luận văn thạc sĩ CHẤT LƯỢNG tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN NGHĨA HƯNG TỈNH NAM ĐỊNH

112 2.8K 41
luận văn thạc sĩ CHẤT LƯỢNG tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN  HUYỆN NGHĨA HƯNG TỈNH NAM ĐỊNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ BÙI QUANG HÙNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN NGHĨA HƯNG TỈNH NAM ĐỊNH Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Mạnh Hùng HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Bùi Quang Hùng MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục hình vẽ, đồ thị 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 7 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 11 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 11 6. KẾT CẤU NỘI DỤNG CỦA ĐỀ TÀI 12 CHƯƠNG 1: 13 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG 13 TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN 13 1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 13 1.2. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 17 1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng 17 1.3.1.2. Các loại hình tín dụng dành cho KHCN 22 1.3.1.3. Vai trò của tín dụng dành cho KHCN a. Đối với khách hàng 23 1.3.2.1. Quan niệm về chất lượng tín dụng 24 1.4.2.1. Các nhân tố từ phía Ngân hàng 34 1.4.2.2. Các nhân tố từ phía khách hàng 37 CHƯƠNG 2: 41 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG 41 CÁ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH 41 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH 41 2.1.2 Đánh giá chung về hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân 60 2.1.2.1. Doanh số cho vay khách hàng cá nhân 61 2.1.2.2. Doanh số thu nợ khách hàng cá nhân 65 2.1.2.3. Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân 67 2.1.2.4. Chât lượng tín dụng khách hàng cá nhân thể hiện theo phân loại nợ 71 2.2.2. Đánh giá chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank Nghĩa Hưng 72 2.2.2.1. Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu 72 2.2.2.2. Đánh giá theo chỉ tiêu lợi nhuận cho vay trên tổng dư nợ cho vay. 75 2.3 ĐÁNH GIÁ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ TỒN TẠI VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK NGHĨA HƯNG 78 2.3.1 Kết quả đạt được 78 2.3.2 Hạn chế 79 2.3.3 Nguyên nhân 80 CHƯƠNG 3: 84 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG 84 NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 84 HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH 84 3.1 ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH TRONG THỜI GIAN TỚI 84 3.1.1 Về công tác nguồn vốn 84 3.1.3 Các công tác khác 87 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH 88 3.2.1 Chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn để nâng cao chất lượng tín dụng đối với KHCN 88 3.2.2 Tăng cường marketing ngân hàng, hoàn thiện chính sách chăm sóc khách hàng. 89 3.2.3 Tăng cường công tác kiểm soát cho vay, thu hồi và xử lý nợ xấu 92 3.2.3.1. Kiểm soát các khoản cho vay 92 3.2.3.2. Đánh giá tài sản bảo đảm 93 3.2.3.3. Xử lý nợ xấu 93 3.2.4. Nâng cao năng lực, nhận thức và chuyên môn hoá đối với các cán bộ tham gia quy trình tín dụng 96 3.2.5. Phát triển các dịch vụ thông tin, tư vấn khách hàng cá nhân 98 3.2.6. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát nội bộ 99 3.2.7.Nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin 100 3.2.8 Xây dựng chính sách tín dụng và văn hóa tín dụng phù hợp 102 3.2.8.1. Xây dựng chính sách tín dụng 102 3.2.8.2. Xây dựng văn hoá tín dụng 103 3.3. KIẾN NGHỊ 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO 110 3. Các văn bản, quy định 111 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBNV Cán bộ nhân viên CBTD Cán bộ tín dụng CIC Trung tâm thông tin tín dụng CP Cổ phần KHCN Khách hàng cá nhân DPRR Dự phòng rủi ro GDP Tổng sản phẩm quốc dân HĐTD Hợp đồng tín dụng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng Thương mại NHTM NN Ngân hàng Thương mại Nhà nước NHTM CP Ngân hàng Thương mại Cổ phần QĐ Quyết định TTLT Thông tư liên tịch TCTD Tổ chức Tín dụng TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSBĐ Tài sản bảo đảm Agribank Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn WTO Tổ chức Thương mại thế giới TMQD Thương mại quốc doanh TMCP Thương mại cổ phần NHNo&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 53 huyện Nghĩa Hưng qua ba năm 2011 - 2013 53 Bảng 2.2: Doanh số cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Nghĩa Hưng 64 Bảng 2.3: Doanh số thu nợ khách hàng cá nhân tại Agribank Nghĩa Hưng 66 Bảng 2.4: Dư nợ khách hàng cá nhân so với tổng dư nợ của Agribank Nghĩa Hưng qua 3 năm 2011-2013 68 Bảng 2.5: Chi tiết dư nợ khách hàng cá nhân tại Agribank Nghĩa Hưng qua 3 năm 2011-2013 70 Bảng 2.6.1: Phân loại nhóm nợ khách hàng qua 3 năm 2011-2013 71 Bảng 2.6.2: Phân loại nhóm nợ khách hàng cá nhân qua 3 năm 2011-2013 71 Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ qua các năm 75 2011- 2013 (Khách hàng cá nhân) 75 Bảng 2.10: Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động cho vay tại Agribank Nghĩa Hưng qua 3 năm 2011-2013 76 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ Trang Biểu đồ 2.1: Tình hình hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Agribank Nghĩa Hưng 3 năm 2011 - 2013 60 Hình 2.1: Tình hình biến động nợ xấu khách hàng cá nhân của Agribank 61 Nghĩa Hưng trong 3 năm 2011-2013 61 LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu của hầu hết các ngân hàng thương mại nói chung và các ngân hàng thương mại ở Việt Nam nói riêng. Quá trình mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế đã đặt ra nhiều thách thức cũng như đòi hỏi phải đổi mới về hoạt động của các ngân hàng thương mại trong nước. Để có thể tồn tại và phát triển ngày càng vững mạnh các ngân hàng thương mại Việt Nam phải không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường cạnh tranh thông qua việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) nói chung và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định nói riêng cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Việc nâng cao chất lượng tín dụng sẽ tạo ra và mang đến giá trị cho cả ngân hàng lẫn khách hàng, hơn nữa chất lượng tín dụng được đo bằng chính bằng sự thỏa mãn của khách hàng. Nói một cách khác, cơ sở tồn tại của ngân hàng chính là khách hàng, một khi khách hàng hài lòng và nhận được giá trị mà mình mong muốn từ phía ngân hàng thì đây sẽ là căn cứ quan trọng để tạo ra giá trị cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Trong những năm vừa qua, các ngân hàng thương mại ở nước ta nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định nói riêng đã liên tục nghiên cứu; cung cấp các dịch vụ, sản phẩm tín dụng đa dạng nhằm thỏa mãn những nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế. Trong đó, cho vay khách hàng cá nhân được xem là một trong những khoản mục tài sản mang lại lợi nhuận đáng kể nhưng ít rủi ro cho ngân hàng. Đặc biệt, trong những năm gần đây Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là một trong những Ngân hàng thực hiện khá tốt Nghị định 41/2010/NĐ-CP về một số chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Riêng ở địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, người nông dân những năm qua đã gắn bó, gần gũi với Ngân hàng No&PTNT huyện Nghĩa Hưng, thực sự đã là người bạn đồng hành. Họ đã tiếp cận được vốn vay và sử dụng vốn vay có hiệu quả, dần đã xoá được đói nghèo, một số hộ đã vươn lên làm giàu chính đáng. Vì vậy mở rộng cho vay khách hàng cá nhân, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn vay là rất cần thiết, là sự mong đợi của tất cả các cấp, các ngành tại địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế mở rộng cho vay đối với khách hàng cá nhân ngày càng khó khăn do món vay nhỏ, chi phí nghiệp vụ cao, đối tượng vay vốn gắn liền với với điều kiện thời tiết, bão lụt, hạn hán nên ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng đồng vốn vay, khả năng rủi ro luôn tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng. Bởi vậy, mở rộng cho vay phải đi kèm với việc nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng là mục tiêu hàng đầu của ngân hàng. Do đó, việc nghiên cứu thực trạng chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân của Agribank Nghĩa Hưng trong thời gian qua thông qua việc đối chiếu với các yêu cầu đưa ra trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và các cam kết của Việt Nam để đề xuất những giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định là hết sức cần thiết. Nhận thức được những vấn đề trên và xuất phát từ thực tiễn, tôi đã lựa chọn đề tài:“Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Chất lượng tín dụng ngày càng được xem là yếu tố sống còn, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một NHTM, đặc biệt là trong giai đoạn cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Vì thế đã có những công trình nghiên cứu về vấn đề chất lượng tín dụng có ý nghĩa khoa học đáng chú ý như: Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Minh Kiều với cuốn “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại” và “Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng”; giáo trình “Kinh tế học tiền tệ ngân hàng”( của tác giả Trịnh Thị Mai Hoa chủ biên do nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội phát hành, “Nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu”( Bản tin Thông tin tín dụng CIC số 8 tháng 10/2006 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Nghiên cứu tại nước ngoài có cuốn “Commercial Bank Management” của tác giả Peter S.Rose – Taxas A&M University, tái bản lần thứ 4. - Về mặt thực tiễn có: “Nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn ở Quảng Ninh” - Luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Thành Chung, Học viện ngân hàng và một số đề tài nghiên cứu. Luận văn thạc sỹ “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Sở Giao dịch II – Ngân hàng công thương Việt Nam” của Trương Thị Thu Ngân – Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; Luận văn thạc sỹ “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Đông Đô” của Nguyễn Thu Phương – Đại học kinh tế quốc dân, Luận văn thạc sỹ “Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tiền Giang” của Đỗ Thị Liên Chi – Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, cùng với luận văn của nhiều học viên các trường đại học trong cả nước về vấn đề chất lượng tín dụng ngân hàng. Ngoài ra còn có các đề tài, các sách tham khảo, giáo trình, các bài viết đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành. Đây là các công trình nghiên cứu có giá trị tham khảo rất tốt về lý luận và thực tiễn. Ở các công trình khoa học trên vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng đã được nhiều tác tác giả đề cập, tuy nhiên mỗi đề tài có một cách tiếp cận và nội dung nghiên cứu khác nhau tuỳ vào tình hình thực tế, đặc điềm của từng ngân hàng, từng địa phương và mang tính thời điểm, phạm vi trong một tổ chức cụ thể. Do đó, đứng trước bối cảnh hiện nay và với một tổ chức khác thì các giải pháp không còn phù hợp nữa. Vì vậy từ lý luận và thực tiễn với mong muốn góp một phần nhỏ trong việc nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank Nghĩa Hưng, tác giả hy vọng đề tài nhận được nhiều sự ủng hộ, ý kiến đóng góp của tất cả mọi người quan tâm về vấn đề này. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Trên cơ sở lý luận về tín dụng và chất lượng tín dụng ngân hàng, tác giả sẽ tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Agribank Nghĩa Hưng. [...]... cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN 1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại NHTM ra đời và phát triển gắn liền với các hoạt động sản xuất kinh doanh của nhân dân và. .. hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động tín dụng Ngân hàng, làm rõ vấn đề đánh giá chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến khách hàng cá nhân - Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Agribank Nghĩa Hưng - Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Agribank Nghĩa Hưng. .. tranh và hiệu quả hoạt động kinh doanh 6 KẾT CẤU NỘI DỤNG CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị nội dung của luận văn được chia thành 3 chương, gồm: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tín dụng và chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. .. lợi cho sự phát triển kinh tế Hiểu một cách ngắn gọn: Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng và phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội” 1.4 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN 1.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại Là bộ phận của tín dụng ngân hàng thương... chất lượng tín dụng đã, đang, và sẽ là cái đích mà tất cả các ngân hàng thương mại hướng tới Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Bên cạnh các nhân tố từ chính ngân hàng, còn có những nhân tố từ khách hàng của ngân hàng và các nhân tố khách quan khác 1.4.2.1 Các nhân tố từ phía Ngân hàng - Chính sách tín dụng: Tín dụng cá nhân là một bộ phận quan trọng trong hoạt động cho vay của ngân hàng. .. cơ sở đó nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank Nghĩa Hưng trong thời gian tới Các giải pháp đảm bảo được tính thực tiễn hoạt động của Agribank Nghĩa Hưng và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trên địa bàn Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân của mình tiến... TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1 Đối tượng nghiên cứu - Những lý luận cơ bản về tín dụng và chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại - Thực trạng chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân của Agribank Nghĩa Hưng - Giải pháp và những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân của Agribank Nghĩa Hưng 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: hoạt động tín dụng đối... nghiên cứu các quy định của NHNN Việt Nam và thực tế hoạt động cho vay của các NHTM trong giai đoạn đầu hội nhập hiện nay, trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định để đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng khả thi; tác giả tập trung vào các chỉ tiêu phân tích và đánh giá... những cơ sở lý luận về tín dụng và chất lượng tín dụng ngân hàng Từ đó cho thấy ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng tín dụng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và Agribank nói riêng Luận văn phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại Agribank Nghĩa Hưng đồng thời căn cứ vào diễn biến tình hình mới, những giải pháp đưa ra góp phần vào việc từng bước hoàn thiện hoạt động tín dụng, trên cơ... rãi, cách bố trí sắp xếp trong phòng làm việc của ngân hàng, trang phục của nhân viên… sẽ tạo nên thiện cảm và cảm giác an tâm khi đến giao dịch 1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của một ngân hàng, hoạt động tín dụng phát triển cũng kéo theo các hoạt động khác của ngân hàng phát triển Nâng cao chất . về tín dụng và chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân. Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nghĩa. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG 84 NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 84 HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH 84 3.1 ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG. DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ BÙI QUANG HÙNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN NGHĨA HƯNG TỈNH

Ngày đăng: 05/05/2015, 08:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.3.1.2. Các loại hình tín dụng dành cho KHCN

  • 1.3.1.3. Vai trò của tín dụng dành cho KHCN a. Đối với khách hàng

  • 2.3 ĐÁNH GIÁ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ TỒN TẠI VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK NGHĨA HƯNG

  • 2.3.1 Kết quả đạt được

  • 2.3.2 Hạn chế

  • 2.3.3 Nguyên nhân

  • 3.1 ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH TRONG THỜI GIAN TỚI

  • 3.1.1 Về công tác nguồn vốn

  • 3.1.3 Các công tác khác

  • 3.2.1 Chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn để nâng cao chất lượng tín dụng đối với KHCN

  • 3.2.2 Tăng cường marketing ngân hàng, hoàn thiện chính sách chăm sóc khách hàng.

  • 3.2.3 Tăng cường công tác kiểm soát cho vay, thu hồi và xử lý nợ xấu

  • 3.2.5. Phát triển các dịch vụ thông tin, tư vấn khách hàng cá nhân

  • 3.2.6. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát nội bộ

  • 3.2.7.Nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin.

  • 3.2.8 Xây dựng chính sách tín dụng và văn hóa tín dụng phù hợp

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan