Báo cáo tích hợp kỹ năng sống trong giảng dạy Tin 12 (HKI)

8 446 1
Báo cáo tích hợp kỹ năng sống trong giảng dạy Tin 12 (HKI)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BỘ CÔNG AN TRƯỜNG VĂN HÓA I CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Thái Nguyên, ngày 24 tháng 2 năm 2011 BÁO CÁO TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG GIẢNG DẠY MÔN TIN HỌC 12 Họ và tên: Ngô Văn Định Đơn vị: Tổ Lý - Tin - Công nghệ - Bộ môn KHTN Thực hiện chương trình kế hoạch giảng dạy năm học 2010-2011 về việc tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong giảng dạy, trong học kỳ I vừa qua, tôi đã thực hiện công tác này trong giảng dạy môn Tin học 12 với các nội dung cụ thể như sau: I. Các nội dung giáo dục tích hợp kỹ năng chung cho các giờ lên lớp. Trong các giờ lên lớp, giáo viên yêu cầu cán bộ lớp kiểm tra, báo cáo quân số. Chú ý nhắc nhở học sinh thực hiện nghiêm túc điều lệnh CAND, kiểm tra trang phục, đầu tóc nhằm rèn luyện cho học sinh kỹ năng học và làm việc theo nội quy kỷ luật chung. Thực hiện kiểm tra bài cũ lồng ghép với các yêu cầu về các kỹ năng tự nhận thức, giao tiếp, tư duy sáng tạo. Trong quá trình giảng dạy, học sinh tự mình sẽ rèn luyện các kỹ năng lắng nghe, đặt mục tiêu, hợp tác, tìm kiếm và xử lí thông tin, giải quyết vấn đề Một số bài giảng thiết kế các hoạt động nhóm phù hợp để giáo dục học sinh kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng hợp tác, thảo luận Trong chương trình, có các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ, kiểm tra miệng đầu giờ. Giáo viên tăng cường ra đề, phát vấn các câu hỏi theo nhiều mức độ khác nhau, giúp cho học sinh rèn luyện các kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề, quản lí thời gian. Kết thúc bài học, giáo viên cần nhắc nhở học sinh học bài cũ, làm các bài tập về nhà và đọc trước nội dung bài mới rèn luyện cho học sinh các kỹ năng tư duy sáng tạo, tự nhận thức, tự học. Tích cực chủ động lĩnh hội kiến thức bài mới. Nếu là tiết học cuối buổi, nhắc nhở học sinh đóng cửa, tắt điện, tắt quạt trước khi ra về. Đặc thù môn Tin học có rất nhiều giờ thực hành tại phòng thực hành máy tính, Trong các giờ học này, giáo viên luôn chú trọng nhắc nhở học sinh ngồi đúng vị trí máy đã được phân công; thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn điện, yêu cầu học sinh thực hiện đầy đủ các yêu cầu của giáo viên trong giờ thực hành. Trước khi ra về, phải để bàn phím, chuột đúng vị trí; xếp ghế gọn gàng tại nơi quy định. II. Các nội dung giáo dục tích hợp kỹ năng sống cho từng bài cụ thể T Tên bài Các nội dung tích hợp kỹ năng sống G hi ch ú 1 1, 2, 3 §1. Một số khái niệm cơ bản Kỹ năng phân tích thông tin, liên hệ thực tế thông qua các nội dung: khái niệm CSDL, hệ QTCSDL, phân biệt được giữa CSDL và hệ QTCSDL, vai trò của CSDL trong học tập và cuộc sống. Các yêu cầu cơ bản đối với hệ CSDL Một số nội dung GV giao cho HS về nhà tự nghiên cứu và ghi lại vào trong vở bài tập Bước đầu hình thành kĩ năng khảo sát thực tế cho ứng dụng CSDL. 2 4 Bài tập Thông qua các bài tập, rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề. Hình thành ý thức sử dụng máy tính để khai thác thông tin, phục vụ công việc hàng ngày 3 5, 6 §2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Biết khái niệm của hệ quản trị CSDL, chức năng của hệ quản trị CSDL. Biết hoạt động của một hệ quản trị CSDL. Biết vai trò của con người khi làm việc với hệ CSDL: Người quản trị CSDL; Người lập trình ứng dụng; Người dùng. 4 7 Bài tập Thông qua việc chia lớp thành các nhóm để giải quyết các bài tập, rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề. Kỹ năng tự học, tự nhận thức 5 8, 9 Bài tập và thực hành 1. Tìm hiểu hệ CSDL Qua liên hệ thực tiễn của công tác quản lý thư viện học sinh biết rõ hơn về: Biết xác định những công việc cần làm trong hoạt động quản lí. Rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm thông qua việc chia lớp thành 6 nhóm để xây dựng một CSDL đơn giản. 6 10 §3. Giới thiệu Microsoft Access Từ các kiến thức đã học, giáo viên gợi nhớ đề học sinh tự rút ra một số kiến thức về: khởi động/kết thúc Access, tạo CSDL mới, mở CSDL đã có, tạo đối tượng mới và mở một đối tượng; các cách tạo các đối tượng: dùng thuật sĩ và tự thiết kế (Design). TT Tiết theo PPCT Tên bài Các nội dung tích hợp kỹ năng sống G hi ch ú 7 11 §4. Cấu trúc bảng Qua bài giảng, giáo viên giới thiệu thao tác, thao tác mẫu để học sinh hiểu được các khái niệm chính trong cấu trúc bảng; khái niệm Khoá chính; biết cách tạo, sửa cấu trúc bảng, nhập dữ liệu vào bảng, cập nhật dữ liệu. Liệt kê được các thao tác cơ bản trong chế độ thiết kế bảng; Biết các bước chỉ định một trường làm khoá chính 8 12,13 Bài tập và thực hành 2. Tạo cấu trúc bảng Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự nhận thức, tư duy sáng tạo, bố trí thời gian hợp lý, làm việc khoa học thông qua việc: Nhận biết được các loại đối tượng, các cửa sổ của từng loại đối tượng; Thực hiện được việc tạo cấu trúc bảng theo mẫu và chỉ định khóa chính; Thực hiện được việc chỉnh sửa cấu trúc bảng. 9 14 §5. Các thao tác cơ bản trên bảng Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự nhận thức, tư duy sáng tạo, kỹ năng lắng nghe, quan sát 10 15, 16 Bài tập và thực hành 3. Thao tác trên bảng Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự nhận thức, tư duy sáng tạo, bố trí thời gian hợp lý, làm việc khoa học thông qua việc: Luyện kĩ năng thao tác trên bảng. Rèn luyện tư duy làm việc khoa học, sáng tạo 11 17 §6. Biểu mẫu Hiểu khái niệm biểu mẫu, công dụng của biểu mẫu; Biết các chế độ làm việc với biểu mẫu. Phân biệt được chế độ biểu mẫu và chế độ thiết kế. Biết các thao tác để tạo và chỉnh sửa biểu mẫu bằng thuật sĩ, chế độ tự thiết kế và kết hợp cả hai chế độ. Biết bước tạo biểu mẫu để nhập và sửa thông tin cho từng bản ghi TT Tiết theo PPCT Tên bài Các nội dung tích hợp kỹ năng sống G hi ch ú 12 18, 19 Bài tập và Thực hành 4. Tạo biểu mẫu đơn giản Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự nhận thức, tư duy sáng tạo, bố trí thời gian hợp lý, làm việc khoa học thông qua việc: tạo biểu mẫu nhập dữ liệu bằng thuật sĩ; thực hiện được việc di chuyển trường dữ liệu ở chế độ thiết kế; Sử dụng được biểu mẫu để nhập thêm bản ghi cho bảng; Thực hiện thao tác chuyển sang chế độ trang dữ liệu; 13 20 §7. Liên kết giữa các bảng Rèn luyện kỹ năng nhận thức thông qua tìm hiểu khái niệm liên kết giữa các bảng, sự cần thiết và ý nghĩa của việc tạo liên kết, cá thao tác tạo liên kết trong Access. 14 21, 22 Bài tập và Thực hành 5. Liên kết giữa các bảng Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự nhận thức, tư duy sáng tạo, bố trí thời gian hợp lý, làm việc khoa học thông qua việc: Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tạo bảng với cấu trúc cho trước, kĩ năng nhập dữ liệu cho bảng. Tạo được CSDL có nhiều bảng; 15 23 Bài tập Thông qua việc chia lớp thành các nhóm để giải quyết các bài tập, rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề. Kỹ năng tự học, tự nhận thức 16 25 §8. Truy vấn dữ liệu Rèn luyện tư duy làm việc khoa học, sáng tạo, kỹ năng tự nhận thức thông qua việc nghiên cứu trước các kiến thức trong SGK cũng như liên hệ thực tế Biết vận dụng một số hàm cơ bản và phép toán thông dụng tạo ra các biểu thức số học, biểu thức điều kiện và biểu thức lôgic để xây dựng mẫu hỏi. Biết các bước chính để tạo một mẫu hỏi trong chế độ thiết kế. TT Tiết theo PPCT Tên bài Các nội dung tích hợp kỹ năng sống G hi ch ú 17 26, 27 Bài tập và Thực hành 6. Mẫu hỏi trên một bảng Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự nhận thức, tư duy sáng tạo, bố trí thời gian hợp lý, làm việc khoa học thông qua việc: Tạo mẫu hỏi kết xuất thông tin từ một bảng Thực hiện được các thao tác tạo mẫu hỏi liệt kê và sắp xếp thứ tự. 18 28, 29 Bài tập và Thực hành 7. Mẫu hỏi trên nhiều bảng Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự nhận thức, tư duy sáng tạo, bố trí thời gian hợp lý, làm việc khoa học thông qua việc: Hiểu rõ hơn về công dụng của mẫu hỏi. Biết rõ hơn về liên kết và lợi ích liên kết giữa các bảng. Thực hiện được các thao tác tạo mẫu hỏi kết xuất thông tin từ nhiều bảng. Sử dụng được hàm Count lập mẫu hỏi liệt kê; Sử dụng được các hàm gộp nhóm Avg, Max, Min củng cố và rèn luyện kĩ năng tạo mẫu hỏi. 19 30 §9. Báo cáo và kết xuất báo cáo Biết báo cáo là một đối tượng của Access để tổng hợp, trình bày và in dữ liệu theo các mẫu văn bản báo cáo tổng hợp dữ liệu và những ưu điểm của báo cáo. Biết các thao tác tạo báo cáo đơn giản bằng thuật sĩ. 20 32, 33 Bài tập và Thực hành 8. Tạo báo cáo Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự nhận thức, tư duy sáng tạo, bố trí thời gian hợp lý, làm việc khoa học thông qua việc: Thực hiện được thao tác tạo một báo cáo bằng thuật sĩ theo yêu cầu cho trước. Kĩ năng sử dụng một số hàm thông dụng trong Access 21 34 Bài tập Thông qua việc chia lớp thành các nhóm để giải quyết các bài tập, rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề. Kỹ năng tự học, tự nhận thức TT Tiết theo PPCT Tên bài Các nội dung tích hợp kỹ năng sống G hi ch ú 22 36 Bài tập và thực hành 9. Bài thực hành tổng hợp Rèn luyện kĩ năng tổng hợp của chương II bao gồm: tạo CSDL mới; tạo các bảng dữ liệu với cấu trúc cho trước; đặt khoá chính; Rèn luyện kĩ năng thiết lập mối liên kết giữa các bảng; Rèn luyện tư duy làm việc khoa học, sáng tạo Người báo cáo Ngô Văn Định . năm 2011 BÁO CÁO TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG GIẢNG DẠY MÔN TIN HỌC 12 Họ và tên: Ngô Văn Định Đơn vị: Tổ Lý - Tin - Công nghệ - Bộ môn KHTN Thực hiện chương trình kế hoạch giảng dạy năm. 2010-2011 về việc tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong giảng dạy, trong học kỳ I vừa qua, tôi đã thực hiện công tác này trong giảng dạy môn Tin học 12 với các nội dung. cáo Biết báo cáo là một đối tượng của Access để tổng hợp, trình bày và in dữ liệu theo các mẫu văn bản báo cáo tổng hợp dữ liệu và những ưu điểm của báo cáo. Biết các thao tác tạo báo cáo đơn

Ngày đăng: 03/05/2015, 00:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TT

  • Tiết theo PPCT

  • Tên bài

  • Các nội dung tích hợp kỹ năng sống

  • Ghi chú

  • Kỹ năng phân tích thông tin, liên hệ thực tế thông qua các nội dung: khái niệm CSDL, hệ QTCSDL, phân biệt được giữa CSDL và hệ QTCSDL, vai trò của CSDL trong học tập và cuộc sống. Các yêu cầu cơ bản đối với hệ CSDL

  • Một số nội dung GV giao cho HS về nhà tự nghiên cứu và ghi lại vào trong vở bài tập

  • Bước đầu hình thành kĩ năng khảo sát thực tế cho ứng dụng CSDL.

  • Thông qua các bài tập, rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề.

  • Hình thành ý thức sử dụng máy tính để khai thác thông tin, phục vụ công việc hàng ngày

  • Biết khái niệm của hệ quản trị CSDL, chức năng của hệ quản trị CSDL.

  • Biết hoạt động của một hệ quản trị CSDL.

  • Biết vai trò của con người khi làm việc với hệ CSDL: Người quản trị CSDL; Người lập trình ứng dụng; Người dùng.

  • Thông qua việc chia lớp thành các nhóm để giải quyết các bài tập, rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề.

  • Kỹ năng tự học, tự nhận thức

  • Qua liên hệ thực tiễn của công tác quản lý thư viện học sinh biết rõ hơn về:

  • Biết xác định những công việc cần làm trong hoạt động quản lí.

  • Rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm thông qua việc chia lớp thành 6 nhóm để xây dựng một CSDL đơn giản.

  • Từ các kiến thức đã học, giáo viên gợi nhớ đề học sinh tự rút ra một số kiến thức về: khởi động/kết thúc Access, tạo CSDL mới, mở CSDL đã có, tạo đối tượng mới và mở một đối tượng; các cách tạo các đối tượng: dùng thuật sĩ và tự thiết kế (Design).

  • Tên bài

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan