Phạm Phú Thứ cuộc đời và sự nghiệp

6 928 11
Phạm Phú Thứ cuộc đời và sự nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT TP.ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHẠM PHÚ THỨ  Đà Nẵng, tháng 09 năm 2008 PHẠM PHÚ THỨ PHẠM PHÚ THỨ TIẺU SỬ VÀ SỰ NGHIỆP (1821-1882) I. Tiểu Sử Phạm Phú Thứ tên thật là Phạm Hào, sinh ngày 24 tháng chạp năm Canh Thìn, tức ngày 27 tháng 1 năm 1821 tại làng Đông Bàn nay thuộc xã Điện Trung huyện Điện Bàn, tỉnh Qảng Nam. Sinh trưởng trong một gia đình nho giáo, được cha mẹ rất mực thương yêu và giáo dục, Phạm Phú Thứ sớm bộc lộ tư chất thông minh hiếu học, chăm chỉ học hành lúc lên 5-7 tuổi. Năm lên 8 tuổi thân mẫu Phạm Phú Thứ mất. Ông thân sinh tiếp tục nuôi con ăn học, lại được cậu ruột là Đàm Trai Phạm Hữu Nghi nuôi dưỡng học hành. Thời niên thiếu có tên Hào (Hào Kiệt), ngày vào trường chữ hán lấy tên là Phạm Phú Thứ - Thứ (rộng lượng), tự Thúc Minh (nhặt trong cái sạch). Khi đậu tiến sĩ (1843) vua Thiệu Trị (1841-1847) đổi tên là thứ (rộng lượng) ra chữ Thứ (Đông đúc). Từ đó, thường dùng Phạm Phú Thứ, tự là Giáo Chi (dạy học), hiệu Trúc Đường (nhà tre), biệt hiệu Giá Viên (vườn mía), Trúc Ẩn (nấp trong tre). Sau khi ông mất (5/2/1882), triều đình nhà Nguyễn ban tên Ý Công. II. Sự nghiệp - Những năm tháng đáng ghi nhớ: * Năm 1840-1843: Phạm Phú Thứ: Phạm Phú Thứ đỗ tú tài, cử nhân, tiến sĩ. * Năm 1844: làm hành tẩu (tạp vụ) tại phòng Nội vụ các triều đình Huế. * Năm 1845: Tri phủ Lạng Giang (Bắc Giang) * Năm 1849:ở kinh diên làm nơi cư trú (ghi chép và đọc sách). * Tháng 3/1850: Phạm Phú Thứ dâng sớ khuyên lo việc triều chính, bị vua Tự Đức quở trách, bắt tội đi làm khổ sai ở trạm Thừa Nông, hơn một năm trời làm lính trạm và cắt cỏ ngựa…Bà Từ Dũ (mẹ vua Tự Đức) hay tin khuyên can Tự Đức, ông mới đựợc phục chức Hàn lâm viện điển tịch. * Năm 1851: Phạm Phú Thứ được lệnh triều đình đi theo hải thuyền đưa viên quan triều Thanh là Ngô Hội lân về nước (Quảng Đông-Trung Quốc). Đây là một dịp tốt giúp Phạm Phú Thứ mở tầm nhìn ra các nước đang đà phát triển kinh tế đã “đánh thức ông khỏi giấc ngủ mê, bừng dậy tư tưởng canh tân đất nước…”.Tư tưởng canh tân của ông bắt đầu nhen nhóm từ đó. * Năm 1852: Phạm Phú Thứ được thăng làm Biên tu tại Nội các Huế. * Năm 1854: Tri phủ Tư Nghĩa (Quảng Ngãi). * Năm 1856: Án sát Thanh Hoá. * Năm 1857: Án sát Hoa Nội. Trong thời gian này, khuyến nghị đóng thuyền đồng, mang tên “Thụy nhạc”. Ông còn chủ trương làm thuyền nhà nước chuyên chở hàng hoá triều đình và tuần tra bờ biển; đồng thời sử dụng thuyền thương nhân vận chuyển thóc gạo, theo biểu thuế thích hợp. * Năm 1858: Triều đình ban hàm Hàn lâm viện thị độc đại học sĩ, Tham biện Nội Các sự vụ. Trong thời gian này, Phạm Phú Thứ về quê nhà ở Quảng Nam và sau khi trở lại kinh đô, ông đã dâng sớ lên triều đình xin cho phép các viên quan nguyên quán Quảng Nam trở về quê chuẩn bị đánh Pháp, khi thực dân đã nổ súng xâm lược Đà Nẵng ngày 1/9/1858. * Năm 1860: Triều đình thăng quan Lộc tự khanh và Tả tham tri bộ lại. * Tháng 6/1863-3/1864: Phạm Phú Thứ cùng Phan Thanh Giản và Ngụy Khắc Đản trong phái bộ triều đình sang Pháp để chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ theo hiệp ước Nhâm Tuất (1862). Trong khi ở Pháp ông còn đi thăm các nước Châu Âu như: Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… Sứ thần Phạm Phú Thứ đã mang về nước hai tập “Tây hành nhật ký” và “ Tây Phù thi thảo”, mang nội dung tư tưởng canh tân-tự cường dân tộc, dâng lên Tự Đức ngày 31/3/1864 với bản tấu trình.Vua Tự Đức tiếp nhận, cảm kích tấm lòng trung thực của Phạm Phú Thứ sau chuyến đi công tác dài ngày. * Năm 1865: Phạm Phú Thứ được thăng Thượng thư bộ Hộ, sung Viện Cơ mật. * Năm 1873: Tham tri, Thượng thư bộ binh. * Năm 1874: Tổng đốc Hải Yên. Với cương vị một viên đầu đỉnh, nơi “đầu sóng ngọn gió-Hải Dương và Quảng Yên, bao gồm Ninh Hải (Hải Phòng), Phạm Phú Thứ có dịp ứng dụng và thực nghiệm tư tưởng canh tân”, phục hồi và xây dựng Hải Yên về mọi mặt. Với thời gian chưa quá 5 năm, bộ mặt Hải Yên nói chung và tỉnh lỵ cảng hải Phòng nói riêng tiến bộ rõ rệt. Năm 1878 nhân ngày “ngũ tùng đại khánh” (50 tuổi của Tự Đức), triều đình đặc cách thăng Phạm Phú Thứ là Hiệp biện Đại học sĩ. * Năm 1879: Tổng đốc Phạm Phú Thứ nhận thấy Hải Yên ngày càng được củng cố và phát triển, thương chính mở mang, lưu dâng làm ăn nề nếp và Hải Biên ổn định, vãn hồi an ninh trong tỉnh, ông dâng sớ xin được về kinh đô “chiêm cận” nhà vua, đồng thời cũng để tĩnh dưỡng sức khoẻ. Triều đình cũng thấu hiểu nguyện vọng của Phạm Phú Thứ nhưng chưa chấp nhận đề nghị của ông. * Năm 1880: Một năm sau, ý nguyện của Phạm Phú Thứ mới được triều đình phê chuẩn.Gặp lúc triều đình tổ chức “Thất tuần đại khánh” (70 tuổi) của Hoàng thái hậu (Từ Dũ) Phạm Phú Thứ lên đường dự lễ, bọn nịnh thần tung lời gièm pha xuyên tạc đủ điều, thấu đến quan Ngự sử, vua Tự Đức chuẩn y Phạm Phú Thứ hồi kinh chờ cứu xét theo chỉ dụ “Bế môn tỉnh quá” (đóng cửa suy xét sai lầm). * Năm 1881: Tuổi ngày càng cao và sau những năm dài dồn nhiều tâm trí cho phận sự của mình ở Hải Yên, Phạm Phú Thứ xin về quê tĩnh dưỡng giữa lúc tuổi đời vừa tròn 60. Thời gian này, triều đình nhà Nguyễn mới rõ thực hư sai đúng phân minh,xem xét lý tình đầy đủ nên chỉ giáng Phạm Phú Thứ xuống 3 cấp-hàng Quan lộc Tự Khanh và sau đó gia ân bổ nhiệm làm Tham tri Bộ binh. Vì tuổi cao sức yếu cụ Phạm Phú Thứ mất ngày 17 tháng chạp năm Tân Tỵ nhằm ngày 5/2/1882, an táng tại Đông Bàn, nay xã Điện Trung, huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam.Ông thọ 61 tuổi. Tỏ lòng thương tiếc một viên quan rất mực trung thực và có nhiều đóng góp cho triều đình, vua Tự Đức đã truy phục thực thụ hàng Nhất phẩm với tước Vinh lộc Đại phu Trụ quốc Hiệp biện Đại học sĩ và chủ dụ cho các quan tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ tang với lời có đoạn viết: “Phạm Phú Thứ kinh liệt nhiều nơi khó nhọc. Từ Đông sang Tây bồng bềnh chân mây mặt nước (Đại hải triên trùng) đến thương chính đại thần, dù sức chẳng tư nan! Mọi việc trước sau cho toàn tất cả. Thật là đất Nam Trung Hiếm có”. Tương truyền kiểu xe nước ngày nay còn thông dụng ở các tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi…là kiều xe nước trâu kéo ở Ai Cập voà các thế kỷ trước do ông vẽ kiểu về áp dụng vào thời kỳ ấy. ***** . TP.ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHẠM PHÚ THỨ  Đà Nẵng, tháng 09 năm 2008 PHẠM PHÚ THỨ PHẠM PHÚ THỨ TIẺU SỬ VÀ SỰ NGHIỆP (1821-1882) I. Tiểu Sử Phạm Phú Thứ tên thật là Phạm Hào, sinh ngày. (5/2/1882), triều đình nhà Nguyễn ban tên Ý Công. II. Sự nghiệp - Những năm tháng đáng ghi nhớ: * Năm 1840-1843: Phạm Phú Thứ: Phạm Phú Thứ đỗ tú tài, cử nhân, tiến sĩ. * Năm 1844: làm hành tẩu. được cha mẹ rất mực thương yêu và giáo dục, Phạm Phú Thứ sớm bộc lộ tư chất thông minh hiếu học, chăm chỉ học hành lúc lên 5-7 tuổi. Năm lên 8 tuổi thân mẫu Phạm Phú Thứ mất. Ông thân sinh tiếp

Ngày đăng: 03/05/2015, 16:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan