Bài giảng học phần kiểm toán nghiệp vụ

97 295 0
Bài giảng học phần kiểm toán nghiệp vụ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH 1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐỐI TƯỢNG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH 1.1.1. Khái niệm Kiểm toán tài chính là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các bảng khai tài chính của các thực thể kinh tế do các kiểm toán viên có trình độ, nhiệm vụ tương xứng thực hiện sử dụng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán (phương pháp kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ) dựa trên hệ thống pháp lý đang có hiệu lực. 1.1.2. Đối tượng - Là các bảng khai tài chính: + Các báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo KQKD, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. Là một bộ phận quan trọng của kiểm toán tài chính vì theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200: BCTC là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận) và phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị. + Các bảng khai khác theo luật định: Bảng kê tài sản khi DN phá sản hoặc đấu giá, bảng kê khai thu nhập cá nhân, các báo cáo quyết toán XDCB, - Có 2 cách cơ bản để phân đối tượng kiểm toán thành các phần hành kiểm toán: + Phân theo khoản mục: Đây là cách chia máy móc từng khoản mục hoặc nhóm các khoản mục theo thứ tự trong báo cáo tài chính vào một phần hành kế toán như: kiểm toán tiền, kiểm toán khoản phải thu, Ưu điểm: Cách phân chia này dễ làm, đơn giản nhưng không hiệu quả vì có sự tách biệt giữa các khoản mục ở các vị trí khác nhau. Nhưng trên thực tế các khoản mục này lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ví dụ: kiểm toán chu trình bán hàng - thu tiền có thể nhóm các khoản mục: tiền, doanh thu, giá vốn hàng bán, hàng tồn kho, thuế GTGT, + Phân theo chu trình: Đây là cách phân loại thông dụng hơn. Căn cứ vào mối liên hệ chặt chẽ giữa các khoản mục với nhau để hình thành nên một chu trình kiểm toán. Kiểm toán tài chính bao gồm 6 chu trình khép kín: Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán 1 Kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền Kiểm toán chu trình tiền lương - nhân viên Kiểm toán hàng tồn kho Kiểm toán tiền Kiểm toán chu trình huy động và hoàn trả vốn Ưu điểm: Cách phân chia này hiệu quả vì nó xuất phát từ mối liên hệ vốn có của các nghiệp vụ và từ đó gồm được các đầu mối trong quan hệ kinh tế - tài chính vào cùng một phần hành. Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các chu trình kiểm toán 1.2. CHỦ THỂ VÀ KHÁCH THỂ CỦA KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH 1.2.1. Chủ thể kiểm toán - Là cơ quan, tổ chức tiến hành thực hiện công việc kiểm toán. - Có thể là kiểm toán nội bộ, kiểm toán Nhà nước hoặc Kiểm toán độc lập 1.2.2. Khách thể kiểm toán - Là các tổ chức, đơn vị cá nhân nơi có các thông tin cần được kiểm toán. - Tuỳ theo chủ thể kiểm toán mà khách thể kiểm toán có thể khác nhau: + Đối với kiểm toán độc lập: bao gồm 2 loại khách thể: Khách thể bắt buộc (theo quy định của Pháp luật): Ở Việt Nam, các báo cáo tài chính của các công ty này hàng năm phải được kiểm toán bởi các kiểm toán viên độc lập. Những khách thể này lại có quyền lựa chọn kiểm toán. Khách thể tự nguyện: là những đơn vị, tổ chức, cá nhân có nhu cầu kiểm toán + Kiểm toán Nhà nước: Khách thể bắt buộc là chủ yếu: các đơn vị tổ chức, cá nhân có sử dụng vốn và kinh phí từ Ngân sách Nhà nước 2 Hàng tồn kho Tiền Bán hàng – Thu tiền Huy động – Hoàn trả vốn Tiền lương – Nhân viên Mua hàng – Trả tiền + Kiểm toán nội bộ: khách thể là các đơn vị thành viên, các đơn vị trực thuộc theo yêu cầu hoặc quyết định của lãnh đạo cao nhất trong đơn vị ====> là các khách thể bắt buộc. 1.3. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH Kiểm toán tài chính là một loại hình kiểm toán nằm trong hệ thống kiểm toán nói chung. Do đó, chúng đều phải sử dụng phương pháp chứng từ (kiểm toán cân đối, đối chiếu trực tiếp, đối chiếu lôgic) và phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ (kiểm kê, thực nghiệm, điều tra) để xác minh và bày tỏ ý kiến. Do đối tượng của kiểm toán tài chính là các bảng khai tài chính, xét trong mối quan hệ giữa chủ thể kiểm toán và khách thể kiểm toán nên phương pháp kiểm toán trong kiểm toán tài chính được cụ thể hoá thành các trắc nghiệm. Có 3 loại trắc nghiệm: * Trắc nghiệm công việc: Là cách thức rà soát các nghiệp vụ hay hoạt động cụ thể trong quan hệ với sự tồn tại và tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ trước hết là hệ thống kế toán (bản chất của trắc nghiệm này là hướng tới hay đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đặc biệt là tổ chức kế toán). Trắc nghiệm công việc hướng tới 2 mặt cơ bản của tổ chức kế toán: - Mức đạt yêu cầu về thủ tục kế toán - Độ tin cậy của thông tin kế toán Từ đó có 2 loại trắc nghiệm: trắc nghiệm đạt yêu cầu của công việc của công việc và trắc nghiệm độ tin cậy của công việc a, Trắc nghiệm đạt yêu cầu: - Là trình tự rà soát các thủ tục kế toán có liên quan đến đối tượng kiểm toán. - Có 2 cách để tiến hành các trắc nghiệm đạt yêu cầu: + Có để lại dấu vết: KTV sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu lại những chữ ký trên các chứng từ và xem xét sự tương ứng của người ký duyệt với trách nhiệm của họ. + Không để lại dấu vết: KTV cần phỏng vấn công nhân viên hoặc quan sát công việc thực tế mà họ đang thực hiện. b, Trắc nghiệm độ tin cậy của công việc: - Là trình tự rà soát các thông tin về giá trị trong các phần hành của kế toán. 3 - Cách tiến hành: KTV tiến hành tính toán lại số tiền trên các chứng từ kế toán sau đó so sánh với các sổ sách kế toán có liên quan với mục đích là để KTV khẳng định rằng hệ thống KSNB đảm bảo độ tin cậy về thông tin. c, Mối quan hệ giữa 2 loại trắc nghiệm: Trắc nghiệm đạt yêu cầu chỉ được sử dụng khi rủi ro kiểm soát (CR) được đánh giá ban đầu ở mức thấp và KTV sẽ áp dụng loại trắc nghiệm này để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. Nếu kết quả trùng khớp với đánh giá ban đầu thì KTV sẽ giảm bớt các kiểm tra chi tiết đối với số dư hay nghiệp vụ và ngược lại nếu CR cao thì sẽ có thể bỏ qua trắc nghiệm đạt yêu cầu mà tiến hành ngay trắc nghiệm độ tin cậy của công việc. Tuy nhiên trên thực tế cả 2 loại trắc nghiệm này thường được sử dụng song song với nhau. * Trắc nghiệm phân tích: Là cách thức xem xét các mối quan hệ kinh tế và xu hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế thông qua việc kết hợp các phương pháp kiểm toán: cân đối, đối chiếu trực tiếp, đối chiếu logic. Có 3 loại hình phân tích chủ yếu: - Phân tích xu hướng (pt ngang): thường so sánh số đầu năm và số cuối năm. Từ đó thấy được sự thay đổi của số dư tài khoản cụ thể hoặc 1 nghiệp vụ theo trình tự về mặt thời gian. - Phân tích tỉ suất (pt dọc): KTV sử dụng các tỷ suất tài chính (so sánh thương số giữa 2 chỉ tiêu). Bao gồm: + Nhóm tỷ suất đầu tư: Tỷ suất đầu tư = Tài sản dài hạn Tổng tài sản Ý nghĩa: Đánh giá năng lực hiện có của doanh nghiệp. Tỷ suất này luôn <1. Mức độ cao thấp tùy thuộc ngành, lĩnh vực hoạt động. Tỷ suất này càng lớn càng chứng tỏ vị trí quan trọng của tài sản cố định trong doanh nghiệp. Tỷ suất này thường được coi là hợp lý trong từng ngành, ví dụ: CN thăm dò và khai thác dầu mỏ: 90%, CN luyện kim 70%, chế biến thực phẩm 10%, Tỷ suất tài trợ = Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn 4 Ý nghĩa: Phản ánh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với chủ nợ (ngân hàng, chủ đầu tư, ). Tỷ suất này càng lớn càng chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, hoạt động chủ yếu dựa trên vốn chủ không phải lo lắng nhiều trong việc vay và trả nợ. Tỷ suất tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu Tài sản dài hạn Ý nghĩa: Cho biết vốn chủ sở hữu dùng cho tài sản cố định và đầu tư dài hạn là bao nhiêu. Nếu doanh nghiệp có khả năng tài chính tốt thì nguồn vốn chủ sở hữu phải đủ đầu tư cho tài sản cố định. Tuy nhiên, tài sản cố định luân chuyển chậm, nếu đầu tư quá nhiều sẽ bất lợi. + Nhóm tỷ suất về khả năng thanh toán Tỷ suất khả năng thanh toán ngắn hạn = Tiền + đầu tư ngắn hạn + Nợ phải thu Tổng nợ phải trả ngắn hạn Ý nghĩa: Phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp. Tỷ suất này = 1 thì thoả đáng. Nếu tỷ suất này càng nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp sẽ càng gặp khó khăn trong thanh toán công nợ đã đến hạn phải trả. Tỷ suất thanh toán nhanh = Tiền và các khoản tương đương tiền Tổng nợ phải trả ngắn hạn Ý nghĩa: Phản ánh khả năng thanh toán nhanh với tiền và các phương tiện có thể chuyển hoá ngay thành tiền. Nếu tỷ suất này = 0,5: tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp là khả quan. Nếu tỷ suất này càng nhỏ hơn 0,5 thì khó khăn trong thanh toán công nợ càng gia tăng. Doanh nghiệp phải tìm biện pháp đối phó như bán vội, bán rẻ hàng hoá, Nếu tỷ suất này quá cao thì tiền để quá nhiều, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Tỷ suất khả năng thanh toán dài hạn = Tổng tài sản ngắn hạn Tổng nợ phải trả Ý nghĩa: Tỷ suất này không những giúp kiểm toán viên đánh giá khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp mà còn giúp kiểm toán viên cân nhắc, xem xét khả năng tiếp tục hoạt động của doanh nghiệp để có ý kiến nhận xét thích hợp trong báo cáo kiểm toán . Tỷ suất này càng lớn hơn 1 càng chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán. Tỷ suất này càng nhỏ hơn 1 thì nguy cơ phá sản của doanh nghiệp 5 lớn. Khi tỷ suất này gần bằng 0 thì doanh nghiệp phá sản, không còn khả năng thanh toán. Số vòng luân chuyển hàng tồn kho = Trị giá vốn hàng bán Số dư tồn kho bình quân Ý nghĩa: Phản ánh thời gian hàng hoá nằm trong kho trước khi được bán ra. Số vòng cao thì tình hình bán ra tốt. + Nhóm tỷ suất về khả năng sinh lời Tỷ suất lợi nhuận gộp = Tổng lợi nhuận gộp Doanh thu thuần Ý nghĩa: Phản ánh khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Tỷ suất này càng cao càng chứng tỏ khả năng sinh lợi càng lớn. Có thể so sánh tỷ suất này của doanh nghiệp qua các năm, các đơn vị khác trong cùng ngành kinh doanh. Cần xem xét tính chất bất thường của chỉ tiêu này (tăng, giảm đột ngột) Tỷ suất hiệu quả kinh doanh = Lợi nhuận trước thuế Doanh thu thuần Cần so sánh với năm trước hoặc dự kiến để thấy rõ tính chất hoặc xu hướng biến động của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp độc quyền tỷ suất này thưuờng là 10 – 15%; doanh nghiệp thương mại là 2 – 5%. Tỷ suất hiệu quả sử dụng vốn = Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay Tổng vốn bình quân Các tỷ suất về khả năng sinh lời cao hay thấp tuỳ thuộc ngành kinh doanh, từng đơn vị trong ngành. - Phân tích, đánh giá tính hợp lý: Trên cơ sở so sánh giữa giá trị ghi sổ với giá trị ước tính của KTV Trắc nghiệm phân tích thường quan tâm đến trị số của các chỉ tiêu, do đó về mặt thuộc tính thì trắc nghiệm phân tích thuộc vào trắc nghiệm độ tin cậy của công việc Trắc nghiệm phân tích được sử dụng trong 3 giai đoạn của cuộc kiểm toán: Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán: trắc nghiệm phân tích giúp cho KTV lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế phương pháp kiểm toán 6 Giai đoạn thực hành kiểm toán: TN phân tích được sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán thông qua việc xem xét xu hướng biến động và xác định phạm vi thực hiện của việc kiểm tra chi tiết các số dư và nghiệp vụ Giai đoạn kết thúc kiểm toán: trắc nghiệm phân tích được sử dụng để soát xét lại thông tin và đánh giá tính hợp lý chung của những thông tin đó trên bảng khai tài chính. * Trắc nghiệm trực tiếp số dư: Là cách thức kết hợp các phương pháp cân đối, phân tích, đối chiếu trực tiếp với kiểm kê và điều tra để xác định độ tin cậy của các số dư cuối kỳ trên sổ cái, bảng CĐKT hoặc BCKQKD. Trắc nghiệm trực tiếp số dư là cách thức chủ đạo của kiểm toán tài chính vì phần lớn các bằng chứng thu thập được độc lập với khách thể kiểm toán và có chất lượng cao. Tuy nhiên nó có nhược điểm: chi phí rất lớn nên nó phụ thuộc vào trắc nghiệm công việc và trắc nghiệm phân tích. Trắc nghiệm trực tiếp số dư cũng thuộc vào trắc nghiệm độ tin cậy của công việc 1.4. CƠ SỞ DẪN LIỆU VÀ MỤC TIÊU KIỂM TOÁN 1.4.1. Khái niệm - Cơ sở dẫn liệu: Các sự kiện kinh tế khi đã được công nhận, chứng minh là có thật sẽ được xử lý. Kết quả của việc xử lý là một tập hợp các thông tin. Những thông tin này cuối cùng sẽ được phản ánh thành các khoản mục, các bộ phận cấu thành của báo cáo tài chính. Để đạt được mục tiêu kiểm toán toàn diện hay kiểm toán từng bộ phận thì kiểm toán viên phải kiểm tra, xác nhận mức độ trung thực, hợp lý, phù hợp của từng khoản mục, bộ phận cấu thành báo cáo tài chính dựa vào cơ sở dẫn liệu. Cơ sở dẫn liệu là những giải trình của các nhà quản lý để chứng minh về các dữ liệu được trình bày trên báo cáo tài chính. Những cơ sở dẫn liệu này xuất phát từ các nguyên tắc kế toán đối với việc ghi chép, trình bày và báo cáo số liệu trên các báo cáo tài chính. - Nếu bất cứ một cơ sở dẫn liệu nào ở trên bị phản ánh sai lệch thì các báo cáo tài chính có thể bị trình bày sai lệch trọng yếu. 7 Ví dụ: Xét khoản mục hàng tồn kho (cuối kỳ) trên bảng cân đối kế toán: Hàng tồn kho (cuối kỳ) 250.000.000 VNĐ Khi báo cáo khoản mục này trên bảng cân đối kế toán thì các nhà quản lý đã khẳng định các cơ sở dẫn liệu sau: (1) Hàng tồn kho trong báo cáo hiện đang tồn tại (sự hiện hữu) (2) Hàng tồn kho có giá trị chính xác là 250.000.000đ (đánh giá) Ngoài ra, các nhà quản lý cũng ngầm định các cơ sở dẫn liệu sau: (3) Tất cả hàng tồn kho của đơn vị đã được báo cáo, các nghiệp vụ về hàng tồn kho được ghi chép đầy đủ (tính đầy đủ) (4) Tất cả số hàng tồn kho đã báo cáo là hàng tồn kho của đơn vị tức là thuộc sở hữu của đơn vị (quyền và nghĩa vụ) (5) Hàng tồn kho được trình bày trên báo cáo là đúng theo quy định, đúng vào khoản mục hàng tồn kho, phương pháp kế toán hàng tồn kho phải được trình bày trên báo cáo (trình bày và khai báo) 1.4.2. Mục tiêu kiểm toán Là giúp cho KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng bản khai TC đã được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận , có tuân thủ luật pháp liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên mọi khía cạnh trọng yếu hay không. * Mối quan hệ: Các nhóm cơ sở dẫn liệu: Trong kiểm toán báo cáo tài chính, uỷ ban soạn thảo chuẩn mực kiểm toán đã xác định cơ sở dẫn liệu cơ bản cho các cuộc kiểm toán, bao gồm: (5 nhóm cơ sở dẫn liệu cơ bản). Tương ứng với mỗi nhóm cơ sở dẫn liệu có các mục tiêu kiểm toán: - Sự hiện hữu hoặc phát sinh: + Cơ sở dẫn liệu về sự hiện hữu hoặc phát sinh là sự khẳng định rằng các tài sản, công nợ, vốn chủ sở hữu thực sự tồn tại; các nghiệp vụ doanh thu, chi phí đã thực sự phát sinh. 8 + Cơ sở dẫn liệu này là cơ sở hình thành mục tiêu kiểm toán về sự hiện hữu. Do đó, kiểm toán viên có thể phải kiểm kê tiền, hàng tồn kho hoặc tài sản khác, lấy xác nhận các khoản phải thu và thực hiện các thủ tục khác để thu thập các bằng chứng liên quan tới từng mục tiêu cụ thể nhằm xác định xem liệu tiền, hàng tồn kho, các khoản phải thu và các tài sản khác có thực sự đang tồn tại không. - Tính trọn vẹn (tính đầy đủ): + Tính trọn vẹn là sự khẳng định của ban quản trị về khả năng nghiệp vụ, tài sản, chi phí, không bị bỏ sót. + Mục tiêu của kiểm toán liên quan tới cơ sở dẫn liệu về tính trọn vẹn là thu thập các bằng chứng nhằm khẳng định tất cả các nghiệp vụ và các khoản mục cần được trình bày trên báo cáo tài chính đã được trình bày đầy đủ. - Quyền và nghĩa vụ: + Cơ sở dẫn liệu này hướng tới sự khẳng định về quyền đối với tài sản và nghĩa vụ phải trả đối với công nợ. + Mục tiêu của kiểm toán liên quan tới cơ sở dẫn liệu quyền và nghĩa vụ là thu thập bằng chứng kiểm toán để khẳng định những con số được báo cáo là tài sản của công ty phải đại diện cho quyền về tài sản của công ty và những con số được trình bày là công nợ của công ty thì đại diện cho nghĩa vụ đối với công ty. + Khi xem xét cơ sở dẫn liệu này, kiểm toán viên cần lưu ý về khái niệm quyền vì có thể công ty đang nắm giữ một tài sản nào đó nhưng trên thực tế tài sản đó lại không thuộc quyền sở hữu của công ty. Ví dụ tài sản đi thuê để hoạt động, - Tính giá và đo lường: + Tài sản, giá phí phải được xác định theo giá thực tế hoặc giá trị thuần có thể thực hiện được. Cơ sở dẫn liệu này bao gồm cả sự khẳng định về tính chính xác trong các phép tính số học. + Trong kiểm toán báo cáo tài chính, mục tiêu liên quan tới cơ sở dẫn liệu tính giá và đo lường là thu thập bằng chứng kiểm toán để xác định liệu các tài sản, công nợ, vốn chủ sở hữu, doanh thu và chi phí có được tập hợp, cộng dồn và ghi sổ đúng số tiền và hợp lý không. - Trình bày và khai báo: 9 + Cơ sở dẫn liệu này là sự khẳng định của ban quản trị về việc sắp xếp, phân loại, tổng hợp và trình bày các khoản mục trên báo cáo tài chính là phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành Ví dụ: Quan hệ giữa chu trình bán hàng và thu tiền với các cơ sở dẫn liệu có liên quan - Sự hiện hữu hoặc phát sinh: + Chỉ ghi nhận nghiệp vụ bán hàng khi hàng đã thực sự được bán trong kỳ + Chỉ ghi nhận nghiệp vụ thu tiền khi tiền đã thực sự được thu trong kỳ + Chỉ ghi nhận các khoản điều chỉnh của nghiệp vụ bán hàng về các khoản chiết khấu, giảm giá, hàng bán bị trả lại khi chúng đã được phê chuẩn và thực hiện - Sự đầy đủ: mọi nghiệp vụ bán hàng, thu tiền và các khoản điều chỉnh đều phải được ghi nhận - Quyền sở hữu và nghĩa vụ: đơn vị có quyền đối với các khoản nợ phải thu khách hàng và tiền thu từ nghiệp vụ bán hàng đã được ghi chép - Đánh giá và chính xác: mọi nghiệp vụ bán hàng, thu tiền và các khoản điều chỉnh đã được ghi vào sổ nhật ký, sổ tổng hợp và chuyển sổ đúng kỳ, đúng về số tiền, khoản mục và chính xác về số học - Trình bày và công bố: mọi nghiệp vụ bán hàng, thu tiền và các khoản điều chỉnh phải được thể hiện và phân loại đúng trên báo cáo tài chính và khai báo đầy đủ các khoản cần công bố Tóm lại: - Tương ứng với các cơ sở dẫn liệu có các mục tiêu kiểm toán tổng quát, cụ thể: + Hiện hữu và phát sinh + Quyền và nghĩa vụ + Đầy đủ + Đánh giá và ghi chép chính xác + Trình bày và công bố - Trên cơ sở những mục tiêu tổng quát trên, khi thiết kế chương trình kiểm toán từng khoản mục hay chu trình nghiệp vụ, kiểm toán viên sẽ xác định những mục tiêu kiểm toán đặc thù và đề ra các thủ tục cần thiết cho từng khoản mục hay chu trình 10 [...]... cuộc kiểm toán - Công việc kiểm toán viên đã làm - Các giới hạn về phạm vi kiểm toán (nếu có) - Ý kiến của kiểm toán viên về các thông tin được kiểm toán - Nhận xét và giải pháp cải tiến đối với kiểm soát nội bộ (nếu cầu) - Ngày, tháng, năm lập báo cáo kiểm toán - Chữ ký, đóng dấu * Các loại báo cáo kiểm toán - Báo cáo chấp nhận toàn bộ: + Kiểm toán viên chấp nhận toàn bộ các thông tin được kiểm toán. .. quả kiểm toán và thống nhất ý kiến với các nhà quản lý đơn vị được kiểm toán - Lập dự thảo báo cáo kiểm toán bộ phận và tổng hợp bản dự thảo báo cáo kiểm toán tổng thể 1.7.3 Hoàn tất và lập báo cáo kiểm toán a, Nội dung công việc ở giai đoạn hoàn tất - Kiểm toán viên chính, nhóm trưởng kiểm tra và đánh giá lại toàn bộ công việc kiểm toán đã thực hiện, nhằm mục đích: + Đảm bảo rằng kế hoạch kiểm toán. .. được giấy mời và viết thư xác nhận kiểm toán - Trở thành chuẩn mực nghề nghiệp: Kiểm toán viên phải lập kế hoạch kiểm toán để trợ giúp cho cuộc kiểm toán tiến hành có hiệu quả và đúng thời gian Kế hoạch kiểm toán được lập trên cơ sở những hiểu biết về đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN Nội dung Nhân sự - Mục tiêu kiểm toán - Số lượng kiểm toán viên - Khối lượng, phạm vi công.. .nghiệp vụ có liên quan nhằm thu thập được các bằng chứng kiểm toán một cách đầy đủ và thích hợp Ví dụ: Mối quan hệ giữa cơ sở dẫn liệu, mục tiêu kiểm toán tổng quát, mục tiêu kiểm toán đặc thù và thủ tục kiểm toán đối với khoản phải thu: Mục tiêu kiểm Mục tiêu kiểm Thủ tục kiểm toán toán tổng quát toán đặc thù Hiện hữu, phát Hiện hữu, phát Các khoản... hưởng nghiêm trọng tới kết quả kiểm toán - Nguyên nhân và nội dung thay đổi kế hoạch kiểm toán phải được ghi rõ trong hồ sơ kiểm toán 1.7.2 Thực hiện kiểm toán * Khái niệm: - Là giai đoạn thực hiện các kế hoạch, các chương trình kiểm toán đã được hoạch định sẵn - Thực chất là quá trình kiểm toán viên áp dụng các phương pháp kiểm toán để thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán để làm cơ sở cho những... 1.5 BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN Cơ sở dẫn liệu 1.5.1 Khái niệm và phân loại - Khái niệm: Bằng chứng kiểm toán là những thông tin, tài liệu được kiểm toán viên thu thập trong quá trình kiểm toán để làm cơ sở cho những ý kiến, nhận xét của minh trên báo cáo kiểm toán 11 Như vậy, bằng chứng kiểm toán chính là cơ sở để chứng minh cho báo cáo kiểm toán và thực chất của giai đoạn thực hiện kiểm toán là quá trình... các thủ tục kiểm toán thích hợp - Khi tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ để lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên sẽ hiểu biết được việc thiết kế và thực hiện của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng Điều đó giúp cho kiểm toán viên xác định được khối lượng các nghiệp vụ kinh tế tài chính cần được kiểm tra cũng như việc thiết lập các thủ tục kiểm tra cần... tố ảnh hưởng đến sự xét đoán của kiểm toán viên về tính đầy đủ: Tính thích hợp của bằng chứng kiểm toán Tính trọng yếu của thông tin được kiểm toán Mức độ rủi ro của thông tin được kiểm toán 12 1.5.3 Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán Để có thể thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp, kiểm toán viên thường áp dụng các kỹ thuật sau: (1) Kiểm tra đối chiếu (2) Quan sát (3)... bày ý kiến nghề nghiệp của mình về tính trung thực hợp lý của những thông tin được kiểm toán - Báo cáo kiểm toán là sản phẩm cuối cùng của công việc kiểm toán và có vai trò hết sức quan trọng * Vai trò: - Đối với người sử dụng thông tin được kiểm toán: 25 Báo cáo kiểm toán là căn cứ để đưa ra các quyết định kinh tế, quyết định quản lý quan trọng - Đối với kiểm toán viên: Báo cáo kiểm toán là sản phẩm... 1.5.2 Yêu cầu của bằng chứng kiểm toán - Tính thích hợp: + Là khái niệm để chỉ chất lượng hay độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán + Các nhân tố ảnh hưởng tới tính thích hợp của bằng chứng kiểm toán: Nguồn gốc của bằng chứng kiểm toán Dạng của bằng chứng kiểm toán Hệ thống kiểm soát nội bộ - Tính đầy đủ: + Là khái niệm để chỉ số lượng của các bằng chứng kiểm toán mà kiểm toán viên phải thu thập để

Ngày đăng: 04/05/2015, 21:09

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”, xác định: Doanh thu là tổng các lợi ích kinh tế, doanh nghiệp thu được trong kỳ hạch toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan