực động mạch phổi. Chẩn đoán xác định được tiến hành trong phẫu thuật, 2 giờ sau phẫu thuật trẻ tử vong do cung lượng tim thấp với nguyên nhân có lẽ do vấn đề bảo vệ cơ tim và hẹp đường ra thất trái. Vào những năm đầu của thập niên 60, Neufeld đã công bố nghiên cứu chi tiết về lâm sàng, sinh lý bệnh học của những trường hợp thất phải hai đường ra có thông liên thất nằm dưới van động mạch chủ, có thể kèm theo hẹp phổi hoặc không kèm theo. Điều này dẫn tới khuynh hướng phân loại thất phải hai đường ra theo mối liên quan giữa lỗ thông liên thất với các đại động mạch được Lev và Bharati xây dựng bao gồm: Thể dưới van động mạch chủ, thể dưới van động mạch phổi, thể thông liên thất biệt lập và thể thông liên thất dưới hai van đại động mạch. 3 Năm 1949, Helen Taussig và Richard Bing lần đầu tiên mô tả một trường hợp thất phải hai đường ra với thông liên thất nằm dưới van động mạch phổi, với đầy đủ triệu chứng lâm sàng, phim chụp mạch và bàn luận về sinh lý bệnh học của một bé trai qua đời lúc 5,5 tuổi. Tuy nhiên chỗ đúng của tổn thương này trong bệnh lý thất phải hai đường ra chỉ được ghi nhận về sau, vì tại thời điểm đó các tác giả vẫn xếp loại bất thường Taussig-Bing vào nhóm chuyển gốc động mạch có thông liên thất do sinh lý bệnh của hai bệnh lý hoàn toàn giống nhau. Neufeld là người đầu tiên ghi nhận bất thường Taussig-Bing thuộc nhóm thất phải hai đường ra. Sau đó Van Praagh và Lev định nghĩa đơn giản bất thường Taussig-Bing là những trường hợp thất phải hai đường ra có thông liên thất dưới van động mạch phổi. Daicoff, Hightower và Kirklin là những người đầu tiên tiến hành phẫu thuật sửa chữa bất thường Taussig-Bing bằng cách tạo đường hầm từ thông liên thất lên van động mạch phổi và phẫu thuật Mustard. Patrick - McGoon và Kawashima là những phẫu thuật viên đầu tiên tiến hành phẫu thuật sửa chữa ở tầng thất cho bệnh lý này. 1.2. Tóm lược phát triển bào thai học và giải phẫu học Hình 1: Phôi thai học quá trình phát triển từ bệnh lý Fallot tới chuyển gốc động mạch qua trung gian là bệnh lý thất phải hai đường ra 4 1.2.1 Phôi thai học [4]: Phôi thai học của bệnh lý thất phải hai đường ra vẫn tiếp tục là chủ đề tranh cãi. Để hiểu một cách đầy đủ các giả thuyết về phôi thai học của bệnh lý này đòi hỏi phải có cái nhìn tổng quan về sự phát triển bình thường của khu vực hành thất của tim. Trong quá trình phát triển bào thai của tim, ban đầu cả hai động mạch chủ và động mạch phổi đều xuất phát từ thất phải. Sau đó tổ chức cơ bè của phễu giữa động mạch chủ và tâm thất trái thoái triển dần, kéo động mạch chủ dịch chuyển sang bên trái và cuối cùng hình thành liên tục giữa van động mạch chủ và van hai lá. Trong bệnh lý thất phải hai đường ra, quá trình di chuyển của động mạch chủ sang phía thất trái không hoàn chỉnh, hậu quả là động mạch chủ cưỡi ngựa lên vách liên thất và xuất phát gần như hoàn toàn từ thất phải. Quá trình thoái triển không hoàn toàn của phần cơ bè phễu giải thích cho sự mất liên tục giữa van hai lá và van động mạch chủ. Anderson và cộng sự xếp loại phôi thai học của bệnh lý thất phải hai đường ra thuộc nhóm bất thường phát triển của hành thất. Các bất thường này bao gồm bệnh lý tứ chứng Fallot, thất phải hai đường ra và chuyển gốc động mạch có thông liên thất. Sự di chuyển bất thường của vách nón và khiếm khuyết trong quá trình thoái triển của cơ bè phễu là nguyên lý cơ bản của lý thuyết này. Bệnh lý Fallot là khởi điểm của quá trình phát triển bất thường này khi vách nón di chuyển ngược theo chiều kim đồng hồ ra phía trước và quá trình thoái triển của cơ bè phễu diễn ra bình thường. Do đó động mạch chủ cưỡi ngựa lên vách liên thất, thông liên thất không hạn chế và hẹp đường ra thất phải là hậu quả tổn thương của quá trình trên. Thất phải hai đường ra là thương tổn trung gian của quá trình phát triển bất thường kể trên. Khi đó vách nón di chuyển ngược theo 5 chiều kim đồng hồ với mức độ nặng hơn kèm theo sự thoái triển không hoàn toàn của cơ bè phễu. Điều đó thể hiện bằng dấu hiệu mất liên tục giữa van hai lá và van động mạch chủ. Mức độ quay của vách nón và vị trí mà vách nón hợp lại với vách liên thất quy định dạng thương tổn giải phẫu của thất phải hai đường ra. Thương tổn nặng nhất của quá trình phát triển bất thường trên là bệnh lý chuyển gốc động mạch kèm theo thông liên thất. Đó là khi vách nón di chuyển ngược chiều kim đồng hồ ở mức độ cực đại quanh mặt đối xứng dọc của vách liên thất kèm theo thoái triển của cơ bè phễu tạo ra sự liên tục giữa van hai lá và van động mạch phổi. 1.2.2.Hình thái giải phẫu học của thất phải hai đường ra [1], [15], [8], [10], [11], [14], [16], [17], [18], [19], [22], [26], [27], [29], [33], [34], [35], [37]. * Tương quan nhĩ - thất, tương quan thất-đại động mạch và tương quan giữa hai đại động mạch. Tỷ lệ bất tương hợp nhĩ thất đối với thương tổn thất phải hai đường ra chiếm khoảng 11% trong tổng số bệnh nhân của bệnh lý này. Thương tổn này có thể bao gồm tương quan tạng - nhĩ bình thường, tương quan tạng - nhĩ đảo ngược hoặc đồng phân trái hay đồng phân phải. Tương quan giữa hai đại động mạch trong thương tổn thất phải hai đường ra có 4 loại cơ bản. Trong phần lớn các trường hợp thì tương quan giữa hai động mạch hoàn toàn bình thường, động mạch chủ nằm phía sau và bên phải so với động mạch phổi, hai đại động mạch xoắn quanh nhau khi thoát khỏi đáy tim. Nhóm thứ hai thì động mạch chủ nằm bên phải so với động mạch phổi, nhưng hai động mạch nằm song song với nhau (không xoắn). Hai động mạch này thường nằm cạnh nhau, mặc dù vậy vẫn có thể tồn tại tương quan trước sau với nhiều mức độ. Trong nhóm thứ 3, mối tương quan giữa động mạch chủ và động 6 mạch phổi là trực tiếp trước sau (D-Malpostion). Hiếm gặp nhất là tương quan động mạch chủ nằm phía bên trái và ra trước so với động mạch phổi (L- Malposition) * Các đặc tính của thông liên thất trong bệnh thất phải hai đường ra Những trường hợp thất phải hai đường ra không tồn tại thông liên thất thực sự là thương tổn của hai động mạch xuất phát hoàn toàn từ thất phải, tuy nhiên rất hiếm gặp, và thường phối hợp với tổn thương thiểu sản của van hai lá và thất trái. Lỗ thông liên thất trong bệnh lý thất phải hai đường ra là đường thoát duy nhất của thất trái, do vậy thường có kích thước không hạn chế (với đường kính tương đương hoặc lớn hơn so với đường kính của vòng van động mạch chủ). Tỷ lệ bệnh nhân thất phải hai đường ra có thông liên thất hạn chế chiếm khoảng 10%. Tỷ lệ bệnh nhân thất phải hai đường ra có nhiều lỗ thông liên thất chiếm khoảng 13% tổng số các trường hợp. Phần lớn các trường hợp thất phải hai đường ra có lỗ thông liên thất nằm giữa hai nghành trước và sau của dải băng vách, thuộc vị trí của thương tổn thân - nón. Những trường hợp vị trí lỗ thông liên thất không thuộc khu vực thân - nón này thường hiếm và rất khó trong phẫu thuật sửa chữa toàn bộ, chúng được gọi tên là thất phải hai đường ra thể thông liên thất biệt lập. Vị trí của thông liên thất được coi là biệt lập khi nó nằm ở phần buồng nhận, phần cơ bè của vách liên thất, hoặc trong trường hợp thông liên thất vị trí quanh màng lan xuống phần buồng nhận. * Liên quan giữa lỗ thông liên thất với các đại động mạch Thông liên thất trong bệnh lý thất phải hai đường ra thường được mô tả trong mối tương quan với các đại động mạch, bao gồm thông liên thất dưới van động mạch chủ, thông liên thất dưới van động mạch phổi, thông liên thất dưới 7 hai van và thông liên thất thể biệt lập. Mối tương quan này đặc biệt quan trọng đối với phẫu thuật. Cách thức phân loại vị trí của thông liên thất trong mối tương quan với các đại động mạch là đặc biệt quan trọng, giúp chúng ta hiểu biết cặn kẽ hơn về tổn thương này. Thông liên thất dưới van động mạch chủ là dạng thường gặp nhất trong thương tổn thất phải hai đường ra, chiếm khoảng 50% tổng số bệnh nhân. Lỗ thông nằm phía dưới van động mạch chủ, khoảng cách từ bờ trên của lỗ thông tới van động mạch chủ dao động tùy thuộc vào sự có mặt và chiều dài của mào dưới van động mạch chủ. Trong trường hợp mào dưới van động mạch chủ không tồn tại (tương ứng với sự liên tục giữa van hai lá và van động mạch chủ), lá vành trái hoặc phần vòng van của lá trước van hai lá sẽ tạo thành bờ sau trên của lỗ thông liên thất. Về mặt kinh điển, những trường hợp lỗ thông liên thất dưới van động mạch chủ với động mạch chủ ở bên phải thường nằm ở vị trí bờ trên của vách liên thất, phía sau của vách phễu. Lỗ thông liên thất thường ở vị trí quanh màng, bờ sau dưới của lỗ thông được tạo bởi vòng van ba lá tại vị trí mép giữa lá trước và lá vách của van ba lá. Một số ít trường hợp thì bờ sau dưới của lỗ thông liên thất tách khỏi vòng van ba lá bởi một dải cơ hình thành do sự sát nhập của nếp gấp thất - phễu (ventriculoinfundibular fold) với ngành sau của dải băng vách. Phần lớn các trường hợp thất phải hai đường ra có sự liên tục giữa van hai lá và van động mạch chủ thì hay gặp thông liên thất ở vị trí dưới van động mạch chủ hoặc dưới hai van động mạch, còn hầu hết các trường hợp có liên tục giữa van hai lá và van động mạch phổi thì tương ứng với thông liên thất dưới van động mạch phổi. 8 Hình 2: Thất phải hai đường ra - thông liên thất dưới van động mạch chủ Trong trường hợp động mạch chủ nằm bên trái (L-Malposition), lỗ thông liên thất thường nằm dưới van động mạch chủ. Vị trí này tương ứng với vị trí của lỗ thông liên thất trong bệnh lý Taussig - Bing. Điển hình về giải phẫu cho trường hợp này là lỗ thông liên thất nằm phía trên của hai nghành trước và sau của dải băng vách, và lỗ thông có thể lan xuống phía dưới tới vòng van ba lá tạo nên lỗ thông liên thất quanh màng và dưới van động mạch chủ. Thông liên thất dưới hai van động mạch chiếm tỷ lệ khoảng 10% của tổng số bệnh nhân thất phải hai đường ra. Lỗ thông liên thất nằm ngay phía trên chỗ chia đôi của dải băng vách và ngay phía dưới lá van của động mạch chủ và động mạch phổi. Van động mạch chủ và động mạch phổi nằm sát cạnh nhau do vách phễu không phát triển hoặc thiểu sản. Các van bán nguyệt của động mạch chủ và động mạch phổi hợp lại hình thành bờ trên của lỗ thông liên thất. Thông liên thất dưới van động mạch phổi được cho là chiếm khoảng 30% tổng số bệnh nhân thất phải hai đường ra. Đường kính của lỗ thông thường không hạn chế. Lỗ thông nằm phía trên của hai ngành của dải cơ vách và nằm 9 phía dưới van động mạch phổi. Trong trường hợp mào dưới van động mạch phổi tồn tại, lỗ thông liên thất cách biệt với van động mạch phổi một khoảng tùy theo mức độ phát triển của mào dưới van động mạch phổi và khi đó bờ trên của thông liên thất chính là mào dưới van động mạch phổi. Nếu tính liên tục giữa van hai lá và van động mạch phổi tồn tại, động mạch phổi sẽ cưỡi ngựa trên vách liên thất với các mức độ khác nhau. Vách nón khi đó sẽ di chuyển xuống vị trí ngành trước của dải cơ vách, ngăn chia giữa vùng dưới van động mạch chủ và vùng dưới van động mạch phổi. Sự phì đại của vách nón có thể dẫn tới hẹp đường ra thất trái với các mức độ khác nhau. Điều này có thể giúp lý giải tại sao thương tổn hẹp eo động mạch chủ thường gặp trong bất thường Taussig - Bing (tới 50% tổng số) hơn là những thương tổn thất phải hai đường ra khác. Động mạch chủ trong trường hợp này thường nằm bên phải và hơi ra phía trước so với động mạch phổi hoặc song song với nhau và hai động mạch thường không xoắn quanh nhau như bình thường. Hình 3: Thất phải hai đường ra - thông liên thất dưới van động mạch phổi Thông liên thất thể biệt lập chiếm từ 10% tới 20% tổng số bệnh lý thất phải hai đường ra. Lỗ thông liên thất trong trường hợp này nằm xa hẳn và không có liên quan đến hai đại động mạch. Vị trí của thông liên thất loại này nằm ở phần 10 [...]... tiến hành phẫu thuật sửa chữa toàn bộ đối với toàn bộ các bệnh nhân được chẩn đoán thất phải hai đường ra tại Bệnh viện Nhi Trung Ương, góp phần cải thiện và nâng cao kết quả điều trị đối với bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp này 31 KẾT LUẬN Kết quả bước đầu phẫu thuật sửa chữa bệnh thất phải hai đường ra tại Bệnh viện Nhi Trung Ương là khả quan Một nghiên cứu lớn hơn và rộng hơn nhằm đánh giá toàn diện... vách liên thất, hoặc trong trường hợp thông liên thất vị trí quanh màng lan xuống phần buồng nhận Hình 4: Thất phải hai đường ra - thông liên thất biệt lập * Thương tổn tắc nghẽn đường ra thất phải Tất cả các dạng thương tổn tắc nghẽn đường ra thất phải đều có thể gặp trong bệnh lý thất phải hai đường ra Tắc nghẽn đường ra thất phải trong thất phải hai đường ra thường gặp đối với thể thông liên thất dưới... type Cách thức phẫu thuật Tạo đường hầm trong thất + Mở rộng ĐRTP Tạo đường hầm trong thất Kết quả Tạo đường hầm trong thất + Mở rộng ĐRTP Tạo đường hầm trong thất Tạo đường hầm trong thất Tạo đường hầm trong thất Tốt Tạo đường hầm trong thất Tạo đường hầm trong thất + Mở rộng đường ra thất phải + Bịt MACA bằng coil Tạo đường hầm trong thất Tạo đường hầm trong thất + Mở rộng đường ra thất phải + Cắt BT... phương pháp phẫu thuật và kết quả phẫu thuật 22 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ Tổng số bệnh nhân thất phải hai đường ra được tiến hành phẫu thuật sửa toàn bộ trong thời gian nghiên cứu là 20 bệnh nhân Kỹ thuật tạo đường hầm trong thất là kỹ thuật được sử dụng cho toàn bộ các bệnh nhân nhằm mục đích chuyển luồng máu từ thất trái qua lỗ thông liên thất lên động mạch chủ và ngăn chia hai tâm thất thành hai buồng riêng... với bệnh nhân thất phải hai đường ra là để đánh giá hiệu quả của những phẫu thuật tạm thời đã được tiến hành trên bệnh nhân trước khi tiến hành phẫu thuật sửa chữa toàn bộ 1.7.Chỉ định và các phương pháp điều trị theo thể giải phẫu của bệnh [8], [15], [20], [21], [22], [23], [24], [25], [26], [28] Chẩn đoán xác định bệnh lý thất phải hai đường ra, trong mọi trường hợp, là chỉ định tuyệt đối của phẫu thuật. .. hợp thất phải hai đường ra thể thông liên thất được tiến hành sửa hẹp eo kèm theo banding động mạch phổi, sửa chữa toàn bộ được tiến hành vào tháng thứ 3 sau phẫu thuật thì đầu Bệnh nhân thứ hai được phẫu thuật sửa hẹp eo động mạch chủ không kèm theo banding động mạch phổi và chúng tôi 29 tiến hành phẫu thuật sửa chữa toàn bộ sau 3 tuần sau phẫu thuật thì 1 Trường hợp thứ ba là một bệnh nhân thất phải. .. trong bệnh lý này như van nhĩ thất cưỡi ngựa lên vách liên thất, phình vách màng Thương tổn teo tịt van động mạch phổi cũng có thể gặp trong bệnh lý thất phải hai đường ra 12 Hình 5: Thất phải hai đường ra - thông liên thất dưới van động mạch chủ kèm theo thương tổn hẹp đường ra thất phải * Thương tổn hẹp dưới van động mạch chủ Hẹp đường ra thất trái ít gặp trong bệnh lý thất phải hai đường ra, nhưng... phối hợp với bệnh lý thất phải hai đường ra, đồng thời vô cùng quan trọng trong việc trợ giúp phẫu thuật viên lên kế hoạch phẫu thuật một 19 cách chi tiết Một siêu âm tim hoàn chỉnh cho bệnh lý thất phải hai đường ra cần phải bao gồm các đánh giá chính xác về kích thước và chức năng của hai thất, vị trí và kích thước của lỗ thông liên thất, tất cả các thương tổn gây tắc nghẽn đường ra của hai thất, các... được tiến hành phẫu thuật đều có thương tổn giải phẫu đơn thuần, chính vì vậy kỹ thuật sửa chữa chủ yếu là tạo đường hầm trong thất phải từ lỗ thông liên thất lên động mạch chủ, có thể kèm theo phẫu thuật chuyển gốc động mạch hay phẫu thuật mở rộng đường ra thất phải Một số trường hợp thất phải hai đường ra với thương tổn trong tim phức tạp như sinh lý một thất hoặc thông sàn nhĩ thất toàn bộ kèm theo... ra thất phải - Fallot type) (3) Thất phải hai đường ra - thể chuyển gốc động mạch (Taussig-Bing, thông liên thất nằm dưới van động mạch phổi - TGA type) (4) Thất phải hai đường ra - thông liên thất biệt lập (lỗ thông liên thất thường ở vị trí buồng nhận, tách biệt hoàn toàn đối với cả hai van tổ chim Non committed VSD) 1.4 Đặc điểm sinh lý [17], [19] Đặc điểm sinh lý học của bệnh lý thất phải hai đường . cho phẫu thuật sửa chữa toàn bộ bệnh nhân thất phải hai đường ra tùy thuộc vào vị trí của lỗ thông liên thất, mối tương quan giữa hai đại động mạch. Kết quả điều trị phẫu thuật của bệnh lý này. 4: Thất phải hai đường ra - thông liên thất biệt lập * Thương tổn tắc nghẽn đường ra thất phải Tất cả các dạng thương tổn tắc nghẽn đường ra thất phải đều có thể gặp trong bệnh lý thất phải hai. tâm thất sau phẫu thuật và tình trạng đường ra của thất 19 sau phẫu thuật đóng lỗ thông liên thất. Có thể tóm tắt một cách đại cương hướng xử trí phẫu thuật đối với bệnh lý thất phải hai đường

Ngày đăng: 05/05/2015, 16:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan